Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Hệ thống câu hỏi ôn tập giữa kì II môn Lịch sử 11 chương trình chuyên, trường THPT Chuyên Bảo Lộc, năm học 2020-2021

31ecb675b3fc464dc71cb77c29824d00
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 26 tháng 2 2021 lúc 16:12:17 | Được cập nhật: 7 tháng 4 lúc 10:24:58 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 399 | Lượt Download: 5 | File size: 0.036336 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN GIỮA KÌ HỌC KÌ 2

MÔN: LỊCH SỬ LỚP 11

Bài 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939-1945)

* Nhận biết

Câu 1: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vì lí do chủ yếu nào dưới đây?

A. Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đê thuộc địa.

B. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của Đức, Anh, Pháp, Mĩ.

C. Nước Đức muốn phục thù đối với hệ thống Hoà ước Véc-xai - Oasinhtơn.

D. Chính sách trung lập của nước Mĩ đề phát xít được tự do hành động.

Câu 2: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là gì?

A. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của các nước đế quốc.

B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.

C. Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc.

D. Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ chủ nghĩa phát xít của các nước Anh, Pháp, Mĩ.

Câu 3: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ từ lí do trực tiếp nào dưới đây?

A. Đức thôn tính Tiệp Khắc khiến Anh, Pháp buộc phải tuyên chiến.

B. Đức tân công Ba Lan buộc Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.

C. Thái tử Áo - Hung bị ám sát buộc Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi.

D. Nhật tấn công Trân Châu cảng khiến Mĩ tuyên chiến với Liên minh phát xít.

Câu 4: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào thời điểm nào?

A. 9/5/1945

B. 1/9/1939

C. 22/6/1941

D. Tháng 2/1943

Câu 5: Phát xít Đức tấn công Liên Xô

A. 9/5/1945

B. 1/9/1939

C. 22/6/1941

D. Tháng 2/1943

Câu 5: Chiến thắng Xta-lin-grát tạo nên bước ngoặt của tiến trình chiến tranh thế giới, diễn ra vào thời gian nào:

A. 9/5/1945

B. 1/9/1939

C. 22/6/1941

D. Tháng 2/1943

Câu 7: Phát xít Đức kí văn bản đầu hàng Đồng Minh không điều kiện vào thời điểm nào:

A. 9/5/1945

B. 1/9/1939

C. 22/6/1941

D. Tháng 2/1943

Câu 8: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với

A. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân

B. Sự thắng lợi của nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới

C. Sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản

D. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản

Câu 9: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?

A. Liên Xô đánh bại đạo quân chủ lực của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.

B. Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật.

C. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

D. Đức kí văn kiện đầu hàng quân Đồng minh.

Câu 10: Nội dung nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Khởi đầu của chiến tranh nguyên tử

B. Thế giới có nhiều thay đổi căn bản

C. Khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế

D. Nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy

Câu 11: Chiến thắng nào đã làm phá sản chiến lược "chiến tranh chớp nhoáng" của Hít le:

A. Chiến thắng Mát-xcơ-va

B. Chiến thắng Xta-lin-gơ-rat.

C. Chiến thắng En A-la-men.

D. Chiến thắng Gu-a-đan-ca-nan

Câu 12: Chiến thắng Xta-lin-grát tạo nên bước ngoặt của tiến trình chiến tranh thế giới, diễn ra vào thời gian nào:

A. 9/5/1945

B. 1/9/1939

C. 22/6/1941

D. Tháng 2/1943

Câu 13: Trong chiến tranh thế giới hai, quân Nhật tấn công Hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng vào thời gian nào:

A. Ngày 7/12/1941

B. Ngày 7/12/1940

C. Ngày 7/12/1942

D. Ngày 7/12/1943

Câu 15: Nhật đầu hàng Đồng Minh không điều kiện vào thời điểm nào:

A. 15/8/1945

B. 15/9/1945

C. 1/8/1945

D. 1/9/1945

Thông hiểu:

Câu 1: Bản chất sự liên kết các nước trong phe “Trục phát xít” là gì?

A. Liên minh các nước thực dân

B. Liên minh các nước tư bản dân chủ

C. Liên minh các nước phát xít

D. Liên minh các nước thuộc địa

Câu 2: Chiến thắng nào đã làm phá sản chiến lược "chiến tranh chớp nhoáng" của Hít le:

A. Chiến thắng Mát-xcơ-va

B. Chiến thắng Xta-lin-gơ-rat.

C. Chiến thắng En A-la-men.

D. Chiến thắng Gu-a-đan-ca-nan

Câu 3: Chiến thắng Xta-lin-grát tạo nên bước ngoặt của tiến trình chiến tranh thế giới, diễn ra vào thời gian nào:

A. 9/5/1945

B. 1/9/1939

C. 22/6/1941

D. Tháng 2/1943

Câu 4: Liên quân Mĩ – Anh và quân Đồng minh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng

A. Cuộc tấn công vòng cung Cuốc-xcơ (Liên Xô)

B. Cuộc tấn công quân Nhật Bản ở Guađancanan trên Thái Bình Dương

C. Cuộc đổ bộ Noóc-măng-đi (Pháp)

D. Cuộc đổ bộ đánh chiếm đảo Xi-xi-lia (Italia)

Câu 5: Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9-5-1945 có ý nghĩa gì?

A. Liên Xô đã giành thắng lợi hoàn toàn

B. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở châu Âu

C. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn trên thế giới

D. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn

Câu 6: Ngày 9-5-1945 đã đi vào lịch sử thế giới là ngày

A. Thế giới chiến thắng chủ nghĩa phát xít

B. Chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai

C. Hình thành trật tự thế giới mới

D. Giải phóng châu Âu

Câu 7: Nhật Bản đầu hàng không phải vì lí do nào sau đây?

A. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Nagasaki

B. Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Mãn Châu

C. Chính phủ Nhật Bản đã quá hoảng sợ, nhân dân và binh lính Nhật muốn đầu hàng

D. Các nước đồng minh gửi Tuyên cáo Pốtxđam yêu cầu Nhật Bản đầu hàng

Câu 8: Việc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện có ý nghĩa như thế nào?

A. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận

B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận

C. Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng

D. Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ

Tự luận:

Câu 1: (Vận dụng) Phân tích nguyên nhân và con đường dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 2: (Vận dụng) Vì sao Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra?.

Câu 3: (Vận dụng cao) Nhận xét về vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Câu 4: (Vận dụng cao) Phân tích hệ quả mà Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại.

Câu 5: (Vận dụng cao) Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, hãy rút ra bài học cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới ngày nay.

Bài 18: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1917-1945)

Nhận biết

Câu 1: Năm 1917, sự kiện nào đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất

B. Cách mạng tháng Hai

C. Cách mạng tháng Mười

D. Luận cương tháng tư

Câu 2: Cách mạng tháng Mười Nga đã mang lại kết quả ra sao?

A. Lật đổ chính phủ tư sản, thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới

B. Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, thiết lập nền chuyên chính vô sản

C. Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời thay thế bằng chính phủ chính thức

D. Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền

Câu 3: Cuộc khủng hoảng kinh tế tg 1929 – 1933 đã để lại hậu quả nghiêm trọng nhất đối với thế giới là

A. Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu

B. Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh

C. Nạn thất nghiệp tràn lan

D. Sản xuất đình đốn

Câu 4: Sau thành công của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, chế độ nào không còn là hệ thống duy nhất trên tg và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động?

A. Chế độ quân chủ chuyên chế       

B. Chủ nghĩa tư bản

C. Chủ nghĩa đế quốc       

D. Xã hội chủ nghĩa

Câu 5: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9-1939, với sự kiện khởi đầu là

A. Quân đội Đức tấn công Ba Lan

B. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức

C. Đức tấn công Anh, Pháp

D. Đức tấn công Liên Xô

Câu 6: Quân Đức sử dụng kế hoạch nào để tấn công Liên Xô?

A. Kế hoạch đánh bền bỉ, lâu dài

B. Kế hoạch bao vây, đánh tỉa bộ phận

C. Kế hoạc vừa đánh vừa đàm phán

D. Kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng”, đánh nhanh thắng nhanh

Câu 7: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước

A. Đức, Liên Xô, Anh      

B. Đức, Italia, Nhật Bản

C. Italia, Hunggari, Áo       

D. Mĩ, Liên Xô, Anh

Câu 8: Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh tg (1918 – 1939) là gì?

A. Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến mới, nhiều Đảng Cộng sản ra đời

B. Phong trào đấu tranh do Đảng Cộng sản lãnh đạo

C. Phong trào tư sản dân tộc suy yếu, phong trào vô sản lớn mạnh

D. Phong trào vô sản suy yếu, phong trào tư sản dân tộc lên cao

Thông hiểu

Câu 1: Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập, tiến hành chạy đua vũ trang giữa Mĩ, Anh, pháp và Đức, Ialia, Nhật Bản đã báo hiệu

A. Nguy cơ bành trướng của chủ nghĩa phát xít

B. Nguy cơ mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc

C. Nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới

D. Nguy cơ sụp đổ của chủ nghĩa tư bản

Câu 2: Đặc điểm chung của các nước Đức, Italia và Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX là gì?

A. Nền cộng hòa sụp đổ, thay bằng nền độc tài quân phiệt

B. Đảng Quốc xã nắm chính quyền

C. Diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt trong nội bộ

D. Phát xít hoá, quân phiệt hóa chế độ, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và trở thành lò lửa chiến tranh

Câu 3: Sự kiện nào tác động mạnh mẽ nhất đến các nước tư bản trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?

A. Cuộc khủng hoảng kinh tế tg 1918 – 1923

B. Quốc tế Cộng sản thành lập năm 1919

C. Cuộc khủng hoảng kinh tế tg 1929 – 1933

D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn được thiết lập

Câu 4: Tác dụng to lớn nhất của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với cách mạng thế giới là gì?

A. Mở đường, dẫn lối cho phong trào cách mạng thế giới phát triển.

B. Tăng cường lực lượng cho hệ thống xã hội chủ nghĩa.

C. Góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân xâm lược.

D. Tạo điều kiện cho các nước đứng lên giành độc lập dân tộc.

Câu 5: Các nước Đức, Italia và Nhật Bản đã giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng con đường nào?

A. Cải cách kinh tế - xã hội và trút gánh nặng sang thuộc địa

B. Cải cách kinh tế - xã hội, tăng cường bóc lột nhân dân lao động

C. Cải cách kinh tế - xã hội hoặc phát xít hóa bộ máy nhà nước

D. Phát xít hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa

Câu 6: Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập, tiến hành chạy đua vũ trang giữa Mĩ, Anh, pháp và Đức, Italia, Nhật Bản đã báo hiệu

A. Nguy cơ bành trướng của chủ nghĩa phát xít

B. Nguy cơ mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc

C. Nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới

D. Nguy cơ sụp đổ của chủ nghĩa tư bản

Câu 7: Vì sao ngày 25-10-1917 (tức ngày 7-11-1917) đi vào lịch sử là ngày thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga?

A. Ngày cách mạng cùng nổ

B. Ngày cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn

C. Ngày quân cách mạng tiến công vào thủ phủ Chính phủ lâm thời tư sản

D. Ngày cách mạng giành thắng lợi ở Thủ đô Pêtơrôgrát

Câu 8: Sự kiện nào đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước Nga đầu năm 1918?

A. Thủ tướng Kêrenxki (của Chính phủ lâm thời tư sản) bị bắt

B. Lênin từ Phần Lan trở về nước

C. Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi hoàn toàn

D. Quân khởi nghĩa chiếm Mátxcơva

Tự luận:

Câu 1: (Vận dụng) Bằng kiến thức đã học: Hãy làm sáng tỏ mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kì 1917-1945.

Câu 2: (Vận dụng) Hãy nêu một sự kiện và làm sáng tỏ mối liên hệ giữa lịch sử thế giới với lịch sử Việt Nam.

BÀI 19+ 20: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC

(TỪ 1858- ĐẾN 1873)

*Nhận biết:

Câu 1: Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia

A. thuộc địa.

B. phong kiến lệ thuộc vào nước ngoài.

C. nửa thuộc địa nửa phong kiến.

D. phong kiến độc lập, có chủ quyền.

Câu 2: Sáng 1-9-1858 diễn ra sự kiện nào sau đây ?

A. Liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

B. Liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.

C. Pháp chiếm thành Gia Định.

D. Hiệp ước Nhâm Tuất được ký kết.

Câu 3: Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng (từ tháng 8/1958 đến tháng 2/1859) đã

A. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

B. bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

C. bước đầu làm thất bại âm mưu “chinh phục từng gói nhỏ” của Pháp.

D. làm thất bại âm mưu “chinh phục từng gói nhỏ” của Pháp.

Câu 4: Đốt cháy tàu Ét-pê-răng (10/12/1861) trên sông Vàm cỏ là chiến công của

A. nghĩa quân Trương Quyền.

B. nghĩa quân Nguyễn Trung Trực.

C. nghĩa Quân Trương Định.

D. nghĩa quân Tôn thất Thuyết.

Câu 5: Năm 1858 Pháp tấn công Đà Nẵng với chiến thuật

A. đánh lấn dần.

B. đánh lâu dài.

C. "chinh phục từng gói nhỏ".

D. đánh nhanh thắng nhanh.

Câu 6: Nhà Nguyễn ký hiệp ước Nhâm Tuất 1862 với Pháp trong hoàn cảnh nào?

A. Phong trào kháng chiến của ta dâng cao, quân giặc bối rối.

B. Pháp đã chiếm xong 6 tỉnh Nam Kì.

C. Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển mạnh.

D. Quân dân ta đã giành chiến thắng Cầu Giấy lần thư nhất.

Câu 7: Tại mặt trận Đà Nẵng, quân dân ta đã sử dụng chiến thuật gì chống lại liên quân Pháp -Tây Ban Nha?

A. “thủ hiểm”.

B. “đánh nhanh thắng nhanh”.

C. “chinh phục từng gói nhỏ”.

D. “vườn không nhà trống”.

Câu 8: Ngày 17/2/1859 diễn ra sự kiện nào sau đây?

A. Liên quân Pháp –Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng.

B. Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định.

C. Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa.

D. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

Câu 9: Ngày 17/2/1859 diễn ra sự kiện nào sau đây?

A. Liên quân Pháp –Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng.

B. Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định.

C. Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa.

D. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

Câu 10: Lấy cớ gì thực dân Pháp đem quân tấn công Hà Nội lần thứ nhất?

A. Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh.

B. Vì nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công,…

C. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp.

D. Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy.

Câu 11. Trận Cầu Giấy năm 1873 (Hà Nội) đã gây cho Pháp tổn thất nặng nề nhất là

A. quân Pháp phải bỏ thành Hà Nội về trấn giữ ở Nam Định.

B. Gác-ni-ê bị chết tại trận.

C. quân Pháp phải rút quân khỏi Miền Bắc.

D. quân Pháp bị bao vây, uy hiếp.

Câu 12. Người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp tấn công thành Hà Nội lần nhất là

A. Nguyễn Tri Phương.

B. Tôn Thất Thuyết.

C. Hoàng Diệu.

D. Phan Thanh Giản.

Thông hiểu: 6 câu

Câu 1: Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Đà Nẵng là

A. thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.

B. chiếm Đà Nẵng để lập một tô giới riêng của Pháp.

C. chiếm Đà Nẵng làm căn cứ rồi tấn công ra Huế.

D. biến Đà Nẵng thành thị trường độc chiếm của Pháp.

Câu 2: Đâu không phải là lí do để Pháp chọn Đà Nẵng là mục tiêu tấn công nước ta đầu tiên?

A. Cảng biển sâu, rộng.

B. Gần kinh thành Huế.

C. Gần đồng bằng Nam-Ngãi.

D. Là vựa lúa lớn của Việt Nam.

Câu 3: Một trong những âm mưu của thực dân Pháp khi đưa quân từ Đà Nẵng vào Gia Định (2.1959)

A. làm bàn đạp tấn công kinh thành Huế.

B. hoàn thành chiếm Trung kì.

C. cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình.

D. buộc nhà Nguyễn đầu hàng không điều kiện.

Câu 4: Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuẩn bị kế hoạch gì tiếp theo?

A. Cố thủ chờ viện binh.

B. Đánh thẳng kinh thành Huế.

C. Nhờ Anh giúp đỡ đánh tiếp.

D. Kéo quân vào đánh Gia Định.

Câu 5: Lấy cớ gì thực dân Pháp đem quân tấn công Hà Nội lần thứ nhất (1873)?

A. Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh.

B. Vì nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công,…

C. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp.

D. Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy.

Câu 6: Lấy cớ gì Pháp đưa quân ra đánh Hà Nội lần thứ hai (1882)

A. Pháp có đặc quyền, đặc lợi ở Việt Nam.

B. Nước Pháp bắt đầu bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa nên phải có thuộc địa.

C. Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874.

D. Triều đình nhà Nguyễn ngang nhiên chống lại Pháp.

Câu 7: Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam?

A. Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai

B. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt kí kết.

C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.

D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng.

Câu 8: Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?

A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.

B. Do Pháp bị đánh chặn ở Thanh Hóa.

C. Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất.

D. Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai.

Tự luận:

Câu 1: vd Phân tích nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta từ 1858 đến 1884 thất bại?

Câu 2: vdc Vì sao cuộc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta từ 1858 đến 1884 thất bại?

Câu 3: Tại sao cuối cùng nước Việt Nam bị rơi vào tay Pháp?

Câu 4: Qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1858 đến 1884. Hãy đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp.

Câu 5: Việc nước ta bị rơi vào tay xâm lược của thực dân Pháp có phải do nhà Nguyễn không? Bằng những kiến thức đã học, em hãy làm sáng tỏ.

16