Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Nghị luận xã hội về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông

6390411fe08f43fe055e0c720a9966cf
Gửi bởi: Hồ Hải Duyên 28 tháng 12 2020 lúc 11:05:48 | Được cập nhật: 10 giờ trước (8:37:19) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 637 | Lượt Download: 2 | File size: 0.049152 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Nghị luận xã hội về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông
Dàn ý Nghị luận xã hội về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông. (Một trong
những vấn đề nhứ nhối nhận được sự quan tâm của toàn dư luận chính là tình trạng
sử dụng quá nhiều bao ni lông hiện nay).
2. Thân bài
a. Thực trạng
Trong mỗi hộ gia đình, ngày nào cũng sẽ sử dụng bao ni lông để đựng thực phẩm và
các loại đồ đạc.
Nhà hàng, quán ăn, siêu thị cũng sử dụng bao ni lông để phục vụ khách hàng của
mình.
Lượng rá thải chủ yếu ra môi trường hiện nay chính là bao ni lông.
b. Nguyên nhân
Do sự tiện lợi của bao ni lông.
Do người dân chưa hiểu rõ được tác hại to lớn của bao ni lông.
Chưa có phương pháp thay thế hiệu quả nhất cho bao bì ni lông.
Do thói quen của người sử dụng.
c. Hậu quả
Bao ni lông mất nhiều năm để có thể phân hủy hết nên trước hết nó gây ô nhiễm môi
trường, việc chôn bao ni lông xuống đất gây ảnh hưởng và xói mòn độ phì nhiêu của
đất khiến đất bạc màu và cằn cỗi.
Việc đốt hoặc xử lí bao ni lông dù bằng bất kì cách nào cũng gây ô nhiễm nặng nề
đến môi trường, ảnh hưởng đến những thế hệ sau này.
d. Giải pháp

Hiện nay, nhà nước cũng như những tổ chức, cá nhân đã có nhiều phát minh các biện
pháp thay thế túi ni lông tuy nhiên hiệu quả chưa cao, vì vậy cần mở rộng những mô
hình có ích này để người dân biết đến nhiều hơn.
Mỗi người dân cần có ý thức hạn chế sử dụng túi ni lông và thay thế bằng những vật
khác thân thiện với môi trường.
3. Kết bài
Khái quát lại tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và rút ra bài học, liên hệ bản
thân.

Văn mẫu Nghị luận xã hội về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông
Bao bì ni lông được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, hầu hết mọi
người đều dùng vì sự tiện lợi của nó mà không hề biết hậu quả mà nó ảnh hưởng rất
lớn đối với môi trường và sức khỏe con người.
Ta không quá khó để tìm thấy một bao bì ni lông trên khắp mọi nơi. Quanh các khu
chợ người mua kẻ bán đều dùng túi ni lông để đựng hàng hoá của mình. Các khu dân
tập kết rất nhiều rác thải túi ni lông do các hộ gia đình sử dụng. Mua cá, mua thịt
dùng túi ni lông để đựng, mua rau, mua quả cũng sử dụng túi ni lông, mua trà sữa, cà
phê, nước uống mang về cũng không thể thiếu túi ni lông. Dường như, nó trở thành
một vật dụng tất yếu phục vụ đời sống con người. Theo con số điều tra gần đây,
trung bình cứ một người bán thịt một ngày dùng 1kg túi ni lông, một khu chợ xép
nhỏ hàng ngày cũng thải ra đến 300kg túi ni lông. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc
trung bình cứ một người thì một ngày sử dụng tám túi ni lông, một phút có khoảng
một triệu túi ni lông được dùng, một năm khối lượng túi mà còn người thải ra đủ đề
bao quanh trái đất bốn lần với con số lên đến vài trăm tỉ chiếc túi. Ở Việt Nam, khắp
các nơi từ thành thị đến nông thôn, lượng rác thải từ túi ni lông thải ra vô cùng lớn,
đặc biệt tại hai thành phố lớn tập trung đông dân cư là Hồ Chí Minh, Hà Nội mỗi
ngày thải ra hàng trăm tấn túi ni lông.
Đặc biệt, đáng báo động là tình trạng người dân vứt túi ni lông vô tội vạ khắp nơi,
ngang đâu vứt đấy gây nghiêm trọng. Tác hại của túi ni lông đến môi trường là vô
cùng lớn. Đặc tính của loại túi này là khả năng phân hủy trong môi trường không
cao, chúng phải mất hàng nghìn năm mới có thể tự phân hủy được. Bởi vậy, khi
chúng bị thải ra môi trường gây ngăn cản sự sinh trưởng của các loài thực vật, hạn
chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ môi trường của cây trồng dẫn đến năng suất
thấp, thậm chí cây trồng có thể bị bệnh và chết khi chưa ra hoa, kết quả. Đồng thời, ở
một số nơi lượng rác thải quá lớn, cỏ cây bị ngăn cản không có khả năng bám chặt

vào đất dẫn đến tình trạng gãy đổ, xói mòn đất đai khi mưa lớn lũ về. Mặt khác,
lượng túi ni lông thải xuống sông biển lớn mà chưa được phân hủy kịp thời, gây ô
nhiễm môi trường nước, môi trường biển, các loài sinh vật dần mất đi môi trường
sống của mình, khiến cho tình trạng cá tôm chết hàng loạt nổi lềnh bềnh trên các
sông hồ vẫn diễn ra ngày ngày. Túi ni lông vứt ngang nhiên giữa đường sá cũng gây
cản trở giao thông lớn, vào mùa mưa, chúng là nguyên nhân gây tắc nghẽn các
đường ống thoát nước gây ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt là ở những thành phố lớn.
Bao bì ni lông không chỉ hủy hoại môi trường sống của sinh vật mà còn là tác nhân
bào mòn sức khoẻ con người. Trong túi ni lông có chứa các kim loại, khi dùng làm
túi chuyên dụng đựng đồ ăn, thức uống có thể đầu độc cơ thể đặc biệt là não bộ và là
tác nhân gây nên bệnh ung thư, suy giảm miễn dịch cơ thể. Một số gia đình lựa chọn
cách đốt bỏ túi ni lông nhưng không hề biết rằng trong khi đốt bỏ loại túi này, trong
khói có chứa chất độc đi-ô-xin gây nên các bệnh về hô hấp như khó thở, ho ra máu
và các dị tật cho trẻ.
Hậu quả khôn lương từ bao bì ni lông, một vật dụng tưởng như nhỏ bé ấy nhưng
khiến không ít các quốc gia phải trăn trở để tìm ra giải pháp phù hợp để ngăn chặn
chúng "hoành hành" trong đời sống. Hiện nay, một số nước như Thụy Điển, Trung
Quốc, Hoa Kì đã ra lệnh cấm sử dụng bao bì ni lông. Nước ta cũng cần đề ra những
giải pháp quán triệt sử dụng bao bì ni lông đúng cách, nêu có thể nên đề ra luật cấm
sử dụng bao bì ni lông trong đời sống là tối ưu nhất. Tổ chức các cuộc thi, các cuộc
vận động tìm hiểu về tác hại của bao bì ni lông, nâng cao ý thức của mỗi người trong
việc sử dụng túi ni lông. Khuyến khích người dân sử dụng bao bì tự hủy sinh học
thay thế các loại ni lông này. Trong nhà trường, thầy cô phải là tấm gương sáng về
bảo vệ môi trường, là người bạn đồng hành cùng học sinh trong việc thực hiện các
chiến dịch "Hành động vì môi trường", "Nói không với ni lông",… cùng trao đổi với
học sinh những giải pháp tối ưu giúp hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng túi ni
lông trong đời sống. Mỗi cá nhân, đặc biệt là các bà, các mẹ nội trợ trong gia đình
nên thay thế túi ni lông bằng các làn, các túi giấy để đi chợ, các hộp nhựa để bảo
quản thực phẩm trong tủ lạnh.
Từ bỏ một thói quen là điều không dễ nhưng để hình thành một thói quen mới và tốt
cho bản thân và xã hội thì đó là điều nên làm. Để có thể sống trong một môi trường
lành mạnh và an toàn, chúng ta phải hành động ngay từ bây giờ.
-----------------------