Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tài liệu môn Bài 17 tiết 1 Lịch sử 11, trường THPT Nguyễn Đức Cảnh - Thái Bình.

e6043f4eb8f441542e3241e92e535398
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 28 tháng 2 2021 lúc 14:34:33 | Được cập nhật: hôm qua lúc 7:17:57 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 345 | Lượt Download: 3 | File size: 0.057344 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHƯƠNG IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)

Tuần 3

Tiêt 22

BÀI 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nguyên nhân và con đường dẫn đến chiến tranh.

- Diễn biến chính ở mặt trận châu Âu (Từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941)

2. Kĩ năng

- Rèn luyện khả năng đánh giá, nhận định về tính chất một cuộc chiến trnh và tác động của nó đối với nhân loại.

- Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ lược đồ chiến sự, hiểu và trình bày được diễn biến một vài cuộc chiến quan trọng trên lược đồ.

3. Thái độ

- Nhận thức đúng đắn về chiến tranh và hậu quả khủng khiếp của nó đối với nhân loại. Từ đó nâng cao ý thức chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình.

- Học tập tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm của quân đội và nhân dân các nước trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, giành độc lập dân tộc và bảo vệ hoà bình thế giới.

II. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, sách giáo viên, lược đồ chiến tranh thế giới thứ II.

- HS: Vở, sách giáo khoa

III. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Nêu một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?

2. Bài mới

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

* Hoạt động 1: Tìm hiểu những hoạt động xâm lược của các nước phát xít, chính sách nhân nhượng đối với chủ nghĩa phát xít của các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ.

- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ thế giới và nêu vấn đề: Vì sao nói: Chủ nghĩa phát xít là chiến tranh?

- HS trả lời, bổ sung cho nhau.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận:

- GV hỏi: Chủ nghĩa phát xít ra đời ở những nước nào? Xác định vị trí các nước đó trên bản đồ thế giới?

- HS nhớ lại kiến thức đã học để trả lời, bổ sung cho nhau

- GV nhận xét, nhấn mạnh

- GV hỏi: Đầu những năm 30, các nước phát xít đã có những hoạt động gì? Xâm lược vùng đất nào?

- HS trả lời

- GV nhận xét, chốt ý.

- GV hỏi: Trước tình hình đó, thái độ của các nước lớn như thế nào?

- HS trả lời

- GV nhận xét, kết luận.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung Hội nghị Muy-ních và mối quan hệ từ sau Hội nghị đến khi chiến tranh TG II bùng nổ.

- GV hỏi: Em hãy nêu những sự kiện chính dẫn tới Hội nghị Muy-ních? Nội dung chính của Hội nghị?

- HS trả lời

- GV nhận xét, nhấn mạnh

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 43 – SGK…

- Về Hiệp ước Xô – Đức (23/8/1939)...

- GV chốt lại những nguyên nhân cơ bản dẫn tới CTTG II

* Hoạt động 3: Tìm hiểu DB chính cuộc CTTG II từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941.

- GV sử dụng lược đồ CTTG II trình bày khái quát diễn biến CTTG II.

- HS quan sát, nghe và ghi nhớ DB

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thái độ của Anh, Pháp từ tháng 9/1939 đến tháng 4/1940

- GV hỏi: Em có nhận xét gì về tình hình chiến sự trong giai đoạn này?

- HS trả lời

- GV nhận xét, chốt ý

- GV trình bày ngắn gọn việc các nước phát xít thắt chặt thêm liên minh quân sự...

- GV hỏi: Qua tìm hiểu DB chính cuộc CTTG II từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941em hãy rút ra tính chất của chiến tranh trong giai đoạn đầu?

- HS trả lời

- GV nhận xét, kết luận

I. Con đường dẫn đến chiến tranh

1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931 – 1937)

- Trong những năm 30, Đức, Italia, Nhật liên minh với nhau hình thành nên liên minh phát xít - khối Trục, đẩy mạnh các hoạt động quân sự, gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

- Sau khi cầm quyền, Chính phủ Hítle xé bỏ Hoà ước Vécxai, thành lập một nước "Đại Đức" gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở châu Âu.

- Liên Xô coi CNPX là kẻ thù nguy hiểm nhất, chủ trương hợp tác với Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, kiên quyết đứng về phía các nước bị chủ nghĩa phát xít xâm lược.

- Anh, Pháp không hợp tác chặt chẽ với Liên Xô, thực hiện chính sách nhân nhượng CNPX, đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Mĩ thi hành chính sách không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ.

2. Từ hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới.

- 3/1938, Đức xâm chiếm và sát nhập nước Áo vào lãnh thổ Đức, sau đó gây ra vụ Xuyđét để thôn tính Tiệp Khắc.

- 9/1938, Hội nghị Muyních gồm những người đứng đầu bốn nước Anh, Pháp, Đức, Italia được triệu tập. Tại Hội nghị, một hiệp định được kí theo đó Anh, Pháp trao vùng Xuyđét của Tiệp Khắc cho Đức, đổi lấy việc Hítle cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu.

- 3/1939, Hítle cho quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc, gây hấn và ráo riết chuẩn bị chiến tranh với Ba Lan.

II. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (Từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941)

1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm châu Âu (từ tháng 9/1939 đến tháng 9/1940)

- Rạng sáng 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan. Hai ngày sau Anh, Pháp buộc phải tuyên chiến với Đức. CTTG II bùng nổ. Với ưu thế quân sự, quân Đức áp dụng chiến lược "CT chớp nhoáng", chiếm được Ba Lan sau gần 1 tháng .

- Từ 4/1940, Đức chuyển hướng tấn công sang phía tây, chiếm được hầu hết các nước TB châu Âu và đánh thẳng vào Pháp. Pháp bại trận.

- 7/1940, không quân Đức đánh phá Anh, nhưng bị tổn thất nặng nề. Kế hoạch của Hítle đổ bộ vào nước Anh không thực hiện được.

2. Phe phát xít bành trướng ở Đông và Nam Âu (từ tháng 9/1940 đến tháng 6//1941)

- 9/1940, tại Béclin Đức, Italia, Nhật Bản kí Hiệp ước Tam cường, nhằm tăng cường trợ giúp lẫn nhau và công khai phân chia thế giới.

- Từ 10/1940, Đức chuyển sang thôn tính các nước Đông và Nam châu Âu: Chiếm đóng ba nước chư hầu Rumani, Hunggari, Bungari; thôn tính Nam Tư và Hi Lạp.

- Hè 1941, phe phát xít chiếm phần lớn châu Âu và sẵn sàng tấn công Liên Xô.

IV. Sơ kết bài học

  1. Củng cố

* Câu hỏi tự luận

Câu 1: Theo em, sự kiện Muynich được nhìn nhận, đánh giá như thế nào?

Gợi ý trả lời:

- Ngày 29/9/1939, tại Muynich, hội nghị những người đứng đầu bốn nước Anh, Pháp, Đức, Italia được triệu tậpđể giải quyết vấn đề Xuyđét. Tiệp Khắc không được tham dựu hội nghị mà chỉ được mời đến để nghe kết quả: Cắt Xuy đét cho Đức đổi lấy việc Hítle cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu.

- Sự Kiện Muynich chính là đỉnh cao của những thỏa thuận, thể hiện chính sách dung túng, nhượng bộ, lôi kéo phát xít mà các nước phương Tây từ lâu đã thi hành để chống Liên Xô.

_ Sự kiện Muynich thực chất là sự thỏa hiệp của anh, Pháp, Italia, Đức nhằm thực hiện một âm mưu: thành lập một “mặt trận thống nhất của chủ nghĩa đế quốc” chống Liên Xô. Đây là lần thứ hai sau Cách mạng tháng Mười, các nước đế quốc đã đạt được mục đích chung như vậy.

- Sự kiện Muynich đã giúp Đức củng cố được địa vị của mình ở Trung Đông, Đông Nam Âu trên cơ sở làm suy yếu anh, Pháp.Đây là bước chuẩn bị cơ bản để Đức thực hiện âm mưu phát động cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai?

Gợi ý trả lời:

- Nguyên nhân sâu xa: tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Sự phát triển không đều làm cho so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản, việc phân chia thế giới theo hệ thống Vecxai – Oasinhton không còn phù hợp dẫn tới hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau, tất yếu phải dẫn tới cuộc chiến tranh mới giữa các nước đế quốc để phân chia lại thế giới.

- Nguyên nhân trực tiếp: khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm cho những mâu thuẫn thêm sâu sắc đưa đến sự thiết lập và nắm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số nước với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Italia và quân phiệt Nhật. Song chính sách hai mặt của các cường quốc phương tây đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

* Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước

A. Đức, Liên Xô, Anh       B. Đức, Italia, Nhật Bản

C. Italia, Hunggari, Áo        D. Mĩ, Liên Xô, Anh

Câu 2. Bản chất sự liên kết các nước trong phe “Trục” là gì?

A. Liên minh các nước thực dân

B. Liên minh các nước tư bản dân chủ

C. Liên minh các nước phát xít

D. Liên minh các nước thuộc địa

Câu 3. Hoạt động chủ yếu của các nước trong phe “Trục” là

A. Mở rộng các hoạt động kinh tế, thương mại

B. Đấu tranh cho phong trào hòa bình

C. Phát xít hóa tất cả các thuộc địa

D. Tăng cường hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

Câu 4. Thái độ nhượng bộ phát xít của chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ là do

A. Sợ các nước phát xít tiến công nước mình và muốn liên minh với phe phát xít

B. Lo sợ trước sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn tiến công Liên Xô

C. Lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng thù ghét chủ nghĩa cộng sản nên muốn đẩy chiến tranh về phía Liên Xô

D. Cần thời gian để chuẩn bị chiến đấu chống cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít

Câu 5. Đạo luật trung lập (8-1935) của Chính phủ Mĩ đã thể hiện chính sách

A. Không can thiệp vào tình hình các nước phát xít

B. Không can thiệp vào các sự kiện ở châu Âu

C. Không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ

D. Không can thiệp vào cuộc chiến giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít

Câu 6. Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phát xít?

A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức

B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ

C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít

D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Câu 7: Các cường quốc tư bản dân chủ và Liên Xô cùng với Hội Quốc Liên không thể ngăn chặn được các cuộc xâm lược của chủ nghĩa phát xít là do:

A. lực lượng của khối Liên minh phát xít quá mạnh.

B. những thủ đoạn tuyên truyền mị dân của Đức đã làm mềm lòng các nước đế quốc, lừa bịp được các nước Anh, Pháp, Mĩ và Liên Xô.

C. không có một đường lối, một hành động chung, thống nhất trước hành động của Liên minh phát xít.

D. các nước tư bản dân chủ và Liên Xô quá chủ quan, không quan tâm đến sự bành trướng thế lực của chủ nghãi phát xít.

Câu 8: Các nước tham dự Hội nghị Muyních 29 – 9 – 1938 là:

A. Anh, Pháp, Đức, Italia. B. Liên Xô, Mĩ, Đức và Hung-ga-ri.

C. Anh, Mĩ và Liên Xô. D. Liên Xô, Anh, Pháp và Mĩ.

Câu 9: Nội dung của Hiệp ước Muyních là:

A. Các nước tham dự hội nghị quyết định cho Xuyđét được quyền tự trị.

B. Anh, Pháp sẽ không giúp Ba Lan chống lại nước Đức.

C. Anh, Pháp trao vùng Xuy – đét của Tiệp Khắc cho Đức Quốc xã và Đức cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu.

D. Các nước tham dự hội nghị thống nhất sẽ không tấn công Liên Xô.

Câu 10: Hậu quả lớn nhất của hiệp định Muyních là:

A. Liên Xô bị cô lập.

B. Không cứu được hòa bình mà lại khuyến khích phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

C. Chiến tranh thế giới bắt đầu giữa Ba Lan và Đức.

D. Đức tấn công Liên Xô.

Câu 11:Chính sách của Anh và Pháp tại Hội nghị Muyních 29-9-1938 là:

A. Dung túng nhượng bộ phát xít. B. Đầu hàng phát xít.

C. Kiên quyết đấu tranh chống phát xít. D. Thực hiện đường lối trung lập.

Câu 12: Hít - le tiến hành thôn tính Tiệp Khắc bằng cách:

A. đem quân tấn công Tiệp Khắc.

B. cho máy bay ném bom Tiệp Khắc.

C. xúi giục cư dân gốc Đức sống ở Xuy-đét nổi dậy đòi ly khai rồi yêu cầu Chính phủ Tiệp Khắc trao quyền tự trị cho Xuy-đét .

D. xúi giục nước khác gây chiến với Tiệp Khắc rồi nhân cớ đó nhảy vào chiếm Tiệp Khắc.

Câu 13: Sau khi thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc, phát xít Đức đã :

A. chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu .

B. gây hấn và ráo riết chuẩn bị tiến hành chiến tranh với Ba Lan.

C. đàm phán với Anh, Pháp để chống lại Liên Xô.

D. đàm phán với Liên Xô để chống lại Anh, Pháp.

Câu 14: Mục đích chủ yếu nhất khiến cho Liên Xô kí với Đức Hiệp ước không xâm phạm nhau là:

A. Muốn có thời gian hòa bình để chuẩn bị, xây dựng lực lượng đối phó với phát xít Đức sau này..

B. Không muốn rơi vào tình trạng cùng một lúc phải đối phó với hai thế lực đế quốc, phát xít..

C. Để tìm đồng minh chống lại Anh, Pháp , Mĩ.

D. Không muốn bị lôi kéo vào chiến tranh đế quốc..

Câu 15: Sự kiện đánh dấu cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ là:

A. Quân đội Đức chiếm đóng toàn bộ Tiệp Khắc ngày 15/3/1939.

B. Đức xé Hiệp ước không xâm phạm Đức – Ba Lan ngày 28/4/1939

C. Italia xâm lược Anbani ngày 8/4/1939.

D. Đức tấn công Ba Lan ngày 1/9/1939.

Đáp án: 1B, 2C, 3D,4C, 5C, 6D, 7C, 8A,9C, 10B, 11A, 12C, 13B, 14A, 15D

2. Dặn dò

- Học bài theo nội dung câu hỏi SGK. Tìm hiểu nội dung tiếp theo của bài.