Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Phân tích bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

f600cba384c7da08b7aed3cddb4790b0
Gửi bởi: Nguyễn Thùy Dương 14 tháng 7 2016 lúc 17:26:07 | Được cập nhật: 6 giờ trước (19:33:34) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 2839 | Lượt Download: 63 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Doc24.vnPhân tích bài “Phú Sông Bạch Đằng” của Trương Hán SiêuBài tham khảo 1Trong lịch sử văn học nghệ thuật Việt Nam, nhiều địa danh của đất nước đã trở thànhnhững đề tài hấp dẫn, vì ghi dấu những chiến công vĩ đại như Hàm Tử, Chi Lăng, ĐốngĐa, Sông Lô… Nhưng gợi nhiều cảm hứng nhất có phải kể đến sông Bạch Đằng lịch sử –nơi đã từng diễn ra những trận đánh quyết liệt chống quân xâm lược phương Bắc. Tại đây,Ngô Quyền thắng quân Nam Hán; Lê Hoàn quét sạch quan Tống; Trần Hưng Đạo nhấnchìm đại quân Nguyên Mông. Bởi thế, chỉ nói riêng trong lịch sử văn học thời trung đạiđã nhiều cây bút tên tuổi như Trần Minh Tông, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, NguyễnMộng Tuân… đều viết về nó. Nhưng thành công hơn cả là Trương Hán Siêu với bài Bàiphú sông Bạch Đằng. Tác phẩm này từ lâu đã được đánh giá là bài phú nổi tiếng nhất ởđời Trần và cùng là một trong số ít bài phú xuất sắc nhất của văn học trung đại.Doc24.vnĐây là một bài phú có thể (hoặc còn gọi là phú lưu thuỷ), không tuân theo niêm luậtchặt chẽ của Đường phú (hay còn gọi là phú đường luật), vần luật của bài phú này tươngphóng khoáng, giàu nhạc điệu và dễ truyền tụng.Bài phú sông Bạch Đằng có thể chia làm đoạn: 1. Niềm vui thích du ngoạn nhất làdu ngoạn trên sông Bạch Đằng; 2. Thuật lại chiến công trên sông Bạch Đằng của cha ôngta xưa; 3. Bài học rút ra trên con sông này.Trong một bài phú, thông thường tác giả hay hư cấu thêm một số nhân vật để đối đáp,tranh luận với mình. Điều đó góp phần cho bài phú sinh động háp dẫn hơn, nhờ sự đanxen của những câu đối thoại, những câu bàn bạc: Khi thì bổ sung, khi thì bác bỏ kiếnban đầu. Bài phú sông Bạch Đằng có những nhân vật như: khách, ta, bô lão. Thực chất,đấy chính là sự phân thân của chính tác giả, trong một thủ pháp nghệ thuật của bài phú.Dưới đây sẽ phân tích bài phú theo cách đã nói trên.Trong văn chương trung đại, thiên nhiên được miêu tả khá nhiều. Các nhà văn, nhàthơ tìm đến thiên nhiên trong những tâm trạng khác nhau. Cao Bá Quát đến với thiênnhiên để bộc lộ tâm trạng chua xót bất đắc chí. Nguyễn Bỉnh Khiêm thì đối với thiênnhiên để bày tỏ đạo lí thanh cao trước thói đời bon chen danh lợi… Bài phú sông BạchĐằng, Trương Hán Siêu đã tìm đến thiên nhiên trong một tâm trạng khác. Mở đầu bàiphú, nhà thơ đưa người đọc vào một thế giới hùng vĩ, bao la của những Cửu Giang, NgũHổ, Tam Ngô, Bách Việt là những nơi khách đã từng đi qua khách, tỏ ra là một con ngườicó tâm hồn phống khoáng, tư do:Giương buồm trong gió chơi vơi,Lướt bể chơi trăng mải miết.Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt.Khách cũng là một con người đi nhiều, biết rộng:Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ củng nhiều,Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.Doc24.vnĐi nhiều, biết nhiều, nhưng trong thú tiêu hao, khách chỉ học có Tử Trường, tức là TưMã Thiên, nhà sử học nổi tiếng Trung Quốc, từng chu du khắp đất trung hoa rộng lớntrước khi viết bộ sử kí bất hủ.Phải chăng khách nói đến Tử Trường để bày tỏ tâm hồn đồng điệu của mình vớingười xưa. Đi xa, đâu phải chỉ để tiêu dao, ngắm hoa vọng nguyệt, mà quan trọng hơn làtìm đến nơi cha ông ta đã lập chiến công to lớn đã làm vẻ vang cho lịch sử để chiêmngưỡng, ngợi ca và suy ngẫm.Điều này, chứng tỏ vị thế vị khách thật cao đẹp, chí khí thật hào hùng. Người đọc cóthể nhận thấy vẻ đẹp ấy trong chính lời kể đầy tự hào của khách. Khách nhắc tới nhiều địadanh quen thuộc trong sách vở tàu, chúng cách xa nhau hàng ngàn dặm, làm sao có thể điđược trong một sớm, một chiều (sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương Chiều lần thăm VũHuyệt Cửu Giang, Ngũ Hồ Tam Ngô, Bách Việt). Đấy chỉ là cách phô diễn tưởng cótính chất ước lệ mà thôi. Điều quan trọng là nó đã đưa đến cho người đọc ấn tượng khá rõvề những khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, góp phần thể hiện niềm ham thích tự do,phóng khoáng của nhân vật khách. Cảm hứng về cuộc viễn du mở đầu bài phú, thực ra chỉlà sự chuẩn bị một không khí thích hợp trước khi đi vào thế giới hùng vĩ của sông BạchĐằng lịch sử.Ấn tượng đầu tiên mà Trương Hán Siêu đưa đến cho người đọc là sự bề thế rộng lớnvà sức sống bền bỉ muôn đời của Bạch Đằng giang. Con sông này thật hùng vĩ, bởi rộngbát ngát và dài muôn dặm. Như vậy nó không những là đại giang và còn là trường giang(Bát ngát sóng kình muôn dặm), với bao lớp sóng lớn trùng điệp. Điều đáng lưu là ngoàivẻ thiêng liêng hùng vĩ, dong Bạch Đằng còn có nét thật dịu dàng, duyên dáng và thơmộng: những con thuyền nối đuôi nhau trôi dập dềnh trên sông đã cuối thu rồi nên nướcxanh, trời xanh; hai bên bờ lau lách xào xạc, đìu hiu…Trước cảnh sông nước hùng vĩ và thơ mộng ấy, tác giả cảm thấy vui buồn lẫn lộn.Đây là chiến trường ác liệt xưa kia, ta thắng lớn, nhưng kể sao cho hết những hi sinh mấtmát với bao giáo gãy, xương khô. Trời nước, lau lách như gợi lại chuyện cũ, khiến ngườihôm nay không tránh khỏi động lòng tiếc nuối, xót thương cho bao anh hùng đã khuất. ỞDoc24.vnđoạn thơ này, ta thấy một nỗi buồn cao đẹp qua những câu thơ có âm 'hưởng trầm lắng,với điệu cảm khái:Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá Tiếc thay dấu vết luống còn lưuSau này, Nguyễn Trãi khi thăm cảnh Bạch Đằng cũng có nỗi buồn tương tự.Trong bài Cửa biển Bạch Đằng, nhà thơ cũng thấy dáng núi dường như vẫn còn indấu vết thất bại của kẻ thù, cũng bâng khuâng nhìn dồng nước trôi mà hoài cổ:Ngạc chặt kình băm non lởm chởm;Giáo chìm gươm gãy bãi tầng tầng Dòng sông tìm bóng dạ bâng khuâng.Tuy vậy, cảm hứng chính của Bài phú sông Bạch Đằng là sự ngợi ca chiến công oanhliệt của dân tộc ta trên dòng sông lịch sử này. Từ những câu thơ trữ tình đoạn trên, đếnđoạn hai, tác giả chuyển sang những câu thơ tự sự mượn lời các bô lão những người đãtừng chứng kiến và tham gia trận Bạch Đằng kể lại. Nếu như phần đầu là lời của khách thìđoạn hai là lời của các bô lão. Sự xuất hiện của họ làm cho việc miêu tả chiến trận thêmsinh động, đồng thời việc chuyển được tự nhiên. (Mặc dù, ai cũng cũng biết dẫu lời củakhách hay lời của các bô lão cũng là lời của tác giả). Các bô lão tiếp chuyện khách với từđại diện cho nhân dân địa phương. Họ tôn kính khách và tự hào kể lại trận chiến năm xưa.Mở đầu, các bô lão giới thiệu cho khách biết: Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhịthánh bắt Mã và củng là bãi đất xưa Ngô chúa phá Hoang Thao. Bằng hai câu dài (mỗicâu 12 âm tiết), tác giả tạo được không khí trang nghiêm, đĩnh đạc làm nền cho việc miêutả chiến trận phần tiếp theo.Trận thuỷ chiến được khắc họa thật cô đọng, với những câu thật cô đọng, với nhữngcâu ngắn từ đến âm tiết:Thuyền bè muôn đội,Tinh kì phấp phới.Tì hổ ba quân,Giáo gương sáng chói.… Ánh nhật nguyệt chừ phải mờDoc24.vnBầu trời đất chừ sắp đổ.Bằng cách ngắt nhịp nhàng, bằng lối đối ngẫu chặt chẽ, bằng một loạt hình độngkhông khí trận mạc quyết liệt trên sông. Người đọc có thể hình dung khá rõ sự đông đảocủa lực lượng tham chiến, lẫn khí thế quyết chiến của hai bên và sự khốc liệt, dữ dội củamột cuộc chiến mà cả hai đều ngang tài, ngang sức (Trận đánh thư hùng chưa phân –chiến luỹ Bắc Nam chống đối), có thể làm đổi thay cả vũ trụ (khiến cho mặt trăng, mặttrời phải mờ đi, trời đất phải đổi).Sau khi miêu tả thế trận giao tranh ác liệt, các bô lão nhận xét về đặc điểm của mỗibên tham chiến. Kẻ địch thì có lực lượng hùng mạnh, lại thêm mưu kế gian xảo (Tất Liệtthế cường Lưu Cung chước đối). Và nhất là chúng có thừa sự kiêu ngạo của kẻ đã từngtung vó ngựa thôn tính nhiều quốc gia từ sang Âu: Những tưởng tung roi một lần là cóthể: Quét sạch Nam Bang bốn cõi. Còn ta, trước hết, đây là cuộc chiến đấu chính nghĩa, vìchính nghĩa nên thuận với lẽ trời (trời củng chiều người). Trong quan niệm của cha ông taxưa, trời bao giờ cũng công minh, chính trực, đứng về phía chính nghĩa, trừng phạt kẻ bạotàn. Thêm vào đó, ta lại có điều kiện tự nhiên hiểm yếu (Trời đất cho nơi hiểm trở), lại cóngười tổ chức lãnh đạo kiệt xuất với đường lối chiến thuật, chiến lược đứng đắn. Do đó,địch thua nhục nhã và ta đã thắng vang dội. Nước sông tuy chảy hoài từ đó tới nay, trảiqua bao tháng năm nhưng cái nhục ấy vẫn không rửa nổi. đây, Trương Hán Siêu dẫntích bên Tàu (Tào Tháo thua trận Xích Bích Bồ Kiên với hàng trăm vạn quân bị thấtbại Hợp Phì) để nói về các trận đánh trên Bạch Đằng giang từ thời Ngô Quyền đến TrầnHưng Đạo. Các bô lão không nói nhiều đến phía quân ta chỉ nhấn mạnh lòng biết ơn sâunặng: Tái tạo công lao Nghìn đời ca ngợi cũng đủ cho người đọc cảm nhận một cách sâusắc tầm vóc to lớn của chiến thắng Bạch Đằng trong sự nghiệp bảo vệ giang sơn gấm vóccủa quân dân đời Trần. Điều đáng lưu ý, khi nói về quân địch, các bô lão nhấn mạnh vàoyếu tố tinh thần. Rõ ràng, lời các bô lão có nghĩa sâu sắc, chuẩn bị dẫn đến những lờibình phần tiếp theo:Những người bất nghĩa tiêu vong,Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.Doc24.vnLời bình này trở thành chân lí của muôn đời, sông mái cùng Bạch Đằng giang hùngvĩ.Ở đây cũng như phần đầu, thời gian và không gian được tác giả thể hiện đan xen vớinhau. Xưa và nay, không gian và thời gian dường như cũng được tái hiện làm cho câuchuyện tránh được sự tẻ nhạt, đơn điệu và luôn sinh động hấp dẫn người đọc. Ngày nay,người ta thường gọi cách thể hiện này là nghệ thuật đồng hiện.Tiếp theo lời các bô lão, khách cũng vui vẻ nối tiếp lời ca kết thúc bài phú. Lời củakhách chính là phần tổng kết cố chức năng bổ sung, đính chính những nhận định mà cácbô lão đã trình bày trên (về nguyên nhân của chiến thắng). Với tâm trạng hân hoan,khách vừa đề cao công lao to lớn của các vị anh hùng đời Trần, vừa bày tỏ niềm tin vàosức sống mãnh liệt và tương lai tươi sáng của đất nước, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh tớicác yếu tố đức cao của dân tộc. Sự nhìn nhận của khách về chiến thắng cố chiều sâu triếtlí. Sức mạnh của non sông đất nước không phải địa thế hiểm trở mà trước hết conngười (Giặc tan muôn thuở thanh bình Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao).Đây là một bài phú có bố cục chặt chẽ, nhịp điệu thay đổi linh hoạt phóng khoáng, lờivăn cô đọng, dồi dào cảm xúc, khi thì xót thương nhớ tiếc, khi thì vui sướng tự hào. Tácgiả lại rất giỏi phân thân thành những nhân vật khác nhau để vừa kể vừa phụ họa thêm…làm cho bài phú giàu chất thơ khiến người đọc xúc động tự hào về non sông đất nướchùng vĩ, về chiến công lừng lẫy và đường lối giữ nước tài tình của quân dân nhà trần màcũng là của dân tộc ta bảy thế kỉ trước.Bài tham khảo 2Trương Hán Siêu là một nhân vật lớn đời Trần. Ông tên chữ Lăng Phủ, quê làngPhúc Am, huyện An Khánh, Ninh Bình. Trương Hán Siêu lúc trẻ làm môn khách củaHưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lầnthứ hai và thứ ba. Ông làm quan trải qua bốn triều vua Trần (Anh Tông, Minh Tông, HiếnTông, Dụ Tông). Trương Hán Siêu là một người học vấn uyên bác, thông hiểu sâu sắc đạoNho, đạo Phật, lại giàu lòng yêu nước và có nhiều công lao đối với triều Trần, vì vậy ôngđược các vua Trần tôn kính, xem như bậc thầy.Doc24.vnNăm 1308, vua Trần Anh Tông phong ông làm Hàn Lâm học sĩ. Đời Minh Tông ônggiữ chức Hành khiển. Đời Trần Dụ Tông, năm 1339, ông làm Hữu ti Lang trung Mônhạ. Đời Trần Dụ Tông đổi sang Tả Tư Lang kiêm chức Kinh Lược sứ Lạng Giang, năm1345 ông được thăng chức Gián nghị Đại phu tham chính sự. Ông được vua Dụ Tông saicùng với Nguyễn Trung Ngạn hợp soạn bộ "Hoàng Triều Đại Điển" và bộ "Hình LuậtThư". Năm 1351, ông được phong Tham tri Chính sự.Năm 1353, ông lãnh chiếu chỉ ra trấn nhậm Hoá Châu (Huế), sai người xây thành đắpluỹ, lập kế chống quân Chiêm. Năm 1354, ông cáo bệnh xin nghỉ nhưng trên đường vềBắc chưa kịp đến nhà thì mất, sau được truy tặng Thái phó và cho phối thờ Văn Miếu,Thăng Long.Sau khi mất, Trương Hán Siêu được truy tặng chức Thái phó và được đưa vào thờ tạiVăn Miếu ngang với các bậc hiền triết xưa. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam vào giaiđoạn nửa sau thế kỷ XIV nảy sinh cuộc tranh giành vị trí, ảnh hưởng giữa Nho giáo vàPhật giáo mà Trương Hán Siêu được coi là người đầu tiên lên tiếng phê phán đạo Phật,mở đường cho Nho giáo tiến lên. Ông còn để lại bốn bài thơ và ba bài văn “Dục Thuý sơnkhắc thạch”,”Linh TẾ Tháp ký”,”Khai Nghiêm tự bi”,”Bạch Đằng giang phú”,…Trongthơ văn cổ Việt Nam có một số tác phẩm lấy đề tài sông Bạch Đằng nhưng”Bạch Đằnggiang phú” được xếp vào hạng kiệt tác. Chưa rõ Trương Hán Siêu viết “Bạch Đằng giangphú”vào năm nào, nhưng qua giọng văn cảm hoài “Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá-Tiếcthay dấu vết luống còn lưu”, ta có thể đoán định được, bài phú này chỉ có thể ra đời saukhi Trần Quốc Tuấn đã mất, tức là vào khoảng 1301-1354.“ Bạch Đằng Giang phú” là một kiệt tác trong văn chương cổ Việt Nam. Về mặt nghệthuật, đây là tác phẩm thể hiện đỉnh cao của tài hoa viết phú. Về nội dung tư tưởng, BạchĐằng Giang phú là áng văn tràn đầy lòng yêu nước, tráng chí chất ngất, cùng tinh thần tựhào dân tộc và hàm chứa một triết lý lịch sử sâu sắc khi nhìn nhận nguyên nhân thànhcông của dân tộc trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.“ Bạch Đằng giang phú” được viết bằng chữ Hán. Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến,Nguyễn Đổng Chi, Bùi Văn Nguyên… đã dịch khá thành công áng văn này.Doc24.vnỞ Trương Hán Siêu, hành vi ứng xử nổi bật nhất, in đậm vào sử sách, là thái độ gầngũi thiên nhiên, cách ông nhìn ngắm thiên nhiên tạo vật. Về điều này, nếu nói Trương HánSiêu gắn bó với cảnh trí của đất nước thì không có gì sai nhưng hình như vẫn chưa đủ.Nhà thơ nhà văn Việt Nam xưa nay rất ít người thờ trước vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc:“Nước biếc non xanh thuyền gối bãi/Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu” (Nguyễn Trãi).Trương Hán Siêu cũng thế thôi. Nhưng với ông, trong tình yêu thiên nhiên hình như còncó một điều gì khác hơn, một khao khát thường trực muốn chiếm lĩnh thế giới tự nhiên,nhận biết cho hết mọi tri thức lịch sử xã hội ẩn ngầm trong ngoại giới. Như chính ôngphô bày trong vai một “người khách” bài Bạch Đằng giang phú, hầu như cả một đời,ông đã coi lẽ sống của mình là ngược xuôi tìm đến mọi danh lam thắng cảnh:“ Khách có kẻ, Giương buồm giong gió khơi vơi; Lướt bể chơi trăng mải miết. Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương, Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt; Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt Nơi có người qua đâu mà chẳng biết. Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ đã nhiều Mà tráng chí tứ phương vẫn còn tha thiết...”Cũng có thể nghĩ đấy mới chỉ là những lời tâm niệm của Trương Hán Siêu bởi các địadanh nói trên đều là điển cố trong văn liệu, ông được đọc qua sách vở, hay là thông quasách vở mà tìm đến chúng chứ chưa chắc đã một lần ghé thăm. Song cũng vì vậy, thiênnhiên như cái đích tìm kiếm của ông dường như có mang một hàm nghĩa thâm thúy: đâylà nơi tập kết mọi trải nghiệm văn hóa của con người, và cũng là chứng tích để con ngườinhìn xa vào lịch sử. Vẫn trong bài phú về sông Bạch Đằng, tiếp theo mấy câu vừa dẫn,ông liền bày tỏ nguyện bắt chước “thú tiêu dao” của Tử Trường tức Tư Mã Thiên nhàviết sử nổi tiếng của Trung Quốc, trước khi bắt tay cầm bút đã đi khắp mọi nơi đầu sôngcuối bể nhằm nuôi dưỡng tình cảm và thu nhận kiến thức.Doc24.vnTa để nếu phần trên, các địa danh thực ra đều là ảo địa danh trong điển tích,không phải trong thực tế thì đến đây mới là địa danh thực. Nhà thơ đưa ra một cái tênBạch Đằng chưa hề có trong các pho sách kinh điển nhưng lại hiển hiện trước mắt với tấtcả sức thuyết phục của những chiến công vang dội của nó. Bạch Đằng giang phú là một bài phú lưu thủy, người viết cốt biểu đạt tưởng mộtcách phóng khoáng, tuôn chảy, không quá chú trọng gò gẫm bằng trắc đối xứng và hiệpvần. Nhưng cấu trúc bài phú cũng là cả một dụng công. Bằng sự phân vai khéo léo giữa“khách” và “bô lão” trong nghệ thuật biểu hiện để tạo nên sự đồng hiện về thời gian, bằngcách chuyển đoạn thần tình trong tâm trạng người trần thuật từ bâng khuâng hoài cổ sangcảm xúc bồng bột của người đang chứng kiến sự việc tiếp diễn, bằng nghệ thuật sắp xếpngôn từ gây âm hưởng đa dạng, vừa khoan thai thoắt đã trở nên gấp gáp, rồi lại trở lạikhoan thai, và cả bằng sự sinh động của nhịp điệu... mấy trăm năm qua bài phú đã chiếmlĩnh trọn vẹn tâm hồn người đọc. Đặc biệt, không ít những bậc tự xem là tri âm tri kỷ cóthiên hướng muốn đón nhận toàn bộ hình tượng nghệ thuật của bài phú như những đườngnét khắc họa chân thực quang cảnh chiến trận Bạch Đằng. Nếu để ta sẽ thấy bức tranh đằng đằng sát khí của trận Bạch Đằng còn là một đốicực nữa của một bức tranh thủy mạc lặng tĩnh mà tác giả vẽ lên, như đã dẫn một phầntrước: Thiệp Đại Than khẩu tố Đông Triều đầu, Để Bạch Đằng giang thị phiếm thị phù. Tiếp kình ba vô tế; Trám diêu vĩ chi tương mâu. Thủy thiên nhất sắc phong cảnh tam thu Chử địch ngạn lô sắt sắt sâu sâu Chiết kích trầm giang khô cốt doanh khâu Thảm nhiên bất lạc trữ lập ngưng mâu (Qua cửa Đại Than ngược bến Đông Triều, Đến sông Bạch Đằng nổi trôi mặc chèo. Bát ngát sóng kình muôn dặm/Doc24.vnXanh xanh đuôi trĩ một màu. Nước trời một sắc phong cảnh ba thu Sông chìm giáo gãy gò đầy xương khô Buồn vì cảnh thảm đứng lặng giờ lâuĐây lại là đối cực động-tĩnh giữa hiện tại và quá khứ. Đối cực này đã khiến người đọcnhư rơi vào trạng thái mơ màng, bâng khuâng, trong khi đuổi theo cái cố gắng “đi tìm thờigian đã mất” của tác giả. Ta chợt tự hỏi: Không hiểu giữa hiện hữu thứ nhất (thực tại tĩnhlặng trước mắt mà cũng là một hụt hẫng trong tâm trạng) và hiện hữu thứ hai (thực tạisống động trong tiềm thức mà cũng là một miên viễn của tưởng tượng) thì hiện hữu nàomới là có thật? Sự vấn vương đây có chút gì đó làm lòng ta nặng trĩu khi nghĩ đến dòngchảy của thời gian và thói vô tình dễ quên của người đời. Nói cách khác, những âm hưởngtrữ tình đối lập trong tác phẩm đã tạo nên một ngân vang sâu thẳm và ngân vang nàychính là triết lý: sự sống là một tiếp biến không ngừng không nghỉ, cái đang diễn ra và cáiđã đi vào vĩnh cửu cứ đan quyện lấy nhau, mà cái nhân tố có khả năng kết nối làm nên sựđan quyện ấy, khiến cho sợi dây chuyền vô hình nghiệt ngã của thời gian có lúc tưởng nhưbị đảo ngược: hiện tại không hẳn đã trôi về quá khứ tất cả, mà có phần nào đó còn trôitheo chiều ngược lại, còn có “dấu vết lưu lại” với hậu thế cái nhân tố ấy là con người,được quyết định bởi con người: Trời đất đặt ra nơi hiểm trở, Bậc anh tài tính cuộc tồn an Giặc tan muôn thuở thăng bình, Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức caoNhìn trở lại toàn bộ bài phú, nghệ thuật phối trí thời gian và không gian của TrươngHán Siêu đã đạt đến chỗ thần tình. Nhà thơ đưa không gian Bạch Đằng từ một viễn cảnhtrải rộng và hết sức bao la đến với cận cảnh của một trận thủy chiến dữ dội, và cuối cùngdồn vào một tiêu điểm là chỗ đứng nội tâm của nhà chỉ huy quân sự quyết định sự thắngbại của chiến cuộc, đồng thời cũng chính là đang từ một không gian hiện thực ông quaytrở về với không gian hồi cố, không gian tâm tưởng, cùng theo đó, thời gian nghệ thuậtcũng đi lùi từ hiện tại về quá vãng. Vậy mà cảm hứng của người đọc lại không bị đẩy lùiTrên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.