Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Lịch sử 11 bài Trung Quốc, trường THPT Quốc Oai - Hà Nội.

02c9c631f9c7b609617fb4adedac9f8a
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 8:02:00 | Được cập nhật: hôm qua lúc 21:02:40 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 377 | Lượt Download: 1 | File size: 0.767105 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Trường THPT Quốc Oai GV: Nguyễn Thị Hồng Nhung

TRUNG QUỐC

Diện tích : 9572,8 nghìn km2

Dân số : 1.417 triệu người (2018)

Thủ đô : Bắc Kinh

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Trung Quốc.

- Trình bày đặc điểm tự nhiên tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.

- Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.

- Hiểu và phân tích được đặc điểm phát triển kinh tế, một số ngành kinh tế chủ chốt và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới ; phân tích được nguyên nhân phát triển kinh tế.

- Giải thích được sự phân bố của kinh tế Trung Quốc ; sự tập trung các đặc khu kinh tế tại vùng duyên hải.

- Hiểu được quan hệ đa dạng giữa Trung Quốc và Việt Nam.

- Ghi nhớ một số địa danh

2. Về kĩ năng

- Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày sự khác biệt về tự nhiên, về sự phân bố dân cư và kinh tế giữa miền Đông và miền Tây của Trung Quốc.

- Phân tích các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế của Trung Quốc.

B. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Vị trí địa lý và lãnh thổ

- Trung Quốc nằm ở Đông và Trung Á, nằm trong khoảng 200Bắc – 530Bắc.

- Tiếp giáp:

+ Trên đất liền: Giáp 14 quốc gia trong đó có Việt Nam, đường biên giới với các nước chủ yếu là núi cao, hoang mạc;

+ Phía Đông giáp biển mở rộng ra Thái Bình Dương. Miền duyên hải rộng lớn, trải dài khoảng 9000km, cách không xa Nhật Bản và các quốc gia, các khu vực có hoạt động kinh tế sôi động như Hàn Quốc, Đông Nam Á.

- Lãnh thổ rộng lớn, có diện tích lớn thứ tư trên thế giới. Gồm:

+ 22 tỉnh

+ 5 khu tự trị: Dân tộc Choang Quảng Tây, Nội Mông Cổ, KTT dân tộc Hồi Ninh Hạ, KTT dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, KTT Tây Tạng.

+ 2 đặc khu hành chính: Hồng Kông, Ma Cao.

+ 4 TP trực thuộc trung ương.

=> Ý nghĩa:

- Thuận lợi: + cho giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực và trên TG.

+ Thiên nhiên phân hóa đa dạng.

+ Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

- Khó khăn: + 1 bộ phận lãnh thổ nằm trong vùng địa chất bất ổn, có nhiều động đất ở phía Tây Nam.

+ Lãnh thổ rộng lớn khó khăn cho quản lí.

II. ĐKTN

Sự đa dạng của thiên nhiên TQ được thể hiện qua sự khác biệt giữa 2 miền Đông và miền Tây:

Đặc điểm

Miền Tây

Miền Đông (% diện tích)

Địa hình

Núi cao, sơn nguyên xen lẫn các bồn địa...(Côn Luân, Thiên Sơn, SN Tây Tạng, bồn địa Tarim, Duy Ngô Nhĩ...)

Thấp hơn gồm: Địa hình chuyển tiếp, các đồng bằng châu thổ rộng lớn với đất phù sa màu mỡ (ĐB Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam)

Khí hậu

Ôn đới lục địa khô hạn, khắc nghiệt => tạo nên những vùng hoang mạc, bán hoang mạc.

KH đai cao phân hóa đa dạng

- Phía Bắc là KH ôn đới gió mùa

- Phía Nam là cận nhiệt đới gió mùa

- Sông ngòi

Thượng nguồn các sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang...)

Mạng lưới sông ngòi dày đặc, chủ yếu hạ nguồn các con sông, lượng nước dồi dào.

- TN TN

- Giàu có về khoáng sản...(than, dầu mỏ, sắt, đồng...)

- Rừng, đồng cỏ tương đối lớn

- Giàu có: khoáng sản KL màu, ...

(mangan, đồng, chì, kẽm, than...)

- Tài nguyên biển phong phú.

- Thuận lợi

Phát triển thuỷ điện, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc...

Phát triển CN, NN, DV, tập trung đông dân...

- Khó khăn

Địa hình hiểm trở, khí hậu khô hạn...

Bão, lũ lụt về mùa hạ,...

III. Dân số

1. Dân cư

- Quy mô: đông dân nhất thế giới (chiếm 18,47% số dân thế giới).

- Thành phần dân tộc đa dạng với 56 dân tộc, trong đó người Hán chiếm 90%.

- Gia tăng tự nhiên giảm: 1,8% (1970) còn 0,5% (2018)

- Phân bố dân cư, mật độ trung bình 151 người/km2 ( 2018 ) nhưng không đều giữa miền Đông và miền Tây. Phần lớn các tỉnh miền Đông có mật độ dân số trên 200 người/km2, còn ở phía Tây chỉ khoảng 1 người/km2. Tỉ lệ dân cư ở thành thị k cao là 59,2% (2018).

2. Xã hội

- Phát triển giáo dục: tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên đạt 93% năm 2018 đội ngũ lao động có chất lượng cao.

- Một quốc gia có nền văn minh lâu đời:

+ Có nhiều công tình kiến trúc nổi tiếng: cung điện, lâu đài, đền chùa,…

+ Nhiều phát minh quý giá: lụa tơ tằm, giấy, la bàn,…

  • Thuận lợi cho phát triển kinh tế -xã hội.

IV. Đặc điểm chung về kinh tế

- Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm. Trong 30 năm từ 1979 – 2009, GDP bình quân hng năm của Trung Quốc tăng trên 9,6% đạt mức cao nhất thế giới.

- GDP tăng nhanh: năm 1985 chỉ đạt 239 tỉ USD, đến năm 2019 đạt 14.140 tỉ USD (đứng thứ 2 trên thế giới từ năm 2010).

- Đời sống nhân dân được cải thiện. TNBQ/ người tăng (gấp 5 lần từ 1985-2004).

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa: tăng dần tỉ trọng dịch vụ.

Bảng II.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trung Quốc (%)

Nhóm ngành

1985

1995

2009

2016

Nông, lâm, ngư

28,4

20,5

10,3

5.6

CN-xây dựng

40,3

48,8

46,3

37.5

Dịch vụ

31,3

30,7

43,4

56.9

- Quan hệ hợp tác kinh tế với thế giới ngày càng mở rộng.

IV. Tình hình phát triển các ngành kinh tế

1. Công nghiệp

a. Đường lối phát triển

- Thay đổi cơ chế quản lí (chuyển từ nền kinh tế chỉ huy bằng nền kinh tế thị trường) Các xí nghiệp, nhà máy được chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Thực hiện chính sách mở cửa, xây dựng các khu chế xuất…để thu hút đầu tư của nước ngoài, thúc đẩy sản xuất để xuất khẩu, tăng cường trao đổi hàng hoá với thị trường TG.

- Phát triển CN có trọng điểm, tập trung phát triển 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô, xây dựng.

- Hiện đại hoá trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao cho các ngành CN, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học….

b. Thành tựu

- TQ đứng hàng đầu TG về thu hút đầu tư trực tiếp (FDI), với số vốn FDI(2004- 60,6 tỉ USD).

- Phát triển những ngành CN kĩ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác, hàng không vũ trụ. TQ đã chế tạo thành công tàu vũ trụ (tàu Thần Châu V).

- Sản lượng: Nhiều mặt hàng công nghiệp có sản lượng lớn nhất nhì thế giới như sản xuất than, điện, thép, xi măng, phân đạm…

- Giải quyết việc làm cho trên 100 triệu lao động, CN vật liệu XD, gốm, sứ, dệt may và sx các mặt hàng tiêu dùng khác phát triển tạo ra nhiều mặt hàng phục vụ trong nước và xuất khẩu.

- Phát triển công nghiệp ở nông thôn.

* Phân bố công nghiệp

- Công nghiệp phân bố chủ yếu ở miền Đông, đặc biệt ở vùng duyên hải như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu...

- Cơ cấu ngành đa dạng, nhưng nổi bật là các ngành luyện kim, cơ khí, sx ô tô, điện tử, hoá dầu...

2. Nông nghiệp

a. Đường lối (biện pháp)

- Giao quyền sử dụng đất cho người nông dân

- Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn: cải tạo xây dựng mạng lưới thuỷ lợi…

- Áp dụng kĩ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới...

- Giảm thuế nông nghiệp

b. Thành tựu

- Sản lượng nông phẩm tăng.

- TQ sản xuất nhiều loại nông sản có năng suất cao, một số nông sản có sản lượng đứng nhất nhì thế giới như: Lương thực, bông, thịt lợn.

- Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm ưu thế so với chăn nuôi.

- Các nông sản chủ yếu: Lúa mì, lúa gạo, ngô, củ cải đường, bông, lợn…

- Nông nghiệp tập trung ở Miền Đông.

C. CÂU HỎI LUYỆN TẬP

I. Trắc nghiệm. Em hãy lựa chọn một đáp án đúng nhất cho mỗi câu trả lời sau

Câu 1: Quốc gia Đông Nam Á không có đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc?

A. Việt Nam.          B. Lào.

C. Mi-an-ma.         D. Thái Lan.

Câu 2: Diện tích Trung Quốc đứng sau các quốc gia nào sau đây?

A. Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ.

B. Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Hoa Kỳ.

C. Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Bra-xin.

D. Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Ô-xtray-li-a.

Câu 3: Nhận xét nào sau đây đúng về đặc điểm địa hình miền Tây Trung Quốc?

A. Miền Tây gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ.

B. Miền Tây gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

C. Miền Tây là đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.

D. Miền Tây là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng.

Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm của miền Đông Trung Quốc?

A. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.

B. Dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú.

C. Từ bắc xuống nam khí hậu chuyển từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt gió mùa.

D. Nghèo khoáng sản, chỉ có than đá là đáng kể.

Câu 5: Miền Tây Trung Quốc hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn do

A. ảnh hưởng của núi ở phía Đông.

B. có diện tích quá lớn.

C. có khí hậu ôn đới hải dương ít mưa.

D. có khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.

Câu 6: Dân tộc chiếm đa số ở Trung Quốc?

A. Hán.          B. Choang.

C. Tạng.         D. Hồi.

Câu 7: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm do

A. tiến hành chính sách dân số rất triệt để.

B. sự phát triển nhanh của ngành y tế và giáo dục.

C. sự phát triển nhanh của ngành kinh tế.

D. tâm lí không muốn sinh thêm con của người dân.

Câu 8: Nguyên nhân quyết định khiến dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông do

A. là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc.

B. có điều kiện tự nhiên thuận lợi, dễ dàng giao lưu.

C. các hoạt động công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh.

D. không có bão, lũ lụt đe dọa hàng năm.

Câu 9: Những thay đổi quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của

A. công cuộc đại nhảy vọt.

B. cuộc cách mạng văn hóa.

C. công cuộc hiện đại hóa.

D. cải cách trong nông nghiệp.

Câu 10: Các xí nghiệp, nhà máy ở Trung Quốc được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm là kết quả của việc

A. thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường.

B. thay đổi cơ chế quản lí chuyển từ nền “kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường”.

C. quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, thành lập các đặc khu kinh tế.

D. cho phép công ti, doanh nghiệp nước ngoài vào Trung Quốc sản xuất.

II. Tự luận

Câu 1. Lập bảng so sánh sự khác biệt giữa 2 miền Đông và Tây của Trung Quốc về địa hình, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản? Đánh giá thuận lợi, khó khăn của mỗi miền trong việc phát triển kinh tế - xã hội?

Câu 2.

a. Trình bày chiến lược và kết quả của quá trình hiện đại hoá công nghiệp Trung Quốc,

b. Tại sao TQ coi HĐH công nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu?

8