Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Nghị luận xã hội về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh

950f81d02a1443bd5aec1578b61649e0
Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 17 tháng 9 2020 lúc 16:08:37 | Được cập nhật: hôm qua lúc 6:11:30 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 975 | Lượt Download: 1 | File size: 0.050688 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Viết đoạn văn ngắn về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh
200 chữ
Bài làm 1
Các bạn biết đấy, chiến tranh ở đất nước Việt Nam đã đi xa nhưng hậu quả nó để lại
thì vô cùng lớn và cũng nhiều nước trên thế giới chiến tranh vẫn còn. Chiến tranh- đó
là biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể hòa giải, là sự tham gia bằng vũ lực hai
bên trở lên. Lịch sử thế giới đã in đậm hình ảnh của biết bao cuộc chiến tranh, cuộc
chiến tranh nào cũng tàn khốc và không gì có thể bù đắp nổi. Có ai mà không biết
được 2 cuộc chiến tranh lớn nhất thế giới mà người ta gọi nó là Chiến tranh thế giới
thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, những cuộc chiến tranh được coi là tàn khốc
nhất trong lịch sử với sự tham gia của các nước lớn trên thế giới như: Mĩ , Anh, Pháp,
Liên Xô… Rồi có ai quên được những đau thương mất mát của hai thành phố
Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khi Mĩ thả hai quả bom nguyên tử xuống trong
thế chiến thứ hai. Cả hai thành phố chỉ còn là một đống đổ nát với mùi thuốc nổ, máu
nước mắt khắp mọi nơi. Cuộc chiến tranh Trung – Nhật đã cướp đi bao mạng người
tham gia vào cuộc chiến đó. Nói về chiến tranh thật thiếu sót nếu như ta không nhắc
tới Việt Nam- một dân tộc anh hùng đã hi sinh rất nhiều (thứ) trong các cuộc chiến
tranh lịch sử. Trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc dân tộc ta đã phải gồng mình lên
để chống lại quân Nam Hán, Nguyên Mông, quân Thanh… Rồi sau đó là cuộc xâm
lược của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ hùng mạnh, hiếu chiến. Bao nhiêu cuộc chiến
tranh là bấy nhiêu thời điểm đất nước lầm than, nhân dân loạn lạc, li tán, chết chóc.
Để kể về hậu quả mà chiến tranh gây ra thì có lẽ không có một từ nào có thể diễn tả
được hết.
Bài làm 2
Chiến tranh từng nổ lên trên mảnh đất quê hương này. Thế hệ ngày nay làm sao có thể
hiểu hết những gian khổ mà chiến tranh đã gây ra khi đang sống hạnh phúc tận hưởng
nền hòa bình, độc lập? Nhưng chúng ta có thể tìm hiểu nó bằng cách đọc nhiều bài
viết về chiến tranh, tra từ điển và rút ra được rằng, chiến tranh chính sự tổ chứ, tranh
chấp của chính trị bằng bạo lực giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc giữa
các nước hay liên minh các nước với nhau. Với riêng nhân loại, chiến tranh còn là nỗi
ám ảnh ghê sợ của một thời máu lửa, chồng chéo đau thương và là thứ đã cướp đi sự
sống của bao con người. Trước khi xảy ra chiến tranh, nhân loại phải hứng chịu một
xã hội đầy tranh chấp, bị mục nát, thối rữa. Kinh tế đổ dồn vào chiến tranh, con
nguwofi chịu đói khổ, mất mát. Chiến tranh xảy ra, mọi ngành kinh tế đều bị trì trệ rồi
sụp đổ. Nền kinh tế bắt đầu chỉ phục vụ cho chiến tranh. Chỉ còn lại công nghiệp
nặng, tất cả mọi thứ đều sản xuất ra chỉ để phục vụ cho chiến tranh. Mọi thứ chỉ
quanh quẩn ở chuyện sản xuất súng đạn, thuốc men, vải, thực phẩm phục vụ cho
chiến tranh. Tiền bắt đầu mất giá nhanh đến chóng mặt, mất giá đến nỗi tiền chỉ còn là
giấy, vàng chỉ còn là kim loại. Có tiền, có vàng cũng chẳng mua được gì vì lúc này
thực phẩm và thuốc men mới là thứ quan trọng và khan hiếm đến nối không có để sử
dụng. Ruộng nương đều phải trồng những loại cây phục vụ cho chiến tranh như cao
su, bông, đai. Người nông dân phải đi phục vụ cho hậu cần, làm việc không công. Tất
cả mọi người, từ trẻ em cho đến người già, ai có thể làm việc được đều phải làm việc
phục vụ cho chiến tranh. Chiến tranh bùng nổ khi giới hạn của tình thương đạt đến
đỉnh điểm không thể níu giữ được nữa. Chúng ta biết nhân loại đã trải qua bao cuộc
chiến đẫm máu là Chiến tranh thế giới thứ Nhất, Chiến tranh thế giới thứ Hai ở thế kỉ
XX. Dù đã sang thế kỉ XXI nhưng tàn dư của nó vẫn còn lại ít nhiều. Chẳng kể đến

khi học lịch sử, ta đều đã thấy sức tàn phá của nó nặng nề như thế nào, hàng nghìn
quả bom bị ném vào cả triệu con người vô tội. Nhật Bản sau chiến tranh mất nhiều
năm để gây dựng lại đất nước, những quốc gia thua cuộc lâm vào khủng hoảng. Khắp
nơi nơi trên thế giới rơi vào cảnh không nhà, không người thân, lâm vào khốn cùng.
Không cần đi xa ra thế giới, quay về Việt Nam, lịch sử Việt Nam từng trải qua biết
bao cuộc xâm lược, đấu tranh để đổi lấy nền độc lập ngày hôm nay. Chiến tranh, bao
thanh niên phải lên đường từ giả mẹ già, con thơ để ra chiến trường, đi mà không biết
ngày về. Ngày nay nhìn những ngôi mộ liệt sĩ nằm dài theo dọc miền đất nước ta
không khỏi xót xa và căm hận chiến tranh. Không chỉ để lại đau thương cho những
con người thời chiến ngày ấy.Đừng nghĩ chiến tranh là họ chỉ đánh nhau mà để cho
dân được yên ổn. Không hề, bất kỳ cuộc chiến nào, một khi phe tấn công tràn đến đâu
thì họ sẽ cướp bóc, giết chóc đến đấy không chừa một ai. Đừng nghĩ người dân sẽ
được yên ổn. Họ đánh để họ chiếm đất, họ chiếm tài nguyên chứ không phải để gánh
một đống người dân, không có ăn lại còn phải lo cho dân nữa, không hề. Nhưng
những chuyện như vậy đều bị giấu kín nên hầu như không ai biết cả. Cho đến bây giờ
khi đã sống giữa thời bình những ám ảnh về năm tháng bom đạn vẫn không ngừng ẩn
hiện trong giấc mơ người lính. Có người lính già bao năm chinh chiến, ngày trở về vợ,
con không nhận ra. Hay nhiễm trong mình chất độc màu da cam, di truyền cho bao
thế hệ con cháu trong gia đình. Có thể nói tàn dư mà chiến tranh để lại ta chẳng thể
đếm hết được bằng những con số. Thời gian dường như phai mờ tất cả nhưng những
hồi ức về chiến tranh, chiến trường cứ mãi ăn sâu vào tâm trí bao người. Chung quy,
chiến tranh bùng nổ cũng bởi sự ích kỉ của con người, ham mê lợi ích trước mắt mà
đem lầm than gieo vào đầu người dân vô tội. Tất yếu chiến tranh có cuộc chiến phi
nghĩa và cuộc chiến chính nghĩa. Nếu chiến tranh vì bảo vệ chính nghĩa, những điều
đúng đắn được cả thế giới ủng hộ nhằm đổi lấy hòa bình thì ta có thể chấp nhận đánh
đổi. Nhưng cũng có những cuộc chiến tranh phi nghĩa chỉ vì tranh giành đất đai,
quyền lực mà đem tính mạng của quân dân nướng trên ngọn lửa hung tàn. Những
cuộc chiến đó cần được lên án và sớm ngăn chặn.
Bài làm 3
Chiến tranh, bao thanh niên phải lên đường từ giả mẹ già, con thơ để ra chiến trường,
đi mà không biết ngày về: "Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc
hành" (Tây Tiến - Quang Dũng) Ngày nay nhìn những ngôi mộ liệt sĩ nằm dài theo
dọc miền đất nước ta không khỏi xót xa và căm hận chiến tranh. Không chỉ để lại đau
thương cho những con người thời chiến ngày ấy. Mà đến bây giờ khi đã sống giữa
thời bình những ám ảnh về năm tháng bom đạn vẫn không ngừng ẩn hiện trong giấc
mơ người lính. Chiến tranh gây ra quá nhiều thương vong. Người thì chết, người bị
thương, người sống thì không còn người thân, con mất cha, vợ mất chồng, mẹ mất
con.. nỗi đau chồng chất nỗi đau. Con người không vui vẻ. Chiến tranh phá hoại tài
sản nhân loại, đường xá, bệnh viện, điện, nước, ô nhiễm, thay đổi môi trường sống
của con người. Những tài sản này rất lâu sau mới có thể tái tạo lại được. Chiến tranh
gây tổn hại đến môi trường, thay đổi cấu trúc bề mặt trái đất, gây ảnh hưởng đến các
loài động vật khác. Chiến tranh làm hao tốn nhiều của cải vật chất xã hội, xã hội vì nó
mà giảm đi nhiều phúc lợi xã hội khác. Chiến tranh không mang lại kết quả gi cho cả
bên thắng và bên thua. Chiến tranh quá tàn nhẫn đối với con người.
Bài làm 4
Chiến trang mang đến vô vàn những tổn thất và nỗi đau cho những bên tham chiến,
đặc biệt chính là nỗi đau cho những người dân vô tội. Thật vậy, dù chiến tranh đã kết
thúc trên mảnh đất Việt Nam được gần 100 năm nay nhưng nỗi đau mà nó để lại cho

người dân Việt Nam vẫn vô cùng lớn. Đầu tiên, chiến tranh gây tổn thất cho cơ sở vật
chất, phá hoại cảnh quan môi trường và là gánh nặng tài chính cho mỗi quốc gia. Ví
dụ, trong thế chiến thứ nhất, tổn thất mà bên thua trận chuốc lấy đó là hàng trăm
nghìn tỷ USD đầu tư cho chạy đua vũ trang, hàng trăm công trình công cộng bị phá
hủy. Thậm chí là bên thắng cuộc thì cũng đã phải chịu tổn thất kinh tế vô cùng khổng
lồ. Thứ hai, chiến tranh gây ra sự chia cắt gia đình, chia cắt người thân vô cùng đau
xót. Trong những cuộc chiến, chúng ta đã từng chứng kiến biết bao cuộc chia tay tiễn
con đi lính của những người mẹ Việt Nam anh hùng, cuộc chia tay tiễn chồng ra trận
của những người phụ nữ thủy chung son sắt, của những đứa con tiễn cha chúng ra
trận. Chiến tranh chia cắt gia đình nhưng những người lính vẫn phải lên đường vì
tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. Thứ ba, chiến tranh đem đến nỗi đau mất người
thân không có gì xoa dịu nổi. Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe đến câu chuyện bà mẹ
Việt Nam anh hùng tiễn chồng và 8 người con đi lính đã hy sinh cả 9 người. Nỗi đau
ấy có ai thấu hiểu và gánh vác nổi đây? Những người thân của họ mãi mãi chẳng thể
trở về được nữa, thậm chí có những đứa con còn chưa kịp nhận mặt ba, có những
người lính còn chưa kịp về báo hiếu cha mẹ thì đã hy sinh mất rồi. Tồi tệ hơn, có
những người lính sống sót trở về nhưng lại mang trên mình những khuyết tật cơ thể
của mảnh đạn mà đau đớn vô cùng mỗi mùa đông đến. Và rồi, những người dân bình
thường khác còn phải hứng chịu chất độc màu da cam dioxin do đế quốc Mỹ trải
xuống rừng Việt Nam. Hậu quả là bao nhiêu thế hệ người Việt Nam chịu những
khuyết tật, dị dạng về hình thể, về trí tuệ và cả con cháu sau này của họ nữa. Cứ như
vậy mà chất lượng nòi giống của người Việt Nam bị suy giảm nghiêm trọng. Tóm lại,
nỗi đau mà chiến tranh đem đến cho con người là vô cùng nhiều, vì vậy, mỗi người
chúng ta đều cần chung tay đẩy lùi chiến tranh phi nghĩa trên khắp thế giới.