Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Thầy dạy thượng tướng, nhà soạn sử

ccd355dbc5835fda4707ae8844b2c5c4
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 26 tháng 1 2021 lúc 22:07:07 | Được cập nhật: 14 tháng 4 lúc 16:01:32 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 251 | Lượt Download: 0 | File size: 0.015512 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Thầy dạy thượng tướng, nhà soạn sử Sau khi đỗ, Lê Văn Hưu được vua cho dạy hoàng tử Trần Quang Khải, người sau này trở thành Thượng tướng quân, vang danh trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược. Tiếp đó, ông được giao giữ các chức Kiểm pháp quan, trông coi hình luật rồi Binh bộ Thượng thư (tương đương Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thời nay). Ở chức vụ cao nhất trong quân đội này lúc đó, chắc chắn Lê Văn Hưu có nhiều đóng góp cho quân đội trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, nhất là trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất mà ông góp phần lãnh đạo. Đóng góp lớn nhất, đưa tên tuổi của Lê Văn Hưu vào lịch sử dân tộc không dừng lại ở việc đỗ Bảng nhãn và làm quan mà là khi ông được vua Trần Thái Tông điều chuyển sang làm Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu. Thực hiện lệnh của nhà vua, Lê Văn Hưu đã thu thập tất cả các sách sử ghi chép ít ỏi và sơ sài của thời Lý và cùng thời để biên soạn lại và viết thêm rất nhiều để thành bộ sử nước có tên Đại Việt sử ký. Những cuốn sử, ví như Việt chí của Trần Tấn thời vua Trần Thái Tông mà Lê Văn Hưu tham khảo đến nay cũng không ai rõ có nội dung như thế nào. Bộ quốc sử Đại Việt sử ký hoàn thành năm Nhâm Thân (1272) sau khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất kết thúc được 14 năm. Đại Việt sử ký gồm 30 quyển, ghi lại những sự việc quan trọng chủ yếu trong một thời gian lịch sử dài gần 15 thế kỷ, từ Triệu Vũ đế (tức Triệu Đà 207 - 136 trước Công nguyên) cho tới Lý Chiêu Hoàng (1224 - 1225), tất cả gồm 30 quyển, được Trần Thánh Tông xuống chiếu ban khen. Tại sao đến Thời Trần mới bắt đầu có quốc sử, dù vài trăm năm trước nền văn học chữ Hán đã dồi dào? Câu hỏi này đến nay còn gây nhiều tranh cãi. Tuy xuất hiện muộn, nhưng các tác phẩm sử học thời Trần lại có hầu hết những thể loại của sử học phong kiến. Theo trình tự thời gian xuất hiện, có thể thống kê tác phẩm như sau: Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu; Trung hưng thực lục, viết năm 1289; An Nam chí lược của Lê Tắc, hoàn thành năm 1333; Đại Việt sử lược, viết trong đời vua Trần Phế Đế (1377 – 1388); Việt sử cương mục, Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc, viết cuối thời Trần. Và xuất hiện sớm nhất, nhưng lại đóng vai trò quan trọng nhất cho việc hình thành một nền sử học là tác phẩm Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu. Tiếc cho đất nước ta, bộ quốc sử đầu tiên Đại Việt sử ký không được lưu lại đến ngày nay. Không thể đổ lỗi hết cho chiến tranh, cho giặc Minh bạo tàn đốt phá hết các văn bản mà chúng chiếm được. Bởi lẽ, sau khi đánh đuổi quân Minh, giành lại được đất nước, đến tận triều vua Lê Thánh Tông, vẫn còn sót lại ít nhất là một bộ Đại Việt sử ký. Vì chính sử gia Ngô Sĩ Liên đã vâng mệnh vua Lê Thánh Tông, dựa trên bộ Đại Việt sử ký này và bộ Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên để biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư. Vậy phải chăng, do nội dung bộ sử Đại Việt sử ký được ghi lại chủ yếu trong Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên nên thời gian sau ít người để ý tới? Tuy vậy, rất may là trong Đại Việt sử ký toàn thư hiện đang lưu hành vẫn còn có 30 đoạn ghi rõ là lời văn của Lê Văn Hưu với mấy chữ “Lê Văn Hưu viết”. Qua những trích đoạn đó, có thể thấy được phần nào khuynh hướng cũng như sắc thái ngọn bút chép sử của Lê Văn Hưu. Sử gia Ngô Sĩ Liên tuy có những bình luận khác Lê Văn Hưu về cùng một sự kiện nhưng không vì thế mà ông bỏ đi phần bình luận của tiền nhân. Qua những lời bàn “Lê Văn Hưu viết”, chúng ta thấy rõ quan điểm sử học của bậc khai dựng quốc sử. Lê Văn Hưu khiến người đọc thấy cảm nhận các bài học về chữ “Lễ”. Có tới 8 lời bàn phê phán về chữ “Lễ” đối với các bậc quân vương. Bài học dùng người của quân vương. Bài học về lòng tự tôn dân tộc. Nhiều lời bình sử của ông thấm đẫm tinh thần tự tôn, tự hào về sự trường tồn của dân tộc Việt, là sự đề cao khí phách các anh hùng dân tộc Việt, là cách đặt vị trí dân tộc sánh ngang với các đế chế Trung Hoa hùng mạnh. Đại Việt sử ký hoàn thành thì 13 năm sau, quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ 2. Chắc hẳn nhiều bài học, lời bàn của sử gia Lê Văn Hưu đã được triều đình tiếp thu. Về già, Lê Văn Hưu cáo quan trí sĩ tại quê nhà. Ông mất ngày 23/3 Nhâm Tuất (1322), thọ 92 tuổi. Ngày nay, phần mộ Lê Văn Hưu ở xứ Mả Giòm có tấm bia dựng năm 1867 đề “Bảng nhãn Lê tiên sinh bi ký”, phần nội dung bia ghi tiểu sử, bài minh ca ngợi tài đức, sự nghiệp của ông.