Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Ngữ văn 10 Trao duyên, trường THPT Quốc Oai - Hà Nội.

3d42dfa91b61ec2fc5e6c20e3b04234b
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 14:42:09 | Được cập nhật: 18 giờ trước (7:05:07) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 721 | Lượt Download: 16 | File size: 0.02341 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRAO DUYÊN

(TRÍCH TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU)

  1. KIẾN THỨC CƠ BẢN.

  1. TÌM HIỂU CHUNG

  1. Vị trí đoạn trích

  • Từ câu 723 đến 756 của tác phẩm

  • Mở đầu cho quãng đời 15 năm lưu lạc của Thúy Kiều

  • Vị trí đặc biệt, là bước ngoặt trong cuộc đời Kiều.

  1. Nhan đề

  • Do người biên soạn đặt.

  • Nhan đề gợi được hoàn cảnh đặc biệt: bộc lộ nỗi đau của nhân vật.

  1. Bố cục:

  • Đoạn 1: (12 câu đầu): Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân nhận lời trao duyên.

  • Đoạn 2: (14 câu tiếp theo): Kiều trao kỷ vật và dặn dò em.

  • Đoạn 3 (8 câu cuối): Thúy Kiều hướng tới Kim Trọng trong nỗi tuyệt vọng.

  1. TÌM HIỂU VĂN BẢN

  1. Đoạn 1: Kiều thuyết phục Thúy Vân nhận lời trao duyên.

  • Từ ngữ:

+ cậy: tin tưởng mà gửi gắm hi vọng, âm điệu nặng nề.

+chịu: bắt buộc, thông cảm mà chấp nhận, gợi sự thiệt thòi của Thúy Vân.

  • Hành động:

+ Lạy – thưa: tạo không khí trang trọng, thiêng liêng; hé mở việc cậy nhờ rất hệ trọng; hàm ẩn sự biết ơn đến khắc cốt ghi tâm

  • Sự việc bất ngờ, phi lí mà lại hợp lí

  • Thấy được sự khôn khéo của Thúy Kiều

  • Kiều tâm sự với Vân:

+ tình yêu đẹp đẽ sâu nặng trong quá khứ: điệp từ: khi; từ chỉ thời gian: ngày, đêm; hình ảnh ước lệ: quạt ước, chén thề; liệt kê sự việc: gặp, quạt ước, chén thề

  • Kể ngắn gọn, vắt tắt, đầy đủ.

  • Một tình yêu sâu đậm, thiêng liêng.

+ tình yêu dang dở, bẽ bàng trong hiện tại:thành ngữ (gánh tương tư) cách nói giản dị về sự dang dở của mối tình Kim Kiều; điển tích (keo loan) cách nói trang trọng cho thấy Kiều thấu hiểu hoàn cảnh của Vân; từ ngữ (mặc em) cho thấy sự tin tưởng phó thác.

Quá khứ

Hiện tại

Khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước.

Khi đêm chén thề

  • Hạnh phúc

Đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa

Sóng gió bất kì

  • Khổ đau

  • Kiều đưa ra lí lẽ để thuyết phục Vân:

+ thuyết phục bằng lí lẽ: hiếu tình-> lựa chọn khó khăn, san sẻ một phần trách nhiệm; ngày xuân.

+ thuyết phục bằng tình cảm: xót -> tình cảm gia đình; tình máu mủ >< lời nước non -> phép đối xứng thể hiện tình cảm sâu nặng; thịt nát xương mòn, ngậm cười chin suối -> thành ngữ gợi cái chết, dự cảm về tương lai.

  • Tình cảm sâu nặng, giàu sức thuyết phục.

  • Ngôn ngữ chọn lọc, có sự kết hợp của cách nói văn chương quý tộc và ngôn ngữ bình dân, cách nói khéo léo, chặt chẽ, có lí, có tình.

  • Kiều đã thuyết phục em bằng ngôn ngữ của lí trí, bằng cả lí tình. Lời lẽ của nàng điềm tĩnh, rạch ròi song dường như có sự kìm nén tình cảm và nỗi đau.

  1. Đoạn 2: Kiều trao kỷ vật và dặn dò Vân.

  • 6 câu thơ đầu:

  • Kỉ vật: chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền

  • Hình ảnh ước lệ tượng trưng

  • Kỉ niệm tình yêu sâu nặng, thề ước thiêng liêng

  • Cách trao:

+ của tin: vật làm tin giữa Kim và Kiều

+ của chung: Kim Trọng – Thúy Kiều – Thúy Vân.

  • Sự luyến tiếc đau đớn.

  • Bi kịch trao duyên đi mà tình không trao được

+ duyên này thì giữ, vật này của chung: mâu thuẫn, luyến tiếc

  • Cấu trúc câu: này… này…thể hiện bao giằng xé, bao mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm, vừa níu giữ vừa dứt khoát gửi trao mối duyên dang dở.

  • Tâm trạng của Kiều:

+ khi trao kỉ vật: biết bao đau đớn, bi ai, dồn nén khổ đau. Kiều rơi vào bi kịch đến mức nỗi đau như vỡ òa thành muôn nghìn mảnh sắc.

+ sau khi trao kỉ vật: mất người, mệnh bạc, ắt lòng chẳng quên -> xem như mình đã chết nhưng vẫn luyến tiếc, hi vọng.

  • 8 câu tiếp: Kiều dặn dò Thúy Vân:

  • Từ ngữ, hình ảnh, điển tích: mật độ dày đặc, gợi đến cái chết

  • Kiều nói với Vân mà như đang nói với chính mình. Nhận ra bi kịch đau đớn, tuyệt vọng, nàng nghĩ đến cái chết.

  • Câu thơ: mai sau dù có bao giờ….

  • Câu thơ như một tiếng than lại như một câu hỏi xoáy vào tâm can. Kiều nhận ra tương lai thật mơ hồ, thật mịt mù.

  • Câu thơ: rưới xin giọt nước cho người thác oan

  • Nàng tưởng tượng mình đã chết, linh hồn cũng không siêu thoát được vì vẫn mang nặng lời thề với Kim Trọng.

  • Kiều độc thoại nội tâm: thấy hiu hiu gió thì hay chị về

  • Từ láy: hiu hiu -> gợi cảm giác lạnh lẽo -> Kiều nói với chính mình, nói với tình yêu của mình và Kim Trọng. Nàng không còn tỉnh táo mà rơi vào trạng thái mê man, dường như không còn cõi thực nữa mà như vọng về từ một cõi xa xôi nào đó -> có chút hờn ghen, cay đắng, tủi phận, xót xa.

  • Nguyễn Du đã miêu tả diễn biến tâm lí tinh tế: lí trí -> lí trí – tình cảm -> tình cảm -> Kiều rất chu đáo, có lòng độ lượng và đức hi sinh, luôn lo lắng và hiểu cho người trước khi nghĩ đến mình.

  1. Đoạn 3: Thúy Kiều tâm sự với Kim Trọng trong nỗi tuyệt vọng.

  • Kiều ý thức về quá khứ, hiện tại và tương lai:

  • Từ ngữ: bây giờ -> nàng luôn ý thức về thực tại

  • Thành ngữ : trâm gãy gương tan, nước chảy hoa trôi, phận bạc như vôi -> sự tan vỡ, dở dang, bạc bẽo, trôi nổi của tình duyên và số phận con người.

  • Nghệ thuật tương phản: quá khứ >< hiện tại -> nhấn mạnh bi kịch tình yêu tan vỡ.

  • Số từ: trăm nghìn >< ngần ấy thôi -> ước lệ chỉ sự lớn lao vô hạn >< nhỏ bé, khiêm nhường, bất lực.

  • Kiều và hai lần lạy:

  • Từ ngữ: trăm nghìn >< có ngần ấy thôi -> niềm day dứt , ân hận của Kiều

  • Kiều tạm biệt Kim Trọng:

  • Câu cảm thán: hai câu liên tiếp, nhịp 3/3 ngắt làm đôi -> tiếng nấc nghẹn ngào.

  • Hàng loạt thán từ: ôi, hỡi, thôi thôi, điệp từ Kim Lang -> cảm xúc lên cao trào

  • Từ ngữ: phụ -> như một lời sám hối đau đớn -> nhân cách cao đẹp.

  1. TỔNG KẾT

  1. Nội dung

Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu , thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều.

  1. Nghệ thuật

  • Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo.

  • Từ ngữ trau chuốt, đặc sắc.

  1. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP.

  1. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“…Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gành tương tư,

Keo loạn chắp mối tơ thừa mặc em,

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chin suối hãy còn thơm lây.

Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa…”

(Ngữ văn 10, tập 2, NXB GD, tr 104)

  1. Nêu chủ đề của văn bản.

  2. Nêu các ý chính của văn bản.

  3. Nêu ý nghĩa các điển tích keo loan, tơ duyên cùng các thành ngữ tình máu mủ, lời nước non, thịt nát xương mòn, ngậm cười chin suối…

  4. Viết một đoạn văn ngắn ( 10 – 12 câu) nêu cảm nhận của anh/chị về nỗi lòng tâm trạng của Thúy Kiều khi phải trao duyên cho em.

  1. LÀM VĂN

  1. Anh/ chị hãy giới thiệu về tác gia văn học Nguyễn Du.

  2. Về đoạn trích Trao duyên, có ý kiến cho rằng: Việc dứt tình trao duyên cho Thúy Vân chứng tỏ tình cảm Thúy Kiều dành cho Kim Trọng thật hời hợt, nông cạn. Ý kiến khác lại khẳng định: Thúy Kiều dù phải trao duyên cho Thúy Vân nhưng tình yêu nàng dành cho chàng Kim vẫn cực kì sâu đậm, với Kiều, hạnh phúc của người mình yêu mới là điều hơn hết.

Từ những cảm nhận về đoạn trích Trao duyên, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về các ý kiến trên.

  1. Phân tích đoạn trích Trao duyên để thấy được tấm lòng và tài năng của đại thi hào Nguyễn Du đối với nhân vật Thúy Kiều.

  2. Từ tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng trong đoạn trích Trao duyên, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/chị về tình yêu thời hiện đại.