Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tác giả Nguyễn Du (Ngữ văn 10), trường THPT Quốc Oai - Hà Nội.

693deb6bec00348aa4bc7b55b1d0ac28
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 14:42:28 | Được cập nhật: 20 tháng 4 lúc 17:07:12 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 554 | Lượt Download: 10 | File size: 0.024348 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TÁC GIẢ NGUYỄN DU

  1. KIẾN THỨC CƠ BẢN.

  1. CUỘC ĐỜI VÀ CON NGƯỜI

  1. Thời đại – thời kì đầy sự biến động dữ dội

  • Khủng hoảng, thối nát của triều đại phong kiến Lê – Trịnh

  • Các cuộc khởi nghĩa nông dân – khởi nghĩa Tây Sơn -> khát vọng dân chủ

  • Vận mệnh rạng rỡ nhưng ngắn ngủi của triều đại Quang Trung

  • Công cuộc trung hưng của nhà Nguyễn

  • Tác động mạnh mẽ đến gia đình, cuộc đời và tư tưởng sáng tác của Nguyễn Du

  1. Quê hương

  • Hà Tĩnh: quê cha

  • Bắc Ninh: quê mẹ

  • Thái Bình: quê vợ

  • Thăng Long: nơi sinh và lớn lên

  • Nguyễn Du được tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhiều vùng miền

  1. Gia đình

  • Ông nội Nguyễn Quỳnh – nhà triết học

  • Cha Nguyễn Nghiễm – đỗ tiến sĩ, tể tướng triều Lê –sử gia, nhà thơ

  • Mẹ Trần thị Tần –xinh đẹp, hát hay

  • Anh trai Nguyễn Khản – Tham tụng (phủ Chúa) – giỏi thơ, phong lưu

  • Anh trai Nguyễn Điều – Trấn thủ Sơn Tây

  • Gia đình đại quý tộc có truyền thống khoa bảng, yêu văn chương, nghệ thuật.

  • Nguyễn Du có điều kiện trau dồi học vấn, tài năng; hiểu biết cuộc sống của quý tộc phong kiến

  1. Bản thân

  • Nguyễn Du (1765 – 1820): tên chữ Tố Như, tên hiệu Thanh Hiên

  • Thời thơ ấu và niên thiếu( sống trong vàng son, nhung lụa) : mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống nhờ anh Nguyễn Khản

  • Thời thanh niên(sóng gió): thi đỗ tam trường, làm quan ở Thái Nguyên, kiêu binh nổi loạn, Nguyễn Khản bỏ chạy, Nguyễn Du mất chỗ dựa

  • Trưởng thành (10 năm gió bụi): lánh về quê vợ Thái Bình sau đó trở về Nghi Xuân – Hà Tĩnh

  • Thời làm quan cho nhà Nguyễn (tâm trạng bất đắc chí): được cử đi sứ Trung Quốc

Tiều kết:

  • Cuộc đời đầy bi kịch:

+ chứng kiến thời kì binh lửa tang thương

+ cuộc sống đói khổ, bần hàn, lưu lạc

+ làm quan nhưng chán ghét, u uất

  • Vốn sống phong phú:

+ tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhiều vùng đất

+ chứng kiến và hưởng thụ cuộc sống xa hoa giới quý tộc

+ từng trải cuộc sống hơn 10 năm gió bụi

+ đi sứ Trung Quốc

  • Trái tim nhạy cảm:

+ tình yêu thương dành cho những kiếp người nhỏ bé, bất hạnh; cho những người tài hoa bạc mệnh, đặc biệt là phụ nữ

  • Kết tinh nên thiên tài Nguyễn Du

  1. SỰ NGHIỆP VĂN THƠ.

  1. Các sáng tác bằng chữ Hán

  • Thanh Hiên thi tập

+ gồm 78 bài

+ hoàn cảnh sáng tác: trước khi ra làm quan cho triều Nguyễn – những năm tháng bi thương

+ nội dung: tâm trạng cô đơn, bế tắc, chán chường, buồn thương trong cơn dâu bể; nỗi đau của con người thời loạn.

  • Nam trung tạp ngâm

+ gồm 40 bài

+ hoàn cảnh sáng tác: thời kì làm quan dưới triều Nguyễn

+ nội dung: nỗi thất vọng về chốn quan trường

  • Bắc hành tạp lục

+ gồm 131 bài

+ hoàn cảnh sáng tác: chuyến đi sứ sang Trung Quốc (1813)

+ nội dung: phản ánh hiện thực xã hội Trung Quốc thối nát, bất công; cảm thương đau đớn cho bao nhiêu kiếp người bất hạnh; ca ngợi những nhân cách cao đẹp.

  • Khái quát hiện thực sâu sắc

  • Từ thương mình, hiểu mình đến thương người, hiểu đời.

  1. Sáng tác bằng chữ Nôm

  • Văn chiêu hồn (văn tế thập loại chúng sinh)

+ mục đích: viết để cúng tế cho những vong hồn bơ vơ, cô độc không có người thờ cúng (10 loại chúng sinh)

+ giá trị hiện thực và nhân đạo: không khí thời đại; cảm thương, xót xa cho bao thân phận con người đã khuất.

  • Truyện Kiều ( đoạn trường tân thanh)

+ mượn đề tài, cốt truyện của Trung Quốc nhưng có sự sáng tạo tài tình của Nguyễn Du (tiểu thuyết chương hồi -> truyện thơ, kiệt tác văn học dân tộc.

+ giá trị nội dung: cảm thương số phận đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ; lên án tố cáo xã hội phong kiến thối nát; ngợi ca phẩm chất cao đẹp, khát vọng tình yêu, công lý.

+ giá trị nghệ thuật: sáng tạo về thể loại; nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình; sử dụng ngôn từ điêu luyện.

  1. ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT THƠ VĂN NGUYỄN DU.

  1. Đặc điểm về nội dung

  • Giá trị hiện thực sâu sắc:

+ phản ánh cuộc sống nghèo khó, khổ đau của bản thân, của mọi kiếp người.

+ phơi bày những bất công, trái ngang trong xã hội.

+ buồn đau, phản kháng các thế lực chà đạp con người.

  • Giá trị nhân đạo cao cả:

+ xót thương cho mọi kiếp người đau khổ bất hạnh, đặc biệt là người tài hoa bạc mệnh.

+ ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp, những giá trị tinh thần đẹp đẽ.

+ trân trọng khát vọng tình yêu, hạnh phúc và ước mơ công lý.

  • Đề cao chữ “tình”

  • Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.

  • Nhà thơ nhân đạo vĩ đại.

  1. Đặc điểm nghệ thuật.

Thơ chữ Hán

Thơ văn chữ Nôm

Thể loại

Thất ngôn, ngũ ngôn, ca, hành…

-thể thơ lục bát, song thất lục bát.

-truyện thơ

Ngôn ngữ

Uyên bác, tinh luyện, tài hoa

Vừa bình dị vừa trang nhã, phong phú, tinh tế

  1. KẾT LUẬN

  • Nhà thơ hiện thực sâu sắc.

  • Nhà thơ nhân đạo vĩ đại.

  • Thiên tài văn học.

  1. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP.

  1. TRẮC NGHIỆM:

1.

Nguyễn Du đã dựa vào những yếu tố nào trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để sáng tạo nên Truyện Kiều?

A. Nội dung.

B. Thể loại.

C. Cốt truyện và nhân vật.

D. Nguyên tắc xây dựng nhân vật.

2.

Sự đánh giá nào không phù hợp với sự nghiệp văn học của Nguyễn Du?

A. Nguyễn Du là nhà thơ có khuynh hướng hiện thực sâu sắc.

B. Nguyễn Du là một bậc thầy về ngôn từ và là người đã sáng tạo ra nhiều thể thơ độc đáo.

C. Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo lỗi lạc có tấm lòng thương người sâu sắc, bao dung.

D. Nguyễn Du là nhà thơ có vị trí hàng đầu trong văn học dân tộc.

3.

Tác phẩm Văn chiêu hồn của Nguyễn Du được viết bằng thể thơ nào?

A. Hát nói.

B. Lục bát.

C. Thất ngôn.

D. Song thất lục bát.

4.

Hội đồng Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới vào năm

A. 1985.

B. 1965.

C. 1975.

D. 1908.

5.

Tập thơ Thanh Hiên thi tập được Nguyễn Du viết vào thời gian nào?

A. Trong chuyến Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc.

B. Những năm tháng trước khi Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn.

C. Giai đoạn cuối đời của nhà thơ.

D. Trong thời gian Nguyễn Du làm quan ở Huế và Quảng Bình.

6.

Đặc điểm nghệ thuật nào không có trong sáng tác của Nguyễn Du?

A. Phong phú về thể loại, cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm.

B. Kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ bác học với ngôn ngữ bình dân, góp phần làm giàu đẹp tiếng Việt.

C. Với kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một thể loại mới, mang đậm tính dân tộc: thể loại truyện Nôm.

D. Vận dụng tài tình hai thể thơ dân tộc là lục bát và song thất lục bát, góp công đưa các thể thơ này đạt đến trình độ mẫu mực cổ điển.

7.

Dòng nào nói không đúng về tác giả Nguyễn Du?

A. Năm 1813, Nguyễn Du được thăng làm Học sĩ điện Cần Chánh và được cử làm chánh sứ đi tuế cống Trung Quốc.

B. Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài) và được tập ấm nhận một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

C. Từ năm 1789, Nguyễn Du rơi vào cuộc sống khó khăn gian khổ hơn chục năm trước khi ra làm quan cho nhà Nguyễn.

D. Thời thơ ấu và niên thiếu, Nguyễn Du sống tại Thăng Long trong một gia đình nhà nho nghèo.

8.

Dòng nào khái quát không đúng về nội dung, chủ đề các bài thơ Nguyễn Du viết khi đi sứ Trung Quốc?

A. Thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc đồng thời khẳng định vị thế của dân tộc ta trước triều đình phong kiến phương Bắc.

B. Ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện khi "vịnh sử".

C. Phê phán xã hội phong kiến chà đạp lên con người qua "những điều trông thấy".

D. Cảm thông với những thân phận bé nhỏ dưới đáy xã hội bị đọa đày, hắt hủi.

9.

Dòng nào dưới đây nhận xét chưa đúng về những sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều?

A. Sáng tạo cốt truyện li kì, hấp dẫn.

B. Khả năng vận dụng thể thơ lục bát một cách rất điêu luyện.

C. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả nhân vật tài tình.

D. Ngôn ngữ trong sáng, giàu sức biểu cảm.

10.

Đâu là biểu hiện mới mẻ, là đóng góp đặc sắc của Nguyễn Du cho chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam?

A. Có thái độ trân trọng, đề cao những giá trị tinh thần và những chủ thể sáng tạo nên những giá trị tinh thần ấy.

B. Thể hiện lòng thương cảm, xót xa cho những số phận bất hạnh trong xã hội, nhất là những con người nhỏ bé bị trà đạp, vùi dập tàn nhẫn.

C. Có tấm lòng nhân ái bao la, yêu thương cả muôn loài không kể địa vị, đẳng cấp, dân tộc.

D. Ngợi ca hạnh phúc lứa đôi, tình yêu tự do vượt qua những rào cản của lễ giáo phong kiến.

  1. TỰ LUẬN:

  1. Lập dàn ý thuyết minh về tác giả Nguyễn Du.

  2. Đọc đoạn thơ sau:

Ta ngồi viết

Sông Hương bay thành nét thảo câu thơ

Núi Ngự Bình như anh xẩm ngồi hát

Biển ngoài kia lục bát tràn bờ

Kiều ơi

Thôi em đừng khóc

Tiếng vạc đã mài hết một thỏi đêm

Cuộc đời dồn em vào trang giấy trắng

Như dồn tới chân tường định mệnh

Từng đêm ta đập vỡ bức tường

Vầng trăng vỡ lúc ta căm giận

Lại nguyên lành khi cất tiếng yêu thương

(Trần Mạnh Hảo)

Những câu thơ trên gợi anh/chị nhớ tới tác phẩm văn học nào? Viết một đoạn văn ngắn chia sẻ ấn tượng sâu sắc nhất của anh/chị về tác phẩm đó.