Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ (TRÍCH CHINH PHỤ NGÂM - ĐẶNG TRẦN CÔN), TRƯỜNG THPT QUỐC OAI - HÀ NỘI.

a4a12859eb22defc19c062cd498c30c6
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 14:55:10 | Được cập nhật: 46 phút trước Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 692 | Lượt Download: 21 | File size: 0.027732 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ

(Trích Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị Điểm)

  1. KIẾN THỨC CƠ BẢN :

  1. Tìm hiểu chung

1.Tác giả - Dịch giả

a. Tác giả : Đặng Trần Côn

- Người làng Nhân Mục – Thanh Trì – Hà Nội

- Sống đầu thế kỉ XVIII

- Thông minh, hiếu học, tài ba.

b. Dịch giả: Đoàn Thị Điểm

- Nổi tiếng tài thơ Nôm

- Có những đồng cảm sâu sắc

2. Tác phẩm

a.Hoàn cảnh sáng tác: Chiến tranh phong kiến loạn lạc những năm 40 của thế kỉ XVIII

b. Nhan đề: Khúc ngâm về nỗi lòng của người thiếu phụ có chồng đi chinh chiến.

c. Thể loại: ngâm khúc

- Thể thơ dân tộc.

- Thể thơ trữ tình: diễn tả thế giới nội tâm, thường bộc lộ tâm trạng buồn thương, đau xót.

d. Giá trị tác phẩm:

* Giá trị nội dung:

- Tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa => Giá trị hiện thực.

- Diễn tả tâm tình sâu kín và niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ => Giá trị nhân đạo.

* Giá trị nghệ thuật:

- Nguyên tác: chữ Hán, thể thơ trường đoản cú.

- Bản dịch: chữ Nôm, thể thơ song thất lục bát.

+ Thơ song thất lục bát với âm điệu buồn thương, trầm lắng, da diết…

+ Bút pháp trữ tình đặc sắc.

+ Nghệ thuật miêu tả nội tâm sâu sắc.

3. Đoạn trích:

- Vị trí: Câu 193 – 261.

- Bố cục: 2 phần

+ 16 câu đầu: Nỗi cô đơn, sầu tủi của người chinh phụ.

+ 8 câu cuối: Nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ.

  1. Đọc hiểu văn bản

  1. 16 câu đầu: Nỗi cô đơn, sầu tủi của người chinh phụ

  1. 8 câu đầu:

  • Ngoại cảnh:

  • Không gian: hiên vắng, căn phòng chật hẹp tù túng (trong rèm, ngoài rèm)

  • Thời gian: đêm khuya (ngọn đèn) => cô đơn.

  • Biện pháp tả cảnh ngụ tình: cảnh hoang vắng hay chính lòng người cô lẻ.

  • Nghệ thuật đối: gợi âm điệu buồn da diết.

  • Hành động:

  • Đi đi lại lại (dạo hiên vắng)

  • Nhịp thơ chậm rãi, khoan thai: bước chân âm thầm, lặng lẽ, nặng nề đầy tâm trạng.

  • Hết buông rèm lại cuốn rèm lên (rèm thưa rủ thác)

  • Nghệ thuật đối:các từ đòi => diễn tả hành động lặp đi lặp lại.

  • Tâm trạng bồn chồn, khắc khoải, không yên.

  • Ngóng chờ tin chim thước (thước chẳng mách tin): cũng là mong tin chồng nhưng không có hồi âm

  • Đợi chờ trong tâm trạng cô đơn, vô vọng.

  • Hình ảnh ẩn dụ ngọn đèn:

  • Câu hỏi tu từ (đèn biết chăng?) : da diết, khắc khoải, xót xa.

  • Điệp ngữ bắc cầu (đèn biết chăn? – đèn có biết) : cô đơn, chán chường, tuyệt vọng.

  • Cô đơn, khao khát sự đồng cảm nhưng rơi vào vô vọng, tuyệt vọng khôn cùng.

  • Người chinh phụ trực tiếp thổ lộ nỗi lòng:

  • Bi thiết: bi thương, thảm thiết, đau đớn, không nói thành lời.

  • Buồn rầu: nỗi đau như cứa vào trái tim, tái tê, ủ rũ.

  • Cô đơn tận cùng, đau xót vô hạn.

  • Hinh ảnh ẩn dụ “hoa đèn” :

  • Từ ngọn đèn đến hoa đèn: biểu tượng của thời gian trôi đi.

  • Đó còn là biểu tượng cho nỗi cô đơn, thao thức

  • Tính từ “thương”: xót xa, thương cảm vô cùng.

  • Ẩn dụ cho người chinh phụ: cô đơn, héo tàn, mòn mỏi…

  1. 8 câu tiếp:

  • Ngoại cảnh:

  • Tiếng gà “eo óc” : âm thanh lúc to, lúc nhỏ, thưa thớt -> tang tóc, buồn bã, quạnh hiu (nghệ thuật lấy động tả tĩnh)

  • Năm trống (năm canh): thao thức suốt năm canh trong nỗi cô đơn.

  • Bóng hòe phất phơ: gơi sự tĩnh lặng và nỗi buồn xót xa.

  • Sự trôi chảy của thời gian, sự hoang vắng của không gian.

  • Sự thao thức trong triền miên trong cô đơn của người chinh phụ

  • Người chinh phụ thấm thía bi kịch của cuộc đời mình:

  • Thời gian: một khắc một giờ dài như một năm -> thời gian đo bằng nỗi buồn nỗi cô đơn.

  • Không gian: mở rộng đến tận miền biển xa -> không gian được đo bằng chiều dài của nỗi đau, nỗi sầu.

  • Nghệ thuật so sánh

  • Bút pháp ước lệ, tượng trưng.

  • Từ láy giàu biểu cảm: đằng đẵng, dằng dặc

  • Câu thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, âm điệu não nề, da diết.

T.K: Thời gian trở nên dằng dặc, vô tận trong nỗi đợi chờ, không gian mở ra nỗi sầu vô biên không gì đo đếm được.

* Hành động:

- hương gượng đốt >< hồn đà mê mải.

- gương gượng soi >< lệ lại châu chan.

- cầm gượng gảy >< dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.

=> Chìm đắm mê man trong nỗi buồn

=> Lệ chan chứa vì xót xa tủi phận

=> Lo sợ điều chẳng lành, đau xót vô cùng.

* Hình ảnh ước lệ:

- sắt cầm: đàn sắt đàn cầm tượng trưng cho vợ chồng hòa hợp

- dây uyên: tượng trưng cho lứa đôi gắn bó

- phím loan: biểu tượng cho tình yêu đôi lứa

TK: lòng cô đơn quặn thắt, khát khao thầm kín về hạnh phúc lứa đôi.

  1. Đặc sắc nghệ thuật và nội dung:

  • Nghệ thuật: miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc

  • Tả nội tâm nhân vật qua ngoại cảnh, qua hành động, tả trực tiếp tâm trạng

  • Các biện pháp tu từ: ẩn dụ, đối, ước lệ tượng trưng, đặc biệt nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

  • Ngôn từ tinh tế, sáng tạo, từ láy biểu cảm…

  • Thể song thất lục bát âm điệu buồn thương da diết…

  • Nội dung:

  • Tâm trạng chờ đợi mòn mỏi, sầu khổ triền miên

  • Khát khao hạnh phúc lứa đôi

  1. Nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ (8 câu cuối)

  • Tấm lòng chung thủy của người chinh phụ:

  • Hình ảnh ước lệ tượng trưng:

  • Nghìn vàng: lòng thương nhớ, trân trọng

  • Gió đông: ngọn gió mùa xuân

  • Non Yên: nơi chiến trường xa xôi.

  • Nỗi nhớ của người chinh phụ:

  • Lặp liên hoàn: non Yên – non Yên, đường lên bằng trời – đường thăm thẳm. -> Sự vô tận của không gian, trùng điệp của lòng người.

  • So sánh: đường lên bằng trời -> nỗi nhớ chất chồng lên mãi, không gì đo đếm được

  • Từ láy: thăm thẳm, đau đáu, thiết tha -> nỗi nhớ trải dài, vô vọng, trở thành nỗi buồn đau sâu thẳm -> nỗi nhớ da diết khôn nguôi, thăm thẳm vô cùng.

  • Câu hỏi tu từ: gửi gió đông có tiện?: băn khoăn liệu có gửi được tới chàng -> ao ước vẫn chỉ là ao ước, nàng vẫn không thôi thoát khỏi cảnh cay đắng ngậm ngùi

Tiểu kết:

  • Khoảng cách vời vợi giữa chinh phu và chinh phụ

  • Nỗi nhớ nhung vô tận trong cô đơn bế tắc

  • Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi

  • Oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa

  • Tấm lòng thương cảm xót xa cho số phận người chinh phụ của tác giả, dịch giả

  • Ngoại cảnh:

  • Cảnh buồn: cành cây, sương, tiếng trùng, mưa -> tất cả đều tang thương , lạnh lẽo, não nề

  • Cảnh cùng hòa điệu với lòng người

+ nghệ thuật tiểu đối

+ hình ảnh ước lệ

+ tả cảnh ngụ tình

  • Gợi tiếng lòng cô đơn, bi ai sầu khổ,tê tái đến thiết tha, đau xót.

  1. Tổng kết

  1. Nghệ thuật:

  • Miêu tả nội tâm vô cùng đặc sắc

  • Tả cảnh ngụ tình, ước lệ tượng trưng, so sánh, ẩn dụ…

  • Các từ láy giàu giá trị biểu cảm

  • Thể song thất lục bát tạo âm điệu da diết, sầu thương

  1. Nội dung:

  • Diễn tả những tâm tình đau khổ của người chinh phụ

  • Tiếng nói oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa và đề cao khát vọng hạnh phúc lứa đôi -> giá trị nhân đạo sâu sắc.

  1. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:

  1. BÀI TẬP ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi;

Gà eo óc gáy sương năm trống,

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.

Khắc giờ đằng đẵng như niên,

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

Hương gượng đốt hồn đà mê mải,

Gương gượng soi lệ lại châu chan.

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.

(Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục – 2006, tr.87)

  1. Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu in đậm.

  2. Chinh phụ đốt hương, soi gương, gảy đàn để làm gì? Vì sao chinh phụ lại gượng khi làm những việc đó? Các ý thơ: hồn đà mê mải, lệ lại châu chan, dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng cho thấy chinh phụ có đạt được mục đích k hi đốt hương, soi gương, gảy đàn không?

  3. Đoạn thơ cho thấy tình cảm, thái độ nào của các tác giả Chinh phụ ngâm đối với chinh phụ?

  4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 -12 câu), nêu cảm nhận của anh/chị về cảnh ngộ đáng thương của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

  1. BÀI TẬP LÀM VĂN

  1. Anh/chị hãy giới thiệu đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm, nguyên tác Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm)

  2. Có ý kiến cho rằng: Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phu thể hiện sâu sắc nỗi cô đơn lẻ bóng của chinh phụ. Ý kiến khác lại cho rằng: Đoạn trích thể hiện nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ có chồng đi chiến trận.

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về các ý kiến trên.

  1. Có ý kiến cho rằng: Sở dĩ dịch giả Đoàn Thị Điểm rất thành công trong bản diễn Nôm “Chinh phụ ngâm” là bởi bà có cùng cảnh ngộ, cùng nỗi niềm đồng cảm với nhân vật người chinh phụ. Ý kiến khác lại cho rằng: Bản diễn Nôm “Chinh phụ ngâm” có những đoạn tuyệt bút, thể hiện tài năng của dịch giả Đoàn Thị Điểm trong việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.

Bằng cảm nhận về đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về các ý kiến trên.

  1. Phân tích hình ảnh người chinh phụ trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm, nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm).

  2. Anh/chị hãy làm sáng tỏ tinh thần nhân đạo trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm, nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm).

  3. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 -12 câu), vận dụng các biện pháp nghệ thuật tả tâm trạng trong văn bản để miêu tả một trạng thái cảm xúc của bản thân anh/chị.