Hồi trống cổ thành Ngữ Văn 10 , trường THPT Quốc Oai - Hà Nội
Nội dung tài liệu
Tải xuốngCác tài liệu liên quan
Có thể bạn quan tâm
Thông tin tài liệu
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
(trích Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung)
KIẾN THỨC CƠ BẢN
TÌM HIỂU CHUNG
Tác giả La Quán Trung
Sống vào giai đoạn cuối đời Nguyên, đầu đời Minh (1330 – 1400?)
Tên:La Bản, hiệu Hồ Hải Tản Nhân
Quê quán; vùng Thái Nguyên, Sơn Tây, Trung Quốc
Con người: tính tình cô độc lẻ loi, thích một mình ngao du dây đó.
Tác phẩm: sgk
Là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho tiểu thuyết Minh – Thanh ở Trung Quốc.
Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa
Hoàn cảnh sáng tác: đầu đời Minh (1368 – 1644)
Thể loại: tiểu thuyết chương hồi
Nguồn gốc: La Quán Trung căn cứ vào các tài liệu sử sách thời Tam quốc, các câu chuyện dã sử, truyền thuyết, kịch dân gian…-> viết 240 hồi. Đến thời Thanh, cha con Mao Tôn Cương chỉnh lí, viết lời bình, co lại còn 120 hồi.
Tóm tắt: kể chuyện Trung hoa thời Tam quốc (từ 184 đến 280)
Nghệ thuật:
+ là tác phẩm đồ sộ nhưng kết cấu mạch lạc, rõ rang
+ nghệ thuật xây dựng nhân vật đậm nét
+ nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn
Đoạn trích:
Vị trí: hồi 28
Tên đoạn trích: Chém Sái Dương an hem hòa giải/ Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên.
Tóm tắt đoạn trích: khai đoạn, phát triển, đỉnh điểm, kết thúc.
Bố cục: 3 phần
+ phần 1: hoàn cảnh gặp gỡ
+ phần 2: mâu thuẫn của 2 anh em Quan Trương
+ phần 3: hồi trống Cổ Thành, an hem đoàn tụ
ĐỌC HIỂU
Hoàn cảnh gặp gỡ:
Quan Công đến Cổ Thành: vui mừng khi biết tin em
Trương Phi:
+ hành động: đuổi quan huyện, chiếm thành
+ lí giải lí do: vì vay lương thực không được, vì nghe tin Huyền Đức còn sống chuẩn bị cho việc đoàn tụ
Cuộc gặp gỡ bất ngờ, ngẫu nhiên, hợp lí, giới thiệu khái quát tính cách nhân vật.
Mâu thẫu giữa 2 anh em Trương Phi và Quan Công
-
So sánh
Trương Phi
Quan Công
Thái độ, hành động
Gặp anh như đón tiếp kẻ thù
Mong muốn và vui mừng khi gặp em
Lời nói( xưng hô, lập luận)
Tính cách nóng nảy, cương trực, thẳng thắn
Tính cách mềm mỏng, điềm tĩnh, nhún nhường
Hồi trống Cổ Thành, anh em đoàn tụ
Sự xuất hiện của Sái Dương
Làm cho kịch tính của câu chuyện đến cao trào, khiến cho mâu thuẫn giữa 2 người thêm căng thẳng.
Đây là chi tiết ngẫu nhiên, hợp lí
Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, tình huống bất ngờ nhưng phù hợp tạo điều kiện cho tính cách các nhân vật được bộc lộ, phù hợp với sự phát triển của cốt truyện, qua đó tư tưởng truyện được bộc lộ.
Thử thách của Trương Phi: Quan Công phải chém đầu tên tướng Tào Tháo trong 3 hồi trống
Con số quen thuộc trong Tam quốc gợi ra sự hài hòa: tam cố thảo lư…
Con số tồn tại trong quan niệm dân gian,gợi ý nghĩa sâu xa: hợp ><tan, vững vàng>< suy yếu, trọn vẹn >< phá hủy.
Quan Công đứng trước 2 lựa chọn: Bất nghĩa >< Trung nghĩa.
Quan Công chém đầu Sái Dương chưa dứt 1 hồi trống -> minh oan, hóa giải những nghi ngờ.
Về tài nghệ: phi thường
Về thái độ: nóng lòng, quyết liệt
Về tấm lòng: khẳng định trung nghĩa
Ý nghĩa hồi trống Cổ Thành
Thách thức
Minh oan
Đoàn tụ
Cảnh đoàn tụ
Trương Phi hỏi kĩ tên lính việc ở Hứa Đô…-> thận trọng, tinh tế và khôn ngoan
Khi nghe 2 chị kể sự tình…-> giàu tình cảm, biết phục thiện
TỔNG KẾT
Nghệ thuật:
Tạo tình huống giàu kịch tính
Cốt truyện hoàn chỉnh
Lối kể giản dị, hấp dẫn, giàu tính chiến trận
Khắc họa tính cách nhân vật sinh động qua hành động và ngôn ngữ
Nội dung:
Ngợi ca tính cách cương trực, thẳng thắn của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Công
Ca ngợi tình nghĩa anh em, bạn bè trong sáng, cao cả
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Quan Công ngoảnh lại, quả nhiên thấy bụi bay mù trời, một toán quân mã kéo đến, cờ hiệu phấp phới chính là cờ Tào. Trương Phi nổi giận nói:
Bây giờ còn chối nữa thôi?
Rồi múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công. Quan Công vừa đỡ vừa can:
Hiền đệ hãy khoan, xem ta chém tên tướng ấy, để tỏ lòng thực của ta!
Trương Phi nói:
Nếu mày quả có lòng thực, ta đánh ba hồi trống, mày phải chém được tên tướng ấy.
Quan Công nhận lời.
Một lát, quân Tào kéo đến, Sái Dương đi đầu, vác dao tế ngựa xông đến quát to:
Mày giết cháu ngoại tao là Tần Kì, lại trốn đến đây. Tao phụng mệnh Thừa tướng đến bắt mày.
Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại. Trương Phi thẳng cánh đánh trống. Chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Quân Tào chạy tan tác.
( Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục, tr 78)
Nêu chủ đề của văn bản
Chi tiết Trương Phi thẳng cánh đánh trống thể hiện tâm trạng gì trong nhân vật?
Hồi trống Cổ Thành không được tác giả miêu tả chi tiế về âm độ, trường độ mà chỉ thoáng hiện trong hành động gấp gáp, đầy phẫn uất, hờn giận của Trương Phi. Mặc dù vậy, hồi trống lại mang những ý nghĩa hết sức lớn lao. Đó là những ý nghĩa nào?
Viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 10 -12 câu), nêu cảm nghĩa của anh/chị về hai câu thơ cuối chương tác giả La Quán Trung viết cuối hồi I:
An đắc khoái nhân như Dực Đức
Tận chu thế thượng phụ nhân tâm
(Ước sao có người ngay thẳng như Trương Phi
Giết sạch những kẻ phản bội ở trên đời)
LÀM VĂN
Có ý kiến cho rằng: Hồi trống Cổ Thành là hồi trống thách thức ghê gớm. Nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng: Hồi trống Cổ Thành là hồi trống minh oan – đoàn tụ.
Bằng cảm nhận về trích đoạn Hồi trống Cổ Thành (trích Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung), hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về các ý kiến trên.
Nhận xét về nhân vật Trương Phi trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành, có ý kiến cho rằng: Trương Phi làm em nhưng lại bất nghĩa với anh là Quan Công. Ý kiến khác lại cho rằng: Cách hành xử của Trương Phi với Quan Côn cho thấy nhân vật là người coi trọng tình nghĩa.
Bằng cảm nhận về hình tượng Trương Phi trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành, hãy trình bày suy nghĩ của mình về các ý kiến trên.
Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của sự tức giận.