Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn bài lớp 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học

e6b3f415abc0bcbf88bf5aaafefa675d
Gửi bởi: Tuyển sinh 247 1 tháng 8 2016 lúc 23:12:53 | Được cập nhật: 14 tháng 5 lúc 22:25:23 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1815 | Lượt Download: 0 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Doc24.vnSoạn bài Ngữ văn lớp 12: Phong cách ngôn ngữ khoa họcI. VĂN BẢN KHOA HỌC VÀ NGÔN NGỮ KHOA HỌC1. Văn bản khoa họcĐọc kĩ và nắm bắt cách diễn đạt của các văn bản sau:a) Văn bản về một đất nước thống nhất của Phan Ngọc.b) Văn bản về định nghĩa véctơ trong Hình học 10, 2006.c) Văn bản về trẻ em suy dinh dưỡng của Lê Thị Hải.Nhận xét: Các văn bản trên đều được diễn đạt bằng ngôn ngữ khoa học (khoa học xã hộinhân văn hoặc khoa học tự nhiên); chúng đều là văn bản khoa học, một kiểu văn bản rấtthông dụng và cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay của chúng ta. (Tìm thêmnhững văn bản khoa học khác để minh họa).Tuy đều sử dụng ngôn ngữ khoa học và phục vụ giao tiếp trong lĩnh vực khoa học, nhưngcác văn bản khoa học có thể phân chia thành ba loại:a) Các văn bản chuyên sâu, bao gồm: chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáokhoa học, dự án,... Những văn bản này đòi hỏi phải chính xác về thông tin, lôgic trong tậpluận, phải chặt chẽ nghiêm ngặt trong kiến giải. Loại văn bản này thường giới hạn trongnhững chuyên ngành khoa học. (văn bản a)b) Các văn bản dùng để giảng dạy các môn khoa học, bao gồm: giáo trình, giáo án... giảngdạy các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn. Những văn bản này ngoàiyêu cầu về khoa học còn có yêu cầu về sư phạm, tức là phải trình bày nội dung từ dễ đếnkhó, từ thấp đến cao, phù hợp với trình độ học sinh theo từng cấp, từng lớp, có định lượngkiến thức từng tiết, từng bài. (văn bản b)c) Các văn bản phổ biến khoa học (khoa học đại chúng), bao gồm: sách phổ biến khoahọc, các bài báo, bút kí khoa học, phê bình, điểm sách, nhằm phổ biến rộng rãi kiến thứckhoa học trong đông đảo bạn đọc. Loại văn bản này yêu cầu viết cho dễ hiểu, hấp dẫn. Vìvậy có thể dùng lối miêu tả, bút ký, dùng cách ví von so sánh và các biện pháp tu từ, saocho ai cũng có thể hiểu được và có thể đưa khoa học vào cuộc sống, (văn bản c)Chú ý:- Các kiểu đề văn về nghị luận (giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận) là những bàiDoc24.vntập luyện kỹ năng lập luận nhằm tạo các văn bản khoa học từ dễ đến khó, từ thấp đến cao.2. Ngôn ngữ khoa học- Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các loại văn bản khoa học, trong phạmvi giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: khoa học tự nhiên (Toán, Lí, Hóa, Sinh,...)và khoa học xã hội nhân văn (Triết học, Xã hội học, Giáo dục học, Tâm lí học, Sử học,Chính trị kinh tế học,...).- Ngôn ngữ khoa học phần lớn sử dụng dạng viết, cũng có thể sử dụng dạng nói (hộithảo, diễn giải, nói chuyện,...), nhưng dù dạng nào cũng có những đặc trưng của phongcách ngôn ngữ khoa học.II. ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌCNgôn ngữ khoa học khác ngôn ngữ thuộc các phong cách về mặt từ ngữ và cú pháp, đặcbiệt là cách trình bày, lập luận trong một văn bản khoa học.1. Nhận xét về từ ngữ và câu văn trong văn bản khoa họca) Từ ngữ trong các văn bản khoa học phần lớn cũng là những từ ngữ thông thường.Ví dụ: Ta hãy, Thế nào là, và luôn thể... (đoạn văn của Hoài Thanh).Nhưng những từ ngữ này chỉ có một nghĩa. Văn bản khoa học không dùng từ đa nghĩa,không dùng từ theo nghĩa bóng và ít dùng các biện pháp tu từ.b) Văn bản khoa học có một số lượng nhất định các thuật ngữ khoa học.Ví dụ: vectơ, đoạn thẳng (hình học); thơ, thơ cũ, thơ mới, thơ tự do... (nghiên cứu vănhọc). Thuật ngữ khoa học là những từ chứa đựng khái niệm cơ bản của chuyên ngànhkhoa học, là công cụ để tư duy khoa học. Những thuật ngữ đó có thể được xây dựng từnhững từ ngữ thông thường, ví như trong hình học có: điểm, đường, đoạn thẳng, góc,...,cũng có thể vay mượn từ hệ thống ngôn ngữ khoa học nước ngoài như: ôxi, hiđrô,cacbonat canxi (hóa học),...Thuật ngữ về lớp từ vựng khoa học chuyên ngành mang tính khái quát, tính trừu tượng vàtính hệ thống, không giống với từ ngữ thông thường mà người dân sử dụng khi giao tiếphằng ngày.c) Ngoài ra, trong văn bản khoa học còn sử dụng các kí hiệu bằng chữ số Rập (1,2,3,...), chữ số La Mã (I, II, III,...), những con chữ (a, b, c,...), những biểu đồ, công thức trừuDoc24.vntượng. Như vậy, tính trừu tượng là một đặc trưng khái quát của ngôn ngữ khoa học.d) Câu văn trong văn bản khoa học là một đơn vị thông tin, đơn vị phán đoán, lôgic, đượcxây dựng từ hai khái niệm khoa học trở lên theo một quan hệ nhất định. Ví dụ:- Quả đất là một hành tinh quay xung quanh mặt trời.Câu văn trong văn bản khoa học đòi hỏi tính chính xác không phải bằng cảm nhận màbằng phán đoán lí trí chặt chẽ, đúng đắn. Câu phải dựa trên cú pháp chuẩn, không dùngcâu đặc biệt, không dùng biện pháp tu từ cú pháp. Văn bản khoa học phải chính xác về từngữ, khái niệm, các nhận định đánh giá cũng phải chuẩn xác (xem các ví dụ về cách viếtsai của học sinh trong sách giáo khoa). Như vậy, tính lí trí là một đặc trưng của phongcách ngôn ngữ khoa học.e) Nét chung nhất của ngôn ngữ khoa học là thứ ngôn ngữ phi cá thể: ít mang màu sắc cáthể. Tính phi cá thể trong sử dụng ngôn ngữ là đặc trưng thứ ba của ngôn ngữ khoa học,trái với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngộn ngữ nghệ thuật mang dấu ấncá thể của người sử dụng.2. Định nghĩa phong cách ngôn ngữ khoa họcPhong cách ngôn ngữ khoa học là phong cách ngôn ngữ trong các văn bản khoa học mangcác đặc trưng cơ bản là tính trừu tượng, tính lí trí và tính phi cá thể, thể hiện những yêucầu dùng từ đặt câu và tạo văn bản.II. LUYỆN TẬPBài tập 1: Đọc lại bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đếnhết thế kỉ XX để trả lời ba câu hỏi trong bài tập.- Nội dung thông tin là những kiến thức khoa học khoa học văn học, chính xác hơn làkhoa học Lịch sử văn học- Phương pháp nghiên cứu Sử dụng luận chứng sự phát triển của xã hội từ cách mạngtháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX và trình bày các luận điểm về phát triển văn học- Văn bản này thuộc loại văn bản khoa học giáo khoa dùng để giảng dạy trong nhàtrường. Vì vậy một mặt trình bày kiến thức văn học sử, mặt khác cần phải làm cho hs tiếpnhận ghi nhớ và có kĩ năng vận dụng để hiểu khái quát một giai đoạn văn học trong tiếnDoc24.vntrình phát triển của văn học Việt Nam- Ngôn ngữ khoa học: dùng nhiều thuật ngữ khoa họcBài tập 2. Giải thích và phân biệt những từ ngữ khoa học với từ ngữ thông thường quacác ví dụ trong môn Hình học: điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt phẳng, góc, đườngtròn, góc vuông, ...(Gợi ý: Căn cứ vào ba đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ khoa học lĩnh vực hình học đểphân biệt với từ ngữ thông thường tương ứng.)Bài tập 3:- Thuật ngữ: khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay, di chỉ, công cụ đá...- Tính lí trí và logic: thể hiện lập luận:+ Câu đầu: nêu lên luận điểm+ Các câu sau: nêu các luận cứ, cứ liệu thực tế→ Kết cấu diễn dịchTrên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.