Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn tập nghỉ dịch covid năm học 2019-2020 môn Ngữ Văn 12, trường THPT Dương Xá - Hà Nội

18c3dfa8f387fcfd92d305fbf85a93b7
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 28 tháng 2 2021 lúc 6:55:50 | Được cập nhật: hôm qua lúc 17:49:24 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 621 | Lượt Download: 3 | File size: 0.031696 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TRONG THỜI GIAN HỌC SINH NGHỈ

NỘI DUNG ÔN TẬP BÀI SỐ 6

NĂM HỌC 2019-2020

  1. KHỐI 10: Bài viết trên lớp : 2 tiết.

  1. Phần đọc hiểu ( 3,0 điểm)

  • Các dạng câu hỏi theo 4 mức độ.

  • Ngữ liệu: văn bản nhật dụng, văn bản đọc thêm trong SGK…

  1. Làm văn ( 7,0 đ):

  • Bình luận văn học.

  • Nghị luận đoạn trích trong chương trình.

  • Nghị luận tổng hợp.

  • Ôn tập 3 văn bản: Phú sông Bạch Đằng, Đại cáo bình Ngô, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

  1. KHỐI 11: Bài làm ở nhà

Nội dung Thơ trung đại, Thơ mới: Vội vàng, Tràng giang.

  1. KHỐI 12: Bài làm trên lớp ( 2 tiết)

  1. Phần đọc hiểu ( 3,0 điểm)

  • Các dạng câu hỏi theo 4 mức độ của đề thi THPT Quốc gia.

  • Ngữ liệu: văn bản nhật dụng, văn bản nghệ thuật, văn bản đọc thêm trong SGK…

  1. Làm văn ( 7,0 đ):

  • Bình luận văn học.

  • Nghị luận về chi tiết, nhân vật trong đoạn truyện.

  • So sánh văn học: nhân vật, đoạn truyện.

Ôn tập 2 văn bản: Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt.

KHỐI 10:

  1. Phần Tiếng Việt : Phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ...

  2. Phần văn bản:

  1. Văn bản Phú sông Bạch ĐằngĐại cáo Bình Ngô

  • Nắm chắc kiến thức: Tác giả, tác phẩm, thể loại Phú, giá trị Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

  • Học thuộc một số đoạn trong bài Phú.

  • Luyện tập các đề Làm văn

  1. Văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

  • Tìm hiểu tác giả tác phẩm.

  • Đọc và tóm tắt truyện.

  • Bước đầu tìm hiểu về nhân vật Ngô Tử Văn.

Đề luyện tập:

Đề 1

I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi “làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?”. Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

(Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013)

1. Nội dung chính của văn bản là gì? (0.5 điểm)

2. . Vì sao tác giả cho rằng: Thời gian là thứ duy nhất không thể mua được? (1.0 điểm)

3. Hãy đề xuất hai giải pháp giúp mỗi người quản lí thời gian một cách hiệu quả. (0.5 điểm)

4. Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) với câu chủ đề: Lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời. (1.0 điểm)

II. Làm văn ( 7,0 điểm)

"Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) là bản cáo trạng đanh thép về tội ác của kẻ thù xâm lược. Bằng những hiểu biết về tác phẩm, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên."

ĐỀ BÀI 2:

Câu 1: (3,0 điểm): Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau

Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu. Chỉ nhân nghĩa có gồm đủ thì công việc mới xong xuôi. Nước mày nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng điếu dân phạt tội, kì thực làm việc tàn bạo, lấn cướp đất nước ta, bóc lột nhân dân ta, thuế nặng hình phiền, vơ vét của quý, dân mọn xóm làng không được sống yên. Nhân nghĩa mà lại thế ư?...”

( Lại thư trả lời Phương Chính- Trích Quân trung từ mệnh tập- Nguyễn Trãi)

  1. Tác phẩm Quân trung từ mệnh tập của tác giả Nguyễn Trãi là một áng văn chính luận kiệt xuất, đúng hay sai?

  2. Câu văn “Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu”khẳng định điều gì?

  3. Nói về tư tưởng Nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã từng khẳng định:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Nêu ngắn gọn cách hiểu của anh/ chị về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.

Câu 2: ( 7,0 điểm)

Cảm nhận của anh/ chị về đoạn văn:

Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,

Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.

Bát ngát sóng kình muôn dặm,

Thướt tha đuôi trĩ một màu.

Nước trời : một sắc, phong cảnh : ba thu,

Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.

Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô,

Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu.

Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,

Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!

( Trích Phú sông Bạch Đằng- Trương Hán Siêu)

Từ đó, trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc giữ gìn cảnh đẹp quê hương đất nước.

……………………………………..Hết……………………………………….

KHỐI 11

  1. Ôn tập tiếng Việt

  2. Phần văn bản: Thơ trung đại, Thơ mới.

  3. Đối với học sinh khối 11: Bài viết số 6 ở nhà: Giáo viên giao đề bài để học sinh hoàn thành trong tháng 2.

Bài tập 1: Thu hoạch kiến thức về thơ trung đại.

Bài tập 2: Tìm hiểu về Thơ mới.

KHỐI 12:

1. Đọc và tóm tắt các tác phẩm văn xuôi trong chương trình Ngữ văn 12 kì 2.

2. Củng cố nội dung tác phẩm Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài ) và Vợ nhặt ( Kim Lân).

3. Luyện tập :

Đề 1:

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định: 

Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.”

Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay đổi và không bao giờ phát triển.

(John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015, tr.130)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích.

Câu 2. Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì?

Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì?

Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao? 

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Câu 1 (2.0 điểm) 

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống. 

Câu 2 (5.0 điểm) 

Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.”

 (Kim Lân - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31)

Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

Đề 2

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đang ở độ tuổi nào, bạn cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kĩ năng quan sát bằng cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi như: "Tại sao...? Tại sao không...?" và thử tự tìm các câu trả lời hay sự trợ giúp của những người quen biết. Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: "Tôi đã biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!". Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới.

Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hãy đọc sách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có những sở thích như khiêu vũ, chơi đàn, hội họa hay tập luyện một bộ môn thể thao. Dù bạn chọn cho mình bộ môn nào đi nữa, bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thôi. Đừng chỉ "chạm đến một lần rồi bỏ xó". Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần trong cá tính của bạn. Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân. Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn.

(Trích Tìm kiếm niềm đam mê, theo Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới, Nhà xuất bản Thế giới, 2017, tr17-18)

Câu 1. Ở mỗi đoạn văn trên đây, tác giả đã sử dụng cách trình bày nào trong các cách sau: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành?

Câu 2. Theo tác giả, chúng ta sẽ có được lợi ích gì khi "nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học"?

Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng "Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân"?

Câu 4. Theo anh/chị, cần làm thế nào để niềm đam mê khám phá những điều kì diệu "trở thành một phần trong cá tính"?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc tìm ra niềm đam mê thực sự của chính mình trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm)

Về nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Tràng là gã trai quê nông nổi, liều lĩnh. Lại có ý kiến nhấn mạnh: Đó là một con người đầy khao khát, tốt bụng.

Bằng cảm nhận của mình về nhân vật Tràng, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.

----------HẾT----------

Đề 3:

I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) : Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1)“Mỗi người đều leo lên những nấc thang của đời mình. Có người mơ ước xa: đến đỉnh cao nhất. Có người mơ ước gần: một hai bậc, rồi sau đó một hai bậc tiếp theo. Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ thị phi. Có người đi chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về ước mơ ban đầu. Cũng có những người lỡ bay quá xa và không thể điều khiển đời mình được nữa, chỉ còn buông xuôi và đầy tiếc nuối. Tôi nhận ra rằng, thực ra ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.

(2)…Mỗi người đều có một vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để ta không thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta phần đông đều làm những công việc rất bình thường. Và đó là thế lực mà ta cần nhìn thấy để trân trọng không phải để mặc cảm, để bình thản tiến bước không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên đường phố? Nếu tất cả là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính.

(3)Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường”

(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2013, tr 98-99)

Câu 1 (1,0 điểm). Trong văn bản, tại sao tác giả cho rằng “Thực ra ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn”?

Câu 2 (0,75 điểm). Phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn (1)?

Câu 3 (0,5 điểm).  Anh/Chị có đồng tình với quan điểm “Luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường” không? Vì sao?

Câu 4 (0,75 điểm). Từ đoạn trích, anh/ chị hãy viết về ước mơ và cách thức thực hiện ước mơ của mình bằng một đoạn văn ngắn 4-5 dòng.

II. LÀM VĂN ( 7,0 ĐIỂM)

Câu 1 ( 2,0 đ): Đứng trước ngưỡng cửa bước vào cuộc sống, anh/ chị có suy nghĩ gì về việc chọn nghề trong tương lai . Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về xu hướng chọn nghề của giới trẻ hiện nay ?

Câu 2 ( 5,0 đ) Cảm nhận về vẻ đẹp phong cách thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu qua các đoạn thơ sau:

... Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Và ... Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

( Trích đoạn thơ Việt Bắc- Tố Hữu- SGK Ngữ văn 12- NXB Giáo dục 2006)

...................................................................Hết............................................................

ĐỀ 4

Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ta hỏi một con chim: Ngươi cần gì? Chim trả lời: Ta cần bay. Một con chim được ăn kê béo trong lồng sẽ trở thành con gà bé bỏng tội nghiệp và vô dụng. Ta hỏi một dòng sông: Ngươi cần gì? Sông trả lời: Ta cần chảy. Một dòng sông không chảy sẽ trở thành vũng nước khô cạn dần rồi biến mất. Ta hỏi một con tàu: Người cần gì? Con tàu trả lời: Ta cần được ra khơi. Một con tàu không ra khơi chỉ là vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian. Ta hỏi một con người: Ngươi cần gì? Con người này trả lời: Ta cần được lao động trong sáng tạo.” (Những câu hỏi không lãng mạn – Nguyễn Quang Thiều – Viêt Nam Net)

Câu 1 (0,5 đ): Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu ( 1,0 đ): Nêu một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích và tác dụng của nó.

Câu 3 (0,75 đ): Anh /Chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của những câu trả lời trong đoạn trích trên?

Câu 4 (0,75 đ): Anh (Chị) có đồng tình với câu trả lời của Con người: “Ta cần được lao động trong sáng tạo” ở đoạn trích trên không?

Phần II. Làm văn:

Câu 1: (2,0 điểm)

Từ ý nghĩa của đoạn văn bản trong phần Đọc - hiểu và những trải nghiệm thực tế, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Chúng ta cần...

Câu 2: (5,0 điểm)

Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã 2 lần miêu tả sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị. Trong đêm tình mùa xuân: “Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách.”

và trong đêm đông: “Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ… Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc”. Anh/chị hãy phân tích tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự khác biệt cơ bản trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy ấy.

----------HẾT---------