Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì II Ngữ Văn 10 chương trình chuyên, trường THPT Chuyên Bảo Lộc, năm học 2020-2021

e7dfc707deb74f37f7570dc90613c901
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 26 tháng 2 2021 lúc 5:39:32 | Được cập nhật: hôm qua lúc 20:03:44 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 890 | Lượt Download: 15 | File size: 0.228983 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC TỔ NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II MÔN: NGỮ VĂN 10 - CHUYÊN Năm học: 2020 – 2021 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. Phần Tiếng Việt HS cần lưu ý các đơn vị kiến thức sau để trả lời các câu hỏi trong phần đọc – hiểu: 1. Các phương thức biểu đạt: Nhận diện phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. 2. Các biện pháp tu từ: Chỉ ra và nêu ngắn gọn hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản. 3. Văn bản: Xác định các chi tiết tiêu biểu, thông tin trong văn bản, xác định chủ đề, tư tưởng, vấn đề nghị luận, đặc sắc về nội dung, nghệ thuật 4. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. II. Phần Đọc văn HS cần nắm vững những thông tin về thời đại, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật các văn bản sau: − Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) + Thông tin về thời đại, tác giả Trương Hán Siêu, tác phẩm Đại cáo bình Ngô. + Những giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài phú: tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc; có sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tự sự, nghị luận và trữ tình; lối văn biền ngẫu đăng đối; giọng điệu hùng hồn, tha thiết... − Thư dụ Vương Thông lần nữa (Nguyễn Trãi) + Thông tin về thời đại, tác giả Nguyễn Trãi, tác phẩm Thư dụ Vương Thông lần nữa. + Những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: tư thế cao cả của người chiến thắng, niềm tin tất thắng dựa vào chính nghĩa, lòng yêu chuộng hòa bình của toàn dân tộc và trí tuệ thiên tài của Nguyễn Trãi; hình thức lập luận đa dạng, giọng điệu phong phú: so sánh, nêu gương, xỉ vả, vỗ yên hứa hẹn − Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) + Thông tin về thời đại, tác giả Nguyễn Trãi, tác phẩm Đại cáo bình Ngô. + Những giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài cáo: là bản tuyên ngôn độc lập hoàn chỉnh nhất thời trung đại; thể hiện tư tưởng nhân nghĩa; tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc; sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và trữ tình; lập luận chặt chẽ sắc bén; giọng điệu hào hùng... − Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung) + Thông tin về thời đại, tác giả Thân Nhân Trung, tác phẩm Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba và đoạn trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. + Những giá trị về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: vai trò của người hiền tài với đất nước; khích lệ kẻ sĩ đương thời luyện tài, rèn đức để lập nghiệp; lập luận thuyết phục bằng lí lẽ sắc sảo, kết cấu chặt chẽ; tâm huyết của tác giả với tư tưởng trọng hiền tài. III. Phần Làm văn 1 HS cần nắm vững phương pháp viết đoạn văn, bài văn, các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ để vận dụng vào việc viết bài văn nghị luận văn học; chú ý liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận; vận dụng kiến thức lí luận để có những phát hiện sâu sắc, mới mẻ vấn đề nghị luận. B. CẤU TRÚC ĐỀ THI I. Đọc – hiểu (4.0 điểm) gồm 6 câu hỏi với các mức độ: 1. Nhận biết: − Xác định được phương thức biểu đạt, thể loại của văn bản/ đoạn trích. − Xác định các chi tiết tiêu biểu trong văn bản/ đoạn trích. − Chỉ ra thông tin trong văn bản/đoạn trích. 2. Thông hiểu: − Hiểu được đặc sắc về nội dung của văn bản/ đoạn trích: chủ đề, tư tưởng, vấn đề nghị luận... − Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật của văn bản/ đoạn trích: lập luận, ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ... 3. Vận dụng: − Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của các yếu tố nội dung, hình thức trong văn bản. − Rút ra được những bài học, thông điệp từ nội dung văn bản. II. Làm văn (6.0 điểm): Vận dụng khả năng đọc – hiểu, kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. ❖ Lưu ý: − Ngữ liệu đọc hiểu: văn bản ngoài sách giáo khoa (Các văn bản/ đoạn trích thuộc thể phú, cáo, nghị luận, văn xuôi tự sự trung đại) − Thời gian làm bài: 90 phút C. ĐỀ THAM KHẢO I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản: Người xưa có nói: “Quạ đi lại về quê cũ, cáo chết quay đầu về núi”. Cầm thú còn thế, huống nữa là người. Các ngươi vốn đều là người dân Tây Việt, dòng dõi văn minh. Trước nhân họ Hồ thất đức, giặc Ngô lăng loàn, có người thì thân bị hãm ở tặc đình, có người thì danh bị buộc ở ngụy chức, đó là thế không đừng được, nào phải do ở bản tâm đâu. Đấng thượng đế nghĩ thương dân ta, đã mượn tay ta, Đại thiên hành hóa Thái sư vệ quốc công (Sử ký chép: năm Đinh vị (1427) chư tướng suy tôn vua làm “Đại thiên hành hóa” (thay trời làm việc). Tự đó những văn thư tờ dụ phần nhiều dùng những chữ ấy để xưng), mà cứu dân đánh kẻ có tội để khôi phục cơ đồ. Quân đi đến đâu, nghĩa thanh vang dậy, dân chúng bốn phương cõng địu nhau mà kéo đến theo ta. Bọn các người nếu biết rửa lòng đổi dạ, bỏ nghịch theo thuận, hoặc ở làm nội ứng, hoặc ra để đầu hàng, thì không những rửa mối hổ thẹn ngày trước, mà cũng được phần soi xét về sau. Ta không nói lời rồi lại ăn lời. Nếu các người lại còn tiếc tham ngụy chức, chống cự vương sư thì khi hãm thành, tội ác các ngươi tất nặng hơn giặc Ngô đấy. (Thư dụ thổ quan thành Điêu – Diêu, trích Quân trung từ mệnh tập, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr.126) 2 Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Câu nói nào của người xưa được Nguyễn Trãi sử dụng khi mở đầu văn bản? Câu 3. Theo văn bản, khi đất nước xảy ra biến loạn “họ Hồ thất đức, giặc Ngô lăng loàn”, các thổ quan thành Điêu – Diêu lúc bấy giờ ở vào tình cảnh như thế nào? Câu 4. Nội dung của văn bản đã thể hiện được tư tưởng nổi bật gì ở Nguyễn Trãi? Câu 5. Theo anh/chị, sự phân tích, lập luận của tác giả về tình thế của các thổ quan thành Điêu – Diêu, tình thế của quân ta và giải pháp đề xuất “rửa lòng đổi dạ, bỏ nghịch theo thuận, hoặc ở làm nội ứng, hoặc ra để đầu hàng” trong văn bản nhằm mục đích gì? Câu 6. Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu, anh/chị có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân với đất nước. II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Phân tích cảm xúc của nhân vật “khách” trước cảnh sông Bạch Đằng trong đoạn trích sau: Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều, Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều. Bát ngát sóng kình muôn dặm, Thướt tha đuôi trĩ một màu. Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu, Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu. Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô. Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu. Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá, Tiếc thay dấu vết luống còn lưu! (Trích Phú sông Bạch Đằng, Trương Hán Siêu, Ngữ văn 10, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 4, 5) Từ đó liên hệ đến tình yêu nước của mỗi người trong xã hội ngày nay. -----------------------HẾT ------------------ 3