Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tác giả Hồ Chí Minh

bddc7f9d8b51cf00c6013b6bb4a946fd
Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 6 tháng 8 2020 lúc 10:45:04 | Được cập nhật: 14 tháng 5 lúc 5:38:13 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 221 | Lượt Download: 0 | File size: 0.016179 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Tác giả: Hồ Chí Minh (1890 – 1960) 1. Quan điểm sáng tác: – Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội – Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm – Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học – Đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ, Hồ Chí Minh nhắc nhở “chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo…” – Hồ Chí Minh đề cao chức năng tuyên truyền, cổ động của văn học, ca tụng các anh hùng, chiến sĩ xả thân vì nước, những người tốt, việc tốt để động viên nhân dân và làm gương cho con cháu mai sau 1. Phong cách nghệ thuật: 2. Sự đa dạng trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh a, Phong cách chính luận: – Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lĩ lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp và giọng điệu, thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh. + Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) tố cáo đanh thép tội ác của thực dân Pháp ở thuộc địa, lay động người đọc bởi tính chân thực của các sự việc; tính chân xác của các dẫn chứng; chất sắc sảo, trí tuệ của nghệ thuật châm biếm, đả kích; tính mãnh liệt của tình cảm. Tuyên ngôn độc lập (1945): công bố với toàn thể dân tộc và thế giới sự ra đời của nước Việt Nam độc lập; bố cục ngắn gọn, súc tích; lập luận chặt chẽ; lí lẽ đanh thép; bằng chứng xác thực; ngôn ngữ hùng hồn, giàu tính biểu cảm; thể hiện những tình cảm cao đẹp của Bác với dân tộc, nhân dân, nhân loại… Các tác phẩm khác: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966)… b, Phong cách truyện kí: – Truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc là những tác phẩm mở đầu và góp phần đặt nền móng đầu tiên cho văn xuôi cách mạng. – Truyện và kí của người rất chủ động sáng tạo, hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén với tiếng cười nhẹ nhàng hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay. + Tác phẩm: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trog lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925) C, Phong cách thơ: – Thơ tuyền truyền cách mạng của Hồ Chí Minh thường được viết bằng hình thức bài ca, lời lẽ giản dị, mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại, phục vụ, hiện quả cao cho sự nghiệp các mạng, và luôn chứa chan nhiệt tình cách mạng. + Nhật kí trong tù: Mục đích: sáng tác trong thời gian bị cầm tù trong nhà giam Tưởng Giới Thạch từ mùa thu 1942 – mùa thu 1943 > “ngày dài ngâm nguội cho khuây”. Nội dung: ghi chép chân thực, chi tiết những điều mắt thấy tai nghe trong nhà tù và trên đường đi đày; bức chân dung tự hoạ về con người tinh thần Hồ Chí Minh (nghị lực phi thường; tâm hồn khao khát hướng về Tổ quốc; vừa nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên, dễ xúc đông trước nỗi đau con ngươi vừa tinh tường phát hiện những mâu thuẫn của xã hội mục nát để tạo tiếng cười đầy chất trí tuệ…) 2. Sự thống nhất: – Dù trang văn chính luận,truyện, kĩ hay thơ ca, phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh đều hết sức phong phú, đa dạng mà thống nhất: + Kết hợp thuần nhuyễn giữa yếu tố cổ điển và hiện đại + Đó là cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật khác nhau nhằm thể hiện một cách nhuần nhị và sâu sắc tư tưởng và tình cảm của người cầm bút. + Từ tư tưởng tới hình tương nghệ thuật đều luôn luôn vận động một cách tự nhiên, nhất quán, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.