Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn

472c88c765104477bacfe145d3adcb18
Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 17 tháng 8 2020 lúc 14:38:49 | Được cập nhật: 2 giờ trước (21:49:25) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 2408 | Lượt Download: 11 | File size: 0.05376 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Viết đoạn văn ngắn về khiêm tốn 200 chữ
Bài làm 1
Khiêm tốn không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn tới thành công.Vậy
khiêm tốn là gì? Tại sao nó lại quan trọng với chúng ta đến vậy? Khiêm tốn là lối
sống không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang
thành công và không ngừng học hỏi từ những người khác. Chắc hẳn bạn cũng biết,
không ai trong chúng ta là hoàn hảo, trí tuệ của mỗi người cũng chỉ là một hạt cát nhỏ
bé giữa sa mạc rộng lớn. Hiểu được khả năng của mình sẽ là cơ sở quan trọng để ta
hoàn thiện bản thân và mở mang tri thức. Đồng thời, biết khiêm nhường và lắng nghe
cũng giúp ta có được sự tôn trọng, tin yêu của những người xung quanh. Khiêm tốn
làm chúng ta cao quý hơn trong mặt mọi người và luôn luôn nhận được sự nể phục.
Khiêm tốn còn làm chúng ta tự kiềm chế bản thân mình để không tự mãn khi thành
công. Chính điều này làm chúng ta luôn thấy mình “thấp” hơn người khác để bản thân
không ngừng cố gắng mỗi ngày. Chính đức tính ấy đã làm cho bức chân dung Chủ
tich Hồ Chí Minh trở nên gần gũi, cao quý hơn đối với nhân dânViệt Nam cũng như
bạn bè quốc tế. Vậy nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người quá đề cao
chủ nghĩa cá nhân, mải khoe khoang tự mãn, đắm chìm trong những gì đã đạt được để
rồi dần thụt lùi so với dòng chảy của văn minh nhân loại. Hiểu được giá trị của đức
tính khiêm tốn mỗi chúng ta cần nói không với cách sống tiêu cực và rèn luyện đức
khiêm tốn từ những điều nhỏ bé hàng ngày. Bởi “khiêm tốn là lương tri của cơ thể”,
thiếu nó ta đâu thể trở thành một con người đúng nghĩa cũng như hoàn thiện bản thân.
Bài làm 2
Người biết ít thì nói nhiều, người biết nhiều thi nói ít. Có thể nói, khiêm tốn là chiến
thắng đầu tiên trong giao tiếp. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc
đánh giá bản thân và người khác, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn
nhún nhường trước người khác. Người khiêm tốn thường giao tiếp điềm đạm, nhỏ
nhẹ, luôn biết nhường nhịn người khác, không khoe mẽ về bản thân, tôn trọng và lịch
thiệp trong giao tiếp. Người khiêm tốn cũng không bao giờ biểu lộ sự tự mãn về
những gì mình có, mình biết, nhờ vậy dễ tạo được sự đồng cảm và mối quan hệ thân
thiện với người khác trong giao tiếp,nên kết giao được với nhiều người. Khiêm tốn là
một thái độ sống tích cực, một cách làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiêm của
bản thân từ cuộc sống. Thái độ khiêm tốn thể hiện qua từng lời nói, hành động và cử
chỉ một cách thật tâm đối với mọi người. Ai cũng cần có lòng khiêm tốn. Chính sự
khiêm tốn gắn kết con người lại với nhau, tạo nên một xã hội văn minh, tiến bộ và
hạnh phúc. Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng còn tính cách trưởng
thành trong bão tố. Kẻ sống không có lòng khiêm tốn, thích khoe khoang, hợm hĩnh,
kiêu ngạo quá mức sẽ bị mọi người khinh ghét, xa lánh, nhất định sẽ thất bại trong
cuộc sống này.
Bài làm 3
Trong xã hội hiện đại, để thành công, chúng ta cần trang bị cho bản thân đức tính
khiêm tốn . Lòng khiêm tốn thật sự rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi con người.
Đó là thái độ không tự đề cao mình. Đánh giá đúng bản thân, luôn học hỏi người khác
và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm tốn là những người luôn hòa nhã
nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn là nới. Họ luôn nhanh chóng
nhìn nhận và sửa đổi khuyết điểm, học tập những cái hay, cái tốt để hoàn thiện bản
thân. Họ cũng không bao giờ khoe khoang những thứ mình đạt được. Bác Hồ là tấm

gương sáng cho lòng khiêm tốn. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một cuộc sống
giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị của một chủ tịch nước, Bác vẫn ở nhà sàn, cùng
với những vật dụng giản dị và những món ăn đơn sơ. Khiêm nhường là một đức tính
cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là
hoàn hảo cả. Tất cả những việc chúng ta cần làm là học tật không ngừng ở người
khác. Khiêm tốn đó dường như chỉ là một giọt nước giữa đại dương bao la mà thôi,
khiêm tốn sẽ giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và mở rộng hiểu biết của mình, khiêm
tốn là thái độ cần có của mỗi chúng ta, bất kể là ai, làm chức vụ gì, tài giỏi thế nào thì
đức tính đó sẽ làm chúng ta có thiện cảm với mọi người, và được mọi người yêu quý
ta cũng như sẽ có những mối quan hệ gần gũi và thân thiết. Tuy nhiên, nếu không có
khiêm tốn, con người sẽ luôn ngủ trên vinh quang không tự mình vươn lên, không tự
mình tiến bộ sẽ bị tụt hậu bị mọi người xung quanh căm ghét vì quá kiêu ngạo. Vậy
mà vẫn có những người khác, cho mình là số một. Còn một số người khác thì rụt rè,
tự ti, xem nhẹ giá trị bản thân mình. Những con người như thế sẽ khó thành công
trong công việc. Từ đó dẫn đến những hậu quả rất lớn và kiến thức bị thu hẹp, gây
mất đoàn kết. Ta cũng cần thấy rằng khiêm tốn không phải là tự ti, hạ thấp hay nâng
cao bản thân, rụt rè và không đánh giá đúng năng lực của bản thân vì thế ta cần phải
rút kinh nghiệm và tránh mắc phải những điều đó.
Khiêm tốn là đức tính góp phần nâng cao giá trị con người. Bản thân tôi cũng phải tự
rèn luyện bản thân mình đức tính khiêm tốn để phát triển bản thân cũng như góp phần
phát triển xã hội và đất nước.
Bài làm 4
Có rất nhiều ý kiến, nhận xét hay về khiêm tốn nhưng có lẽ ý kiến mà tôi tâm đắc nhất
có lẽ là "Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên
đường đời". Vậy khiêm tốn, thành công là gì? Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, nhún
nhường, không đề cao cái mình có và luôn coi trọng người khác. Thành công là đạt
được kết quả như mong muốn, thực hiện được mục tiêu đề ra. Khiêm tốn là điều
không thể thiếu giúp con người thành công trong cuộc sống. Trong cuộc sống, con
người phải luôn khiêm tốn. Bởi lẽ cá nhân dù có tài năng đến đâu cũng chỉ là những
giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Phải luôn học nữa, học mãi. Hơn nữa, khiêm
tốn là phẩm chất quan trọng và cần thiết của con người. Bên cạnh đó, khiêm tốn là
biểu hiện của con người đứng đắn, biết nhìn ra trông rộng, được mọi người yêu quý.
Chưa dừng lại ở đó, khiêm tốn giúp con người biết mình và hiểu người. Tuy nhiên,
khiêm tốn không có nghĩa là mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin. Thật vậy, ý kiến trên là hoàn
toàn đúng. Mỗi người hãy trân trọng những người khiêm tốn đồng thời phê phán
những người thiếu khiêm tốn: luôn tự cao, tự đại, cho mình là nhất mà coi thường
người khác. Hãy học lối sống khiêm tốn để ngày càng hoàn thiện mình và không
ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống.
Bài làm 5
Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: “Kiêu căng là đặc quyền của kẻ khờ dại”. Câu nói đó đã
dạy cho chúng ta bài học luân lí làm người về lòng khiêm tốn. Đúng vậy, khiêm tốn
không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối
nhân xử thế trên đường đời. Vậy khiêm tốn được hiểu như thế nào? Khiêm tốn là thái
độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho
mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể hiện thái độ hòa nhã,
nhún nhường trong văn hóa ứng xử, và quan trọng hơn, họ luôn tỏ ra tôn trọng bản
thân mình và tôn trọng người khác. Trong công việc và trong cuộc sống, những người
có thái độ khiêm tốn thường không thỏa mãn với những gì mình đạt được mà ngược

lại, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể đạt được những thành quả cao hơn
và những thành công mĩ mãn. Có lòng khiêm tốn, con người ta mới có tinh thần cầu
tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ. Khiêm tốn chỉ cho ta thấy những thiếu sót
của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ thái độ kiêu căng tự mãn, và giúp ta biết bình
tĩnh tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh. Sống khiêm tốn sẽ
được mọi người yêu quý và bớt người ghanh ghét đi. Đồng thời, khiêm tốn giúp con
người ta không kiêu ngạo khi đứng trên đỉnh cao vinh quang, và người khiêm tốn sẽ
lấy thành công đó làm động lực thúc đẩy họ tiến lên phía trước. Nếu tự mãn, đắm
chìm trong thành công của mình mà quên mất rằng họ cần phải cố gắng nhiều hơn
nữa để tạo lập nên những thành quả mới. Những người đó sẽ dễ gặp thất bại và bị
người đời xa lánh. Thực chất thì chúng ta không có đủ tư cách để tỏ ra kiêu ngạo
trước những người khác, trí tuệ của chúng ta chỉ là hạt cát nhỏ giữa một sa mạc trí
thức rộng lớn. Mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm
tốn, khiêm tốn trước người, khiêm tốn trước đời, để có thể đạt được những thành công
trong cuộc sống. Qua đây, chúng ta thấy rằng rèn luyện tính khiêm tốn đôi khi bắt
nguồn từ những hành động nhỏ nhặt trong đời thường. Tính khiêm tốn chính là bài
học đạo đức đầu tiên và cần thiết cho mỗi con người. Nó còn là nhân tố thiết yếu tạo
nên sự thành công và góp phần xây dựng những mối quan hệ bền vững trong xã hội.
Bài làm 6
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu đối với những người muốn thành công. Thật
vậy, đức tính khiêm tốn là những đức tính quý báu mà mỗi người thực sự cần trang bị
cho bản thân trong cuộc sống hiện đại. Khiêm tốn là khi mỗi người không kiêu căng
tự phụ về những gì mình có, những thành quả mình làm được, sống thực sự chân
thành và ham muốn học hỏi nhiều hơn là khoe mẽ. Đức tính này có thể được thể hiện
qua cách ăn mặc, qua lời ăn tiếng nói và phong cách thái độ sống. Nhờ có sự khiêm
tốn, con người thực sự có thể học hỏi nhiều hơn từ những người xung quanh. Hơn thế
nữa, thái độ sống giản dị khiêm nhường cũng đem đến cho mỗi người những cơ hội
để mở mang đầu óc, lắng nghe, tiếp thu những điều hay lẽ phải từ những người xung
quanh. Bằng đức tính khiêm tốn ham học hỏi, con người biết tự khai phá những con
đường đi tới thành công cho mình. Trái lại là kiêu căng tự phụ sẽ làm cho chúng ta
không lắng nghe được từ người khác, từ đó học hỏi bị hạn chế. Không những vậy, thái
độ sống khiêm tốn giản dị hướng tới những giá trị lâu bền sẽ được mọi người yêu mến
và kính trọng. Tóm lại, đức tính khiêm tốn là đức tính cần thiết mà mỗi người cần
trang bị trong cuộc sống.