Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Ôn tập kĩ năng làm bài Ngữ Văn 12

9b7a74f43d216b601a8f63d6d87e8e77
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 28 tháng 2 2021 lúc 8:26:16 | Được cập nhật: hôm kia lúc 22:33:41 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 729 | Lượt Download: 15 | File size: 0.030776 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QG 2020

----------------------------

Chuyên đề 1: Đọc hiểu (3,0 điểm)

1- Nhận diện các phương thức biểu đạt: (chú ý vào đặc điểm nhận diện các PTBĐ)

- Tự sự: Trình bày diễn biến sự việc… - Miêu tả: Tái hiện trạng thái, sự vật, …

- Biểu cảm: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc… - Nghị luận: Trình bày ý kiến đánh giá…

- Thuyết minh: đặc điểm, tính chất… - H.chính – c.vụ: Trình bày ý muốn, quyết định

2- Nhận diện các phong cách ngôn ngữ: (chú ý vào đặc điểm nhận diện các PCNN)

- PCNN sinh hoạt: Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày,..

- PCNN báo chí (thông tấn: Các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông …

- PCNN Văn chương: là các tác phẩm văn chương

- PCNN Hành chính: các văn bản thuộc lĩnh vực hành chính như đơn, nghị quyết...

- PCNN Khoa học: các văn bản nghiên cứu các lĩnh vực khoa học.

- PCNN Chính luận: gồm các văn bản bàn về chính trị xã hội

3. Yêu cầu nhận diện và nêu tác dụng (hiệu quả) các hình thức, phương tiện ngôn ngữ:

- Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh..(tạo âm hưởng, nhịp điệu cho câu)

- Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,…

- Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối,…

4. Yêu cầu nhận diện các phương thức trần thuật (có 3 phương thức)

5. Nhận diện các phép liên kết: (Trả lời chú ý vào đặc điểm nhận diện các PLK)

- Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước.

- Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa): câu sau có từ ngữ đồng/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng có ở câu trước

- Phép thế: câu đứng sau có từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước.

- Phép nối: Sử dụng ở câu sau từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước

6. Nhận diện các thao tác lập luận: (chú ý vào đặc điểm nhận diện các TTLL)

7. Nhận diện kiểu câu và nêu hiệu quả sử dụng (chú ý đặc điểm các kiểu câu).

8. Yêu cầu xác định nội dung chính của văn bản/ Đặt nhan đề cho văn bản

- Nội dung chính: nêu phải bao quát nội dung và nêu ngắn gọn (khoảng 2-3 câu)

- Đặt nhan đề: Phải bao quát và thật ngắn gọn (khoảng 5-7 từ)

- Đề tài: là lĩnh vực rộng lớn (từ 3-5 từ)

- Chủ đề: Vấn đề chủ chốt của văn bản, nêu khái quát hơn Nội dung chính

9. Yêu cầu nhận diện các lỗi diễn đạt và chữa lại cho đúng (các lỗi chung)

10. Yêu cầu nêu cảm nhận nội dung và cảm xúc thể hiện trong văn bản

- Cảm nhận nội dung phản ánh: Cảm nhận cảm xúc, đánh giá, bàn luận về nội dung…

- Cảm nhận cảm xúc: Cảm xúc của tác giả trong văn bản là tích-tiêu cực, trung hòa….

11. Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung trong văn bản (ý quan trọng)

12. Yêu cầu nhận diện các h.thức l. luận (hoặc cách thức trình bày/ Kết cấu đoạn văn)

13. Yêu cầu nhận điện thể thơ: (các thể thơ đã học)

Chuyên đề 2: Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ (2,0 điểm)

1/- Trình tự các bước viết đoạn văn 200 chữ

a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận (câu dẫn vào vấn đề và vấn đề nghị luận)

b. Thân đoạn: triển khai vấn đề nghị luận

- Giải thích: giải thích từ ngữ trọng tâm của vấn đề nghị luận có ở đề bài (cả câu)

- Phân tích: (quan trọng) các phương diện chính xoay quanh vấn đề nghị luận như:

+ Biểu hiện các mặt của vấn đề nghị luận

+ Nội dung ý nghĩa của vấn đề đang nghị luận (đang bàn về điều gì)

+ Tác dụng, vai trò của vấn đề đang nghị luận (như thế nào? đối với ai?)

+ Giá trị vấn đề nghị luận ra sao (giá trị giáo dục đạo đức và kỹ năng gì?)

- Chứng minh: Dùng dẫn chứng trong ca dao, tục ngữ…của VHDG; trong c.sống

- Bình luận: khuynh hướng tích cực và tiêu cực ra sao? Vấn đề đó có ưu và nhược điểm gì? Ca ngợi hay phê phán điều gì?

- So sánh và Bác bỏ: tùy vào từng vấn đề nghị luận, có sự kết hợp hay diễn đạt khác nhau (có thể đúng mặt này, điều kiện này nhưng sẽ không đúng mặt khác, điều kiện khác

* Bài học: bài học nhận thức và hành động

* Mở rộng bổ sung vấn đề nghị luận: (có thể qua phân tích hay bình luận ca dao, tục ngữ, châm ngôn khác).

c. Kết đoạn: Khái quát vấn đề nghị luận và tạo cảm xúc suy nghĩ cho người đọc

2/- Viết theo sơ đồ cấu trúc viết đoạn (triển khai phiếu học tập)

* Dẫn đề (1-2 dòng)-> Câu chủ đề-> Giải thích (3-4 dòng)-> Biểu hiện (5-7 dòng)-> Lí giải (5-7 dòng)-> Dẫn chứng (2-3 dòng)-> Phản biện (1-2 dòng)-> Bài học (3-4 dòng)-> Kết đoạn (1-2 dòng).

(Dùng quan hệ từ, quán ngữ… để chuyển ý, liên kết câu).

* Định hướng triển khai nội dung theo các bước nghị luận? ...

(Dẫn đề) Câu chủ đề/ đoạn Giải thích // Có nghĩa là gì? Hàm ý là gì? Hiểu như thế nào? –-Thể hiện quan niệm nhân sinh như thế nào? Phân tích // Tại sao? Biểu hiện như thế nào? Chứng minh //Ai? (D/C) Phản biện / / Phê phán điều gì? Bài học// nhận thức và hành động? Nghiệm ra được điều gì sâu sắc? Phải làm gì? Kết đoạn (Tóm lại…/ Quả là… Có thể nói…/ …)

Chuyên đề 3: Bài văn Nghị luận Văn học (5,0 điểm)

I. Dạng bài So Sánh:

1. Mở bài:

-  Dẫn dắt: Dựa vào lịch sử, đề tài…Điểm chung về nội dung của 2 đối tượng liên hệ/so sánh.

-  Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

- Trích dẫn nội dung cần liên hệ/ so sánh (Hai lời nhận định/ hai đoạn văn-thơ/ hai nhân vật…)

2. Thân bài:

 Luận điểm 1: Phân tích đối tượng thứ nhất (Đoạn/ nhân vật 1)

      + Khái quát: Giới thiệu chung về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, vị trí của đoạn thơ.

      + Phân tích nội dung.

      + Phân tích nghệ thuật.

      + Câu chuyển sang luận điểm 2 (Dùng cụm từ chuyển: Nếu như, bên cạnh đó, nếu…thì, hơn thế nữa…)

- Luận điểm 2: Phân tích đối tượng thứ nhất (Đoạn/ nhân vật 2)

+ Phân tích nội dung.

  + Phân tích nghệ thuật.      

Câu chuyển sang luận điểm 3 (Dùng cụm từ chuyển: Cùng viết về đề tài, cảm hứng, hình tượng…. nhưng….)

 - Luận điểm 3: So sánh 2 vấn đề/ hai đoạn/ nhân vật.

     +  Nét tương đồng giữa hai đối tượng trên cả các bình diện như thể thơ, hình ảnh, biện pháp tu từ, phong cách..

     +  Câu chuyển (Tuy….nhưng; Bên cạnh nét tương đồng…Mặc dù cùng viết về đề tài…)

     + Sự khác biệt giữa hai đối tượng trên cả các bình diện như thể thơ, hình ảnh, biện pháp tu từ, phong cách..

- Luận điểm 4: Lý giải sự khác biệt.

Dựa vào bối cảnh xã hội, văn hóa, phong cách nhà văn, đặc trưng thi pháp của thời kì văn học để lí giải về sự khác biệt.

- Luận điểm 5: Khái quát, đánh giá từ đó rút ra bài học (đây chính là phần nâng cao mở rộng vấn đề: có thể so sánh với nhân vật, đoạn thơ - văn khác)

3. Kết bài:

- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.

- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

II. Dạng bài Phân tích 1 đoạn thơ/ 1 nhân vật trong đoạn:

1. Nghị luận về một đoạn thơ:

Mở bài

- Dẫn vào đề ( có thể giới thiệu tác giả)

- Nêu vấn đề nghị luận: Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ được nghị luận ( chép đầy đủ đoạn thơ)

Thân bài

a. Giới thiệu khái quát: Có thể :

- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả.(có thể nêu phong cách)

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ bài thơ, đoạn thơ

- Giới thiệu vị trí đoạn thơ trong mạch cảm xúc toàn bài

- Cảm nhận chung về bài thơ, đoạn thơ: cảm xúc chủ đạo

b. Phân tích bài thơ, đoạn thơ.

Có thể phân tích theo hai cách:

+ Cắt ngang: đi theo bố cục, phân tích từng phần

+ Bổ dọc: phân tích theo các chủ điểm

* Phân tích nội dung – nghệ thuật:

- Đoạn 1 ( Ý 1) phân tích

+ từ ngữ, hình ảnh đắc địa, sáng tạo biểu hiện cảm xúc,

+ biện pháp tu từ tình cảm, tư tưởng

+ nhạc điệu: vần, âm,nhịp, phép điệp, đối của nhân vật trữ tình

+ cấu tứ, tứ thơ v.v… như thế nào?

- Đoạn 2 ( Ý 2) ….

c. Đánh giá chung:

- Về phương diện nội dung:

+ Đóng góp cho đề tài

+ Ý nghĩa bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm con người…

+ v.v…

    • Về phương diện nghệ thuật:

+ thành công trong sử dụng thể thơ, ngôn ngữ, sáng tạo hình ảnh, tứ thơ..

+ dấu ấn của một phong cách thơ…

+ v.v…

Kết bài

- Cảm nhận của bản thân về bài thơ, đoạn thơ ( cảm xúc, ấn tượng, suy nghĩ…).

2. Nghị luận về một nhân vật:

Mở bài - Dẫn vào đề ( có thể giới thiệu tác giả)

- Nêu vấn đề nghị luận: Giới thiệu nhân vật được nghị luận.

Thân bài

a. Giới thiệu khái quát: Có thể :

- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả.(có thể nêu phong cách)

- Giới thiệu tác phẩm và nội dung khái quát

- Giới thiệu vị trí nhân vật trong tác phẩm

b. Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật.

- có thể phân tích các sự kiện chính, các biến cố, những giai đoạn cuộc đời nhân vật

- có thể phân tích các đặc điểm, tính cách nhân vật:

+ Ngoại hình

+ Cảnh ngộ, số phận

+ Tính cách : bộc lộ qua hành động, thái độ, ngôn ngữ, tâm trạng… nhân vật…)

+ Mối quan hệ giữa nhân vật với môi trường – hoàn cảnh sống, v.v…

c. Đánh giá về nhân vật

- đối với sự thành công của tác phẩm – với nền văn học

+ Về phương diện nội dung: góp vào “ bảo tàng con người” trong văn học dân tộc về hình tượng tiêu biểu nào? Ý nghĩa và sức khái quát ra sao?

+ Về phương diện nghệ thuật: tài năng nhà văn trong nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật? ( các thủ pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ nhân vật, tình huống, chi tiết nghệ thuật…)

- đối với độc giả ( nhận thức, bồi dưỡng tâm hồn – nhân cách…)

Kết bài

- Khẳng định ý kiến bản thân

- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó ( cảm xúc, ấn tượng, suy nghĩ…).

* Lưu ý: CÁC ĐƯỜNG LINK HƯỚNG DẪN HỌC TẬP TẠI NHÀ

(coppy link và past Google)

1.https://m.youtube.com/watch?v=EqXQWugy_HI&feature=youtu.be&fbclid=IwAR0IPqTanNstUECmguPFXHbQPzPzx6c0bpptvqaBp50AjL4oxuezyb6sKjw

2. https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fthayhieu.net%2Fde-thi-thu-mon-van-thpt-quoc-gia-23%2F%3Ffbclid%3DIwAR2vBbtUVVwAh0X-JPTyKOUWSkaTLjG0H3L9E3H2MTAyhRFDlWBt6Vu9-uQ&h=AT02ERRvcP1LORuG7GQbPimZnicjak4-b7VHe13lZCh04ed2yJJd7wDaYrJeXND9o-5wM6pYPnupJYKo4c3z0EDC-Qkg7ZoODGmM_Ft4J8nb9IEIX0mKBq_TklWyrxNvQzk5tqX-pVTx22IO40ZI5Uyr1dfbB649F9Ygf6Gu9NdxHAXLByoNkl033qWyVQ

3. https://baitap123.com/tin-tuc/chi-tiet/1836-tong-hop-ly-thuyet-phan-doc-hieu-mon-ngu-van.html?fbclid=IwAR3d8J4cVgCqMqRdWEtgqD8pZPgCLdO2uXUrbJ-deRSRkazFAlniZMsszW0

4.https://www.facebook.com/photo.php?fbid=3611056078964898&set=a.451153348288536&type=3&eid=ARBS570HjNCqPwmbz9Pf74vfbkVVbkELynizP-ppAiTFqawnUhbFxvb_0YfTrua86wr6acyanfhVOHHy

5. Ngoc Pham

17 tháng 2 lúc 16:27

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN QUỐC GIA CÁC NĂM TỪ 2010-2019

(trang facebook của Thầy Thiệp ngày 19/2/2020)

6. Các gợi ý học bài trên group Zalo riêng của lớp Khối 12 và GVBM Ngữ văn .

................................................