Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 17,18,19 Lịch sử 11 - THPT Thị xã Quảng Trị

44a75111f955a995d0ec2749e877b89a
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 3 tháng 2 2021 lúc 12:46:41 | Được cập nhật: 25 tháng 3 lúc 22:07:27 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 415 | Lượt Download: 4 | File size: 0.089088 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC

MÔN LỊCH SỬ LỚP 11

Bài 18: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

( 1917 – 1945 )

A. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố hệ thống hóa và nắm vững những kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945) trên cơ sở đó, các em cần đánh giá đúng mối quan hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kỳ này.

B. Kiến thức trọng tâm:

1. Những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945)

- Lập bảng thống kê về một số nội dung cơ bản ví dụ như: Nước Nga - Liên xô, các nước tư bản chủ nghĩa, các nước châu Á.

* Nước Nga – Xô viết:

Thời gian

Sự kiện

Nội dung

Kết quả, ý nghĩa

2/1917

CMDCTS thắng lợi

- Tổng bãi công chính trị ở Pê tơ rô grat.

- Khởi nghĩa vũ trang, Nga hoàng thoái vị

- Lật đổ chế độ Nga hoàng, hoàn thành nhiệm vụ CHDCTS. Cục diện 2 chính quyền song song tồn tại tạo điều kiện chuyển sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

10/1917

Cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi

Khởi nghĩa vũ trang ở Pê tơ rô grat.

Tấn công cung điện mùa đông

Thành lập chính quyền Xô Viết, tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng thế giới

* Các nước TBCN

Thời gian

Sự kiện

Nội dung

Kết quả, ý nghĩa

1918 – 1923

Khủng hoảng kinh tế chính trị, cao trào cách mạng

Cao trào cách mạng bùng nổ và lan rộng ở Đức, Pháp

Các Đảng cộng sản thành lập Quốc tế cộng sản ra đời và lãnh đạo cách mạng.

1929 – 1933

Khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mỹ

Kinh tế suy sụp, công nghiệp sa sút , tài chính rối loạn

Thất nghiệp tăng cao, mất ổn định chính trị, mâu thuẫn xã hội gay gắt.

2. Những nội dung chính của:

+ Thời kỳ diễn ra những chuyển biến quan trọng trong nền sản xuất vật chất nhân loại, làm thay đổi đời sống chính trị, xã hội, văn hóa của các dân tộc trên thế giới.

+ Sự phát triển có tính chất bước ngoặt của phong trào cách mạng thế giới, mở đầu với thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga.

+ Sự phát triển thăng trầm đầy kịch tính của Chủ nghĩa tư bản, cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp nông dân trong phạm vi trong nước và trên thế giới nhằm giành hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ.

3. Trả lời câu hỏi.

1. Lập niên biểu những sự kiện của lịch sử thế giới hiện đại theo mẫu hướng dẫn trên.

2. GV hướng dẫn HS tìm tư liệu Hồ Chí Minh toàn tập

BÀI 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2 ( 1939 – 1945 )

A. Kiến thức:

- Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai.

- Những nét lớn về diễn biến chiến tranh.

- Kết cục của chiến tranh và tác động của nó đối với tình hình thế giới sau chiến tranh.

B. Nội dung cụ thể:

I. Con đường dẫn đến chiến tranh:

1.

- Sự hình thành liên minh phát xít gồm: Đức – Ý – Nhật

- Liên xô chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp – bị từ chối.

- Anh, Pháp: Nhượng bộ phát xít.

- Mĩ trung lập, không can thiệp.

2. Hội nghị Muy-Nich đến chiến tranh.

- Đỉnh cao của chính sách thỏa hiệp của các nước Anh – Pháp đối với phát xít Đức.

* Nguyên nhân của Chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít.

+ Các nước phát xít muốn phá bỏ trật tự Vecxai - Oashinton

+ Hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới.

+ Do chính sách nhượng bộ của Anh – Pháp.

II. Diễn biến:

- Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm Châu Âu.

- Chiến tranh lan rộng khắp thế giới ( 6/1941 – 11/1942)

- Chiến tranh thái bình dương bùng nổ.

- Quân đồng minh phản công: chiến tranh kết thúc (11/1942 – 8/1945)

III. Kết cục

- Chiến tranh thế giới thứ hai tàn khốc, gây ra những hậu quả nặng nề nhất đối với lịch sử nhân loại. Chiến tranh kết thúc với những chuyển biến căn bản của tình hình thế giới và mở ra thời kỳ mới trong lịch sử nhân loại.

C. Trả lời câu hỏi.

1. Nêu nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ hai ?

2. Vì sao Liên xô đóng vai trò quan trọng trong lực lương đi đầu chống chủ nghĩa Phát xít ?

3. Từ nhận thức về bản chất chiến tranh và hậu quả đối với nhân loại, rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.

BÀI 19: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC ( 1858 – 1873 )

A. Kiến thức:

- Biết được sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn và ý đồ âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

I. Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam.

1. Tình hình Việt Nam giữa thế kỷ XIX trước khi Pháp xâm lược.

- Chính trị: Triều đình chuyên chế, bảo thủ, lạc hậu.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp mất mùa, sa sút, đói kém thường xuyên diễn ra.

+ Công thương nghiệp: Đình đốn.

+ Quân sự: lạc hậu, yếu kém

- Xã hội: Địa chủ phong kiến >< nông dân.

- Đất nước khủng hoảng, suy yếu, mâu thuẫn gay gắt.

- Đứng trước nguy cơ bị chủ nghĩa tư bản phương tây xâm lược.

2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược (đọc thêm)

II. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Đà Nẵng, Gia Định (1858 – 1862)

Mặt trận

Cuộc xâm lược Pháp

Cuộc kháng chiến của triều đình

K/c của nhân dân

Kết quả

Đà Nẵng

(1858)

- 31/8/1858, Pháp và Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng

- Cả Nguyễn Tri Phương và Đà Nẵng chiến đấu

- ND sẵn sàng chiến đấu

- Pháp bị cầm chân

Gia Định (1859–1860)

- 9/2/1859, Pháp đánh vào Gia Định.

- 1860, Pháp gặp khó khăn do sa lầy trong chiến tranh ở Trung Quốc

Triều đình chống trả yếu ớt.

- Cử Nguyễn Tri Phương vào Gia Định

- Chủ động chống đánh Pháp ngay từ đầu.

- Dương Bình tôn lãnh đạo tấn công địch ở Chợ Rẫy

Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh thất bại

Miền Đông nam Kỳ sau 1862

Pháp tạm dừng mở rộng xâm chiếm để bình định các tỉnh miền đông nam kỳ

Triều đình ra lệnh giải tán các nghĩa binh chống Pháp ở 3 tình miền đông nam kỳ

- Tiếp tục kháng chiến.

- Tiêu biểu có khởi nghĩa Trương Định (1861 – 1864)

- Pháp đàn áp.

20/2/1864 Trương Định hy sinh

B. Trả lời câu hỏi:

1. Nêu tình hình Việt Nam giữa thế kỷ XIX?

2. Vì sao Tây Ban Nha liên minh cùng Pháp xâm lược Việt Nam ?

3. Em có nhận xét gì về cách tổ chức nhân dân kháng chiến của Nguyễn Tri Phương ?

4. Em có nhận xét gì về tinh thần chống Pháp của quan quân triều đình nhà Nguyễn và nhân dân ?

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC

MÔN LỊCH SỬ LỚP 10

Bài 17: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ

NƯỚC PHONG KIẾN ( THẾ KỶ V – XV)

A. Kiến thức:

- Quá trình xây dựng và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến Việt Nam.

- Nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức chặt chẽ theo chế độ quân chủ …..

B. Nội dung cụ thể:

I. Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập thế kỷ X

- Các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê đã có công đặt nền móng cho sự hình thành nhà nước phong kiến Việt Nam.

- Chính quyền nhà nước còn sơ khai.

II. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỷ XI – XV.

- Kinh đô Thăng Long.

- Tên nước Đại Việt.

- 2 giai đoạn: + Lý – Trần – Hồ

+ Lê sơ

- Đặc biệt là cải cách của Lê Thánh Tổng, bỏ tể tướng thay vào 6 bộ.

III. Luật pháp – Quân đội:

- Luật pháp:

+ 3 bộ luật: Hình thư, hình luật, Quốc triều hình luật.

- Mục đích: Bảo vệ quyền lực của giai cấp thống trị.

- Bảo vệ an ninh.

- Quân đội: Quy củ, chặt chẽ

- Tuyển chọn theo chế độ ngu binh cư nông.

IV. Đối nội – Đối ngoại:

- Đối nội: Thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc.

- Đối ngoại: Thực hiện chính sách hòa hiệp, thân thiện với các nước láng giềng.

C. Trả lời câu hỏi:

1. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê, Lý – Trần – Hồ, Lê Sơ ?

2. Trình bày các hoạt động đối nội, đối ngoại của nhà nước phong kiến ?

3. Nội dung của điều luật của nhà nước phong kiến nói lên điều gì ?

Bài 18: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

TRONG CÁC THẾ KỶ X - XV

A. Kiến thức:

- Sự phát triển kinh tế của nước ta trong các thế kỷ X – XV.

- Thành quả kinh tế góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

B. Nội dung cụ thể:

1. Mở rộng và phát triển nông nghiệp:

- Kinh tế phát triển về mọi mặt của nông nghiệp.

- Nhà nước và nhân dân cùng góp sức phát triển nông nghiệp nhưng ruộng đất tập trung nhiều hơn vào tay của giai cấp địa chủ, quý tộc.

những biện pháp đó góp phần nâng cao đời sống nhân dân và chế độ phong kiến được củng cố.

2. Phát triển thủ công nghiệp:

* Thủ công nghiệp trong nhân dân:

+ Đa dạng, sản phẩm phong phú, có chất lượng cao.

+ Hình thành các làng nghề thủ công.

+ Thủ công nghiệp nhà nước

+ Các nghành quan trọng phục vụ cho nhu cầu triều đình, quốc gia.

+ Xưởng thi công, tập trung nhiều ngành, nhiều thợ giỏi.

thủ công nghiệp phát triển có quy mô, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.

3. Mở rộng thương nghiệp:

- Chợ xuất hiện khắp nơi.

- Hình thành các trung tâm buôn bán đô thị.

- Buôn bán với nước ngoài mở rộng.

4. Tình hình phân hóa xã hội ( đọc thêm)

C. Trả lời câu hỏi:

1. Nhà nước và nhân dân Đại Việt đã làm gì để phát triển nông nghiệp ? Ý nghĩa của sự phát triển đó ?

2. Em có nhận xét gì về sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta thế kỷ X – XV

3. Nhận xét của em về thương nghiệp nước ta thế kỷ X – XV ?

Bài 19: NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM

Ở CÁC THẾ KỶ X - XV

A. Kiến thức:

- Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta.

- Tinh thần chiến đấu dũng cảm và truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân ta qua các cuộc kháng chiến.

B. Nội dung cụ thể:

I. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống:

Tên kháng chiến

Thời gian

Vương triều

Lãnh đạo

Kết quả

Chống quân Tống lần 1

981

Tiền Lê

Lê Hoài

Thắng lợi

Chống quân Tống lần 2

1075-1077

Lý Thường Kiệt

Thắng lợi

- GV cho HS đọc bài Nam Quốc Sơn Hà, tuyên ngôn bất hủ để khẳng định hào khí trên sông Như Nguyệt.

II. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên:

Tên kháng chiến

Thời gian

Vương triều

Lãnh đạo

Kết quả

Chống quân Mông Nguyên lần 1

1258

Trần Thái Tông

Các vua Trần

Thắng lợi

Chống quân Mông Nguyên lần 2

1285

Vua Trần

Trần Hưng Đạo

Thắng lợi

Chống quân Mông Nguyên lần 3

Trần Hưng Đạo

Trần Hưng Đạo

Thắng lợi

- HS đọc đoạn trích trong lời Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo.

* Nguyên nhân thắng lợi của kháng chiến.

+ Do vua tôi đồng lòng.

+ Có sự dũng cảm, mưu trí của các tướng lĩnh

C. Trả lời câu hỏi

1. Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê ?

2. Phân tích ý nghĩa của bài thơ Nam Quốc Sơn Hà ?

3. Tại sao nhân dân thời Trần lại đoàn kết với triều đình chống giặc ngoại xâm ?