Liên hệ giữa cung và dây
Bài 13 (Sách bài tập - tập 2 - trang 101)
Cho đường tròn (O). Gọi I là điểm chính giữa của cung AB (không phải là cung nửa đường tròn) và H là trung điểm của dây AB. Chứng minh rằng đường thẳng IH đi qua tâm O của đường tròn ?
Hướng dẫn giải
Bài 12 (Sách bài tập - tập 2 - trang 101)
Cho đường tròn tâm O. Trên nửa đường tròn đường kính AB lấy hai điểm C, D. Từ C kẻ CH vuông góc với AB, nó cắt đường tròn tại điểm thứ hai là E. Từ A kẻ AK vuông góc với DC, nó cắt đường tròn tại điểm thứ hai là F. Chứng minh rằng :
a) Hai cung nhỏ CF và DB bằng nhau
b) Hai cung nhỏ BF và DE bằng nhau
c) DE = BF
Hướng dẫn giải
Bài 2.1 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 2 - trang 101)
Cho đường tròn tâm O bán kính R. Vẽ góc ở tâm \(\widehat{AOB}=80^0\), vẽ góc ở tâm \(\widehat{BOC}=120^0\) kề với \(\widehat{AOB}\)
So sánh và sắp xếp độ dài AB, BC, CA theo thứ tự tăng dần ?
Hướng dẫn giải
Bài 14 (Sách bài tập - tập 2 - trang 101)
Cho đường tròn (O; R). Hãy vẽ hai cung (không phải là cung lớn) biết rằng cung này có số đo gấp 3 lần số đo cung kia và có dây căng cung dài gấp đôi dây căng cung kia.
Hướng dẫn giải
Bài 10 (Sách bài tập - tập 2 - trang 101)
Cho tam giác ABC có \(AB > AC. \) Trên cạnh AB lấy một điểm D sao cho AD = AC. Vẽ đường tròn tâm O ngoại tiếp tam giác DBC. Từ O lần lượt hạ các đường vuông góc OH, OK xuống BC (\(H\in BC,K\in BD\))
a) Chứng minh rằng OH <OK
b) So sánh hai cung nhỏ BD và BC
Hướng dẫn giải
Bài 2.2 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 2 - trang 101)
Cho hình thoi ABCD. Vẽ đường tròn tâm A, bán kính AD. Vẽ đường tròn tâm C, bán kính CB. Lấy điểm E bất kì trên đường tròn tâm A (không trùng với B bà D), điểm F trên đường tròn tâm C sao cho BF song song với DE
So sánh hai cung nhỏ DE và BF ?
Hướng dẫn giải
Bài 11 (Sách bài tập - tập 2 - trang 101)
Trên dây cung AB của một đường tròn O, lấy hai điểm C và D chia dây này thành ba đoạn thẳng bằng nhau AC = CD = DB. Các bán kính qua C và D cắt cung nhỏ AB lần lượt tại E và F. Chứng minh rằng :
a) Cung AE = Cung FB
b) Cung AE = Cung EF