Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

ÔN TẬP CHƯƠNG II QUY LUẬT DI TRUYỀN

be99fe89c4a187c865a12aa1f45f63b7
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 24 tháng 1 2021 lúc 12:13:32 | Được cập nhật: 24 phút trước Kiểu file: DOC | Lượt xem: 245 | Lượt Download: 6 | File size: 0.145408 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Ngaøy soaïn

TÀI LIỆU ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC NĂM HỌC 2020 – 2021

ÔN TẬP CHƯƠNG II QUY LUẬT DI TRUYỀN

Câu 1: Thế nào là nhóm gen liên kết?

A. Các gen alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.

B. Các gen không alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.

C. Các gen không alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.

D. Các gen alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.

Câu 2: Một loài thực vật, giao phấn giữa 2 cây quả tròn thuần chủng (P) có kiểu gen khác nhau được F1 toàn quả dẹt. F1 lai với cây đồng hợp tử lặn về các cặp gen được đời con có kiểu hình phân li theo tỷ lệ 1 cây quả dẹt: 2 cây quả tròn: 1 cây quả dài. Cho cây F1 tự thụ phấn được F2. Chọn các cây quả tròn F2 cho giao phấn với nhau được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, xác suất để cây này cho quả tròn là

A. 3/4. B. 1/9. C. 2/3. D. 1/12.

Câu 3: Điều nào sau đây không đúng với nhóm gen liên kết :

A. Các gen nằm trên một NST tạo thành một nhóm gen lien kết.

B. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó.

C. Số nhóm gen lien kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ lưỡng bội của loài đó.

D. Số nhóm tính trạng di truyền lien kết tương ứng với số nhóm gen lien kết Câu 4: Cơ sở tế bào học của trao đổi đoạn nhiễm sắc thể (hoán vị gen) là

A. sự tiếp hợp các NST tương đồng ở kì trước của giảm phân I.

B. sự trao đổi đoạn giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì trước của giảm phân II.

C. sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn gốc ở kì trước giảm phân I.

D. sự phân li và tổ hợp tự do của nhiễm sắc thể trong giảm phân.

Câu 5: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen là A và B tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại gen trội A hoặc B hay toàn bộ gen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao và hình dạng quả cây do lần lượt các gen gồm 2 alen quy định, trong đó alen D quy định thân thấp trội hoàn toàn so với alen d quy định thân cao; alen E quy định quả tròn trội không hoàn toàn so với alen e quy định quả dài; còn quả bầu là tính trạng trung gian. Tính theo lý thuyết, phép lai AaBbDdEe x aabbDdEE cho đời con có kiểu hình hoa đỏ, thân cao, quả bầu chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A.

6.25%.

B.

9,375%.

C.

3,125%

D.

18,75%

Câu 6: Cho biết các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau theo lí thuyết phép lai AaBbddMM × AABbDdmm thu được đời con có số cá thể mang kiểu gen dị hợp về hai cặp gen chiếm tỉ lệ

A. 50%. B. 87,5%. C. 37,5%. D. 12,5%.

Câu 7: Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Cho phép lai: ♀AaBbddEe x ♂AabbDdEE, đời con có thể có bao nhiêu loại kiểu gen và bao nhiêu loại kiểu hình?

A. 24 kiểu gen và 8 kiểu hình. B. 27 kiểu gen,16 kiểu hình.

C. 24 kiểu gen và 16 kiểu hình. D. 16 kiểu gen, 8 kiểu hình.

Câu 8: Một loài thực vật, cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 56,25% cây hoa đỏ; 18,75% cây hoa hồng; 18,75% cây hoa vàng; 6,25% cây hoa trắng. Cho các cây hoa đỏ F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. F1 có 2 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa hồng; II. Các cây hoa đỏ F1 giảm phân cho tối đa 4 loại giao tử.

III. Số cây hoa vàng ở F2 chiếm tỉ lệ ≈ 9,877%; IV. F2 có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 1/81.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 9: Ở một loài xét 4 cặp gen dị hợp nằm trên 3 cặp NST. Khi đem lai giữa hai cơ thể P: DdEe x DdEe, thu được F1. Biết cấu trúc của NST không thay đổi trong quá trình giảm phân. Tính theo lý thuyết, trong số cá thể được tạo ra ở F1, số cá thể có kiểu hình mang hai tính trạng trội và hai tính trạng lặn chiếm tỉ lệ

A. 1/32. B. 1/8. C. 7/32. D. 9/64.

Câu 10: Cho gà trống lông trắng lai với gà mái lông trắng thu được F1 gồm 18,75% con lông nâu, còn lại các con khác lông trắng. Biết các gen quy định tính trạng nằm trên các NST thường khác nhau. Nếu chỉ chọn các con lông trắng ở F1 cho giao phối ngẫu nhiên thì tỷ lệ kiểu hình đời con F2 là

A. 8 con lông nâu: 1 con lông trắng B. 8 con lông trắng: 1 con lông nâu

C. 3 con lông nâu: 13 con lông trắng D. 16 con lông nâu: 153 con lông trắng

Câu 11: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do 2 cặp gen quy định. Cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai phân tích với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con (Fa) có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt: 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây quả dẹt ở Fa tự thụ phấn thu được đời con. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng ?

(1) Đời con có 9 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình; (2) Đời con có số cây quả dẹt chiếm 56,25%; (3) Đời con có số cây quả tròn thuần chủng chiếm 1/3; (4) Đời con có số cây quả dẹt đồng hợp về 1 trong 2 cặp gen trên chiếm 1/2.

A. 1 B. 3 C. 4 D. 2.

Câu 12: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa chịu sự chia phối của ba gen A, B, D nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định. Trong kiểu gen nếu có mặt cả ba gen trội cho kiểu hình hoa vàng, thiếu một trong ba gen hoặc cả ba gen đều cho hoa màu trắng. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng (P) thụ phấn lần lượt với hai cây: Phép lai 1: lai với cây có kiểu gen aabbDD thu được đời con có 50% hoa vàng. Phép lai 2: lai với cây có kiểu gen aaBBdd thu được đời con có 25% hoa vàng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

I. Hoa vàng thuần chủng được tạo ra từ hai phép lai trên chiếm 25%.

II. Đời con của phép lai 1 có ba kiểu gen quy định cây hoa vàng.

III. Cả hai phép lai đều xuất hiện kiểu gen định hoa trắng thuần chủng ở đời con.

IV. Nếu cho ba cây trên giao phấn ngẫu nhiên với nhau tỉ lệ cây hoa trắng thu được ở đời sau là 41,67%

A. 2 B. 3 C. 1 D. 0

Câu 13: Cho cây thân cao lai phân tích đời con: 75% cây thân thấp : 25% cây thân cao. Nếu giao phấn giữa cây thân cao bất kì với từng cây thân thấp của quần thể này thì tỉ lệ các kiểu hình có thể thu được là: I. 1 thân cao : 1 thân thấp; II. 5 thân cao : 3 thân thấp; III. 5 thân thấp : 3 thân cao; IV. 3 thân thấp : 1 thân cao. Số phương án đúng là:

A. 1 B. 2 C. 4 D. 3

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tần số hoán vị gen?

A. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%. B. Tần số hoán vị gen luôn bằng 50%.

C. Các gen nằm càng gần nhau trên một nhiễm sắc thể thì tần số hoán vị gen càng cao.

D. Tần số hoán vị gen lớn hơn 50%.

Câu 15: Cho biết A: thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; BB quy định hoa đỏ; Bb quy định hoa vàng; bb quy định hoa trắng; D quy định quả to trội hoàn toàn so với d quy định quả nhỏ; Các cặp gen phân li độc lập và không xảy ra đột biến. Cho 2 cây (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình: 3:1. Có tối đa bao nhiêu sơ đồ lai thỏa mãn?

A. 16. B. 24. C. 28. D. 10.

Câu 16: Hiện tượng di truyền chéo liên quan đến trường hợp nào sau đây?

A. Gen trội trên NST thường. B. Gen lặn trên NST thường.

C. Gen trên NST Y. D. Gen trên NST X.

Câu 17: Ở cà chua, mỗi tính trạng do 1 gen có 2 alen quy định, 2 tính trạng di truyền độc lập. Cho một cây

quả vàng, tròn lai với cây quả đỏ, lê được F1 toàn quả đỏ, tròn. F1 tự thụ phấn được F2. Từ các cây đỏ, tròn F2 cho 1 cây tự thụ phấn, xác suất thu được cây quả vàng, lê ở F3 bằng bao nhiêu? Biết không có đột biến xảy ra.

A. 1/36. B. 1/16. C. 1/9 D. 1/81.

Câu 18: Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội hoàn toàn, không phát sinh đột biến mới. Tiến hành phép lai (P): ♂AaBbDD × ♀aaBbDd, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về F1?

I. Đời F1 có 32 kiểu tổ hợp giao tử; II. Kiểu hình trội về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 3/8.

III. F1 có 4 loại kiểu hình và 12 loại kiểu gen; IV. Có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về cả 3 tính trạng.

A. 2 B. 1 C. 3 D. 4

Câu 19: Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trăng; alen D quy định quả có nhiều hạt trội hoàn toàn so với alen d quy định không hạt; các cặp gen di truyền phân li độc lập với nhau. Từ một cây tam bội có kiểu gen BBbDDd, người ta tiến hành nhân giống vô tính đã thu được 100 cây con. Các cây con này được trồng trong điều kiện môi trường phù hợp. Theo lí thuyết, kiểu hình của các cây con sẽ là:

A. Hoa đỏ, quả có nhiều hạt. B. Hoa trắng, quả có nhiều hạt.

C. Hoa trắng, quả không hạt. D. Hoa đỏ, quả không hạt.

Câu 20: Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen qui định tính trạng đó

A. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y. B. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X

C. nằm trên nhiễm sắc thể thường. D. nằm ở ngoài nhân.

Câu 21: Ở một loài, alen H quy định cây cao, alen h quy định cây thấp; alen E quy định chín sớm, alen e quy định chín muộn. Hai cặp gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể di truyền liên kết với nhau. Phép lai nào dưới đây ở thế hệ sau xuất hiện tỷ lệ phân tính là 1:1:1:1?

A. . B. . C. . D. .

Câu 22: Các gen liên kết hoàn toàn, mỗi gen qui định một tính trạng và trội hoàn toàn, cho 4 phép lai:

(1) (2) (3) (4)

Có mấy phép lai trong số những phép lai trên cho đời con có tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ kiểu hình?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 23: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Hai cặp gen này phân li độc lập. Cho cây

(P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Biết rằng, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát

biểu nào sau đây sai?

A. Cho một cây thân cao, hoa trắng, ở F1 tự thụ phấn, có thể thu được đời con có số cây thân cao, hoa

trắng chiếm 20%.

B. Cho một cây thân cao, hoa đỏ ở F1 tự thụ phấn, nếu thu được ở đời con có 4 loại kiểu hình thì số cây

thân cao, hoa trắng ở đời con chiếm 18,75%.

C. Cho một cây thân cao, hoa đỏ ở F1 giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn, có thể thu được

đời con có 4 loại kiểu hình.

D. F1 có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ.

Câu 24: Ở một loài thực vật, có 4 cặp gen Aa, Bb, Dd, Ee phân li độc lập, tác động qua lại với nhau theo kiểu cộng gộp để hình thành chiều cao cây. Cho rằng cứ mỗi gen trội làm cho cây cao thêm 5 cm. Lai cây

thấp nhất với cây cao nhất (có chiều cao 320 cm) thu được cây lai F1. Cho cây lai F1 giao phấn với cây có

kiểu gen AaBBDdee. Hãy cho biết cây có chiều cao 300 cm ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A. 5/16 B. 15/16 C. 3/32 D. 1/16

Câu 25: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 ?

A. AABB × AaBB. B. Aabb × aabb. C. Aabb × Aabb. D. AABB × aabb.

Câu 26: Một loài thực vật, cho 2 cây (P) đều dị hợp tử về 2 cặp gen, cùng nằm trên 1 cặp NST giao phấn với nhau, thu được F1. Cho biết các gen liên kết hoàn toàn. Theo lí thuyết, F1 có ít nhất bao nhiêu loại kiểu gen?

A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

Câu 27: Bệnh bạch tạng ở người do alen lặn nằm trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng không bị bạch tạng sinh con đầu bị bệnh bạch tạng. Tính xác suất để họ sinh 3 người con gồm 2 con trai bình thường và 1 con gái bạch tạng?

A. 30/512. B. 27/512. C. 29/512. D. 28/512.

Câu 28: Gỉa sử sự khác nhau giữa cây ngô cao 10 cm và cây ngô cao 26cm là do 4 cặp gen tương tác cộng gộp quy định. Cá thể thân cao 10 cm có kiểu gen aabbccdd, cá thể thân cao 26cm có kiểu gen AABBCCDD. Con lai F1 có chiều cao là 18 cm. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ cây con có KG giống F1 là bao nhiêu?

A. 1/2. B. 1/4. C. 1/8. D. 1/16.

Câu 29: Trong trường hợp không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen giữa gen B và gen b với tần số 40%; D và d là 20%; G và g với tần số 20%. Tính theo lý thuyết, loại giao tử ab de Xhg được sinh ra từ cơ thể có kiểu gen XHgXhG chiếm tỷ lệ:

A. 0,12. B. 0,012. C. 0,18. D. 0,022.

Câu 30: Ở một loài thực vật, alen A: cao trội, a: thân thấp, alen B: hoa đỏ, b: hoa vàng. Cho cá thể có kiểu gen tự thụ phấn. Biết trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, hoán vị gen đã xảy ra trong quá trình hình thành hạt phấn và noãn với tần số đều bằng 20%. Xác định tỉ lệ loại kiểu gen thu được ở F1?

A. 32%. B. 24%. C. 2%. D. 16%.

Câu 31: Ở một loài thực vật, khi lai cây hoa tím thuần chủng với cây hoa vàng thuần chủng được F1 có 100% hoa vàng. F1 tự thụ phấn, F2: 39 cây hoa vàng: 9 cây hoa tím. Nếu phép lai khác giữa cây hoa tím với cây hoa vàng được kết quả : 1 hoa tím : 1 hoa vàng thì trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai phù Һợр?

(1) AaBB x aaBB. (2) aabb x aaBb. (3) Aabb x aaBb. (4) AaBb x aaBB. (5) AABB x aaBb. (6) Aabb x Aabb.

A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.

Câu 32: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen là A và B tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại gen trội A hoặc B hay toàn bộ gen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao và hình dạng quả cây do lần lượt các gen gồm 2 alen quy định, trong đó alen D quy định thân thấp trội hoàn toàn so với alen d quy định thân cao; alen E quy định quả tròn trội không hoàn toàn so với alen e quy định quả dài; còn quả bầu là tính trạng trung gian. Phép lai AaBbDdEe x aabbDdEE cho đời con có kiểu hình hoa đỏ, thân cao, quả bầu chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A. 6.25%. B. 9,375%. C. 3,125%. D. 18,75%.

Câu 33: Đem lai hai cá thể thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản được thế hệ F1. F1 lai phân tích, có bao nhiêu kết quả phù hợp với hiện tượng di truyền hoán vị gen?

(1) 9: 3: 3: 1; (2) 1: 1; (3) 1: 1: 1: 1; (4) 3: 3: 1: 1; (5) 3: 3: 2: 2; (6) 14: 4: 1: 1.

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 34: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcD cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là

A. 3/256. B. 1/16. C. 81/256. D. 27/256.

Câu 35: : Trong giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AaXeDXEd

đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%. Không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử aXed được tạo ra từ cơ thể này là

A. 2,5% B. 5,0% C. 10,0% D. 7,5%

Câu 36: ADN ngoài nhân có ở những bào quan

A. plasmit, lạp thể, ti thể. B. nhân con, trung thể.

C. ribôxom, lưới nội chất. C. lưới ngoại chất, lyzôxom.

Câu 37: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng?

A. XAXA × XaY. B. XAXa × XAY. C. XaXa × XAY. D. XAXa × XaY.

Câu 38: Trong trường hợp không có đột biến, một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen bằng tỉ lệ phân li kiểu hình? (1) AaBbdd x aaBBDd ; (2) AabbDd x aaBbdd ; (3) x ; (4) x ; (5) Dd x dd; (6) AaBb x Aabb

A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 39: Cho phép lai thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể không mang alen trội của các gen trên chiếm 3%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở 2 giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, ở F1 số cá thể mang alen trội của cả 3 gen trên chiếm tỉ lệ

A. 22%. B. 28%. C. 32%. D. 46%.

Câu 40: Cho ruồi giấm cái mắt đỏ giao phối với ruồi giấm đực mắt trắng (P), F1 toàn ruồi mắt đỏ. Cho ruồi F1 giao phối với nhau, F2 : 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng, trong đó tất cả các ruồi mắt trắng đều là ruồi đực. Cho biết tính trạng màu mắt ở ruồi giấm do một gen có hai alen quy định. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở thế hệ P, ruồi cái mắt đỏ có hai loại kiểu gen. B. Ở F2 có 5 loại kiểu gen.

C. Cho ruồi mắt đỏ F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F3 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.

D. Cho ruồi F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F3 có số ruồi mắt đỏ chiếm tỉ lệ 81,25%.

………………. HẾT ……………….

4

G iáo viên: Nguyễn Thị Thùy Phương - Trường THPT Bảo Lộc – TP Bảo Lộc - Lâm Đồng