Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn bài lớp 12: Mấy ý nghĩ về thơ

ecb8a46a3391397b97003c2b45b7ae79
Gửi bởi: Tuyển sinh 247 1 tháng 8 2016 lúc 23:23:33 | Được cập nhật: 16 tháng 5 lúc 13:15:30 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1342 | Lượt Download: 0 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Doc24.vnSoạn bài mấy nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Thi1. Về tác giả Nguyễn Đình Thi (1924-2003) sinh tại Luông Pha-bang (Lào) quê gốc Hà Nôi,thuở nhỏ cùng gia đình Lào. Năm 1931 theo gia đinh về nước. Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1941. Saucách mạng, ông giữ nhiều trọng trách quan trọng trong Hội Văn học nghệ thuật, sau nàylà Hội Nhà văn Việt Nam. Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài: biên khảo triết học, viết văn, làm thơ, phêbình văn nghệ, lĩnh vực nào cũng có đóng góp đáng ghi nhận. Năm 1996, ông được traotặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Các tác phẩm chính. Tiểu thuyết: Xung kích (1951), Vào lửa (1966). Thơ: Người chiến sĩ (1956), Bài thơ Hắc Hải (1958), Dòng sông trong xanh (1974)… Kịch: con nai đen (1961), Hoa và Ngần (1975). Tiểu luận: Mấy vấn đề về văn học (1956), Công việc của người viết tiểu thuyết(1964). 2. Về văn bản a. Hoàn cảnh ra đời Mấy nghĩ về thơ được viết vào tháng 9-1949 tại Hội nghị tranh luận văn nghệ ởViệt Bắc. Bài viết này về sau được đưa vào tập Mấy vấn đề về văn học. b. Thể loại: tiểu luận 3. Một số câu hỏi, bài tập BT 1. Nguyễn Đình Thi đã phân tích như thế nào về đặc trưng cơ bản nhất của thơlà biểu hiện tâm hồn con người? Gợi ý: Để làm nổi bật đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người,Nguyễn Đình Thi đã phân tích, lí giải về mối quan hệ giữa thơ với tâm hồn con ngườiDoc24.vnbằng cách đưa ra một loạt dẫn chứng. Ta nói trời hôm nay nên thơ nhưng chính ra lòng chúng ta mang một nỗi niềm vuibuồn nào mà muốn làm thơ, hoặc đọc thơ về trời xanh.. Mưa phun buổi chiều gợi nhữngcâu thơ nào nhớ nhung nhưng chính nỗi nhớ nhung gặp buổi chiều mưa mà muốn thìthầm những câu thơ chưa thành hình rõ. Làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mắt. Những câu, những lời thơ diễn lên, làm sống ngay lên một tình cảm, một nỗi niềmtrong lòng người đọc. Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộcsống. Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh giữa thơ với tâm hồn con người có sự tác động qualại lẫn nhau. Tiếp theo tác giả đưa ra đặc điểm của thơ để khẳng định thơ diễn tả tâm hồn conngười. “Thơ là một thứ nhạc”, “một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu khoảng imlặng, tình ý” và nói chung những cái đó là “của tâm hồn”. Nhịp điệu thơ được hinh thành từ những cảm xúc, hình ảnh và trong khoảng imlặng “cũng la nơi trú ngụ kín đáo của sự xúc động”. Cuối cùng tác giả kết luận “đường đi của thơ là đi thẳng vào tình cảm”. Điều đó cónghĩa là phương tiện biểu hiện của tâm hồn con người. BT 2. Những yếu tố đặc trưng khác của thơ (hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc, cáithực…) đã được Nguyễn Đình Thi đề cập ra sao? Bên cạnh việc thể hiện tâm hồn con người, thơ còn mang nhiều yếu tố đặc trưng cơbản khác cũng được Nguyễn Đình Thi đề cập đến. Hình ảnh thơ: “là hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnhhuống hoặc trạng thái nào đấy”, ví như “những tia lửa tóe lên khi búa đập vào sắp trên đe”được thu lượm kết nên một bó sáng. Tư tưởng trong thơ: “Những tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống,ở trong cuộc sống. Tư tưởng của nhà thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự”. Cảm xúc trong thơ: “Cảm xúc là phần xương thịt hơn cả của đời sống tâm hồn” “bấtDoc24.vncứ cảm xúc tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ”. Cái thực trong thơ: “là những hình ảnh sống, những hình ảnh có sức lôi cuốn vàthuyết phục người đọc. Đó là những hình ảnh chưa có vết nhòa của thói quen, không bịdập khuôn vào những niệm trừu tượng định trước. BT 3. Ngôn ngữ thơ có gì đặc biệt so với ngôn ngữ các thể loại văn học khác?Nguyễn Đình Thi quan niệm như thế nào về thơ tự do, thơ không vần? a. Ngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ của các thể loại văn học khác chỗ: nó có nhịpđiệu có tính nhạc va ngoài lời “thi tại ngôn ngoại”. Nguyễn Đình Thi đã so sánh ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ văn xuôi để tìm ra điểmriêng của thơ; “Đường đi của thơ là con đường đi thẳng vào tình cảm, không quanh co”.Tron khi “văn xuôi lôi cuốn người như dòng nước, đưa ta đi lần lượt, từ điểm này quađiểm khác” thì thơ “chỉ chọn một ít điểm chính, bấm vào những điểm ấy thì toàn thể độnglên theo”. b. Nguyễn Đình Thi trực tiếp bày tỏ quan niệm về thơ tự do và thơ không vần. Trước tiên tác giả công nhận vai trò sứ mạng của vần, nhịp, luật thơ, sau đó sử dụngthành thao tác lập luận bác bỏ để khẳng định không có nó người làm thơ vẫn thành côn:“Theo tôi những luật lệ của thơ từ âm điệu đến vần đều là những vũ khí rất mạnh trongtay người làm thơ. Nhưng không phải hễ thiếu những vũ khí ấy là trận đánh nhất địnhthua. Thiếu vũ khí ấy trận đánh gay go thêm nhiều, nhưng người làm thơ vẫn có thểthắng”. Đưa ra quan niệm: “Tôi nghĩ rằng, không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơkhông có vần”. Định hướng cách hiểu về thơ. “Tôi cho rằng chúng ta không nên lo thơ đi vào hìnhthức này hay hình thức khác mà trước hết nên lo sao phải nói lên được những tình cảm tưtưởng mới của thơi đại. Dùng bất cứ hình thức nào miễn la thơ diễn tả được đúng tâm hồncon người mới ngày nay”. Đây chính là vấn đề trọng tâm, cốt lõi trong quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi. Nhận xét: Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi đúng đắn, tiến bộ, sát thực với tình hình thơDoc24.vnca đương thời. Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. BT 4. Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi ngày nay còn có giá trị không? Vìsao?Gợi ý: Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, vì: Sáng tác thơ ca và thưởng thức thơ là những hoạt động nghệ thuật không ngừngnghỉ. Bất kì thời đại nào con người cũng có nhu cầu thể hiện tư tưởng, tình cảm, cảmxúc và thơ chính là chuyện đồng điệu của những tâm hồn. Dẫu quan niệm về thơ có đổi mới về một số mặt thi pháp nhưng những luận điểm cơbản trên đây vẫn còn giữ vững giá trị. Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi con có nghĩa rất lớn đối với việc địnhhướng sáng tạo và cảm thụ thơ ca. BT 5. Nêu rõ nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong nghệ thuật lập luận đưa dẫnchứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh… để làm sáng tỏ từng vấn đề đặt ra. Gợi ý: Bài tiểu luận Mấy nghĩ về thơ đã thể hiện nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trongnghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng sử dụng từ ngữ, hình ảnh.- Hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo. Tác giả sử dụng linh hoạt cácthao tác lập luận so sánh, phân tích, giải thích, bác bỏ. Cách suy luận logic. Cách lấy dẫn chứng: độc đáo, tinh tế, sát thực có tác dụng soi sáng cho luận điểm. Từ ngữ giàu có, ngôn ngữ chọn lọc, được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo. Cách viết có hình ảnh, hình ảnh chân thực, độc đáo gợi nhiều liên tưởng.Trên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.