Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Lịch Sử 11 BÀI 20. CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ 1873-1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG

6eec94f10401bbea2b6584aaa32a3a98
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 8:02:15 | Được cập nhật: 11 giờ trước (4:52:37) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 348 | Lượt Download: 3 | File size: 0.025725 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

BÀI 20. CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ 1873-1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG.

I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

- Trình bày được quá trình Pháp mở rộng xâm lược cả nước, những diễn biến chính trong quá trình mở rộng xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

- Nêu được diễn biến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kì, Trung Kì, kết quả, ý nghĩa.

-So sánh được nội dung của 2 bản hiệp ước triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp để thấy được nước ta đã đi mất chủ quyền độc lập.

- Đánh giá đúng mức trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1. Lấy cớ gì thực dân Pháp đem quân tấn công Hà Nội lần thứ nhất?

A. Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh.

B. Vì nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công,…

C. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp.

D. Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy.

Câu 2. Người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp tấn công thành Hà Nội lần nhất là

A. Nguyễn Tri Phương. B.Tôn Thất Thuyết.

C. Hoàng Diệu. D. Phan Thanh Giản.

Câu 3. Sau thất bại trận Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883) thực dân Pháp làm gì?

A. Càng củng cố quyết tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.

B. cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.

C. Tăng viện binh từ Pháp sang để tái chiếm Hà Nội.

D. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.

Câu 4. Với hiệp ước Giáp Tuất (ký năm 1874) , triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận

A. ba tỉnh miền Đông Nam kỳ là đất thuộc Pháp.

B. ba tỉnh miền Tây Nam kỳ là đất thuộc Pháp.

C. sáu tỉnh Nam kỳ là đất thuộc Pháp.

D. sáu tỉnh Nam kỳ và đảo Côn lôn là đất thuộc Pháp.

Câu 5. Người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp tấn công thành Hà Nội lần hai là

A. Nguyễn Tri Phương. B. Tôn Thất Thuyết.

C. Hoàng Diệu. D. Phan Thanh Giản.

Câu 6. Vì sao thực dân Pháp đem quân tấn công Hà nội lần thứ hai?

A. Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh.

B. Vì nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công,…

D. Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy.

D. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp.

Câu 7. Sau Hiệp ước Hác-măng (1883), thái độ của triều đình đối với phong trào kháng chiến của nhân dân như thế nào?

A. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp trong cả nước.

B. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Trung kỳ.

C. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Nam kỳ.

D. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Bắc Kỳ.

Câu 8. Ngày 20/11/1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?

A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.

B. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội.

C. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.

D. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa.

Câu 9. Lấy cớ gì Pháp đưa quân ra đánh Hà Nội lần thứ hai

A. Pháp có đặc quyền, đặc lợi ở Việt Nam.

B. Nước Pháp bắt đầu bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa nên phải có thuộc địa.

C. Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874.

D. Triều đình nhà Nguyễn ngang nhiên chống lại Pháp.

Câu 10. Từ ngày 20 đến 24/6/1867, thực dân Pháp đã chiếm ba tỉnh nào ở Nam Kì

A. Vĩnh Long, Đồng Nai, Biên Hòa.

B. An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng.

C. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

D. Tiền Giang, Long An, Hà Tiên.

Câu 11. Trận Cầu Giấy năm 1873 (Hà Nội) đã gây cho Pháp tổn thất nặng nề nhất là

A. quân Pháp phải bỏ thành Hà Nội về trấn giữ ở Nam Định.

B. Gác-ni-ê bị chết tại trận.

C. quân Pháp phải rút quân khỏi Miền Bắc.

D. quân Pháp bị bao vây, uy hiếp.

Câu 12. Với hiệp ước Giáp Tuất (ký năm 1874), triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận

A. Sáu tỉnh Nam kỳ là đất thuộc Pháp.

B. Sáu tỉnh Nam kỳ và đảo Côn lôn là đất thuộc Pháp

C. Ba tỉnh miền Đông Nam kỳ là đất thuộc Pháp.

D. Ba tỉnh miền Tây Nam kỳ là đất thuộc Pháp.

Câu 13. Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào?

A. Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội.

B. Trận đánh địch ở Thanh Hóa.

C. Trận phục kích của quân Cờ đen tại Cầu Giấy.

D. Trận phục kích của quân Cờ đen tại cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa).

Câu 14. Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam?

A. Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai

B. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt kí kết.

C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.

D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng.

Câu 15. Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?

A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.

B. Do Pháp bị đánh chặn ở Thanh Hóa.

C. Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất.

D. Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai.

Câu 16. Nhận xét nào sau đây đúng nhất nói về ý nghĩa chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ?

A. Thể hiện lòng yêu nước, ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta.

B. Thể hiện lòng yêu nước, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

C. Thể hiện lối đánh tài tình của nhân dân ta.

D. Thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của nhân dân ta trong việc phá thế vòng vây của địch.

Câu 17: Sau khi sáu tỉnh miền Tây Nam Kỳ rơi vào tay Pháp, thái độ của quan lại cao cấp trong triều đình Huế:

a. Kiên quyết chống Pháp

b. Dựa vào nhân dân chống Pháp.

c. Đầu hàng Pháp

d. Dựa vào quân đội triều đình và nhân dân để giành lại những phần đất đã mất.

Câu 18: Để chuẩn bị tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất, thực dân Pháp đã làm gì?

A. Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc Kì

B. Tăng cường viện binh

C. Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hình và lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạ

D. Gây sức éo buộc triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước mới

Câu 19. Nội dung nào không phản ánh đúng những hành động của Đuy Puy ở Bắc Kì?

A. Đóng quân trên bờ sông Hồng.

B. Cướp thuyền gạo của triều đình bắt lính đem xuống tàu.

C. Tự tiện cho tàu theo Sông Hồng lên Vân Nam buôn bán.

D. Gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu phải nộp thành.

Câu 20. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng những hành động của thực dân Pháp khi đưa quân ra Hà Nội lần thứ nhất?

A. Giở trò khiêu khích

B.Thương lượng với ta.

C. Tuyên bố mở của sông Hồng

D. Gửi tối hậu thư yêu cầu nộp thành

Câu 21. Dựa trên cơ sở nào để Pháp quyết định tấn công Bắc Kì trong những năm 70 của thế kỷ XX?

A. Nội tình Việt Nam rất thuận lợi cho việc tấn công Bắc Kì B. Pháp giành chiến thắng trong chiến tranh Pháp – Phổ

C. Tình hình kinh tế, chính trị nước Pháp ổn định D. Sự nhất trí trong giới cầm quyền Pháp.

Câu 22. Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

A. Do so sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta

B. Triều đình sợ Pháp

C.Triều đình sợ phong trào kháng chiến của nhân dân phát triển

D.Triều đình mơ hồ ảo tưởng vào con đường thương thuyết.

Câu 23.Chiến thắng nào của quân ta có ý nghĩa lớn nhất khi Pháp xân lược Bắc Kì lần thứ nhất?

A.Trận đánh của 100 binh sĩ ở Ô Thanh Hà.

B.Nguyễn Tri Phương lãnh đạo binh lính bảo vệ thành Hà Nội.

C. Nhân dân các tỉnh Bắc Kì chống Pháp quyết liệt.

D. Trận phục kích Cầu Giấy lần thứ nhất.

Câu 24. Ý nào sau đây không phản ánh đúng nội dung của Hiệp ước Hác Măng 1883?

A.Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp

B. Đại diên của pháp ở Huế trực tiếp điều khiển công việc ở Trung Kì

C. Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài đều do Pháp nắm

D. Nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp.

Câu 25. Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:

1.Hiệp ước Hác Măng, 2. Hiệp ước Nhâm Tuất, 3.Hiệp ước Pa tơ nốt, 4. Hiệp ước Giáp Tuất.

A. 1-2-3-4 B. 2-3-1-4

C. 3-2-4-1 D. 2-4-1-3

Câu 26. Điểm giống nhau nổi bật về kết qủa trong hai chiến thắng tại Cầu Giấy lần thứ nhất và lần thứ hai là

A. quân Pháp hoang mang

B. làm nức lòng quân dân ta

C. cả hai tướng giặc đều bị thiệt mạng

D. triều đình nhà Nguyễn phải nhân nhượng.

Câu 27. Ảnh hưởng của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất đối với cục diện chiến tranh chống thực dân Pháp của quân dân ta là

  1. Làm nức lòng nhân dân cả nước

  2. Làm cho thực dân Pháp hoang mang

  3. Pháp phải tìm cách thương lượng với ta

  4. Triều đình Huế phải kí hiệp ước.

Câu 28. So sánh sự khác biệt về nguyên nhân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất và lần thứ hai?

A. Mở rộng thị trường

B. Khai thác nguyên nhiên liệu

C. Cô lập triều đình nhà Nguyễn

D. Triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước 1874.

Câu 29. Hành động nào thể hiện rõ mục đích chính của Pháp trong quá trình xâm lược Bắc Kì lần thứ hai

  1. Ri vi e đổ bộ lên Hà Nội

  2. Gửi tối hậu thư yêu cầu hạ vũ khí và giao thành Hà Nội

  3. Cho quân nổ súng chiếm thành Hà Nội

  4. Cho quân chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định.

Câu 30. Sự khác nhau về tình hình nước ta và Pháp sau trận Cầu Giấy lần thứ hai với lần thứ nhất là

A. nhân dân cả nước vui mừng phấn khởi sẵn sàng nổi dậy.

B. triều đình Huế vẫn ảo tưởng vào con đường thương thuyết.

C. chính phủ Pháp quyết tâm xâm lược Việt Nam.

D. quân Pháp ở Hà Nội và Bắc Kì vô cùng hoang mang.

Câu 31. Sự khác nhau về quyền dân tộc cơ bản giữa Hiệp ước Hác Măng và Hiệp ước Giáp Tuất là

  1. Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp

  2. Triều đình thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp

  3. Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các quyền lợi trong nước

  4. Pháp toàn quyền xử lí quân đội cờ đen.

Câu 32. Em nhận xét thế nào về chiến thuật đánh của quân ta trong chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất?

  1. Bao vây quân địch

  2. Khiêu chiến

  3. Phục kích

  4. Phụckíchvàtấncông

Câu 33.Thái độ của Nhà Nguyễn sau khi Pháp chiếm được cửa biển Thuận An ( Huế) là

A. xin đình chiến. B. hoang mang, bối rối.

C. kí hiệp ước đầu hàng. D. lãnh đạo nhân dân chống Pháp quyết liệt.

Câu 34. Hiệp ước nào đánh dấu nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp?

A. Nhâm Tuất.

B. Giáp Tuất.

C. Hắc Măng.

D. Patơnốt.