Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Lý thuyết và bài tập Đọc - Hiểu môn Ngữ văn lớp 12

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 18 tháng 8 2020 lúc 17:06:24 | Được cập nhật: 24 tháng 4 lúc 0:29:02 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 375 | Lượt Download: 1 | File size: 0.723968 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Lý thuyết và bài tập Đọc - Hiểu môn Ngữ văn lớp 12

ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP PHẦN ĐỌC - HIỂU

1 - Các biện pháp tu từ

*Các biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, phúng dụ, ngoa dụ, nói giảm, nhân hoá, vật hóa, điệp ngữ, uyển ngữ, nhã ngữ, chơi chữ…

*Các biện pháp tu từ cú pháp: Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, lặp cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xen…

     * Các biện pháp tu từ ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tượng thanh, hài âm, tạo nhịp điệu, tạo âm hưởng…

2 -  Nghĩa tường minh và hàm ý

        *Nghĩa tường minh: là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

        * Hàm ý: là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

3 -  Liên kết trong văn bản: Các câu, các đoạn văn liên kết với nhau về nội dung và hình thức:

    - Về nội dung:

+ Liên kết chủ đề: Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.

+ Liên kết lô-gic: Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

  - Về hình thức:

+ Phép lặp từ ngữ: là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ nào đó để tạo ra tính liên kết giữa các câu chứa yếu tố đó. Có 3 cách sử dụng phép lặp: Lặp từ vựng, lặp cấu trúc ngữ pháp, lặp ngữ âm. Lặp còn tạo ra sắc thái tu từ  như nhấn ý, tạo nhịp điệu, nhạc điệu,…

+ Phép liên tưởng: là cách dùng các từ, tổ hợp từ có quan hệ liên tưởng trong từng câu giúp tạo ra sự liên kết giữa các câu chứa chúng.

+ Phép thế: là cách dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau, nhưng cùng chỉ về một vật, một việc để thay thế cho nhau và qua đó tạo nên tính liên kết giữa các câu chứa chúng.

+ Phép nối: là cách liên kết câu bằng từ, tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ. Các phương tiện sử dụng trong phép nối là các quan hệ từ (và, vì, nhưng, thì, mà, nếu, cho nên, rồi,…) và các từ ngữ chuyển tiếp (bởi vậy, nếu thế, dầu vậy, tuy thế, vậy mà, đã vậy,…) các phụ từ (lại, cũng, còn,…)

+ Phép tỉnh lược…

     4 - Các phương châm hội thoại:

+   Phương châm về lượng.

+   Phương châm về chất.

+   Phương châm quan hệ.

+   Phương châm cách thức.

+   Phương châm lịch sự.

     5 - Phong cách chức năng ngôn ngữ:

* Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

- Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm…đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.

- Đặc trưng:   

+ Giao tiếp mang tư cách cá nhân.

+ Nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp.

- Nhận biết:

+ Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ.

+ Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.

* Phong cách ngôn ngữ khoa học:

- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc  lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học.

  Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.

- Đặc trưng

                     + Tính khái quát, trừu tượng.

                     + Tính lí trí, lô gíc.

                     + Tính khách quan, phi cá thể.

* Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

- Khái niệm:

Là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật, thơ, kich).

- Đặc trưng:

+ Tính thẩm mĩ.

+ Tính đa nghĩa.

+ Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả.

                                                                                     

* Phong cách ngôn ngữ chính luận:

-  Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội.

- Đặc trưng:

+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ, úp mở.Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý.

         + Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch.

+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết.

* Phong cách ngôn ngữ hành chính:

- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính.

- Là giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.

- Đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:

+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường.

 VD: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,…

+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.

* Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn):

    - Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

     Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự: (thông tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).

Một số thể loại văn bản báo chí:

    + Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin - Thời gian - Địa điểm - Sự kiện - Diễn biến - Kết quả.

    + Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.

    + Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc.

6 - Phương thức biểu đạt:

* Tự sự (kể chuyện, tường thuật):

Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.

 * Miêu tả.

Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.

 * Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

 * Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.

 * Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc, người nghe.

 * Hành chính – công vụ: Văn bản thuộc phong cách hành chính công vụ là văn bản điều hành xã hội, có chức năng xã hội. Xã hội được điều hành bằng luật pháp, văn bản hành chính.

   Văn bản này qui định, ràng buộc mối quan hệ giữa các tổ chức nhà nước với nhau, giữa các cá nhân với nhau trong khuôn khổ hiến pháp và các bộ luật văn bản pháp lý dưới luật từ trung ương tới địa phương.

7 -  Phương thức trần thuật:

  - Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Lời trực tiếp)

  - Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình.

  - Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình, nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm (Lời nửa trực tiếp)

8 - Các thao tác lập luận:

* Giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc, hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.

* Phân tích: Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.

* Chứng minh: CM là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.

* So sánh: So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.

Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.

* Bác bỏ: Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.

9 - Kết cấu đoạn văn.

Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn có kết cấu phổ biến: quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp; bên cạnh đó là đoạn văn có kết cấu so sánh, nhân quả, vấn đáp, đòn bẩy, nêu giả thiết, hỗn hợp,…

Đoạn diễn dịch.

Đoạn diễn dịch là một đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát  đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa minh hoạ, cụ thể. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.

Ví dụ: Đoạn văn diễn dịch, nội dung nói về cá tính sáng tạo trong sáng tác thơ:

Sáng tác thơ là một công việc rất đặc biệt, rất khó khăn, đòi hỏi người nghệ sĩ phải hình thành một cá tính sáng tạo (1). Tuy vậy, theo Xuân Diệu - tuyệt nhiên không nên thổi phồng cái cá biệt, cái độc đáo ấy lên một cách quá đáng (2). Điều ấy không hợp với thơ và không phải phẩm chất của người làm thơ chân chính (3). Hãy sáng tác thơ một cách tự nhiên, bình dị, phải đấu tranh để cải thiện cái việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa (4). Trong khi sáng tác nhà thơ không thể cứ chăm chăm: mình phải ghi dấu ấn của mình vào trong bài thơ này, tập thơ nọ (5). Chính trong quá trình lao động dồn toàn tâm toàn ý bằng sự xúc cảm tràn đầy, có thể nhà thơ sẽ tạo ra được bản sắc riêng biệt một cách tự nhiên, nhà thơ sẽ biểu hiện được cái cá biệt của mình trong những giây phút cầm bút” (6)...

Mô hình đoạn văn: Câu 1 là câu mở đoạn, mang ý chính của đoạn gọi là câu chủ đề. Bốn câu còn lại là những câu triển khai làm rõ ý của câu chủ đề. Đây là đoạn văn giải thích có kết cấu diễn dịch.

Đoạn quy nạp.

Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.

Ví dụ: Đoạn văn quy nạp, nội dung nói về đoạn kết bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.

Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

        Đầu súng trăng treo (1).

Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng (2). Bất chợt chiến sĩ ta có một phát hiện thú vị: Đầu súng trăng treo (3). Câu thơ như một tiếng reo vui hồn nhiên mà chứa đựng đầy ý nghĩa (4). Trong sự tương phản giữa súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần gũi (5). Súng tượng trưng cho tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược (6). Trăng tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên vui (7). Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng đôi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và hào hoa muôn thuở (8). Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạng bay bổng đã hoà quyện lẫn nhau tạo nên hình tượng thơ để đời (9).

Mô hình đoạn văn: Tám câu đầu triển khai phân tích hình tượng thơ trong đoạn cuối bài thơ “Đồng chí”, từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câu chủ đề, thể hiện ý chính của đoạn: đánh giá về hình tượng thơ. Đây là đoạn văn phân tích có kết cấu quy nạp.

Đoạn tổng - phân - hợp.

Đoạn văn tổng phân hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề.

Ví dụ: Đoạn văn tổng phân hợp, nội dung nói về đạo lí uống nước nhớ nguồn:

Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người (1). Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng (2). Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách (3). Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình (4). Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do… (5)Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta (6). Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp (7).

Mô hình đoạn văn: Đoạn văn gốm bảy câu:

- Câu đầu (tổng): Nêu lên nhận định khái quát về đạo làm người, đó là lòng biết ơn.

- Năm câu tiếp (phân): Phân tích để chứng minh biểu hiện của đạo lí uống nước nhớ nguồn.

- Câu cuối (hợp): Khẳng định vai trò của đạo lí uống nước nhớ nguồn đối với việc xây dựng xã hội.

Đây là đoạn văn chứng minh có kết cấu tổng phân hợp.

Đoạn so sánh

- So sánh tương đồng.

Đoạn so sánh tương đồng là đoạn văn có sự so sánh tương tự nhau dựa trên một ý tưởng: so sánh với một tác giả, một đoạn thơ, một đoạn văn,… có nội dung tương tự nội dung đang nói đến.

Ví dụ: Đoạn văn so sánh tương đồng, nội dung nói về câu thơ kết trong bài “Nghe tiếng giã gạo” của Hồ Chí Minh:

Ngày trước tổ tiên ta có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim” (1). Cụ Nguyễn Bá Học, một nho sĩ đầu thế kỉ XX cũng viết: “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (2). Sau này, vào đầu những năm 40, giữa bóng tối ngục tù của Tưởng Giới Thạch, nhà thơ Hồ Chí Minh cũng đã đề cập tới tính kiên nhẫn, chấp nhận gian lao qua bài thơ “Nghe tiếng giã gạo”, trong đó có câu: “Gian nan rèn luyện mới thành công” (3). Câu thơ thể hiện phẩm chất tốt đẹp, ý chí của Hồ Chí Minh đồng thời còn là châm ngôn rèn luyện cho mỗi chúng ta (4).

Mô hình đoạn văn: Câu nói của tổ tiên, câu nói của Nguyễn Bá Học (câu 1,2) có nội dung tương đương với nội dung câu thơ của Hồ Chí Minh (4). Đây là đoạn văn mở bài của đề bài giải thích câu thơ trích trong bài “Nghe tiếng giã gạo” của Hồ Chí Minh có kết cấu so sánh tương đồng.

- So sánh tương phản.

Đoạn so sánh tương phản là đoạn văn có sự so sánh trái ngược nhau về nội dung ý tưởng: những hình ảnh thơ văn, phong cách tác giả, hiện thực cuộc sống,… tương phản nhau.

Ví dụ: Đoạn văn so sánh tương phản, nội dung nói về việc  học  hành:

Trong cuộc sống, không thiếu những người cho rằng cần học tập để trở thành kẻ có tài, có tri thức giỏi hơn người trước mà không hề nghĩ tới việc rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa vốn là giá trị cao quý nhất trong các giá trị của con người (1). Những người ý luôn hợm mình, không chút khiêm tốn, đôi khi trở thành người vô lễ, có hại cho xã hội (2). Đối với những người ấy, chúng ta cần giúp họ hiểu rõ lời dạy của cổ nhân: “ Tiên học lễ, hậu học văn” (3).

Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là nói về quan niệm của việc học: học để làm người. Câu 1, 2 nêu nội dung trái ngược với ý tưởng; câu 3 nêu ý tưởng. Nội dung tương phản với ý tưởng bao giờ cũng được đề cập trước, sau đó dẫn đến nội dung chính của ý tưởng. Đây là đoạn văn mở bài, giải thích câu nói của Khổng Tử “Tiên học lễ, hậu học văn”.

Đoạn nhân quả.

- Trình bày nguyên nhân trước, chỉ ra kết quả sau.

Đoạn văn có kết cấu hai phần, phần trước trình bày nguyên nhân, phần sau trình bày kết quả của sự việc, hiện tượng, vấn đề,…

Ví dụ: Đoạn văn nhân quả, nội dung nói tới lời khuyên về lòng biết ơn của con cái với cha mẹ trong một bài ca dao:

Núi Thái Sơn là núi cao nhất, đồ sộ nhất, vững chãi nhất ở Trung Quốc, cũng như tình cha mạnh mẽ, vững chắc (1). Chính người đã dạy dỗ hướng cho ta về lẽ phải và truyền thêm cho ta sức mạnh để bay vào cuộc sống (2). Và thông qua hình tượng nước trong nguồn, dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn, ta cảm nhận ró được tình yêu của mẹ mới thật ngọt ngào, vô tận và trong lành biết bao nhiêu (3). Từ những hình ảnh cụ thể ấy mà ta có thể thấy ðýợc ý nghĩa trừu tượng về công cha nghĩa mẹ (4). Công ơn đó, ân nghĩa đó to lớn sâu nặng xiết bao; chính vì vậy mà chỉ có những hình tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới sánh bằng (5). Vì thế mà người xưa mới khuyên nhủ chúng ta phải làm tròn chữ hiếu, để bù đắp phần nào nỗi cực nhọc, cay đắng của cha mẹ đã phải trải qua vì ta” (6).

Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là giải thích ý nghĩa câu ca dao. Sáu câu trên giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của hình ảnh trong câu ca dao, nêu nguyên nhân. Câu 6 là kết luận về lời khuyên, nêu kết quả

- Chỉ ra kết quả trước, trình bày nguyên nhân sau.

Đoạn văn có kết cấu hai phần. Phần đầu nêu kết quả, phần sau nêu nguyên nhân.

Ví dụ: Đoạn văn nhân quả, nội dung nói về lòng hiếu nghĩa của Kiều trong lúc lưu lạc:

Chính trong hoàn cảnh lưu lạc quê người của nàng ta mới thấy hết được tấm lòng chí hiếu của người con gái ấy (1). Nàng biết sẽ còn bao cơn “cát dập sóng vùi” nhưng nàng vẫn chỉ lo canh cánh lo cho cha mẹ thiếu người đỡ đần phụng dưỡng vì hai em còn “sân hoè đôi chút thơ ngây” (2). Bốn câu mà dùng tới bốn điển tích “người tựa cửa”, “quạt nồng ấp lạnh”, “sân lai”, “gốc tử (3)”. Nguyễn Du đã làm cho nỗi nhớ của Kiều đậm phần trang trọng, thiết tha và có chiều sâu nhưng cũng không kém phần chân thực (4).

Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn bình về lòng hiếu của Kiều. Câu 1 nêu kết quả, ba câu còn lại nêu nguyên nhân

* Đoạn vấn đáp.

Đoạn văn vấn đáp là đoạn văn có kết cấu hai phần, phần đầu nêu câu hỏi, phần sau trả lời câu hỏi. Nội dung hỏi đáp chính là chủ đề của đoạn văn. Trong kiểu kết cấu này, phần sau có thể để người đọc tự trả lời.

Ví dụ: Đoạn văn vấn đáp, nội dung nói về cái hồn dân tộc trong bài “Ông đồ” của Vũ Đình Liên:

Cứ đọc kĩ mà xem, sẽ thấy cái xót xa thấm đậm quay cuồng trong câu hỏi cuối: “Những người muôn năm cũ”, những người ấy là những tâm hồn đẹp thanh cao bên câu đối đỏ của ông đồ, hay những ông đồ trên phố phường Hà Nội xưa (1)? Tôi nghĩ là cả hai (2). Thắc mắc của tác giả rất có lí, và chính vì có lí nên nó thật tàn nhẫn và đau lòng (3). Những cái đẹp cao quý sâu kín, cái đẹp của hồn người Hà Nội, cái đẹp của hồn Việt Nam cứ ngày càng mai một, càng bị cuộc sống với những quy tắc rất thực tế lấn át, chà đạp và xô đẩy sang lề đường để rồi biến mất như ông đồ già kia, và có lẽ sẽ mãi mãi không còn nếu như không có những Vũ Đình Liên đáng khâm phục (4). “Hồn ở đâu bây giờ” (5)? Câu hỏi ấy là tiếng chuông cảnh tỉnh người đọc ở mọi thế hệ mọi thời đại, thức dậy những gì sâu xa đã bị lãng quên, chon vùi dưới cuộc sống ồn ào náo nhiệt (6). Làm sao để tìm lại cái hồn thanh cao cho mỗi con người Việt Nam, để khôi phục lại cái hồn cho cả dân tộc, đó là điều nhà thơ Vũ Đình Liên muốn nhắn gửi chúng ta (7).

Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là giải thích và bình về hai câu thơ. Phần nêu câu hỏi là câu 1, phần trả lời là câu 2, 3, 4.

*Đoạn đòn bẩy.

Đoạn văn có kết cấu đòn bẩy là đoạn văn mở đầu nêu một nhận định, dẫn một câu chuyện hoặc những đoạn thơ văn có nội dung gần giống hoặc trái với ý tưởng (chủ đề của đoạn) tạo thành điểm tựa, làm cơ sở để phân tích sâu sắc ý tưởng đề ra.

Ví dụ: Đoạn văn đòn bẩy, nội dung nói về hai câu thơ tả cảnh xuân trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:

Trong “Truyện Kiều” có hai câu thơ tả cảnh mùa xuân rất đẹp:

“Cỏ non xanh rợn chân trời

Cành lên trắng điểm một vài bong hoa” (1).

Thơ cổ Trung Hoa cũng có hai câu thơ tả cảnh đầy ấn tượng:

“Phương thảo liên thiên bích

Lê chi sổ điểm hoa (2).

Tác giả Trung Quốc chỉ nói: “Lê chi sổ điểm hoa” (trên cành lê có mấy bông hoa (3). Số hoa lê ít ỏi như bị chìm đi trong sắc cỏ ngút ngàn (4). những bông lê yếu ớt bên lề đường như không thể đối chọi với cả một không gian trời đất bao la rộng lớn (5). Nhưng những bông hoa trong thơ Nguyễn Du là hoàn toàn khác: “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” (6). Nếu như bức tranh xuân ấy lấy phông nền là màu xanh của của cỏ thì những bông hoa lê là một nét chấm phá vô cùng sinh động và tài tình (7). Sắc trắng của bông hoa lê – cái sắc trắng chưa từng xuất hiện trong câu thơ cổ Trung Hoa - nổi bật trên nền xanh tạo ra thanh khiết trong sáng vô cùng (8). Tuy chỉ là một vài chấm nhỏ trên bức tranh nhưng lại là điểm nhấn toả sáng và nổi bật trên bức tranh toàn cảnh (9). Những bông hoa “trắng điểm” thể hiện sự tài tình gợi tả gợi cảm trong lời thơ (10). Cành hoa lê như một cô thiếu nữ đang e ấp dịu dàng (11). Câu thơ cũng thể hiện bản lĩnh hội hoạ của Nguyễn Du (12). Hai sắc màu xanh và trắng hoà quyện với nhau trong bức tranh xuân vừa đẹp vừa dào dạt sức sống đầy xuân sắc, xuân hương và xuân tình (13).

Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là bình giảng câu thơ với hình ảnh thơ đặc sắc. Câu 3, 4, 5 phân tích câu thơ cổ Trung Quốc làm điểm tựa để năm câu còn lại (câu 6, 7, 8, 9, 10) làm rõ được chủ đề đoạn.  

* Nêu giả thiết.

Đoạn văn nêu giả thiết là đoạn văn có kết cấu: mở đoạn nêu giả thiết, để từ đó đề cập tới chủ đề đoạn.

Ví dụ: Đoạn văn nêu giả thiết, nội dung nói về chi tiết “cái bóng” trong “Chuyện người con gái Nam Xương”:

Giáo sư Phan Trọng Luận không sai khi nói: “Cái bóng đã quyết định số phận con người”, đây phải chăng là nét vô lí, li kì vẫn có trong các truyện cổ tích truyền kì (1)? Không chỉ dừng lại ở đó, “cái bóng còn là tượng trưng cho oan trái khổ đau, cho bất hạnh của biết bao người phụ nữ sống dưới xã hội đương thời (2). Nỗi oan của họ rồi cũng chỉ là những cái bóng mờ ảo, không bao giờ được sáng tỏ (3). Hủ tục phong kiến hay nói đúng hơn là cái xã hội phong kiến đen tối đã vùi dập, phá đi biết bao tâm hồn, bao nhân cách đẹp, đẩy họ đến đường cùng không lối thoát (4). Để rồi chính những người phụ nữ ấy trở thành “cái bóng” của chính mình, của gia đình, của xã hội (5). Chi tiết “cái bóng” được tác giả dùng để phản ánh số phận, cuộc đời người phụ nữ  đầy bất công ngang trái nhưng cũng như bao nhà văn khác ông vẫn dành một khoảng trống cho tiếng lòng của chính nhân vật được cất lên, được soi sáng bởi tâm hồn người đọc (5). “Cái bóng” được đề cao như một hình tượng đẹp của văn học, là viên ngọc soi sáng nhân cách con người (6). Bạn đọc căm phẫn cái xã hội phong kiến bao nhiêu thì lại càng mở lòng yêu thương đồng cảm với Vũ Nương bấy nhiêu (7). “Cái bóng” là sản phẩm tuyệt vời từ tài năng sáng tạo của Nguyễn Dữ góp phần nâng câu chuyện lên một tầm cao mới: chân thực hơn và yêu thương hơn (8).

Mô hình đoạn văn: Đoạn văn có câu thứ nhất nêu giả thiết về chi tiết “cái bóng”. Các câu tiếp theo khẳnh định giá trị của chi tiết đó.

*Đoạn móc xích.

Đoạn văn có mô hình kết câu móc xích là đoạn văn mà ý các câu gối đầu lên nhau, đan xen nhau và được thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ ở câu trước trong câu sau.

Ví dụ: Đoạn văn móc xích, nội dung nói về vấn đề trồng cây xanh để bảo về môi trường sống:

Muốn làm nhà thì phải có gỗ. Muốn có gỗ thì phải trồng cây gây rừng. Trồng cây gây rừng thì phải coi trọng chăm sóc, bảo vệ để có nhiều cây xanh bóng mát. Nhiều cây xanh bóng mát thì cảnh quan thiên nhiên đẹp, đất nước có hoa thơm trái ngọt bốn mùa, có nhiều lâm thổ sản để xuất khẩu. Nước sẽ mạnh, dân sẽ giàu, môi trường sống được bảo vệ.

Mô hình đoạn văn: Các ý gối nhau để thể hiện chủ đề về môi trường sống. Các từ ngữ được lặp lại: gỗ, trồng cây gây rừng, cây xanh bóng mát.

Giới thiệu một số đề tham khảo

Câu1: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỏ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?

(Trích Vợ nhặt - Kim Lân)

a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?

b. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?

c. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử.

Trả lời :

Câu a : Đoạn văn được viết theo phương thức biểu cảm là chính.

Câu b : Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ khi biết con trai (nhân vật Tràng) dẫn người đàn bà xa lạ về nhà

Câu c : Đoạn văn cần đảm bảo các ý:

-Dẫn ý bằng chính dòng độc thoại nội tâm xúc động của bà cụ Tứ.

- Tình mẫu tử gì? Biểu hiện của tình mẫu tử?

- Ý nghĩa của tình mẫu tử?

- Phê phán những đứa con bất hiếu với mẹ và nêu hậu quả.

- Bài học nhận thức và hành động?

Câu 2: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai... Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm...chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra...Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên...Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ...

                         (Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)

a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?

b. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?

c. Xác định phép tu từ trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ đó ?

d. Từ văn bản, việt đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về ý chí, nghị lực của tuổi trẻ hôm nay.

Trả lời:

Câu a: Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính.

Câu b: Đoạn văn kể chuyện nhân vật Việt bị thương nặng trên chiến trường. Một lần tỉnh lại, Việt nghe tiếng súng của ta, nhớ về đồng đội và quyết tâm tìm về đơn vị.

Câu c : Đoạn văn cần đảm bảo các ý:

- Dẫn ý bằng tình huống nhân vật Việt dù bị thương nặng trên chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần như vẫn cố gắng hướng về nơi có tiếng súng để sẵn sàng chiến đấu và tìm về với đồng đội.

-Ý chí, nghị lực của tuổi trẻ là gì? Biểu hiện?

- Ý nghĩa tác dụng của ý chí, nghị lực?

- Phê phán một bộ phận thanh niên có thái độ nãn chí, lùi bước trước thử thách khó khăn và nêu hậu quả.

- Bài học nhận thức và hành động?

Câu 3: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

Trong lúc chị Chiến xuống bếp nấu cơm, Việt đi câu con cá về làm bữa cúng má trước khi dời bàn thờ sang nhà chú, còn một mình ở nhà trên, chú Năm lại cất tiếng hò. Không phải giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra hai bên bờ sông, rồi dời lại trên cái ghe heo chèo mướn của chú. Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội.

                          (Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?

2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?

3. Xác định ít nhất hai biện pháp tu từ trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ đó ?

Câu 4: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mị cũng không thấy sợ... Trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ t thào được một tiếng "Đi đi..." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

         Mị đứng lặng trong bóng tối.

      Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.

(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)

a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?

b. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?

c. Từ văn bản, viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình yêu thương con người của tuổi trẻ hôm nay.

Câu 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại ”.                                  (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)

  1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?

  2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì?

  3. Trong đoạn văn trên, Tô Hoài sử dụng nhiều câu ngắn kết hợp với các câu dài có nhiều vế ngắn, nhịp điệu nhanh. Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì?

  4. Đoạn văn bản trên khiến anh/chị liên tưởng đến hiện tượng nào trong cuộc sống? Nêu ngắn gọn những hiểu biết của anh/chị về hiện tượng và đưa ra một giải pháp mà anh/chị cho là hợp lý nhất đẻ giải quyết hiện tượng này?

Câu 6 :

Văn bản:

     Hỡi đồng bào cả nước

     Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

     Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

     Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

     Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

                                                            (Trích Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh)

Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:   

1. Nêu cách trích dẫn và và ý chính của văn bản.

2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Việc dùng cụm từ “Suy rộng ra” có ý nghĩa gì? 3. Anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ của mình trong việc kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Câu 6: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

(Trích Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

  1. Nêu nội dung của đoạn thơ?

  2. Đoạn thơ đã sử dụng những biện pháp tu từ cú pháp nào?

  3. Viết một đoạn văn ngắn bình về tác dụng của các biện pháp tu từ cú pháp trong đoạn thơ trên?

Câu 7:

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hóa những con tàu

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu.

                                      (Trích Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)

Đọc lời đề từ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nêu ý chính của lời đề từ?

2. Xác định các biện pháp tu từ trong lời đề từ và nêu tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung?

3. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu Tây Bắc?

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG

THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX

Câu 1: Nêu ngắn gọn quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của VHVN từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?

1. Chặng đường từ năm 1945 đến 1954 (giai đoạn chống Pháp):

- Nội dung: ca ngợi Tổ quốc và quần chúng nhân dân, phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp, niềm tự hào dân tộc và tin tưởng ở tương lai tươi sáng của Đất nước.

- Nghệ thuật: Đạt được thành tựu trên nhiều thể loại văn học (truyện và kí, thơ ca, kịch, lí luận phê bình văn học).

- Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Đôi mắt  nhật kí ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc (truyện và kí); Tây Tiến của Quang Dũng, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Việt Bắc của Tố Hữu (thơ); Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng (kịch); bài tiểu luận Nhận đường và tập Mấy vấn đề nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi (lí luận, phê bình).

2. Chặng đường từ 1955 đến 1964 (giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chống xâm lược ở miền Nam):

- Nội dung:

+ Ngợi ca đất nước và hình ảnh người lao động trong bước đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc bằng cảm hứng lãng mạn và tràn đầy niềm lạc quan tin tưởng.

+ Thể hiện tình cảm đối với miền Nam ruột thịt, nỗi đau đất nước bị chia cắt và ý chí thống nhất đất nước.

- Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Sông Đà của Nguyễn Tuân, Mùa lạc của Nguyễn Khải   (văn xuôi) ; Gió lộng của Tố Hữu, Ánh  sáng và phù sa của Chế Lan Viên (thơ ca); Một đảng viên của Học Phi (kịch).

3. Chặng đường từ 1965 đến 1975 (giai đoạn chống Mĩ):

- Nội dung : Văn học tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ và chủ đề bao trùm là ngợi ca tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Người mẹ cầm súng và  Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (văn xuôi); Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Gió lào cát trắng của Xuân Quỳnh (thơ); Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm (kịch).

Câu 2: Trình bày ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975?

1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh đất nước:

- Tư tưởng chủ đạo của nền văn học mơí là tư tưởng cách mạng, văn học trước hết phải là một thứ vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.

- Văn học phản ánh hiện thực: Đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2. Nền văn học hướng về đại chúng:

- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học.

- Các nhà văn thay đổi hẳn cách nhìn nhận về quần chúng nhân dân, có những quan niệm mới về đất nước: Đất nước của nhân dân.

- Hướng về đại chúng văn học giai đoạn này phần lớn là những tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, phù hợp với thị hiếu và khả năng nhận thức của nhân dân.

3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn (xem câu 3).

Câu 3: Chỉ ra những biểu hiện của khuynh hướng sử thi cà cảm hứng lãng mạn được thể hiện trong văn học Việt Nam 1945 – 1975?

* Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện:

- Nội dung: Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và toàn dân tộc.

- Nhân vật: thường là những con người đại diện cho khí phách tinh hoa, phẩm chất, ý chí của dân tộc.

Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn.

- Lời văn: Thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ hào hùng

* Cảm hứng lãng mạn:

- Là cảm hứng khẳng định cái tôi đày tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn của văn học VN từ 1945 - 1975 thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp cuả con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

- Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo không chỉ trong thơ mà trong tất cả các thể loại khác.

Câu 4: Lí giải vì sao văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX phải đổi mới? Thử nêu những chuyển biến và một vài thành tựu ban đầu đạt được?  

a. VHVN 1975 - hết XX phải đổi mới vì: Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá đã thay đổi

- 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, đất nước thống nhất.

- 1975-1985, đất nước gặp nhiều khó khăn, thử thách (đặc biệt về kinh tế) - đòi hỏi đất nước phải đổi mới.

- Từ 1986, Đảng Cộng sản đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước. Điều kiện giao lưu văn hoá với quốc tế được mở rộng….→ Điều đó đã thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới cho phù hợp với nhà văn, độc giả và quy luật phát triển khách quan của văn học.

b. Những chuyển biến và thành tựu:

- Những chuyển biến (đặc điểm cơ bản):

+ Văn học đã vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc.

+ Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề: Đổi mới cách nhìn nhận về con người và hiện thực đời sống; khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng, phức tạp và nhiều phương diện; văn học hướng nội, quan tâm đến những số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp của đời thường.

+ Đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn.

- Thành tựu bước đầu: Các thể loại phóng sự phát triển mạnh. Truyện ngắn và tiểu thuyết có nhiều tìm tòi. Thể loại trường ca được mùa bội thu. Nghệ thuật sân khấu thể hiện thành công ở nhiều đề tài. Lí luận phê bình cũng xuất hiện nhiều cuộc tranh luận sôi nổi.

- Một vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Những người đi tới biển của Thanh Thảo, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ…

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

I. Lí thuyết:

1. Khái niệm:

  Tư tưởng đạo lí là kiểu bài nghị luận bao gồm các vấn đề về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống); tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tính trung thực, chăm chỉ, cần cù, hòa nhã, khiêm tốn, thói ích kỷ, bao hoa, vụ lợi...); về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, anh em...); về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...); về cách ứng xử, hành động mỗi người trong cuộc sống...

NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

Câu 1: Nêu vài nét về tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh?

   - Sinh 19/5/1890, mất 2/9/1969.

   - Xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước.

   - Quê ở xã Kim Liên (làng Sen), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

   - Năm 1911 ra đi tìm đường cứu nước, năm 1930 thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1941 về nước, lãnh đạo cách mạng và giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi tháng Tám năm 1945, ngày 2/9/1945 đọc Tuyên ngôn Độc Lập, năm 1946 làm Chủ tịch nước cho tới khi qua đời.

 → Chủ tịch HCM là nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc; anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

Câu 2: Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác về văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh?

   - Coi VH là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp CM.

   - Luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của VH.

   - Khi cầm bút Người bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng và mục đích tiếp nhận để quyết định ND và HT của tác phẩm.

 Câu 3: Nêu những nét chính về di sản văn học của HCM?

Sự nghiệp văn học của HCM là một di sản vô giá, là bộ phận hữu cơ gắn với sự ngiệp CM

  a. Văn chính luận:

  - Tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)...

   - ND: Lên án những chính sách tàn bạo của TDP, kêu gọi những người nô lệ bị áp bức đoàn kết đấu tranh.

   - NT: Chặt chẽ, súc tích, châm biếm sắc sảo, giàu chất trí tuệ.

  b. Truyện và kí:

   - Tác phẩm: Pa-ri (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)...

   - ND: Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân, phong kiến; nêu cao những tấm gương yêu nước và cách mạng.

   - NT: Tình huống độc đáo, bút pháp hiện đại, kể chuyện linh hoạt.

  c. Thơ ca:

  - Nổi bật nhất là tập Nhật kí trong tù.

  - Ngoài ra còn có các bài thơ Bác làm ở Việt Bắc từ 1941 đến 1945 và trong thời kì chống Pháp (Dân cày, công nhân, ca binh lính, Ca sợi chỉ...), những bài thơ vừa cổ điển vừa hiện đại (Tức cảnh Pác Bó, Nguyên tiêu, Báo tiệp, Cảnh khuya...).

Nổi bật trong thơ là hình ảnh nhân vật trữ tình mang nặng “nỗi nước nhà” mà phong thái vẫn luôn ung dung, luôn vượt lên mọi hoàn cảnh và luôn tin tưởng vào tương lai tất thắng của CM.

  Câu 4: Nêu những đặc điểm cơ bản của  phong cách nghệ thuật HCM?: độc đáo, đa dạng

   - Văn chính luận: thường gắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.

    - Truyện và kí: nhìn chung rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén, thâm thuý của phương Đông, vừa hài hước, hóm hỉnh của phương Tây.

    - Thơ ca là thể loại thể hiện sâu sắc phong cách NT của HCM.

   + Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền CM lời lẽ thường giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại vừa dễ nhớ, dễ thuộc, vừa có sức tác động trực tiếp vào tình cảm người đọc, người nghe

   + Những bài thơ NT được viết theo hình thức cổ thi hàm súc, có sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, giữa chất trữ tình và tính chiến đấu.

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Hồ Chí Minh

Câu 1.  Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của “Tuyên ngôn độc lập”?

- 19/8/1945, CM8 thắng lợi ở Hà Nội.

- 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo Tuyên ngôn độc lập.

- 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc Tuyên ngôn độc lập trước hàng chục vạn đồng bào.

- Khi đó, đế quốc thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta. Dưới danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp vũ khí quân đội Nhật, quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc tiến vào từ phía Bắc, quân đội Anh tiến vào từ phía Nam, thực dân Pháp theo chân Đồng Minh, tuyên bố: Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị Nhật chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, Đông Dương phải thuộc quyền của người Pháp.

Câu 2. Nêu đối tượng và mục đích sáng tác của bản tuyên ngôn độc lập?

Đối tượng:

- Trước quốc đân đồng bào.

- Thế giới.

- Các thế lực thù đích và cơ hội quốc tế.

Mục đích:

- Chính thức tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

- Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta suốt 80 năm qua và tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

- Khẳng định ý chí của cả dân tộc Việt Nam kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Câu 3. Phân tích bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

3.1. Phần một: Nguyên lý chung (cơ sở pháp lý và chính nghĩa) của bản Tuyên ngôn.

- Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Đó là những quyền không ai có thể xâm phạm được; người ta sinh ra phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

- Hồ Chủ tịch đã trích dẫn 2 câu nổi tiếng trong 2 bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp

Đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo của văn minh nhân loại nhân loại và tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo.

- Ý nghĩa của việc trích dẫn:

+ Có tính chiến thuật sắc bén, khéo léo, khóa miệng đối phương.

+ Khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc (đặt 3 cuộc cách mạng, 3 nền độc lập, 3 bản tuyên ngôn ngang hàng nhau)

Câu văn “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” là sự khẳng định một cách hùng hồn chân lí thời đại: Độc lập, tự do, Hạnh phúc, Bình đẳng của con người, của các dân tộc cần được tôn trọng và bảo vệ.

Đóng góp riêng của tác giả và của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo cao cả.

3.2. Phần hai: Cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn.

* Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp:

- Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”: Về chính trị, văn hóa xã hội, kinh tế…

Sử dụng phương pháp liệt kê; câu văn ngắn dài, động từ mạnh, điệp từ, điệp cú pháp, ngôn ngữ sắc sảo, giọng văn hùng hồn.

- Trong vòng 5 năm (1940 – 1945) thực dân Pháp đã hèn hạ và nhục nhã “bán nước ta hai lần cho Nhật”. Thẳng tay khủng bố Việt Minh; “thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”

Lời kết án đầy phẫn nộ, sôi sục căm thù:

+ Vạch trần thái độ nhục nhã của Pháp (quỳ gối, đầu hàng, bỏ chạy…)

+ Đanh thép tố cáo tội ác tày trời (từ đó,…từ đó…)

* Quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta:

- Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền khi Nhật hàng Đồng minh.

- Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.

- Chế độ thực dân pháp trên đất nước ta vĩnh viễn chấm dứt và xóa bỏ (thoát ly hẳn, xóa bỏ hết…) mọi đặc quyền, đặc lợi của chúng đối với đất nước ta.

- Trên nguyên tắc dân tộc bình đẳng mà tin rằng các nước Đồng minh “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam”:

Phần thứ hai là những bằng chứng lịch sử không ai chối cãi được, đó là cơ sở thực tế và lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh lập luận một cách chặt chẽ với những lý lẽ đanh thép, hùng hồn: Đó là lối biện luận chặt chẽ, logic, từ ngữ sắc sảo, cấu trúc đặc biệt, nhịp điệu dồn dập, lời văn biền ngẫu, cách hành văn theo hệ thống móc xích…

3.3. Phần còn lại: Lời tuyên bố với thế giới.

- Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập (từ khát vọng đến sự thật lịch sử hiển nhiên)

- Nhân dân đã quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy (được làm nên bằng xương máu và lòng yêu nước).

Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc ta, thể hiện phong cách chính luận của Hồ Chí Minh.

Câu 4: Giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập?

- Giá trị lịch sử: Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc Việt Nam: tuyên bố xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến; khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới; mở ra kỉ nguyên độc lập tự do trên đất nước ta.

- Giá trị văn học: Tuyên ngôn độc lập là một tác phẩm chính luận đặc sắc: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc.

- Giá trị tư tưởng: Tuyên ngôn độc lập còn là một áng văn tâm huyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Người, đồng thời kết tinh lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do, hòa bình.

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

Cách làm bài

* Mở bài: Nêu hiện tượng cần nghị luận

* Thân bài: - Giải thích rõ khái niệm về hiện tượng (nếu cần)

                 - Phân tích các mặt của hiện tượng đời sống được đề cập (dùng dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để làm rõ)

                + Biểu hiện, thực trạng của hiện tượng xã hội cần nghị luận

+ Nguyên nhân làm xuất hiện hiện tượng đó (cả nguyên nhân khách quan và chủ quan)

+ Tác động của hiện tượng đối với xã hội: Tích cực-> biểu dương, ngợi ca; tiêu cực-> phê phán, lên án

                 + Biện pháp phát huy (nếu là tích cực) hoặc ngăn chặn (nếu là tiêu cực).

        - Đánh giá, đưa ra ý kiến về hiện tượng xã hội đó.

* Kết bài: - Tóm lược lại vấn đề.

                  - Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

TÂY TIẾN

Quang Dũng

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NHỚ:

1. Trình bày những nét chính về tác giả Quang Dũng  (1921 - 1988)?

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng được biết đến nhiều là một nhà thơ.

- Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên, vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng. Một hồn thơ lãng mạn, tài hoa: nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ giàu chất nhạc, chất họa.

- Các tác phẩm chính: Mây đầu ô, Thơ văn Quang Dũng…

- Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

2. Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

- Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào, đồng thời đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam.

- Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng nhưng chủ yếu là ở biên giớiViệt – Lào.

- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh, trí thức Hà Nội, chiến đấu trong những hoàn cảnh gian khổ thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội.Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.

- Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến từ đầu năm 1947 đến cuối năm 1948 rồi chuyển sang đơn vị khác. Rời đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến (1948).Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là Tây Tiến.

3. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến?

- Cảm hứng lãng mạn:

 + Thể hiện ở cái tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Nó phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tô đậm cái phi thường, tạo ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ, tuyệt mỹ của núi rừng miền tây.

 + Bức chân dung kiêu hùng của người lính Tây Tiến.

 + Sự hoang dại, bí ẩn của núi rừng và những hình ảnh ấm áp, thơ mộng.

 + Cảnh đêm liên hoan, cảnh sông nước như được phủ lên màn sương huyền thoại.

- Tinh thần bi tráng:

 + Nhà thơ không che giấu cái bi, nhưng bi mà không lụy. Cái bi được thể hiện bằng một giọng điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng để thành chất bi tráng.

 + Người lính Tây Tiến luôn hiên ngang, bất khuất mặc dù chịu mất mát, đau buồn. Cái chết cũng được tác giả bao bọc trong không khí hoành tráng. Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ, người lính xuất hiện với tầm vóc khác thường.

Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng luôn gắn bó với nhau, nâng đỡ nhau, cộng hưởng với nhau để làm nên linh hồn, sắc diện của bài thơ, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm.

4. Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến?

- Vùng núi hiểm trở, hoang vu, khắc nghiệt: Dốc cao khúc khuỷu, ngàn thước dựng đứng, chất ngất. Vực sâu heo hút, thăm thẳm, lấp trong sương núi. Vẻ hoang vu xa vắng gợi lên từ những tên làng, tên châu, tên bản rất lạ tai.

- Thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng: Thiên nhiên Tây Tiến có cái hùng vĩ, trùng điệp thăm thẳm đồng thời cũng có vẻ đẹp thơ mộng: Hương hoa rừng thoang thoảng trong đêm, nếp nhà sàn thấp thoáng trong mưa bay, dáng hình sơn nữ trên chiếc thuyền độc mộc giữa hai bờ lau sậy hoang vu, hoa trôi đong đưa trên dòng nước …

- Thiên nhiên hoang dã, huyền bí, thâm u: Ngòi bút Quang Dũng đã trả lại cho núi rừng Tây Tiến vẻ huyền bí, thâm u ngàn đời của nó: những con đường heo hút trong mây, trong sương lấp, những buổi chiều âm vang tiếng gầm thét của những ngọn thác, cảnh đêm đêm cọp trêu người, hồn lau nơi rừng núi.

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên: Sử dụng các từ ngữ giàu chất tạo hình, hình ảnh độc đáo, lạ, nghệ thuật phối thanh ngắt nhịp. Đặc biệt thủ pháp đối lập, bút pháp hiện thực đan xen bút pháp lãng mạn…làm cho thiên nhiên Tây Tiến vừa dữ dội hoành tráng mà không làm con người run sợ, nản lòng.

5.  Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến?

a) Vẻ đẹp hào hùng:

 + Trong cuộc trường chinh gian khổ, người lính ở đây là những trí thức, học sinh, sinh viên xuất thân Hà Nội, chưa quen với gian lao, lại trải qua cuộc hành quân dài ngày, địa hình hiểm trở, khắc nghiệt, phải đối mặt với cái chết từ nhiều phía.

 + Tư thế hành quân, dáng vẻ dữ dội khác thường của người lính (chú ý một số hình ảnh: gục lên súng mũ bỏ quên đời, đoàn binh không mọc tóc, xanh màu lá, dữ oai hùm, mắt trừng…)

 + Lí tưởng chiến đấu cao đẹp và tinh thần hi sinh cho Tổ quốc (đi sâu phân tích các hình ảnh: những nấm mồ viễn xứ, chẳng tiếc đời xanh, chẳng về xuôi, âm thanh trầm hùng của sông Mã đưa tiễn những người con hi sinh về đất mẹ).

b) Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn:

 + Vẻ đẹp của tình người: gian khổ, ác liệt, hi sinh, người lính ở đây vẫn là những con người mơ mộng, lãng mạn, quyến luyến tình người (tình cảm với cô gái Mai Châu mùa nếp mới, những cô gái xiêm áo rực rỡ vừa e lệ, vừa tình tứ trong đêm hội đuốc hoa, dáng kiều thơm của cô gái Hà thành, dáng hình sơn nữ trên con thuyền độc mộc).

 + Cảm xúc về thiên nhiên: tinh tế trong phát hiện và cảm nhận cái đẹp (một nếp nhà sàn thấp thoáng trong mưa, hồn lau nơi bờ suối, dáng hình sơn nữ buổi hoàng hôn, bông hoa đong đưa trên dòng nước…). Dễ say đắm trước những vẻ đẹp man sơ và khác lạ (dốc thăm thẳm, cồn mây heo hút, thác gầm thét, cọp trêu người…)

 + Tâm hồn lạc quan, yêu đời, nguyện dấn thân vào cuộc chiến đấu được thể hiện qua quan niệm lãng mạn về người anh hùng (coi cái chết nhẹ tựa lông hồng) và qua nếp sinh hoạt văn hoá ngay trong những ngày gian khổ, hi sinh (những đêm liên hoan văn nghệ trong rừng sâu)

c) Nghệ thuật của ngòi bút Quang Dũng trong khắc hoạ hình tượng người lính:

+ Hình ảnh đặc sắc (đoàn binh không mọc tóc, xanh màu lá, dữ oai hùm), ngôn từ mới lạ và sự kết hợp của các từ cổ với các từ ngữ dân dã, đời thường (biên cương, viễn xứ, kiều thơm, chiếu, đất, bỏ quên đời, chẳng về xuôi) tạo được vẻ cứng cỏi ngang tàng của người lính gần với các tráng sĩ trong văn học cổ mà vẫn hiện đại.

 + Bút pháp hiện thực đan xen bút pháp lãng mạn, thủ pháp đối lập - tạo nên vẻ lãng mạn, bay bổng của người lính mà vẫn rất chân thực, tạo âm hưởng bi tráng cho bài thơ.

6. Hãy cho biết những nét nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

- Ngôn ngữ giàu chất tạo hình và giàu tính nhạc với âm điệu, nhịp thơ biến hóa linh hoạt.

- Sự kết hợp hài hòa giữa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn.

- Từ Hán Việt gợi lên âm hưởng cổ kính, những kết hợp từ độc đáo, những từ ngữ in đậm dấu ấn đời lính tạo nên tính chân thực, cụ thể, vừa sinh động vừa hấp dẫn.

- Giọng thơ thay đổi theo dòng cảm xúc, khi tha thiết bồi hồi với nỗi nhớ vời vợi, khi bừng lên với đêm hội núi rừng, khi lắng lại trong kỉ niệm bâng khuâng, khi trang nghiêm, bi hùng gắn với hình ảnh những đồng đội một thời chiến đấu và hi sinh.

7.  Ý nghĩa văn bản?

   Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc của mỗi chúng ta.

II. ĐỀ VĂN và GỢI Ý LÀM BÀI (tham khảo)

Đề 1: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

                                 Sông mã xa rồi tây tiến ơi!

       Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

                                               (Trích Tây Tiến - Quang Dũng)

Gợi ý làm bài

1. Mở bài:

- Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài nhưng nổi bật nhất là thơ. Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất trong đời thơ của ông nói về những kỷ niệm với trung đoàn Tây Tiến. Trung đoàn Tây Tiến thành lập năm 1947, hoạt động ở vùng Tây Bắc hoang vu, khắc nghiệt. Đơn vị phần lớn là thanh niên Hà Nội: học sinh, sinh viên, trí thức… mà Quang Dũng là một thành viên.

- Cuối năm 1948 Quang Dũng rời xa Tây Tiến, cảm xúc về những kỷ niệm dâng trào, ông viết bài thơ Nhớ Tây Tiến (1948) sau đổi là Tây Tiến. Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì của dân tộc.

- Đoạn thơ trên nằm ở phần đầu bài thơ, đoạn thơ đã tái hiện lại khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội nhưng vô cùng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân trong cảm xúc “nhớ chơi vơi” về một thời Tây Tiến.

                                                   Sông mã xa rồi tây tiến ơi!

                                          … Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

2. Thân bài:

a. Nỗi nhớ đơn vị Tây Tiến

- Trong tâm trí nhà thơ, Tây Tiến là một vùng đất đầy ắp kỉ niệm nên mở đầu bài thơ là tiếng gọi thể hiện nỗi nhớ tha thiết, bâng khuâng, gợi nhắc một địa danh đong đầy bao kí ức của đời lính.

- Tây tiến ơi! – câu cảm vang lên là tiếng lòng da diết gắn liền với bao kỉ niệm thân thương về đoàn quân Tây Tiến.

- Nỗi nhớ đó vừa cụ thể vừa gắn liền với địa danh Tây Bắc: nhớ về rừng núi là nỗi nhớ vừa xa xôi, vừa không định hình; nhớ chơi vơi tạo âm hưởng kéo dài, lan rộng, gợi mở một tâm trạng, cảm xúc vang xa đến mênh mông vô tận.

b. Nhớ về những chặng đường hành quân

* Hình ảnh thiên nhiên miền Tây.

- Nét đặc sắc đầu tiên của thiên nhiên miền Tây trong kí ức của Quang Dũng chính là màn sương rừng mờ ảo: sương phủ dày ở Sài Khao, sương bồng bềnh ở Mường Lát... đó không chỉ là màn sương của thiên nhiên mà còn là màn sương mờ của kỉ niệm, của nỗi nhớ nhung. Các địa danh Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát từng gắn bó với người lính TâyTiến. Kỷ niệm một thời trận mạc hiện về qua những địa danh được nhắc tới. (2 câu tiếp theo)

- Hiện thực khắc nghiệt đã được thi vị hóa bởi cảm hứng lãng mạn: đêm sương trở thành đêm hơi bồng bềnh, những ngọn đuốc soi đường di chuyển dọc theo con đường chiến sĩ hành quân được nhìn thành những đóa "hoa" chập chờn, lung linh, huyền ảo...Những thanh bằng nhẹ bỗng trong câu thơ càng làm đậm thêm sự hư ảo của màn sương rừng. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã được cảm nhận một cách thi vị bởi những tâm hồn lãng mạn, hào hoa. 

-  Thiên nhiên mang vẻ đẹp lãng mạn vừa hùng vĩ, dữ dội, vừa huyền ảo, thơ mộng. (4 câu tiếp theo)

 + Điệp từ “dốc” gợi cảm giác những con đường dốc nối tiếp nhau.

+ Những từ láy tạo hình khúc khuỷu, thăm thẳm đặt trong câu thơ nhiều thanh trắc góp phần miêu tả cảnh hùng vĩ, đầy hiểm trở của núi rừng miền tây. Con đường hành quân qua dốc núi vừa gập ghềnh, trắc trở, vừa cao, vừa sâu hun hút, con đường như dài ra theo bao nhiêu nguy hiểm khó khăn, vất vả với cọp trêu người (chiều chiều, đêm đêm) và thác cao nghìn thước.

 + Điệp từ ngàn thước, “lên” đối lập “xuống”, nhịp thơ 4/3 như tô đậm chiều cao, độ sâu và tạo một nét gãy đầy ấn tượng của núi đèo. Chiều cao và chiều sâu của dốc núi dựng đứng đã đặc tả được sự nguy hiểm đối với chiến sĩ. Dường như trong thế đứng hùng vĩ ấy, trong âm hưởng câu thơ có cả dáng mệt mỏi và nhịp thở đứt quãng nhọc nhằn của chiến sĩ Tây Tiến.

  - Sau những nét vẽ gân guốc, mạnh mẽ là những đường nét thanh thoát, lãng mạn, mềm mại, khắc họa rõ nét vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của núi rừng Tây Bắc: Nhà ai pha luông mưa xa khơi, Nhớ ôi… nếp xôi. Câu thơ với nhiều thanh bằng như tiếng thở phào nhẹ nhõm, thanh thản sau khi vượt qua khó khăn. Từ đỉnh núi, ánh nhìn vươn dài theo cơn mưa rừng xa tận Pha Luông, không gian thơ mộng mở ra với những mái nhà thấp thoáng gợi tình cảm gia đình ấm áp, gần gũi, tiếp thêm sức mạnh vật chất và tinh thần cho người chiến sĩ sau chặng đường dài.

  - Cách nói “mùa em” vừa nhẹ nhàng, tình tứ vừa mới lạ, độc đáo. Tâm hồn lãng mạn, tinh tế của người lính Tây Tiến đang hòa một nhịp với những sinh hoạt bình dị và tấm lòng của người dân vùng cao dành cho chiến sĩ. Những bữa cơm đầm ấm tình quân dân, những bát xôi nếp thơm nồng kỉ niệm khiến câu thơ cuối khổ như một tiếng lòng da diết, khắc khoải của hoài niệm.

c. Hình ảnh người lính Tây Tiến: Hồn nhiên, yêu đời, hào hùng, đầy khí phách.

- Vất vả, gian lao nên không ít người đã mệt mỏi Gục lên súng mũ bỏ quên đời. Cách nói giảm làm dịu bớt đau thương – họ hi sinh như đi vào giấc ngủ thanh thản – nhưng cũng không che giấu bớt những gian khổ, nhọc nhằn đã vắt kiệt sức của các chiến sĩ.

-  Ba chữ súng ngửi trời được dùng rất tự nhiên và cũng rất táo bạo, gợi lên hình ảnh những người lính hành quân trên ngọn núi cao, mũi súng như trạm tới đỉnh trời. Cách viết vừa tôn lên tầm cao, vừa gợi tả tầm vóc người lính như sánh ngang trời đất.

- Ba chữ súng ngửi trời còn đem đến sự cảm nhận về tính cách người lính. Tuy trên đỉnh núi cao, họ vẫn giữ cho mình cái nhìn, cách nói hóm hỉnh, vui tươi của một tâm hồn trẻ trung, tinh nghịch và rất đổi yêu đời.  

3. Kết luận:

- Với bút pháp kết hợp hài hòa giữa tả thực và lãng mạn, tác giả đã tái hiện lại chặng đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến. Qua đó dựng nên bức tranh khá hoàn chỉnh và sinh động về thiên nhiên miền tây vừa hùng vĩ, hiểm trở vừa ấm áp nên thơ.

- Những đường nét tạo hình như khắc sâu vào lòng người đọc ấn tượng khó phai về thiên nhiên Tây Bắc. Sự phối thanh nhịp nhàng khiến đoạn thơ nghe như âm vang một khúc nhạc lâng lâng nhung nhớ về một vùng đất Tây Bắc xa xôi bỗng trở nên thân thương gần gũi.

Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

                                         Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

     ...Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

                                                                  (Trích Tây Tiến - Quang Dũng)

1. Mở bài:

- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu của Quang Dũng và của thơ ca thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ là những hồi tưởng gợi lại những kỷ niệm sâu sắc một thời của đoàn quân Tây Tiến.

- Đoạn thơ trên là hoài niệm của nhà thơ về những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh thiên nhiên sông nước miền Tây thơ mộng trữ tình.

2. Thân bài:

a. Những kỉ niệm về tình quân dân thắm thiết qua những đêm liên hoan văn nghệ đậm màu sắc lãng mạn, trữ tình được miêu tả  bằng những chi tiết lãng mạn:   (4 câu thơ đầu)

- Sau những chặng đường hành quân vất vả, những người lính Tây Tiến như bừng lên một sức sống mới trong đêm hội của núi rừng, bản làng. Đêm hội ấy được khắc họa với những nét tiêu biểu: ánh đuốc rực rỡ, âm thanh rộn ràng trong nhạc khèn lên man điệu. Con người rạo rực bốc men say.

- Nhân vật trung tâm của đêm hội là những thiếu nữ Tây Bắc trong  bộ trong xiêm áo rực rỡ, với điệu múa uyển chuyển, cặp mắt tình tứ, dáng điệu e thẹn đã làm xao xuyến tâm hồn các chàng lính trẻ.

- Từ “bừng” là một nét vẽ có thần, chỉ ánh sáng của lửa đuốc, của lửa trại, còn có nghĩa chỉ sự tưng bừng, rộn ràng của tiếng khèn, tiếng trống.

- Câu cảm “Kìa em” vang lên trong một niềm vui ngỡ ngàng đầy trìu mến, kết hợp với động từ “bừng” có sức gợi tả, gợi cảm cao thể hiện được những tình cảm, cảm xúc đang thăng hoa, trào dâng mãnh liệt.

- “Em” vừa thơm hương kỉ niệm trong bát xôi nếp ngày nào bỗng rực rỡ sáng ngời trong xiêm áo. Biên giới xa xôi được nối lại gần trong tình cảm quân dân thắm thiết và bao cảm xúc tưng bừng của tuổi trẻ. Quá khứ như đang sống dậy rộn ràng trong tâm hồn Quang Dũng rồi cất cao thành những lời thơ cháy bỏng, chan hòa trong bao âm thanh, sắc màu của đêm hội năm xưa.

- Bằng bút pháp tài hoa, lãng mạn, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp giàu bản sắc văn hoá,  phong tục của đồng bào vùng biên giới cùng tình cảm quân dân thắm thiết và tâm hồn lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống của người lính Tây Tiến.

b. Kỉ niệm về chặng đường hành quân  qua Châu Mộc (4 câu thơ cuối)

-  Giọng thơ có sự lắng lại khi không gian được trải rộng mênh mông.

- Cụm từ người đi, chiều sương ấy gợi cảm giác bảng lảng, xa xôi. Cả cảnh vật lẫn con người đều được vẽ với nét mờ nhòe rất thơ mộng.

- Đại từ ấy trong chiều sương ấy tác dụng gợi ra một buổi chiều cụ thể, thấm đẫm kỷ niệm của nhà thơ và những người đồng đội, khiến cho thời gian và không gian như cụ thể hơn, gần gũi hơn.

- Cụm từ có thấy tạo ra cho câu thơ dáng dấp một câu hỏi gợi mở. Câu thơ gợi ra không gian một dòng sông trong một buổi chiều vắng lặng.

- Cụm từ hồn lau nẻo bến bờ gợi nét huyền bí, đậm màu cổ tích của khung cảnh sông nước, núi rừng. Cỏ cây, cảnh vật như phảng phất có linh hồn. Sự kết hợp âm thanh trong các từ hồn, lau, nẻo, bến bờ tạo âm hưởng đặc biệt xao xuyến.

- Không tả mà chỉ gợi cái dáng người trên độc mộc cũng là gợi nhưng vẫn giúp người đọc hình dung được dáng đứng mềm mại, uyển chuyển mà vững chãi của con người Tây Bắc.

- Động từ trôi, tính từ đong đưa làm cho bức tranh thiên nhiên xao động, tràn đầy sức sống.

- Như để hòa hợp với vẻ đẹp của con người, những bông hoa rừng cũng đong đưa làm duyên soi bóng xuống dòng nước lũ.

- Âm điệu đoạn thơ trầm bổng, lâng lâng, như đưa hồn người vào cõi mộng. Chất nhạc, chất hoạ, chất thơ toát lên từ vần thơ, cho thấy tính thẩm mĩ độc đáo của ngòi bút Quang Dũng, đồng thời khắc hoạ vẻ đẹp tâm  hồn các chiến sĩ: trong gian khổ và thử thách, trong gian truân và chết chóc, họ vẫn lạc quan, yêu đời, hồn nhiên, mơ mộng. Phải sống hết mình với đời lính, Quang Dũng mới viết được những vần thơ mang hương sắc núi rừng xa, tươi đẹp và thơ mộng như thế..

- Bức tranh sông nước miền tây nên thơ, trữ tình được khắc họa với bút pháp miêu tả chấm phá hòa lẫn cùng tình người đã và đang xa cách càng trở nên ấn tượng và gợi cảm.

3. Kết luận:

- Đoạn thơ là nhịp của một trái tim đang đong đầy những yêu thương, lưu luyến, gắn bó không rời với đất, với người giúp ta thấy rõ hơn nét đẹp tâm hồn của tác giả nói riêng và của người lính nói chung.

- Cảnh sắc và con người nơi núi rừng miền Tây đã được thể hiện một cách tuyệt đẹp qua bút pháp tài hoa và hồn thơ lãng mạn.

Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

                                          Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

                                         ... Áo bào thay chiếu anh về đất

                                                                 (Trích Tây Tiến - Quang Dũng)

Gợi ý làm bài

1. Mở bài:

- Quang Dũng là nhà thơ được biết đến nhiều trong kháng chiến chống Pháp. Ông làm thơ, viết văn, vẽ tranh. Các tác phẩm đáng chú ý: Rừng biển quê hương, Rừng về xuôi, Nhà đồi, Mây đầu ô...

- Tây Tiến là bài thơ đặc sắc của Quang Dũng viết năm 1948 ở Phù Lưu Chanh. Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính cụ Hồ - những con người đẹp nhất của thế kỉ XX.

- Đoạn thơ trên là đoạn thơ hay, đã khắc họa được hình ảnh những chiến sĩ Tây Tiến dũng cảm, kiêu hùng và đầy hào hoa, lãng mạn.

2. Thân bài:

a. Chân dung người lính Tây Tiến   

- Các chi tiết tả thực không mọc tóc, quân xanh màu lá đã khắc họa được diện mạo của người lính Tây Tiến, đồng thời phản ánh hiện thực về những gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật nơi chiến trường miền tây. Nhà thơ không hề né tránh những khó khăn gian khổ mà người lính gặp phải trong những buổi đầu chống Pháp, cách nói của nhà thơ cho ta cảm giác ông đang tô đậm, nhấn mạnh cái vẻ ngoài khác thường của họ.

- Đối lập với vẻ ngoài ốm yếu xanh xao đó là tinh thần mạnh mẽ, hình ảnh dữ oai hùm đã nói lên được điều ấy: vẻ dũng mãnh như hổ báo chính là kết quả của lòng yêu nước, căm thù giặc mãnh liệt.

b. Tâm hồn, khí phách: hào hoa, lãng mạn, kiêu hùng

- Không chỉ dữ oai hùm, Mắt trừng gửi mộng qua biên giới đã tô đậm khí thế, quyết tâm của họ.

- Vất vả, gian lao nhưng vẫn luôn nghĩ về quê nhà, mơ về Hà Nội với những giấc mơ hào hoa và lãng mạn. Chính những điều tưởng chừng như đơn giản ấy lại là một động lực tiếp thêm sức mạnh cho họ trên đường hành quân gian lao, giúp họ có thể trụ vững trong hiện tại khốc liệt.

c. Lí tưởng sống cao đẹp

- Nhà thơ đã không trốn tránh khi nói đến hiện thực đau thương mặc dù đã có sử dụng biện pháp nghệ thuật nói giảm (thay chiếu, về đất): hi sinh không có một manh chiếu để chôn, người chiến sĩ nằm xuống với chính chiếc áo bạc phai đời lính; hình ảnh những nấm mồ vô danh đó rải rác khắp biên cương nơi xứ lạ. Những từ Hán Việt như biên cương, viễn xứ đã làm tăng thêm sự thành kính trân trọng với người đã khuất và khiến giọng thơ dẫu có làm lòng người ngậm ngùi thương xót nhưng vẫn cất cao âm hưởng hào hùng, bi tráng.

- Sau những đau thương mất mát, những câu thơ sau chuyển giọng, cách ngắt nhịp thay đổi, âm vang mạnh mẽ để phản ánh lí tưởng cao đẹp: vì nước quên mình, sẵn sàng hiến dâng tuổi xuân cho Tổ quốc. Chẳng tiếc đời xanh như một lời khẳng định hùng hồn của người trai thời loạn.

- Sự hi sinh của những người lính dẫu để lại nhiều day dứt, xót xa nhưng với cách nói giảm nhẹ anh về đất khiến ta có cảm giác sự ra đi này trở nên thanh thản, nhẹ nhàng lạ thường. Những người con ưu tú của đất nước, những người anh hùng của thời đại như vừa hoàn thành xong một chặng hành trình dài: quyết tử cho tổ quốc quyết sinh – xong nhiệm vụ anh trở về với vòng tay rộng mở bao la của đất mẹ trong tiếng sông Mã gầm vang đưa tiễn. Câu thơ diễn tả sự hi sinh thầm lặng mà cao cả, cái chết nhẹ nhàng, thanh thản mà gây xúc động lớn lao trong lòng người, làm lay động cả thiên nhiên. Nỗi bi thương ấy vợi đi nhờ cách nói giảm, rồi bị át hẳn trong tiếng gầm vang dữ dội của con sông khiến bài thơ mang âm hưởng anh hùng ca, thấm đẫm tinh thần bi tráng, hào hùng.

3. Kết luận:

- Khổ thơ đã dựng nên một tượng đài bất tử về người lính. Người chiến sĩ Tây Tiến hào hoa, anh dũng, kiêu hùng một thời đã gây nên ấn tượng sâu sắc cũng như mối xúc động lớn lao cho bao thế hệ người đọc.Hình tượng ấy dù vẫn có những hi sinh mất mát nhưng vượt lên tất cả vẫn là một khí phách hiên ngang, một khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp đáng trân trọng. Đây cũng chính là chất bi tráng của tác phẩm.

- Bút pháp hiện thực kết hợp với bút pháp lãng mạn tạo nên một khúc quân hành, khúc độc hành đặc sắc.

* Lưu ý khả năng tích hợp NLXH

Ví dụ: Từ câu thơ: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” trong đoạn thơ trên, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề lí tưởng sống của thanh niên thời nay.

TỐ HỮU

Câu 1. Nêu những nhân tố tác động đến con đường thơ của Tố Hữu?

- Quê hương: sinh ra và lớn lên ở xứ Huế, một vùng đất nổi tiếng đẹp, thơ mộng, trầm mặc với sông Hương, núi Ngự, đền đài lăng tẩm cổ kính,… và giàu truyền thống văn hóa, văn học bao gồm cả văn hóa cung đình và văn hóa dân gian mà nổi tiếng nhất là những điệu ca, điệu hò như nam ai nam bình, mái nhì, mái đẩy…

- Gia đình: Ông thân sinh ra nhà thơ là một nhà nho không đỗ đạt nhưng rất thích thơ phú và ham sưu tầm văn học dân gian. Mẹ nhà thơ cũng là người biết và thuộc nhiều ca dao, tục ngữ. Từ nhỏ Tố Hữu đã sống trong thế giới dân gian cùng cha mẹ. Phong cách nghệ và giọng điệu thơ sau này chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian xứ Huế.

- Bản thân Tố Hữu: là người sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng, tham gia cách mạng từ năm 18 tuổi, bị bắt và bị tù đày từ năm 1939 - 1942, sau đó vượt ngục trốn thoát và tiếp tục hoạt động cho đến Cách mạng tháng Tám, làm chủ tịch ủy ban khởi nghĩa ở Huế. Sau cách mạng ông giữ nhiều trọng trách ở nhiều cương vị khác nhau, nhưng vẫn tiếp tục làm thơ.

Câu 2. Trình bày con đường thơ của Tố Hữu ?

Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng Việt Nam từ những năm 1940 cho đến sau này.

a. Tập thơ Từ ấy (1946) gồm 71 bài sáng tác trong 10 năm (1936 – 1946). Tác phẩm được chia làm ba phần:

   - Máu lửa (27 bài) được viết trong thời kì đấu tranh của Mặt trận dân chủ Đông Dương, chống phát xít, phong kiến, đòi cơm áo, hòa bình…

- Xiềng xích (30 bài) được viết trong nhà giam thể hiện nỗi buồn đau và ý chí, khí phách của người chiến sĩ cách mạng.

- Giải phóng (14 bài) viết từ lúc vượt ngục đến 1 năm sau ngày độc lập nhằm ngợi ca lí tưởng, quyết tâm đuổi giặc cứu nước và thể hiện niềm vui chiến thắng.

Những bài thơ tiêu biểu: Mồ côi, Hai đứa bé, Từ ấy,…

b. Tập thơ Việt Bắc (1954)

- Gồm 24 bài sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

- Việt Bắc là bức tranh tâm tình của con người VN trong kháng chiến với những cung bậc cảm xúc tiêu biểu: tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí đồng đội, tình quân dân, lòng thủy chung cách mạng. Đồng thời thể hiện quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước.

c. Gió lộng (1961):

+ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

+ Phong trào đấu tranh chống Mĩ - Ngụy ở miền Nam.

- Tác phẩm thể hiện niềm vui chiến thắng, cuộc sống mới với những quan hệ xã hội tốt đẹp. Còn là lòng tri ân nghĩa tình  đối với Đảng, Bác Hồ và nhân dân.

d. Ra trận (1971), Máu và Hoa (1977)

Phản ánh cuộc đấu tranh của dân tộc kêu gọi cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc. Ca ngợi Bác Hồ, tổng kết lịch sử đấu tranh.

3. Trình bày phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu

- Về nội dung thơ Tố Hữu mang tính chất  trữ tình chính trị:

+ Trong việc biểu hiện tâm hồn: hướng về cái ta chung

+ Trong việc miêu tả đời sống: mang đậm tính sử thi

+ Những tư tưởng, tình cảm lớn của con người; những vấn đề lớn lao của đời sống được thể hiện qua  giọng thơ mang tính chất tâm tình, ngọt ngào tha thiết  rất tự nhiên.

- Về nghệ thuật biểu hiện: thơ Tố Hữu đậm đà  tính dân tộc. Phối hợp tài tình ca dao, dân ca các thể thơ dân tộc và “thơ mới”. Vận dụng biến hoá cách nói, cách cảm, cách so sánh ví von rất gần gũi với tâm hồn người. Phong phú vần điệu, câu thơ mượt mà, dễ thuộc dễ nhớ.

                                                  

VIỆT BẮC

(Trích Việt Bắc - Tố Hữu)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NHỚ

1. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt Bắc ?

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết vào tháng 7 năm 1954, hòa bình lập lại trên miền Bắc.

- Sau chín năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp thắng lợi, Trung ương Đảng và những cán bộ kháng chiến từ chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội, từ miền núi về đồng bằng, miền xuôi.

- Nhân sự kiện lịch sử trọng đại này, tháng 10 - 1954, Tố Hữu hoàn thành bài thơ Việt Bắc, tác phẩm gồm 150 câu viết theo thể thơ lục bát.

2. Nội dung cơ bản của bài thơ Việt Bắc ? 

- Bài thơ nói lên ân tình đối với quê hương cách mạng và tình cảm của nhân dân Việt Bắc đối với Đảng, Bác Hồ và cán bộ kháng chiến. Bài thơ như muốn nhắc nhở mọi người đừng quên quê hương cách mạng, quên những ngày tháng gian lao mà đầy niềm vui, đầy kỷ niệm và ân tình.

- Bài thơ có hai phần:

 + Phần đầu tái hiện một giai đoạn gian khổ nhưng vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc đồng thời nói lên mối ân tình thủy chung giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến.

 + Phần hai nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một cảnh hòa bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ca ngợi công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng đối với dân tộc.

- Bài thơ đậm chất dân gian và cổ điển đồng thời cũng rất mới mẻ trong tư tưởng và chất liệu hiện thực, mới mẻ trong hình ảnh, giọng điệu, nhịp thơ, ngôn ngữ.

Đây là bài thơ đạt đỉnh cao trong sự nghiệp thơ Tố Hữu, là tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kỳ chống Pháp.

Đoạn trích trong sách giáo khoa là phần một của bài thơ.

3. Nêu ý nghĩa của văn bản?

Bài thơ Việt Bắc là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến, bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.

4. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc?

Đoạn trích được học rất tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.

- Tính dân tộc đậm đà:

 + Thể thơ lục bát truyền thống được sử dụng nhuần nhuyễn.

 + Kết cấu đối đáp thường thấy trong ca dao được sử dụng sáng  tạo.

 + Cặp đại từ nhân xưng mình ta với sự biến hoá linh hoạt và những sắc thái ngữ nghĩa biểu cảm phong phú được khai thác hiệu quả.

 + Ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi…

 + Những biện pháp tu từ quen thuộc được sử dụng như: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ…

- Đoạn trích cũng mang chất sử thi đậm nét khi tác giả tạo dựng được hình tượng kẻ ở, người đi đại diện cho tình cảm của cả cộng đồng.

- Bên cạnh đó, đoạn trích còn cho thấy chất trữ tình chính trị đậm đà khi Tố Hữu ngợi ca tình cảm cách mạng thuỷ chung, son sắt giữa người kháng chiến và đồng bào Việt Bắc.

II. ĐỀ VĂN VÀ GỢI Ý LÀM BÀI

Đề 1. Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

(…)

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”.

Dàn bài gợi ý

* Mở bài:

- Kể về những thành tựu xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống thưc dân Pháp xâm lược, có lẽ chúng ta không thể nào không nhắc đến “Việt Bắc” của Tố Hữu. Đây là một bài thơ đậm đà màu sắc dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. Thông qua đó, thể hiện niềm nhớ thương tha thiết và tình cảm sắt son đằm thắm của nhân dân Việt Bắc với cách mạng, với Đảng, với Bác Hồ, đồng thời cũng thể hiện tình cảm của người cán bộ kháng chiến với thiên thiên, núi rừng và con người Việt Bắc.

- Đoạn thơ gồm mười hai câu ghi lại nỗi nhớ của nhà thơ và cũng là của người cán bộ kháng chiến đối với cảnh và người Việt Bắc.

* Thân bài:

1. Hai câu đầu: Khái quát nỗi nhớ.

 - Hoa và người là những gì đẹp nhất của núi rừng Việt Bắc.“Hoa” là cách nói của nghệ thuật tượng trưng cho thiên nhiên và cũng là một bộ phận của thiên nhiên.

- Trong nỗi nhớ của người về, hoa và người là hai hình ảnh đồng hiện, soi chiếu vào nhau. Hoa là hình ảnh đẹp nhất của thiên nhiên; người là sản phẩm kỳ diệu tuyệt vời của tạo hoá. Vì vậy, khi nhớ người thì hiện lên bông hoa, khi nhớ hoa thì hiện lên bóng người ngụ ý ngợi ca người ở lại.

2. Tám câu sau: Bộ tranh tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc

2.1. Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc phong phú, rực rỡ, tươi thắm tượng trưng cho vẻ đẹp của bốn mùa. Bức tranh bốn mùa: xuân - hạ - thu - đông trở thành bức tranh của nỗi nhớ.

 a. Trước hết, bức tranh mùa đông với “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”:

- Mùa đông xuất hiện bằng một gam màu lạnh - nền xanh mênh mông tĩnh lặng của rừng già gợi ra một xứ sở êm đềm, lặng lẽ, xa vắng…

- Trên cái nền màu lạnh ấy lại nổi lên một gam màu nóng của “hoa chuối đỏ tươi” (ở đây có thể liên tưởng: màu đỏ của hoa chuối gợi ra ý nghĩa tượng trưng cho màu đỏ của cách mạng mới được nhen nhóm, như xua đi cái lạnh ngàn năm của núi rừng mùa đông).

 b. Tiếp theo, bức tranh mùa xuân với “Mơ nở trắng rừng

- Một mùa xuân tràn ngập màu trắng của hoa mơ gợi sự dịu dàng, tinh khiết, thanh bạch, mộng mơ của tạo vật.

- Hai tiếng trắng rừng như làm cho khắp núi rừng bừng sáng hẳn lên. Đây là hình ảnh giàu tính hiện thực nhưng thấp thoáng ý nghĩa tượng trưng: nó như gợi lên nét đẹp trong sáng trong tâm hồn của con người Việt Bắc. Có thể nói, màu trắng của hoa mơ là màu sắc đặc trưng của núi rừng Việt Bắc.

c. Bức tranh mùa hè hiện lên trong nỗi nhớ người đi không chỉ có màu sắc, đường nét, ánh sáng mà còn có cả âm thanh ngân vang của tiếng ve gọi hè: “ve kêu rừng phách…”.

- Ve kêu gọi hè, hè về là rừng phách chuyển màu. Sống ở Việt Bắc, con người thường hay có cảm xúc bâng khuâng trước những hình ảnh kỳ lạ của rừng phách: trong những ngày cuối xuân, nụ hoa vẫn náu kín trong những kẽ lá. Khi tiếng ve cất lên thì chúng nhất loạt trổ hoa vàng.

- Cách dùng từ “đổ” khá tinh tế, nhấn mạnh sự mau lẹ đột ngột của quá trình chuyển đổi của cây lá, nó diễn tả sức mạnh của những trận mưa hoa vàng khi gió thổi, ve kêu gọi hè.     

 d. Bộ bức tranh bốn mùa kết thúc bằng bức tranh thu:

- Đêm thu có ánh trăng rọi qua vòm lá tạo thành khung cảnh huyền ảo. Cảnh tượng này thích hợp với việc bộc lộ tâm tư thầm kín dành cho bộc lộ tâm tư thầm kín dành cho thời điểm kết thúc những cuộc hát giao duyên.

- Câu thơ gợi không khí thanh bình, yên ả, báo hiệu sự bắt đầu cuộc sống yên vui. Câu thơ cũng gợi sự hoà hợp giữa thiên nhiên (rừng thu) với vũ trụ (trăng) với cuộc sống thanh bình yên vui trong sự hoà hợp của những tấm lòng nhân ái giữa người đi và người ở lại.

2.2. Hình ảnh con người Việt Bắc:

- Bên cạnh nỗi nhớ thiên nhiên là nỗi nhớ con người Việt Bắc. Con người là hình ảnh luôn được đan cài, xen kẽ, hoà hợp với thiên nhiên. Sau mỗi câu lục  nói về hoa  là đến câu bát nói về người . Con người gắn bó khăng khít với thiên nhiên làm cho thiên nhiên bớt vẻ hoang sơ và thêm có hồn. Giữa thiên nhiên gợi cảm, con người hiện lên thật bình dị, đáng yêu và luôn gắn bó với lao động:

+ Hình ảnh con người trong mùa đông hiện lên với một dáng vẻ, tư thế hiên ngang trong lao động  dao gài thắt lưng

+ Hình ảnh con người trong mùa xuân lại gắn với bàn tay dịu dàng, cần mẫn của các cô gái chuốt từng sợi giang (hình ảnh giống như cảnh phim quay chậm, không chỉ giúp người đọc thấy rõ đường nét, hình khối, động tác của người lao động mà còn thấy cả ý nghĩ đắn đo, thận trọng, tỉ mỉ trong từng công việc).

+ Hình ảnh Cô gái hái măng một mình trong mùa hạ vừa gợi sự cần cù, chăm chỉ, kiên nhần lại vừa gợi cái không gian bao la, mênh mông của núi rừng Việt Bắc.

+ Nhớ người Việt Bắc, người về còn nhớ cả  tiếng hát ân tình thuỷ chung. Đó là tâm hồn, là tình cảm của những con người miệt mài, chăm chỉ với công việc, lặng lẽ cưu mang trong mình những rung động, cảm xúc trước đất trời, trước cuộc đời.  

- Sự đan xen giữa người và cảnh tạo nên sự hài hoà, quấn quýt, gợi tình cảm nhớ nhung da diết.

- Âm hưởng chung của đoạn thơ là nỗi nhớ nhung tha thiết. Nhịp thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, bâng khuâng, êm đềm như khúc hát ru.

* Kết bài:

- Có thể nói, đây là một trong những đoạn hay nhất của bài Việt Bắc .Trong bộ tranh bốn màu này, hoa - người đều đẹp lung linh, rạng rỡ, gắn bó mật thiết với nhau: hoa đứng cạnh người, người đứng cạnh hoa… tất cả như càng làm tôn lên vẻ đẹp của nhau.

-  Bức tranh như in rõ dấu ấn của tấm lòng nhà thơ với cái nhìn chứa chan tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người của nhà thơ.

Đề 2.  Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:

       Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

..........................................................

     Áo  chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay …

(Ngữ văn 12, tập một, tr 109, NXBGD Việt Nam, năm 2010)

Dàn bài gợi ý

1. Mở bài:

- Việt Bắc là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ ra đời vào tháng 10 năm 1954, gắn với sự kiện thời sự có tính lịch sử lúc ấy: các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội.

- Đoạn thơ gồm tám câu, là phần đầu của bài thơ Việt Bắc. Đoạn thơ tái hiện cuộc chia tay lưu luyến giữa người dân Việt Bắc và người cán bộ cách mạng

                                         Mình về mình có nhớ ta

                               … Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay …

2. Thân bài:

- Bốn câu thơ đầu: Là lời ướm hỏi dạt dào tình cảm của người ở lại.

+ Câu hỏi rất ngọt ngào khéo léo. Mười lăm năm cách mạng gian khổ, hào hùng, cảnh và người Việt Bắc biết bao gắn bó nghĩa tình với những người kháng chiến, đồng thời cũng để khẳng định tấm lòng thuỷ chung của mình:

                                                  - Mình về mình có nhớ ta

                                       Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

                                               Mình về mình có nhớ không

                                   Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

+ Giọng thơ như chảy ra từ trong nguồn mạch của ca dao.

+ Nghĩa tình của kẻ ở, người về được biểu hiện đằm thắm qua các đại từ mình, ta thân thiết. Cách xưng hô mình - ta cứ như lời bày tỏ tình yêu đôi lứa trong dân gian. Đại từ mình trong dân gian chỉ thể hiện ở cao trào của tình yêu khi hai con người hoá thân thành một. Ở đây, tác giả lấy phép màu nhiệm của tình yêu để cắt nghĩa, lý giải cho mối quan hệ gắn bó giữa các bộ với nhân dân.

+ Điệp ngữ và kết cấu câu hỏi tu từ mình về mình có nhớ được láy lại 2 lần như khơi vào trong kỷ niệm của người đi và người ở.

+ Cách dùng những từ ngữ gợi ý niệm về thời gian mười lăm năm… làm cho nỗi nhớ càng như thăm thẳm. Con số mười lăm năm vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa hư ảo: đó là mười lăm năm các mạng, mười lăm năm chiến khu Việt Bắc nhưng đồng thời cũng là mười lăm năm gắn bó thuỷ chung giữa cán bộ kháng chiến với nhân dân Việt Bắc.

+Cách dùng hình ảnh gợi ý niệm về không gian “cây…núi”; “sông…nguồn” làm cho nỗi nhớ bồng bềnh, thăm thẳm . Các cặp hình ảnh “ cây - núi”; “sông - nguồn” cũng vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa ảo.--> gợi được không gian núi rừng Việt Bắc với những nét riêng, đặc thù. Ngoài ra, nó còn gợi lên tình cảm chung thuỷ trong mối quan hệ cội nguồn: Cán bộ từ dân mà ra. Nhớ về nhân dân, như nhớ về cội nguồn

     Cách liên tưởng so sánh trong bài thơ đã nới rộng về không gian của nỗi nhớ, làm cho kỷ niệm cứ được tuôn ra tầng tầng lớp lớp.      

- Bốn câu thơ sau: là sự thể hiện tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến, bịn rịn của người đi với người ở lại

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

 + Giây phút chia li trong tưởng tượng diễn ra cực kỳ sâu sắc với những cảm xúc ghìm nén trong tâm trạng của người đi.

+ Đại từ “ai” phiếm chỉ tạo nên một cõi mơ hồ, mông lung trong nỗi nhớ (như cách bày tỏ trong ca dao: Ai về ai có nhớ ai…), nhưng lại rất cụ thể gợi sự gần gũi, thân thương

+ Những từ láy tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn diễn tả chính xác con sóng lòng đang dấy lên trong tâm hồn nhà thơ lúc phân ly.

+ Hình ảnh hoán dụ Aó chàm có giá trị khắc hoạ bản sắc trang phục của đồng bào Việt Bắc, nhưng cũng chính là để nói rằng ngày tiễn đưa cán bộ kháng chiến về xuôi cả nhân dân Việt Bắc đưa tiễn. Như vậy, người cán bộ kháng chiến ra đi nhớ cảnh Việt Bắc, nhớ áo chàm, nhớ tiếng, nhớ người, nhớ tình cảm của người Việt Bắc dành cho kháng chiến. Nỗi nhớ đó nói lên tấm lòng thuỷ chung son sắt đối với quê hương cách mạng, với những người dân Việt Bắc giản dị, nghèo khổ mà sâu đậm ân tình.

+ Cách ngắt nhịp 3/3; 3/3/2 ở hai câu thơ cuối đoạn diễn tả một cách thân tình cái ngập ngừng, bịn rịn trong tâm trạng, trong cử chỉ của người đi kẻ ở. Kỷ vật trao rồi mà lòng vẫn quyến luyến không thể rời xa.     

+ Hình ảnh cầm tay nhau biết nói gì hôm nay… thật cảm động. Câu thơ bỏ lửng ngập ngừng nhưng đã diễn tả rất đạt thái độ xúc động, nghẹn ngào không thể nói nên lời của người cán bộ giã từ Việt Bắc về xuôi …

3. Kết bài:

- Tóm lại, đây là đoạn thơ nói lên tình cảm rất thật, rất chân tình, sự gắn bó sâu nặng giữa người cán bộ và nhân dân Việt Bắc. Đoạn thơ đậm đà tính dân tộc.

+ Nhà thơ đã miêu tả rất đúng quy luật nỗi nhớ trong tình cảm của con người ở vào giờ phút chia li.

+ Dù miêu tả tình cảm mang tính chất chính trị, nhưng đoạn thơ không khô khan, trừu tượng bởi tác giả nắm vững quy luật của tình đời, tình người.

- Chính vì thế, đoạn thơ (nói riêng), Việt Bắc (nói chung) đã vượt qua ranh giới của thời đại, thấm sâu vào hồn của người đọc qua nhiều thế hệ.

Đề 3. Anh, chị hãy phân tích đoạn thơ sau đây trích trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:

Nhớ gì như nhớ người yêu

..............................................

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi …

(Ngữ văn 12, tập một, tr 110-111, NXBGD Việt Nam, năm 2010)

                                                   Dàn bài gợi ý

1. Mở bài:

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ ký kết, miền Bắc nước ta được giải phóng. Tháng 10 năm 1954 các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ viết theo thể lục bát có 150 câu.

- Đoạn thơ phân tích trích từ câu 25 đến câu 36, thể hiện nỗi nhớ sâu nặng của nhà thơ đối với thiên nhiên, con người và cuộc sống ở Việt Bắc.

2. Thân bài:

2.1. Hai câu đầu của đoạn thơ:

                                                  Nhớ gì như nhớ người yêu.

                                     Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

- Tố Hữu đã lấy thước đo giá trị của nỗi nhớ trong tình yêu để cắt nghĩa, lý giải cho tình cảm của cán bộ đối với nhân dân. Không phải là nỗi nhớ của ý thức, của nghĩa vụ mà nhớ bằng cả trái tim yêu thương chân thành và da diết.  

- Câu thơ Trăng lên đầu núi… như được phân ra làm 2 nửa thời gian: vế đầu là hình ảnh gợi tả đêm trăng hò hẹn của tình yêu, vế sau là hình ảnh gợi không gian của buổi chiều lao động trên nương rẫy. Thời gian như chảy ngược - nỗi nhớ như đi từ gần tới xa, thăm thẳm trong quá khứ. Tình yêu gắn liền với lao động; lao động nảy sinh ra tình yêu. Câu thơ cùng lúc thể hiện hai không gian của tình yêu và lao động, tạo nên sự hài hoà giữa nghĩa vụ và tình cảm. 

2.2. Hai câu thơ tiếp theo:  Tình yêu như chuyển thành nỗi nhớ trong tình cảm gia đình. Toàn không gian núi rừng Việt Bắc được gói gọn trong không khí gia đình ấm áp tình thương.

                                        Nhớ từng bản khói cùng sương

                                Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

- Nỗi nhớ không còn mông lung, mơ mộng nữa mà đã cụ thể trong những bản làng, những mái nhà thấp thoáng trong những làn khói sương hư ảo.  (Hình ảnh khói sương là đặc điểm của cuộc sống Việt Bắc, vừa là khói sương của thiên nhiên, đồng thời như là hơi ấm của tình đời, tình người toả ra). Có hình ảnh của ai đó đang chờ đợi bên bếp lửa suốt đêm dài thao thức (cứ như cảnh vợ chờ cơm chồng). 

- Và trong cảnh thấp thoáng bóng dáng con người với những sinh hoạt thường nhật lam lũ nặng ân tình của Việt Bắc

- Quan hệ giữa cán bộ và nhân dân như tụ họp ở ngọn lửa bất diệt thiêng liêng ấy. 

2.3. Kết thúc khổ thơ: Tình cảm lại toả ra tràn ngập cả núi rừng Việt Bắc. Những kỷ niệm chung và riêng đan xen nhau, lần lượt hiện ra trong tưởng tượng của người đi:

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy suối Lê vơi đầy

Ta đi ta nhớ những ngày,

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi

- Bằng phép liệt kê làm cho  những kỷ niệm khơi ra tầng tầng lớp lớp, hết hình ảnh này, đến hình ảnh khác.

+ Những hình ảnh rừng nứa bờ tre chính là nơi hẹn hò, gặp gỡ cái thưở ban đầu, lúc mới quen nhau. Đây cũng là những danh từ chung mô tả đặc điểm của không gian Việt Bắc với bao nét đẹp mơ mộng.

+ Còn Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê … là những địa danh lịch sử, đã từng khắc ghi trong lịch sử Cách mạng - nơi đã diễn ra nhiều chiến công oanh liệt.   

+ Trước hết là nhớ nhân dân cùng chia ngọt sẻ bùi, cưu mang cán bộ, bộ đội trong thời kháng chiến thiếu thốn, gian khổ.

       Đó là những tình cảm thắm thiết, sự đồng cam cộng khổ của đồng bào Việt Bắc dành cho người cán bộ. Những gắn bó gian khổ, ngọt bùi đã trở thành những kỷ niệm da diết trong trái tim người đi khó có thể quên được.

3. Kết bài:

- Đoạn thơ đã tái hiện lại giai đoạn gian khổ của cuộc kháng chiến với biết bao kỷ niệm đẹp đẽ, thiêng liêng sâu nặng nơi núi rừng Việt Bắc qua nỗi nhớ của người về Thủ đô, trong đó có nhà thơ Tố Hữu.

- Qua đoạn thơ này ta thấy được một số nét tiêu biểu của giọng điệu và phong cách thơ Tố Hữu. Đoạn thơ có tác dụng bồi dưỡng thêm tình cảm đẹp cho người đọc.

- Đoạn thơ còn là sự thể hiện thành công phong cách thơ Tố Hữu: ngọt ngào tha thiết và đậm đà tính dân tộc.....

Đề 4. Anh, chị  hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của  Tố Hữu:

Những đường Việt Bắc của ta

...

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

(Ngữ văn 12, tập một, tr. 112-113, NXBGD Việt Nam, năm 2010)

Dàn bài gợi ý:

1. Mở bài:

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ ký kết, miền Bắc nước ta được giải phóng. Tháng 10 năm 1954 các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ này.

- Bài thơ được viết theo thể lục bát dài 150 câu, đoạn phân tích từ câu sáu mươi ba đến câu bảy mươi tư.  

- Đoạn thơ ghi lại cảnh tượng hào hùng, sôi động, đầy khí thế của cuộc kháng chiến chống Pháp.

2. Thân bài:

         Đoạn thơ tập trung tái hiện không khí của cuộc kháng chiến lúc mà Sức ta đã mạnh, người ta đã đông. Giọng điệu của đoạn thơ rắn rỏi, mạnh mẽ đầy hưng phấn. Đoạn thơ mang âm hưởng hào hùng của anh hùng ca, mang khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. Sáng tạo của Tố Hữu là đã đưa chất anh hùng ca vào thể thơ của dân tộc làm tăng tính biểu cảm cho thể thơ của dân tộc. Tám câu đầu của đoạn thơ là hình ảnh sống động của đêm Việt Bắc trong mùa chiến dịch. Bốn câu thơ sau là niềm vui chiến thắng.

a. Bức tranh Việt Bắc ra trận và niềm vui chiến thắng trăm miền.

* Bức tranh Việt Bắc ra trận

- Mở đầu đoạn thơ là bức tranh khái quát về những con đường hành quân vĩ đại với khí thế hừng hực, sục sôi:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

- Hình ảnh đoàn quân ra trận điệp điệp, trùng trùng:

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

        Đoàn quân ra trận ngời sáng với lý tưởng cao đẹp, với hào khí ngất trời của những người tin chắc chiến thắng sẽ đến trong cuộc chiến tranh vệ quốc chính nghĩa

-  Hình ảnh đoàn dân công trong kháng chiến:

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay

     Bước chân nát đá là bước chân của những con người ngày đêm đạp mọi chông gai, thử thách để phục vụ cho tiền tuyến

- Hình ảnh đoàn xe xuất trận trong niềm tin thắng trận:

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

      Đèn pha bật sáng trong đêm núi rừng cũng là niềm tin lạc quan vào tương lai của đất nước

* Nhà thơ nhớ về những niềm vui chiến thắng trên khắp mọi miền của đất nước:

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hoà Bình,Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ  Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

- Đoạn thơ mở ra một không gian rộng lớn của chiến thắng trăm miền từ Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên cho đến Đồng Tháp, An Khê  rồi lại trở lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

=> Đoạn thơ thể hiện cảm hứng ngợi ca Việt Bắc, ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt của nhân dân ta.

- Biện pháp liệt kê với hàng loạt những địa danh: Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên, Đồng Tháp, An Khê, …thể hiện niềm vui sướng, lòng phấn khởi phơi phới của con người trước những thắng lợi vẻ vang của cách mạng, của kháng chiến.

b. Về nghệ thuật:  Đoạn thơ là một trích dẫn tiêu biểu về phong cách trữ tình chính trị của Tố Hữu

- Sử dụng từ láy điêu luyện, tài tình: Rầm rập, điệp điệp, trùng trùng …phác họa khí thế hào hùng của quân và dân Việt Bắc.

- Hình ảnh thơ vừa rất thực, vừa rất lãng mạn làm cho đoạn trích trở nên hấp dẫn hơn: bước chân nát đá, ánh sao đầu súng.

Biện pháp so sánh cường điệu gợi lên bức tranh khái quát về những đêm hành quân tấp nập từ khắp các ngả đường của căn cứ địa Việt Bắc.

- Nhịp điệu thơ dồn dập, giọng thơ hào hùng, sôi nổi…

3. Kết bài:

- Đoạn thơ đã tái hiện lại một thời kỳ đấu tranh với khí thế rất đỗi tự hào của dân tộc, với sức mạnh không gì có thể cản nổi của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Qua đoạn thơ này, ta thấy được tính trữ tình chính trị, tính dân tộc đậm đà, cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trong phong cách thơ Tố Hữu.

ĐẤT NƯỚC

(Trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NHỚ

1. Vài nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm?

- Xuất thân trong gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng.

- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

- Phong cách thơ: Giàu chất trí tuệ, suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.

2. Nêu xuất xứ của đoạn trích Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)? Trình bày ý nghĩa của đoạn trích?

a. Xuất xứ:

-  Đoạn trích Đất Nước thuộc phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng.

-  Trường ca Mặt đường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974.

-  Bản trường ca khái quát quá trình thức tỉnh của tuổi trẻ của đô thị vùng tạm chiến miền Nam: nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, về đất nước, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.

b. Ý nghĩa:

    Đoạn trích thể hiện cách cảm nhận mới về Đất Nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam.

3. Trong đoạn trích  Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm), Đất Nước được cảm nhận ở những phương diện  nào? Em hãy trình bày những đặc điểm nghệ thuật được thể hiện trong đoạn trích trên?

a. Đất Nước được cảm nhận ở những phương diện:

+ Không gian địa lí    

+ Thời gian lịch sử.

+ Bản sắc văn hóa.

b. Những đặc điểm nghệ thuật được thể hiện trong đoạn trích:

+ Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi.

+ Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt.

+ Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình.

4. Những khám phá mới mẻ về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích?

+ Phát hiện Đất Nước đẹp ở vẻ đẹp bình dị, đời thường: miếng trầu bà ăn cay nồng, cái kèo cái cột chân chất mà đi vào lịch sử hồn dân tộc. Đất Nước ở ngay bên cạnh chúng ta, gần gũi thân thuộc. Đất Nước đủ cho ta ngưỡng vọng nhưng cũng ở ngay trong tim ta, đủ gần để ta ôm trọn.

+ Cách vận dụng chất liệu văn hoá dân gian, chính loại chất liệu đặc biệt này đã làm cho Đất Nước khác hoàn toàn so với các tác phẩm khác cùng đề tài. Không còn những đế cư,  thiên thư (Nam quốc sơn hà), không còn  một mối xa thư đồ sộ (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) xa vời và to lớn kì vĩ và cao cả. Đất Nước qua những câu ca dao, tích truyện trở về với cuộc sống thường ngày, những yêu thương trong lam lũ với những cuộc đời đã hoá thân làm nên dáng hình xứ sở, gần gũi, giản dị, đẹp đẽ. Đây là một đóng góp nghệ thuật mới mẻ và rất hiệu quả để tạo lập không gian truyền thống đầy ấn tượng cho tác phẩm.

+ Khám phá Đất Nước trong 3 chiều: thời gian, không gian, văn hoá. Mỗi chiều khám phá lại đồng hành cùng rất nhiều yếu tố đậm chất văn hoá truyền thống giúp tác phẩm thể hiện được tư tưởng Đất Nước của nhân dân, vừa khám phá được toàn diện về một Đất Nước to lớn có những bề dày lịch sử, bề dày văn hoá truyền thống...

-> Đất Nước có tầm tư tưởng rộng lớn và bình diện khám phá đa dạng hơn. Chương Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là một công trình có nhiều khám phá về cả nội dung và hình thức. Điều đó khẳng định: Nhà văn viết về đề tài nào không quan trọng, quan trọng là nhà văn khám phá được gì từ đề tài ấy và thể hiện nó như thế nào.

II. ĐỀ VĂN VÀ GỢI Ý LÀM BÀI

Đề 1: Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

...

Đất Nước có từ ngày đó...

    (Theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, trang 119)

* Mở bài:

- Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Đất nước, nhân dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú đối với ông.

- Đất Nước là một đoạn trích thuộc chương V trong bản trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.

  - Chín câu thơ đầu của đọan thơ  là những cảm nhận sâu sắc của nhà thơ về sự sinh thành và phát triển của Đất Nước qua những hình tượng cụ thể, sinh động, gợi cảm, gắn bó thân thiết với mỗi con người Việt Nam.

* Thân bài:

- Cảm nhận chung:

+ Nguyễn Khoa Điềm đã chọn điểm nhìn gần gũi để miêu tả một Đất Nước tự nhiên, bình dị mà không kém phần thiêng liêng, tươi đẹp.

+ Hình ảnh Đất Nước trong đoạn thơ đầu hiện lên muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ thường, lắng đọng trong tâm tưởng ta qua những nét đẹp về phong tục, tập quán, văn hóa, truyền thống mang đậm dấu ấn con người Việt.

- Cảm nhận cụ thể từng phần:

+ Câu thơ mở đầu là câu khẳng định Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi. Với cách vào đầu rất tự nhiên ấy, nhà thơ khẳng định: Đất Nước đã có từ rất lâu, có trước khi ta sinh ra vì thế khi ta lớn lên thì ta đã thấy Đất Nước.

+ Bốn chữ cuối của câu thơ vang lên đầy tự hào Đất Nước đã có rồi. Đó là lời khẳng định chắc nịch về sự trường tồn của đất nước qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. + Hai câu thơ tiếp theo nhà thơ diễn tả cụ thể về sự ra đời của Đất Nước.                 Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể.                            Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn      Câu thơ thứ nhất, tác giả cho rằng Đất Nước có trong cái ngày xửa ngày xưa. Nghĩa là Đất Nước có từ rất lâu đời, có tự ngày xưa. Đất Nước có từ trước khi những câu chuyện cổ ra đời rồi khi những câu chuyện cổ có mặt trong đời sống tinh thần của ta, ta lại thấy Đất Nước hiện diện trong truyện cổ.       

     Đó là Đất Nước của một nền văn học dân gian đặc sắc với những câu chuyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết. Chính những câu chuyện cổ và những bài hát ru thuở ta còn nằm nôi là nguồn sữa ngọt lành chăm bẵm cho ta cái chân thiện mĩ và lớn lên ta biết yêu đất nước con người.

     Câu thơ thứ hai, nhà thơ diễn tả Đất Nước có trong miếng trầu bây giờ bà ăn. Gợi nhắc phong tục ăn trầu của người Việt. Câu thơ gợi nhớ về câu chuyện cổ tích Sự tích trầu cau được xem là xưa nhất trong những truyện cổ. Như vậy là thẩm thấu vào trong miếng trầu dung dị ấy là 4000 năm phong tục, 4000 năm dân ta gìn giữ phong tục ăn trầu. Miếng trầu là biểu tượng của tình yêu, vật chứng cho lứa đôi cũng là biểu tượng tâm linh của người Việt.

+ Câu thơ thứ tư, nhà thơ diễn tả sự trưởng thành của Đất Nước. Đó là sự trưởng thành từ truyền thống đánh giặc giữ nước qua hình tượng Thánh Gióng và cây tre: Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.        Câu thơ gợi nhắc cho ta nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng, chàng trai Phù Đổng Thiên Vương nhổ tre làng Ngà đánh giặc, gợi lên vẻ đẹp khỏe khoắn của tuổi trẻ Việt Nam kiên cường, bất khuất:        Truyền thống vẻ vang ấy đã theo suốt chặng đường dài của lịch sử dân tộc cho mãi đến hôm nay.

+ Bốn câu thơ tiếp theo nhà thơ mang đến cho người đọc vẻ đẹp thuần phong mỹ tục của con người Việt:

Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đó là vẻ đẹp giản dị của người phụ nữ Việt Nam. Không ai khác là những người mẹ với phong tục búi tóc sau đầu (tóc cuộn thành búi sau gáy tạo cho người phụ nữ một vẻ đẹp nữ tính, thuần hậu rất riêng).

         Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục gắn dòng suy tưởng đến con người ngàn đời cư trú, lao động, chiến đấu trên mảnh đất Việt để giữ gìn tôn tạo mảnh đất thân yêu. Ở đó đạo lí ân nghĩa thủy chung đã trở thành truyền thống ngàn đời của dân tộc:

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn.

         Thành ngữ gừng cay muối mặn được vận dụng một cách đặc sắc trong câu thơ nhẹ nhàng mà thấm đượm biết bao ân tình. Nó gợi lên được ân nghĩa thủy chung ở đời: gừng càng già càng cay, muối càng lâu năm càng mặn, con người sống với nhau lâu năm thì tình nghĩa càng đong đầy.

         Câu thơ Cái kèo cái cột thành tên, gợi nhắc cho người đọc nhớ đến tục làm nhà cổ của người Việt. Đó là tục làm nhà sử dụng kèo cột giằng giữ vào nhau làm cho nhà vững chãi, bền chặt tránh được mưa gió, thú dữ. Đó cũng là ngôi nhà tổ ấm cho mọi gia đình đoàn tụ bên nhau. Từ đó, tục đặt tên con “cái Kèo, cái Cột” cũng ra đời.

         Đâu chỉ có những vẻ đẹp trên, dân tộc ta còn có truyền thống lao động cần cù, chịu thương chịu khó Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng

         Thành ngữ Một nắng hai sương gợi nên sự cần cù chăm chỉ của cha ông ta những ngày long đong, lận đận trong đời sống nông nghiệp lạc hậu. Đó là truyền thống lao động cần cù, chịu thương chịu khó. Các động từ Xay – giã – dần – sang là quy trình sản xuất ra hạt gạo. Để làm ra hạt gạo ta ăn hằng ngày, người nông dân phải trải qua bao nắng sương vất vả gieo cấy, xay giã, giần sàng. Thấm vào trong hạt gạo bé nhỏ ấy là mồ hôi vị mặn nhọc nhằn của giai cấp nông dân.

+ Câu thơ cuối cùng khép lại bằng một câu khẳng định với niềm tự hào: Đất Nước có từ ngày đó.

Ngày đó là ngày nào ta không rõ nhưng chắc chắn ngày đó là ngày ta có truyền thống, có phong tục tập quán, có văn hóa. Mà có văn hóa nghĩa là có Đất Nước. Đúng như lời Bác dặn trước lúc đi xa Rằng muốn yêu tổ quốc mình, phải yêu những câu hát dân ca.

-  Nghệ thuật:

+ Thành công của đoạn thơ trên là nhờ vào việc vận dụng khéo léo chất liệu văn hóa dân gian như phong tục ăn trầu, tục búi tóc, truyền thống đánh giặc, truyền thống nông nghiệp.

+  Nhà thơ sáng tạo thành ngữ dân gian, ca dao tục ngữ, thành ngữ…

+ Điệp ngữ Đất Nước được nhắc lại nhiều lần. Nhà thơ luôn viết hoa hai từ Đất Nước tạo nên sự thành kính, thiêng liêng… Tất cả làm nên một đoạn thơ đậm đà không gian văn hóa người Việt.

+ Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nhẹ nhàng đúng giọng thủ thỉ tâm tình nhưng vẫn mang đậm hồn thơ triết lí.

* Kết bài

Tóm lại, đoạn thơ trên là một trong những đoạn thơ hay và sâu sắc trong  Đất Nước. Qua đoạn thơ, nhà thơ đã mang đến cho người đọc vẻ đẹp của một Đất Nước giàu văn hóa cổ truyền. Đất Nước của truyền thống, phong tục tươi đẹp mang đậm dấu ấn của tư tưởng Đất Nước của nhân dân.

Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm:

                                               Trong anh và em hôm nay

                                          …Làm nên Đất Nước muôn đời…

(Theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, trang 119)

* Mở bài:

- Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước.Đất nước, nhân dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.

- Đất nước là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm.

- Đoạn thơ sau đây là những lời nhắn nhủ tâm tình về sự gắn bó và trách nhiệm của mỗi người với Đất Nước (Trích thơ)

* Thân bài:

- Cảm nhận chung: Trong chương V trường ca Mặt đường khát vọng, hai từ Đất Nước và Nhân Dân đều được viết hoa, trở thành “mĩ tự” gợi lên không khí cao cả, thiêng liêng và biểu lộ cao độ cảm xúc yêu mến, tự hào về Đất Nước và Nhân Dân. Chủ thể trữ tình là “anh và em”, giọng điệu tâm tình thổ lộ, sâu lắng, thiết tha, ngọt ngào. Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tổng – phân – hợp thể hiện được chất chính luận của ngòi bút Nguyễn Khoa Điềm.

- Cảm nhận cụ thể từng phần:

+ 2 câu thơ đầu: Khẳng định trong bản thân anh và em đều có một phần Đất Nước, sự  nhận thức chân lí về cội nguồn, về truyền thống, về lịch sử… Đất Nước gần gũi và gắn bó thân thiết với chúng ta. Ta là một phần của Đất Nước thật là yêu thương và tự hào.

+ 4 câu thơ tiếp theo mở rộng ý thơ của 2 câu thơ đầu:

       Khi hai đứa cầm tay – yêu thương, xây dựng gia đình → Đất Nước hài hòa nồng thắm → tình yêu và hạnh phúc gia đình mới tạo nên sự hài hòa nồng thắm với tình yêu quê hương Đất Nước. Đó là bản chất thống nhất trong tình cảm của thời đại mới (liên hệ với bài Nhớ của Nguyễn Đình Thi, Quê hương của Giang Nam)

        Khi chúng ta cầm tay mọi người – đoàn kết, yêu thương đồng bào → Đất Nước vẹn tròn to lớn, tạo nên sức mạnh Việt Nam → cảm nhận Đất Nước từ cội nguồn của dân tộc.

Với những cảm nhận tinh tế, mới mẻ về sự hòa quyện giữa cái riêng và cái chung, giữa tình yêu và niềm tin, đồng thời kết hợp sử dụng các tính từ hài hòa, nồng thắm; vẹn tròn, to lớn đi liền nhau, đặc biệt là kiểu câu cấu tạo theo hai cặp đối xứng về ngôn từ (Khi /Khi; Đất Nước / Đất Nước), nhà thơ muốn gửi đến cho người đọc bức thông điệp: Đất Nước là sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc, giữa cá nhân với cộng đồng.  

+ 3 câu tiếp theo tiếp tục mở rộng ý thơ của 2 câu thơ đầu: từ hôm nay đến ngày mai và muôn đời sau…

   Tác giả nhắn nhủ, gửi gắm sự kì vọng vào tương lai: “Mai này …mơ mộng”. Thế hệ con cháu sẽ tiếp bước cha ông để xây dựng Đất Nước. Tác giả tin tưởng vào trí tuệ và bản lĩnh của nhân dân Việt Nam trên hành trình lịch sử xây dựng Đất Nước.

+ 4 câu thơ cuối: cảm xúc dâng lên đến cao trào, giọng thơ tâm tình Em ơi em ngọt ngào say đắm: nhà thơ giãi bày, san sẻ về cảm nhận, định nghĩa về Đất Nước của mình Đất Nước là máu xương của mình, là mồ hôi xương máu của ông cha. Tác giả kêu gọi ý thức trách nhiệm của mỗi chúng ta: gắn bó, san sẻ, hóa thân có như thế mới làm nên Đất Nước muôn đời, trường tồn với thời gian. Điệp ngữ phải biết  như mệnh lệnh khiến cho giọng thơ trở nên mạnh mẽ…

- Nhận xét chung: Đoạn thơ nói riêng, đoạn trích nói chung đã góp phần vào đề tài Đất Nước trong thơ ca Việt Nam thời kháng chiến một tứ thơ rất đẹp. Thể hiện niềm tin vào tương lai Đất Nước. Đoạn thơ mang tính chính luận, chất trữ tình, hàm ẩn tính công dân trong thời đại mới. Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tứ thơ dạt dào, giàu cảm xúc, sáng tạo về ngôn từ hình ảnh thể hiện một hồn thơ giàu chất suy tư…

* Kết bài:

   - Tóm lại, đây là một trong những đọan thơ hay và sâu sắc trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. Bởi lẽ, qua đọan thơ, nhà thơ đã giúp cho chúng ta hiểu hơn về sự gắn bó giữa mỗi người với Đất Nước.Từ đó, ý thức hơn về trách nhiệm của mỗi người với quê hương Đất Nước.

  - Đồng thời, đọan thơ cũng giúp ta thấy được vẻ đẹp trong phong cách thơ trữ tình - chính luận của nhà thơ. 

 Đề 3. Phân tích đoạn thơ sau đây trong đoạn  trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm:

               Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi vọng phu,

…………………………………………………………………………

                                          Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.

I/ Mở bài :

- Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước.

- Đất nước là một đoạn trích thuộc chương V trong bản trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.

- Đoạn thơ sau đây là sự khẳng định của nhà thơ về vai trò to lớn của nhân dân đối với Đất Nước.

            Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi vọng phu,

…………………………………………………………………………

                             Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.

II/ Thân bài :

- Đây là 12 câu thơ mở đầu phần hai của đọan trích Đất Nước với nội dung ngợi ca, khẳng định tư tưởng Đất Nước của nhân dân.

1. Tác giả nêu ra một cách nhìn mới mẻ, có chiều sâu địa lý về những danh lam thắng cảnh trên khắp các miền Đất Nước. Nhà thơ đã kể, liêt kê một loạt kì quan thiên nhiên trải dài trên lãnh thổ từ Bắc vào Nam như muốn phác thảo tấm bản đồ văn hóa Đất Nước. Đây là những danh lam thắng cảnh do bàn tay tự nhiên kiến tạo nhưng từ bao đời nay, ông cha ta đã phủ cho nó tính cách, tâm hồn, lẽ sống của dân tộc. Những ngọn núi, những dòng sông kia chỉ trở thành thắng cảnh khi nó gắn liền với con người, được cảm thụ qua tâm hồn, qua lịch sử dân tộc.

+ Bao thế hệ người Việt đã tạc vào núi sông vẻ đẹp tâm hồn yêu thương thủy chung để ta có những núi Vọng Phu, những hòn Trống mái như những biểu tượng văn hóa. Hay vẻ đẹp lẽ sống anh hùng của dân tộc trong buổi đầu giữ nước để ta có những ao đầm…như những di tích lịch sử về quá trình dựng nước và giữ nước hào hùng…

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

+  Nếu không có những người vợ mòn mỏi chờ chồng cả thời chinh chiến thì không có sự cảm nhận về núi Vọng Phu. Cũng như nếu không có truyền thuyết Hùng Vương dựng nước thì không thể có sự cảm nhận nét hùng vĩ của núi đồi quanh đền Hùng.

+ Nói cách khác, những núi Vọng Phu, những hòn Trống Mái, những núi Bút, non Nghiên không còn là những cảnh thiên nhiên thuần túy nữa, mà được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, số phận của nhân dân, được nhìn nhận như là những đóng góp của nhân dân, sự hóa thân của những con người không tên, không tuổi.

2. Thiên nhiên đất nước, qua cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm, hiện lên như một phần tâm hồn, máu thịt của nhân dân. Chính nhân dân đã tạo dựng nên Đất Nước này, đã đặt tên, ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất này. Từ những hình ảnh, những cảnh vật, hiện tượng cụ thể, nhà thơ đã “quy nạp” thành một khái quát sâu sắc:

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta….

=> Với cấu trúc quy nạp  (đi từ liệt kê các hình ảnh, địa danh…đến khái quát mang tính triết lý), dường như nhà thơ không thể kể ra hết những danh lam thắng cảnh và những nét đẹp văn hóa dân tộc vô cùng phong phú, đa dạng trên khắp Đất Nước. Nên cuối cùng, nhà thơ đã khẳng định: trên không gian địa lý Đất Nước, mỗi địa danh đều là một địa chỉ văn hóa được làm nên bằng sự hóa thân của bao cuộc đời, bao tâm hồn người Việt.

 III/ Kết bài:

- Đoạn thơ thể hiện được đặc điểm tiêu biểu của trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm: chất chính luận hài hòa chất trữ tình, giọng thơ tự sự,  ngôn từ, hình ảnh đẹp, giàu sức liên tưởng.

- Viết về đề tài Đất Nước - một đề tài quen thuộc, nhưng thơ Nguyễn Khoa Điềm vẫn mang những nét riêng, mới mẻ, sâu sắc. Những nhận thức mới mẻ về vai trò của nhân dân trong việc làm nên vẻ đẹp của đất nước ở góc độ địa lý - văn hóa càng gợi lên lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm với đất nước cho mỗi người  => khẳng định tư tưởng Đất Nước của nhân dân.

Tích hợp NLXH:

Đề bài:

Từ sự cảm nhận những câu thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm:

Em ơi em Đất nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…

(Trích Mặt đường khát vọng) 

Anh (chị) suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nước?

GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI

1. Cảm nhận về đoạn thơ: Đất Nước gần gũi, gắn bó mật thiết với mỗi người như là một phần thân thể mình vậy. Cho nên, mỗi cá nhân cần phải biết tự nguyện gắn bó, cống hiến, hi sinh để làm giàu đẹp thêm cho đất nước, giữ gìn, phát huy và tiếp nối truyền thống của đất nước. 

2.Hs có thể trình bày suy nghĩ của mình về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay theo một số ý sau:

- Mỗi cá nhân, mỗi thế hệ là một mắt xích quan trọng trong cuộc chạy tiếp sức vĩnh cửu giữa các thế hệ để làm nên truyền thống dân tộc. Đặc biệt là thanh niên. Thanh niên chính là hiện tại và tương lai của đất nước. Mỗi cá nhân thanh niên cần phải có trách nhiệm tự nguyện gánh vác những công việc chung của đất nước.

- Ở mỗi thời điểm, thanh niên có cách gắn bó và san sẻ với đất nước khác nhau:

+ Thời chiến: cả một thế hệ thanh niên hi sinh cuộc sống của mình để bảo vệ đất nước…

+ Thời bình, nhất là trong công cuộc hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế như hiện nay: thanh niên cần trau dồi tri thức, bắt kịp thời đại, rèn luyện bản lĩnh vững vàng trước cuộc hội nhập quốc tế, trước những cám dỗ vật chất, rèn luyện sức khoẻ để cống hiến, dựng xây đất nước…dân tộc. Tư tưởng ấy phù hợp với mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.

- Phê phán những quan niệm sai lầm về đất nước, phê phán những ai ích kỉ chỉ biết vội vàng đòi hỏi ở đất nước mà không đóng góp, thậm chí làm băng hoại, hoen ố truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

3. Bình luận, đánh giá và liên hệ với bản thân.

- Qua đoạn thơ, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện một quan niệm đúng đắn về đất nước và ý thức rất rõ ràng về trách nhiệm của mình và thế hệ mình trước vận mệnh của

- Là một thanh niên, ta cần xác định rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước. 

SÓNG

Xuân Quỳnh                               

  1. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NHỚ

  1. Những nét chính về cuộc đời và phong cách thơ Xuân Quỳnh.

    • Cuộc đời bất hạnh; luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử.

    • Đặc điểm hồn thơ: tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khát khao hạnh phúc đời thường, bình dị; nhiều lo âu, trăn trở, day dứt trong tình yêu.

  1. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được viết năm 1967 nhân chuyến đi thực tế của Xuân Quỳnh đến vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào.

  1. Đề tài, chủ đề

         Đề tài: tình yêu

Chủ đề: mượn h́nh tượng “sóng” để diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thuỷ, vượt lên mọi giới hạn của đời người.

4. Vẻ đẹp tâm hồn của nguời phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng “sóng”.

- Không chịu chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp, luôn vươn tới cái lớn lao có thể đồng cảm, đồng điệu với mình -> tìm đến một tình yêu rộng lớn hơn.

- Băn khoăn, trăn trở, khát khao tìm đến ngọn nguồn của tình yêu -> ko tìm được

- Tình yêu vừa thiết tha mãnh liệt, vừa trong sáng, giản dị, thuỷ chung son sắt.

- Khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hoá thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở.

5. Âm điệu bài thơ là âm điệu của sóng. Âm điệu đó được tạo nên bởi những nét nghệ thuật đặc sắc nào?

- Sự liên tưởng hợp lí, tự nhiên giữa đặc điểm của sóng và đặc điểm của người con gái đang yêu. Sự liên tưởng này tạo nên hai hình tượng song song, nhưng hai mà một.

- Câu thơ năm chữ với những câu ngắn, đều nhau, tạo nên một ý niệm về hình thể của các con sóng, như con sóng dâng trào nhưng có khi chậm rãi nhẹ nhàng như lúc sóng êm biển lặng.

- Nhịp điệu của các câu thơ thật đa dạng, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3 (Dữ dội và dịu êm - Ồn ào và lặng lẽ). 1/2/2 (Sông không hiểu nỗi mình - Sóng tìm ra tận bể), 3/1/1 (Em nghĩ về anh, em), 3/2 (Em nghĩ về biển lớn - từ nơi nào sóng lên)…

- Các cặp câu đối xứng xuất hiện liên tiếp, câu sau thừa tiếp câu trước, tựa như những đợt sóng xô bờ, sóng tiếp sóng dào dạt.

- Âm điệu của bài thơ với nhiều sắc điệu đa dạng, phong phú, tạo nên vẻ tự nhiên cho bài thơ.

- Ngoài ra còn phải kể đến tính chất nữ tính trong cách diễn đạt của Xuân Quỳnh, trong cách nhìn sóng của chị: thật dịu dàng đằm thắm nhưng cũng thật dữ dội.

     II. ĐỀ VĂN VÀ GỢI Ý LÀM BÀI

Đề: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.

I. Mở bài

- Xuân Quỳnh là gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là một tiếng thơ trẻ trung, tươi mát, đầy nữ tính.

- Đặc điểm đặc sắc trong thơ tình Xuân Quỳnh là bày tỏ trực tiếp tình yêu của người phụ nữ một cách tự nhiện mà mãnh liệt, đằm thắm.

- “Sóng” bộc lộ khát vọng một tình yêu vĩnh hằng, cao thượng của trái tim người phụ nữ đang yêu.

     II. Thân bài

1.Ý nghĩa hình tượng “sóng”

     - Hình töôïng trung taâm, noåi troäi, bao truøm caû baøi thô laø hình töôïng “soùng”:

 + Söùc soáng vaø veû ñeïp taâm hoàn cuûa Xuân Quỳnh cuõng nhö moïi saùng taïo ngheä thuaät cuûa baøi thô ñeàu gaén lieàn vôùi hình töôïng “soùng”. Baøi thô laø nhöõng con soùng taâm tình cuûa ngöôøi phuï nöõ ñöôïc khôi dy khi ñöùng tröôùc bieån khôi meânh moâng.

+ Soùng laø hình töôïng aån duï, laø söï hoùa thaân cuûa Xuân Quỳnh. “Soùng” vaø “em” vöøa hoøa nhaäp laøm moät, vöøa phaân ñoâi ñeå soi chieáu, coäng höôûng. Taâm hoàn ngöôøi phuï nöõ ñang yeâu soi vaøo soùng ñeå thaáy roõ loøng mình, nhôø soùng bieåu hieän nhöõng traïng thaùi cuûa loøng mình. Vôùi hình töôïng “soùng”, Xuân Quỳnh ñaõ tìm ñöôïc caùch theå hieän tht xaùc ñaùng taâm traïng cuûa ngöôøi phuï nöõ ñang yeâu.  

- Hình töôïng “soùng” ñöôïc gôïi ra trong baøi thô baèng caû aâm ñieäu: baøi thô coù moät aâm höôûng daït daøo, nhòp nhaøng, luùc soâi noåi traøo daâng, luùc saâu laéng thì thaàm… AÂm höôûng aáy coøn ñöôïc taïo neân bôûi khoå thô năm chöõ, nhöõng caâu thô lieàn maïch nhö nhöõng ñôït soùng mieân man, voâ taän, nhö moät taâm traïng chaát chöùa nhöõng khaùt khao.

    2. Phân tích hình tượng “sóng” (trong mối tương quan với “em”)

      2.1. Cung bậc phong phú, trạng thái đối cực phức tạp, đầy bí ẩn, nghịch lí và khát vọng vươn xa (khổ 1, 2)

- Khổ thơ mở đầu bằng một phát hiện về sóng:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

+ Nữ sĩ phát hiện ra hai sự đối lập trong con sóng muôn đời: Dữ dội, ồn ào, mạnh mẽ, cuồng nhiệt và dịu êm, lặng lẽ, sâu lắng, dịu dàng.

+ Xuân Quỳnh thấy sóng mang trong mình tâm trạng, tính cách của người phụ nữ đang yêu, có sự hài hòa của các đối cực: vừa dịu êm, lặng lẽ nhất lại vừa dữ dội, ồn ào nhất.

-> Hai câu thơ mở đầu là lời tự thú, tự bạch táo bạo mà êm đềm: táo bạo vì nó nhận ra sự mãnh liệt, êm đềm vì sau những “dữ dội”, “ồn ào” tình yêu của người phụ nữ vẫn nghiêng đổ về phía cuối câu thơ để dịu dàng và sâu lắng.

- Mỗi con sóng lại mang trong mình một khát vọng lớn. Sóng luôn khao khát tự nhận thức, tự khám phá, tìm kiếm sự vô biên của tình yêu trong trái tim mình. Vì thế sóng trở nên quyết liệt, khi “không hiểu nổi mình” … “sóng tìm ra tận bể”, từ bỏ những nhỏ hẹp, chật chội để tìm đến với sự bao dung, rộng lớn.

- Biển là hình ảnh của sự bất diệt. Đối diện với biển, XQ liên tưởng tới sự bất diệt của khát vọng tình yêu. Biển ngàn đời cồn cào, xáo động như tình yêu  muôn đời vẫn “bồi hồi” vỗ sóng “trong ngực trẻ”:

Ôi con sóng ngày xưa

                                        Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

2.2. Đầy bí ẩn (khổ 3, 4)

- Sóng từ đối tượng cảm nhận được chuyển thành đối tượng để suy tư. Từ cái nền mênh mông của thiên nhiên “muôn trùng sóng bể”, dòng suy tư của người phụ nữ cuộn lên như con sóng khôn cùng. Những câu hỏi trở thành cuộc đối thoại lớn với vũ trụ về tình yêu:

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Tự nơi nào sóng lên

- Xúc cảm tình yêu là xúc cảm mạnh nhất trong trái tim con người. Vì vậy, bao đời nay tình yêu vẫn là câu hỏi lớn. Xuân Quỳnh muốn cắt nghĩa về nguồn gốc của sóng để tìm lời giải đáp cho câu hỏi về sự khởi nguồn của tình yêu trong trái tim mình:

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

-> Thiên nhiên bí ẩn còn có thể lí giải, nhưng không thể dùng lí trí tỉnh táo để xác định thời điểm chính xác bắt đầu một mối tình. Lời thú nhận của Xuân Quỳnh thật hồn nhiên và chân thành. Nó bộc lộ phần nữ tính mềm mại, đằm thắm trong trái tim người phụ nữ muốn sống và yêu nồng nhiệt, thiết tha.

2.3. Luôn trăn trở, nhớ nhung và bao giờ cũng thủy chung son sắt (Khổ 5, 6)

- Tình yêu đi liền với nỗi nhớ. Nỗi nhớ cũng chính là điểm da diết, khắc khoải nhất của tình yêu. Tâm hồn người con gái đang yêu soi vào sóng, nhờ sóng diễn tả nỗi nhớ vô tận của lòng mình:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặ

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không

Lòng em nghĩ đến anh

Cả trong mơ còn thức

+ Khổ thơ khác biệt (6 câu) là ẩn dụ cho chiều dài mênh mang của nỗi nhớ

+ Hai cặp hình ảnh so sánh độc đáo: Sóng vỗ bờ cả ngày lẫn đêm, em nhớ anh cả lúc thức lẫn lúc ngủ.

+ Thời gian sinh hoạt còn có giới hạn, thời gian tình yêu thống trị cả tiềm thức lẫn giấc mơ. Chỉ có trái tim yêu chân thành, mãnh liệt mới khiến tình yêu chiếm lĩnh cả thời gian và không gian, cả ý thức và tiềm thức như thế.

- Cuộc đời như đại dương mênh mông, vô cùng vô tận. Con sóng thì nhỏ bé. Nhưng giữa cái mênh mang của vũ trụ, sóng mới bộc lộ đầy đủ những khát khao cháy bỏng, những đam mê nồng nhiệt mà vẫn quá đỗi dịu dàng, đằm thắm. Đất trời có bốn phương nam – bắc – tây – đông, nhưng trong vũ trụ tình yêu của người phụ nữ chỉ có một phương duy nhất “phương anh”:

Dẫu xuôi về phương bắc

  Dẫu ngược về phương nam

                                    Nơi nào em cũng nghĩ

 Hướng về anh một phương.

2.4. Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu (Khổ 7, 8, 9)

- Từ nỗi nhớ lúc “dữ dội - ồn ào”, lúc “êm đềm – lặng lẽ”, ý thơ dồn thành khát vọng sống mãnh liệt của sóng. Sóng tìm đến cái đích của tình yêu trong một niềm tin mạnh mẽ:

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở

- Xuân Quỳnh mượn quy luật của sóng biển, mây trời để diễn tả qui luật của lòng người. Là một phụ nữ nhạy cảm và đa đoan, Xuân Quỳnh  ý thức rất đời:

  Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

  Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

+ Đứng trước biển, đối diện với cái mênh mông rộng lớn của thời gian và không gian, Xuân Quỳnh ý thức được sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc.

+ Càng thấp thỏm, lo âu, Xuân Quỳnh càng cháy bỏng khát vọng sống hết mình trong tình yêu:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

+ Nhà thơ muốn được có mặt mãi trên cõi đời để được sống và bất tử trong tình yêu. Khát vọng hóa thân và phân thân trong sóng thật mạnh mẽ. Hai chữ “tan ra” vừa cháy bỏng nồng nhiệt, vừa thăm thẳm nỗi niềm phụ nữ - cái thăm thẳm của hai khát vọng hòa làm một: yêu hết mình và dâng hiến hết mình để bất tử hóa tình yêu. Đó cũng chính là vẻ đẹp thánh thiện của người phụ nữ trong tình yêu.

III. Kết bài

- “Ở XQ, tình yêu không bao giờ chỉ đơn thuần là tình yêu, nó còn tượng trưng cho cái đẹp, cái tốt, cái cao quí của con người, tượng trưng cho niềm khao khát được hoàn thiện mình” (Lưu Khánh Thơ).

- “Sóng” là bài thơ bộc lộ đầy đủ trái tim yêu của Xuân Quỳnh, đồng thời tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ nữ sĩ ở giai đoạn đầu. Bài thơ xinh xắn, duyên dáng; giọng thơ sôi nổi, thiết tha…

TÍCH HỢP NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Quan niệm và cách ứng xử trong tình yêu của giới trẻ hiện nay

                                        ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA

                                                            Thanh Thảo

I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NHỚ

1. Những nét chính về nhà thơ Thanh Thảo

- Thanh Thảo là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông được công chúng yêu mến với những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến.

- Thơ Thanh Thảo là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại.

- Luôn nỗ lực cách tân thơ Việt:

+ Đào sâu vào cái tôi nội cảm

+ Tìm kiếm những cách biểu đạt mới: câu thơ tự do, nhịp điệu bất thường, hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ.

- Tác phẩm: Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1978), Khối vuông ru bích (1985)…

2. Xuất xứ

Bài thơ in trong tập Khối vuông ru – bích (1985), là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ tượng trưng.

3. Những nét chính về F.G.Lor - ca (1898 – 1936)

- Một trong những tài năng sáng chói của văn học, nghệ thuật Tây Ban Nha hiện đại, dẫn đầu  phong trào cách tân thơ ca lúc bấy giờ với phong cách thơ tượng trưng, siêu thực.

- Sống dưới sự cai trị của chế độ độc tài Pri-nô đê Ri-vê-ra  => nhà thơ quyết liệt chống bạo tàn, ca ngợi tự do, cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân.

- Bị phát xít bắt giam và bắn chết năm 38 tuổi => trở thành biểu tượng, lá cờ tập hợp các nhà văn hoá đấu tranh cho hoà bình, tiến bộ.

4. Những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Nội dung:

+ Phục hiện cái chết bi tráng, oan nghiệt của Lor-ca: - một nghệ sĩ khát khao tự do, dân chủ trước nền chính trị độc tài; mong muốn cách tân nghệ thuật trước nền nghệ thuật TBN già cỗi.

+ Bày tỏ nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết oan khuất của người nghệ sĩ đấu tranh cho tự do và cách tân nghệ thuật

+ Niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tên tuổi và sự nghiệp Lor-ca

- Nghệ thuật:

+ Tiêu biểu cho lối viết giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng và có màu sắc tượng trưng của Thanh Thảo

+Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc.

+ Kết hợp hài hoà hai yếu tố thơ và nhạc

+ Nghệ thuật tượng trưng được sử dụng với tần số cao

5. Lor-ca muốn nhắn gửi thông điệp gì qua di chúc được lấy làm đề từ: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”?

- Bộc lộ tình yêu say đắm của Lor-ca với nghệ thuật, tình yêu tha thiết với xứ sở Tây Ban cầm.

- Hãy biết quên nghệ thuật của Lor-ca để tìm hướng đi mới. Nhà thơ cách tân Lor-ca biết thi ca mình một ngày nào đó sẽ án ngữ, ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật. Với Lor-ca, cái chết thực sự của một nhà cách tân là khi những khát vọng của anh ta không có ai tiếp tục. Nhưng cái chết đau đớn hơn của một nhà cách tân còn là khi tên tuổi và sáng tạo của anh ta được đem lên bệ thờ và trở thành một bức tường kiên cố cản trở sự cách tân văn chương của những người đến sau.

6. Trình bày những cảm nhận của anh (chị) về tiêu đề, lời đề từ của bài thơ "Đàn ghi ta của Lor - ca" và hai câu thơ:

Không ai chôn cất tiếng đàn

Tiếng đàn như cỏ mọc hoang”

- Tiêu đề:

 + Tiêu đề gợi liên tưởng đến Lor – ca, nghệ sĩ lãng du cùng với cây đàn đã sống và đấu tranh cho tự do, cho sự cách tân nghệ thuật. Cây đàn cũng là thế giới nghệ thuật của ông, một thế giới trong đó ông sống và sáng tạo.

 + Đàn ghi ta là niềm tự hào, là một phần hồn của đất nước TBN (Tây Ban cầm); là địa hạt của nghệ thuật

- Lời đề từ:

  Khi còn sống, trong bài thơ “Ghi nhớ”, Lor - ca viết: “Khi nào tôi chết, hãy vùi thây tôi cùng với cây đàn dưới lớp cát…” -> ý thơ này được Thanh Thảo lấy làm đề từ. Lời đề từ cũng chính là sự trân trọng của Thanh Thảo trước khát vọng và đạo đức của Lor – ca:

 + “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta”: bộc lộ tình yêu say đắm của Lor-ca với  nghệ thuật, tình yêu tha thiết với xứ sở Tây Ban cầm.

 +   Khát vọng lớn lao của người nghệ sĩ vĩ đại: muốn hậu thế vượt qua mình để tìm hướng đi mới, mở rộng chân trời sáng tạo vô bờ của nghệ thuật. Lor - ca vĩ đại nhưng vẫn nhận ra sự hữu hạn trong tư tưởng của mình - tư tưởng của mình rồi sẽ lỗi thời với tương lai, bởi vì quy luật tất yếu của cuộc sống là không có cái mới cuối cùng.

  + Đạo đức của người sáng tạo: nhà  thơ cách tân biết thi ca của mình một ngày nào đó sẽ án ngữ, ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật nên đã dặn lại cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để đi tới. Ông không muốn bóng của mình đè mãi xuống tương lai.

- Sau khi Lor - ca chết, Thanh Thảo viết:

Không ai chôn cất tiếng đàn

Tiếng đàn như cỏ mọc hoang”

 + “Không ai chôn cất tiếng đàn” -> người ta không làm theo di nguyện của ông, phải chăng vì sự tiếc thương và ngưỡng vọng...   

 + “Tiếng đàn như cỏ mọc hoang”  ẩn dụ cho sức lan toả diệu kì, bền bỉ, giản dị mà kiên cường của tư tưởng và nghệ thuật Lor - ca. Và đó cũng là nỗi xót tiếc cho hành trình cách tân dang dở không chỉ với bản thân Lor - ca mà cả nghệ thuật Tây Ban Nha.

II. ĐỀ VĂN VÀ GỢI Ý LÀM BÀI

Đề 1: Cảm nhận của anh, chị  về bài thơ “Đàn ghi ta của Lor – ca” (Thanh Thảo).

1. Mở bài

- Thanh Thảo là nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. Ông được công chúng mến mộ với những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh thời hậu chiến.

- Thơ Thanh Thảo là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại.

-  Với niềm ngưỡng mộ và xót thương, Thanh Thảo đã khắc hoạ cuộc đời nghệ sĩ Lor-ca với lý tưởng cách tân nghệ thuật và cái chết oan khuất.

2. Thân bài:

Nói đến đất nước TBN là nói đến cây đàn ghi ta, cây đàn trở thành biểu tượng âm nhạc và tinh thần của đất nước này. Cảm hứng từ cây đàn ghi ta đã tác động đến những câu thơ của Thanh Thảo. Những câu thơ tự do như những giai điệu ghi ta thánh thót trong những đêm thanh vắng. Câu thơ quen thuộc của Lor – ca được Thanh Thảo lấy làm lời đề từ như chính ước vọng và tâm hồn Lor – ca: nếu có phải chết thì sẽ chết trong tiếng đàn dân tộc, trong nỗi niềm dân tộc và niềm vui được làm một người Tây Ban Nha.

 Bằng hệ thống hình ảnh mang dấu ấn của thơ siêu thực, Thanh Thảo khắc họa hình tượng Lor-ca trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật của TBN đương thời:

Những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

li la li la li la

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếch choáng

trên yên ngựa mỏi mòn

- Tiếng đàn được Thanh Thảo cảm nhận bằng thị giác những tiếng đàn bọt nước-> Tiếng đàn bằng âm thanh có hình khối, tròn trịa, hiện-tan, tan-hiện, mỏng manh nhưng không thể bị tiêu diệt.

- Hình ảnh: áo choàng đỏ gắt:

+ Nói đến lễ hội đấu bò tót - một h/động v/hóa truyền thống Tây Ban Nha.

+ Gợi hình ảnh một đấu trường đặc biệt: đó là khát vọng dân chủ của công dân Lor-ca trước nền chính trị độc tài; là khát vọng cách tân nghệ thuật của nghệ sĩ Lor-ca trước nền nghệ thuật già nua  của TBN đương thời.

- Cùng với hệ thống từ ngữ giàu giá trị biểu cảm:

                                   đi lang thang về miền đơn độc

                                   với vầng trăng chếnh choáng

                                   trên yên ngựa mỏi mòn

đã tạo nên hệ thống hình ảnh vừa chân thực vừa thi vị, vừa cụ thể vừa khái quát cho ta liên tưởng đầy đủ về hình tượng Lor - ca. Đó là người công dân, người nghệ sĩ đấu tranh cho khát vọng tự do và cách tân nghệ thuật mạnh mẽ  nhưng cũng hết sức lẻ loi, đơn độc trên hành trình của bối cảnh xã hội và văv hóa TBN

 Bằng hệ thống hình ảnh vừa mang ý nghĩa thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng, Thanh Thảo tái hiện lại cái chết oan khuất của Lor-ca  và nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân nghệ thuật:

Tây Ban Nha

hát nghêu ngao

bỗng kinh hoàng

áo choàng bê bết đỏ

Lor - ca bị điệu về bãi bắn

chàng đi như người mộng du

       - Với nghệ thuật đối lập: Hát nghêu ngao >< bỗng k/hoàng, đi như người mộng du -> Dân tộc TBN choáng váng, bàng hoàng trước cái chết đột ngột, bất ngờ đến với Lor-ca.

Dẫu người nghệ sĩ đấu tranh cho tự do, luôn luôn dự cảm cái chết đến với mình, nhưng cái chết đã đến với L quá độ ngột. Vì thế trở thành sự bất ngờ với anh, thành sự kinh hoàng và khó hiểu của nhân dân TBN bởi cái đẹp và lí tưởng cao cả tại sao phải vùi dập

- Áo choàng bê bết đỏ -> hình ảnh thực: về Lor-ca bị hành hình, 1 tấn thảm kịch

=> Như vậy, TT đã tái hiện cái chết của Lor-ca, một cái chết bi thảm, dữ dội.

- Nhưng bất chấp tất cả, vượt lên số phận nghiệt ngã, tiếng ghi ta - linh hồn và tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ vẫn sống:

                                               tiếng ghi ta nâu

                                               bầu trời cô gái ấy

                                               tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

                                               tiếng ghi ta tràn bọt nược vỡ tan

                                               tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy

      - Tiếng ghi ta:   

       + nâu - màu của đất, của quê hương, là tình yêu đất nước.

      + bầu trời cô gái ấy: tình yêu lưá đôi

       + lá xanh: là sự sống

       + tròn bọt nước vỡ tan: tức tưởi

       + ròng ròng máu chảy: đau đớn

-> với nghệ thuật chuyển đổi cảm giác: âm thanh (thính giác) - thị giác (màu sắc, đường nét, hình khối, dòng máu chảy), Thanh Thảo cảm nhận trong tiếng đàn ấy, nỗi đau và tình yêu, cái chết và sự bất tử hòa quyện vào nhau…

Sự bất tử của tiếng đàn dấy lên niềm xót thương Lor-ca & nỗi xót tiếc cho hành trình cách tân của Lor - ca:

                                                không ai chôn cất tiếng đàn

                                               tiếng đàn như cỏ mọc hoang

                                               giọt nước mắt vầng trăng

                                              long lanh trong đáy giếng

Hai khổ cuối bài thơ là sự suy tư của tác giả về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lor-ca:

                                             đường chỉ tay đã đứt

                                             dòng sông rộng vô cùng

                                             Lor - ca bơi sang ngang

                                             trên chiếc ghi ta mầu bạc

                                             chàng ném lá bùa của cô gái digan

                                            vào xoáy nứớc

                                           chàng ném trái tim mình

                                           vào lặng im bất chợt

                                           li la li la li la

- H/ảnh:...đứt  ><  dòng sông rộng  -> Cuộc đời con người quá ngắn ngủi trước sự vô cùng của dòng chảy thời gian. Chính vì thế, mỗi người tự lựa chọn cho mình một lí tưởng sống. Lor-ca đã sống và chiến đấu cho tình yêu nghệ thuật, cho lòng mến chuộng tự do, cho tình yêu tổ quốc của mình. Sự lựa chọn của Lor-ca được Thanh Thảo cảm nhận và tái hiện qua những động từ mạnh, dứt khoát:

chàng ném lá bùa của cô gái digan

vào xoáy nước

                                                 chàng ném trái tim mình

                                                 vào lặng im bất chợt

Không “bơi xuôi” như một sự thỏa thuận, chẳng “ bơi ngược” như tìm sự sống mà là “bơi sang ngang”, Lor-ca chọn và sẵn sàng chấp nhận cái chết. Một sự giã từ nhẹ nhàng, thanh thản:

                                      Lor - ca bơi sang ngang

                                   trên chiếc ghi ta màu bạc

Dùng chiếc đàn để chở tải cuộc sống của người vượt qua sự băng hoại,chảy trôi; vượt qua sự ngắn ngủi của đời người để đi vào cõi vô cùng với tình yêu nghệ thuật, tình yêu xứ sở Tây Ban cầm. Như vậy, cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca. Nhà cách tân vĩ đại của đất nước TBN trở thành bất tử trong chính cuộc giả từ này.

3. Kết bài

  - Bài thơ đã sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực; ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi.

  -  Nhân danh cho loài người tiến bộ, cho sự ngưỡng mộ và tri ân Lor - ca một cách sâu sắc, Thanh Thảo đã khắc họa thành công hình tượng Lor - ca mang một vẻ đẹp toàn mĩ cả về nhân cách, tâm hồn và tài năng.

  - Cái đẹp không bao giờ mất hoặc chết đi mà nó tồn tại ở sự biến hóa trong lòng người,  nó bất tử với thời gian. Lor-ca - nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới ở thế kỉ XX, là một cái đẹp như vậy.

...................................................................................................................

BÁC ƠI!

                                                                                  Tố Hữu

Đề bài: Phân tích 4 khổ thơ đầu bài thơ “ Bác ơi” của Tố Hữu, từ đó anh (chị) có suy nghĩ gì về tình cảm của thanh niên ngày nay đối với Bác?

GỢI Ý:

1. Phân tích 4 khổ đầu

 a. Giới thiệu: Bác Hồ là một đề tài, nguồn cảm hứng lớn trong nhiều chặng đường sáng tác của Tố Hữu. “Bác ơi” là một tác phẩm xuất sắc viết về Bác Hồ trong tập thơ “Ra trận”.

Bài thơ được viết khi lãnh tụ của Đảng và dân tộc ta là Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa qua đời. Bài thơ là lời khóc Bác bằng thơ, bộc lộ nỗi đau xót, tiếc thương tràn đầy, đặc biệt là 4 khổ đầu:…

b. Triển khai ý: Bốn khổ đầu: Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác qua đời.

- Lòng người:

     + Xót xa, đau đớn: chạy về, lần theo lối sỏi quen thuộc, bơ vơ đứng nhìn lên thang gác.

     + Bàng hoàng không tin vào sự thật: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi”

- Cảnh vật:

     + Hoang vắng, lạnh lẽo, ngơ ngác (phòng im lặng, chuông không reo, rèm không cuốn, đèn không sáng...)

     + Thừa thải, cô đơn, không còn bóng dáng Người.

- Không gian thiên nhiên và con người như có sự đồng điệu “ Đời tuôn nước mắt/ trời tuôn mưa”  Cùng khóc thương trước sự ra đi của Bác

 Nỗi đau xót lớn lao bao trùm cả thiên nhiên đất trời và lòng người.

c. Nhận xét:…

2. Liên hệ: Tùy vào cảm nhận riêng của HS.

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

                                               Nguyễn Tuân    

  

KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NHỚ    

1. Những nét chính về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân?    

- Quan sát, khám phá và diễn tả thế giới nghiêng về phương diện văn hoá thẩm mĩ; đồng thời dành sự quan tâm, đánh giá và thể hiện con người thiên về khía cạnh tài hoa nghệ sỹ.

- Quan niệm cái đẹp phải là hiện tượng đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ (nhân vật phải có cá tính khác thường; cảnh thiên nhiên thì hoặc đẹp tuyệt vời, hoặc gây ấn tượng mãnh liệt, dữ dội như gió, núi cao Tản Viên, rừng thiêng, thác ghềnh hiểm trở sông Đà)

- Sử dụng thể văn tuỳ bút hết sức phóng túng với nhân vật chính là cái tôi chủ quan của tác giả - một cái tôi rất mực tài hoa uyên bác. Tài hoa trong việc dựng người, dựng cảnh, trong những so sánh, liên tưởng táo bạo bất ngờ. Uyên bác trong việc vận dụng sự hiểu biết nhiều ngành khác nhau để quan sát hiện thực, sáng tạo hình tượng, mang đến cho người đọc khối lượng tri thức đa dạng, phong phú.

- Văn Nguyễn Tuân vừa đĩnh đạc cổ kính, trẻ trung hiện đại, rất giàu hình ảnh nhạc điệu, một kho từ vựng phong phú, chính xác, với nhiều tìm tòi sáng tạo mới lạ độc đáo trong cách đặt câu dùng từ.

- Phong cách Nguyễn Tuân có sự thay đổi trước và sau cách mạng. Trước CM thường khám phá cái đẹp cổ xưa, cái đẹp phi thường, bi tráng; giọng văn kiêu bạc, tài hoa… Sau CM kết hợp cái phi thường và bình thường; cái đẹp được khám phá trong đời sống hiện tại; giọng văn tài hoa…

2. Xuất xứ,  hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm

    - Xuất xứ: “Người lái đò sông Đà” rút ra từ tập tuỳ bút “Sông Đà” (1960) của Nguyễn Tuân.

    - Hoàn cảnh sáng tác:

      Tác phẩm là kết quả của nhiều dịp Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958.

Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng khác nhau, sống với bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân cầu đường và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới đã đem lại cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.

3. Những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

- Nội dung

a. Hình tượng con sông Đà

 a1. Hung bạo, dữ dằn

    - Quan sát công phu, tìm hiểu kĩ càng để khắc họa sự hung bạo trên nhiều dạng vẻ.

    - Mượn ở các ngành, các bộ môn trong và ngoài nghệ thuật để làm nên hàng loạt so sánh liên tưởng, tưởng tượng kì lạ, bất ngờ.

 a2. Trữ tình, thơ mộng

    - Viết những câu văn mang dáng dấp mềm mại, yên ả, trải dài như chính dòng nước

    - Dụng công tạo ra một không khí mơ màng, khiến người đọc có cảm giác như được lạc vào một thế giới kì ảo.

b. Hình tượng người lái đò:

  - Một người lao động, nhưng là nghệ sĩ trong lao động, hơn nữa là một dũng tướng trong cuộc thuỷ chiến thường xuyên với thác nước sông Đà

  + Say mê sông nước, say mê những cảm giác mạnh

  + Luôn bình tĩnh, ung dung đối đầu với những khó khăn, nguy hiểm. Luôn khôn ngoan vượt qua mọi cạm bẫy của thác ghềnh và đưa con thuyền về đích an toàn.

- Sự ngoan cường, dũng cảm, tài trí, chí quyết tâm và nhất là kinh nghiệm đò giang sông nước, lên thác xuống ghềnh -> Nguyên nhân làm nên chiến thắng

     - Nghệ thuật:

a. Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị.

b. Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.

c. Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình.

4. Lí giải vì sao trong cảm xúc thẩm mỹ của Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như “vàng” nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của đất nước ta.a

- Thiên nhiên: vàng; con người lao động: vàng mười → trong cảm xúc thẩm mĩ của tác giả, con người đẹp hơn tất cả và quý giá hơn tất cả.

- Con người được ví với khối vàng mười quý giá lại chỉ là những ông lái, nhà đò nghèo khổ, làm lụng âm thầm, giản dị, vô danh.

- Những con người vô danh đó đã nhờ lao động, nhờ cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên mà trở nên lớn lao, kì vĩ, hiện lên như đại diện của Con Người.

5. Phong cách nghệ thuật và cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Tuân trong tùy bút "Người lái đò sông Đà”.

- Là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân: uyên bác, tài hoa, không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú, bộn bề, nhằm tìm ra những câu chữ xác đáng nhất.

- Cho thấy một diện mạo mới của Nguyễn Tuân sau cách mạng, luôn khát khao được hòa nhịp với đất nước, với cuộc đời (không giống Nguyễn Tuân trước cách mạng, con người chỉ muốn “xê dịch” cho khuây cảm giác “thiếu quê hương”).

-  Cảm hứng chủ đạo: nhiệt tình ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi nhân dân của một nhà văn mà trái tim đang tràn đầy niềm hứng khởi khi thấy nay mình đã có đất nước, mình đã không còn “thiếu quê hương”.

6. Trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”, nhà văn Nguyễn Tuân mượn câu thơ nào làm lời đề từ? Hãy chép lại những câu thơ đó và nêu ý nghĩa của lời đề từ trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông” (Wladyslaw Broniewski)

Đây là câu thơ nổi tiếng của nhà thơ cách mạng Ba Lan mang cấu trúc cảm thán. Câu thơ có thể là câu hát của những người chèo đò, kéo thuyền vượt thác với tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu lao động, cũng có thể là lời ngợi ca của nhà văn trước tư thế làm chủ thiên nhiên của con người trong cuộc sống mới.

Chúng thuỷ giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”: Mọi dòng sông đều chảy theo hướng đông, chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc (thơ Nguyễn Quang Bích).

Mượn câu thơ của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Tuân hé mở với người đọc lí do ông có cảm tình đặc biệt với sông Đà: mọi dòng sông đều chảy theo hướng đông, chỉ có sông Đà chảy theo hướng bắc. Câu thơ thể hiện nét độc đáo riêng biệt của dòng Đà giang đồng thời hé lộ cá tính nghệ thuật của Nguyễn Tuân - nhà văn của những phong cảnh tuyệt mỹ, những cảm giác mãnh liệt.

ĐỀ VĂN VÀ GỢI Ý LÀM BÀI

Ñe 1: Phaân tích hình tượng con soâng Ñaø trong tuøy buùt “Ngöôøi laùi ñoø soâng Ñaø” (Nguyeãn Tuaân).

     I. Môû baøi:

- Laø moät nhaø vaên taøi hoa, ñoäc ñaùo, Nguyeãn Tuaân thích mieâu taû nhöõng caùi gì döõ doäi, maõnh lieät hoaëc ñeïp moät caùch tuyeät ñænh. Nhöõng trang vieát hay nhaát cuûa oâng thöôøng laø nhöõng trang taû ñeøo cao, vöïc saâu, thaùc nöôùc …

- Nguyeãn Tuaân yeâu thieân nhieân tha thieát, oâng coù nhieàu phaùt hieän tinh teá veà veû ñeïp cuûa nuùi soâng, coû caây treân ñaát nöôùc mình. Buùt kí “Ngöôøi laùi ñoø soâng Ñaø” ñaõ theå hieän ñaäm neùt phong caùch Nguyeãn Tuaân. Caûm höùng veà doøng soâng Ñaø “hung baïo vaø tröõ tình” chaûy treân trang vaên cuûa Nguyeãn Tuaân bieán vuøng soâng nöôùc aáy thaønh moät hình töôïng ngheä thuaät ñaëc saéc.

II. Thaân baøi:

1. Soâng Ñaø hung baïo, d dn:

- Cnh vaùch ñaù “ñaù bôø soâng döïng vaùch thaønh” vaø nhöõng böùc thaønh vaùch ñaù cao cheït chaët laáy loøng soâng heïp. Caùi heïp cuûa loøng soâng taùc giaû taû theo ñuû caùch:

+ “Maët soâng choã aáy chæ luùc ñuùng ngoï môùi coù maët trôøi”

+ Con hoå con nai coù theå voït qua soâng, vaø chæ can nheï tay thoâi cuõng coù theå neùm hoøn ñaù töø bôø beân naøy qua beân kia vaùch…

+ “Ngoài trong khoang ñoø qua quaõng aáy, ñang muøa heø cuõng thaáy laïnh, caûm thaáy mình nhö ñöùng ôû heø moät caùi ngoõ maø ngoùng voïng leân moät caùi khung cöûa soå naøo treân caùi taàng nhaø thöù maáy naøo vöøa taét phuït ñeøn ñieän” -> So saùnh vöøa chính xaùc, tinh teá, vöøa baát ngôø vaø laï luøng. Caûm giaùc nhö N.T luoân luïc loïi ñeán taän kieät cuøng caùi kho aán töôïng nay aêm aép ñeå tìm cho ñöôïc moät caùch noùi coù theå laøm kinh ñoäng hoàn trí con ngöôøi.

- Gioù treân soâng Ñaø: “Daøi haøng caây soá nöôùc xoâ ñaù, ñaù xoâ soùng, soùng xoâ gioù, cuoàn cuoän luoàng gioù guøn gheø suoát naêm …” baèng loái vieát taøi hoa, nhöõng caâu vaên dieãn ñaït theo kieåu moùc xích, caáu truùc caâu truøng ñieäp, gôïi hình aûnh con soâng Ñaø cuoàng noä, döõ daèn nhö luùc naøo cuõng muoán tieâu dieät con ngöôøi.

- Nhöõng huùt nöôùc ôû quaõng Taø Möôøng Vaùt: “nöôùc ôû ñaây thôû vaø keâu nhö cöûa coáng caùi bò saëc”, “choã gieáng nöôùc saâu aëc aëc leân …” nhöõng caùi huùt nöôùc loâi tuoät beø goã xuoáng hoaëc huùt nhöõng chieác thuyeàn xuoáng roài ñaùnh chuùng tan xaùc” Loái so saùnh ñoäc ñaùo khieán con soâng Ñaø khoâng khaùc gì loaøi thuûy quaùi vôùi nhöõng tieáng keâu gheâ rôïn nhö muoán khuûng boá tinh thaàn vaø uy hieáp con ngöôøi.

- AÂm thanh thaùc nöôùc soâng Ñaø:

+ Nguyn Tuaân nhö moät nhaïc tröôûng ñang ñieàu khieån moät daøn giao höôûng chôi thaät huøng traùng baøi ca cuûa gioù thaùc xoâ soùng ñaù

+ Ban ñaàu taùc giaû môùi ñeå caát leân khuùc nhö ñang “oaùn traùch”, “van xin”, “khieâu khích”, “gioïng gaèn maø cheá nhaïo”. Theá roài baát ngôø aâm thanh ñöôïc phoùng to heát côõ, caùc nhaïc khí böøng böøng theùt leân khuùc nhaïc cuûa moät thieân nhieân ñang ôû ñænh ñieåm cuûa moät côn phaán khích maïnh meõ vaø man daïi: “noù roáng leân nhö tieáng moät ngaøn con traâu moäng ñang loàng loän giöõa röøng vaàu röøng tre nöùa noå löûa … röøng löûa cuøng gaàm theùt vôùi ñaøn traâu da chaùy buøng buøng…” Söï lieân töôûng voâ cuøng phong phuù, aâm thanh cuûa thaùc nöôùc soâng Ñaø ñöôïc Nguyeãn Tuaân mieâu taû khoâng khaùc gì aâm thanh cuûa moät traän ñoäng röøng, ñoäng ñaát hay naïn nuùi löûa thôøi tieàn söû. Laáy löûa ñeå taû nöôùc, laáy röøng ñeå taû soâng, N.T quaû laø ñaõ chôi ngoâng laém trong ngheä thuaät

- Baèng thuû phaùp nhaân hoùa, ngöôøi ñoïc nhaän ra töøng saéc dieän ngöôøi trong nhöõng hình thuø ñaù voâ tri. Nguyeãn Tuaân ñaõ duøng söùc maïnh ñieâu khaéc cuûa ngoân töø ñeå thoåi hoàn vaøo töøng thôù ñaù: “Caû moät chaân trôøi ñaù … maët hoøn naøo troâng cuõng “ngoã ngöôïc”, “nhaên nhuùm”, “meùo moù” Nhöõng hoøn ñaù voâ tri voâ giaùc nhöng qua caùi nhìn cuûa Nguyeãn Tuaân chuùng mang veû du coân cuûa thieân nhieân hoang daïi vaø hung döõ vi ba truøng vi thaïch traän

+ Truøng vi thaïch traän thöù I: Boïn ñaù ñöùa thì “haát haøm” ñöùa thì “thaùch thöùc”,maët nöôùc hoø la uøa vaøo beû gaõy caùn cheøo”, soùng nöôùc “ñaù traùi, thuùc goái vaøo buïng vaøo hoâng thuyeàn”…

+ Truøng vi thaïch traän thöù II: Soâng nöôùc baøi binh boá traän ôû khaép nôi, taêng nhieàu cöûa töû, cöûa sinh naèm ôû phía höõu ngaïn…

+ Truøng vi thaïch traän thöù III: Soâng Ñaø saép ñaët beân phaûi beân traùi ñeàu laø luoàng cheát, luoàng soáng ôû ngay giöõa.

Con soâng Ñaø hung baïo, taøn aùc khoâng khaùc gì “keû thuø soá moät cuûa con ngöôøi”. Nhöng cuõng chính töø hình aûnh con soâng aáy laïi laø keû toân vinh taøi naêng ngheä thuaät taøi hoa, taøi töû vaø cöïc kì uyeân baùc cuûa moät ngoøi buùt soá moät veà theå loaïi tuøy buùt VN.

2. Soâng Ñaø tröõ tình, thơ mng:

- Doøng soâng Ñaø khoâng chæ coù nhöõng “doøng thaùc huøm beo ñang hoàng hoäc teá manh treân soâng ñaù” maø noù coøn laø böùc tranh thuûy maëc vöông vaán loøng ngöôøi. Töø treân taøu bay nhìn xuoáng “con soâng Ñaø tuoân daøi nhö moät aùng toùc tröõ tình, ñaàu toùc, chaân toùc aån hieän trong maây trôøi Taây Baéc bung nôû hoa ban, hoa gaïo …”

- Maøu saéc doøng soâng thay ñoåi theo muøa, mi mùa mt v đẹp riêng:

+ “Muøa xuaân xanh maøu ngoïc bích”, khaùc vôùi soâng Gaâm, soâng Loâ “maøu xanh canh heán”

+ Muøa thu nöôùc soâng “löø löø chín ñoû nhö da maët moät ngöôøi baàm ñi vì röôïu böõa …” Soâng Ñaø moãi muøa mang moät veû ñeïp rieâng, quyeán ruõ vaø tình töù.

- Ñeán vôùi soâng Ñaø, haêm hôû, say meâ ñeán noãi taùc giaû nhö thaáy mình nhö ñang “saép ñoå ra soâng Ñaø”. Nguyeãn Tuaân nhìn soâng Ñaø nhö moät coá nhaân vôùi nhöõng caûnh quang hai beân bôø cöïc kì gôïi caûm: laù non nhuù treân nhöõng nöông ngoâ, nhöõng con höôu “ngaång ñaàu nhung khoûi aùng coû söông” …

- Doøng soâng Ñaø nhö gôïi nhöõng noãi nieàm saâu thaúm trong lòch söû ñaát Vieät: “Bôø soâng hoang daïi nhö moät bôø tieàn söû. Bôø soâng hoàn nhieân nhö moät noãi nieàm coå tích tuoåi xöa… laëng tôø “nhö töø Lí, ñôøi Traàn, ñôøi Leâ”.

Nguyeãn Tuaân say meâ mieâu taû doøng soâng vôùi taát caû söï tinh teá cuûa caûm xuùc, vaø baèng moät tình yeâu thieát tha thieân nhieân ñaát nöôùc. Loøng ngöôõng moä, traân troïng, naâng niu töï haøo veà moät doøng soâng, moät ngoïn thaùc, moät doøng chaûy ñaõ taïo neân nhöõng trang vaên ñeïp hieám coù – Nguyeãn Tuaân xöùng ñaùng laø moät caây buùt taøi hoa baäc nhaát cuûa neàn vaên hoïc Vieät Nam.

III. Keát baøi:

Phong caùch Nguyeãn Tuaân ñoäc ñaùo vaø phong phuù. ÔÛ tuøy buùt “Ngöôøi laùi ñoø soâng Ñaø” chuùng ta thaáy phong caùch giaù trò cuûa oâng theå hieän roõ nhaát laø söï nhoïn saéc cuûa giaùc quan ngheä só ñi ñoâi vôùi moät kho chöõ nghóa giaøu coù vaø ñaày maøu saéc, loái vaên raát möïc taøi hoa. Doøng soâng Ñaø “hung baïo vaø tröõ tình” chaûy maõi trong doøng vaên hoïc nöôùc nhaø nhö nieàm yeâu meán vaø töï haøo veà coû caây soâng nuùi queâ höông cuûa nhaø vaên Nguyeãn Tuaân.

Ñeà 2: Phaân tích hình töôïng ngöôøi laùi ñoø trong taùc phaåm “Ngöôøi laùi ñoø soâng Ñaø” (Nguyeãn Tuaân)

I. Môû baøi:

- Nguyeãn Tuaân laø moät trong nhöõng caây buùt tieâu bieåu cuûa vaên xuoâi hieän ñaïi Vieät Nam. Moãi taùc phaåm cuûa oâng laø moät baøi ca veà caùi ñeïp cuûa cuoäc soáng, con ngöôøi vôùi tình caûm gaén vôùi queâ höông, ñaát nöôùc.

- “Ngöôøi laùi ñoø soâng Ñaø” laø thieân tuøy buùt theå hieän roõ neùt phong caùch ñoù.

- Thoâng qua vieäc mieâu taû ngöôøi laùi ñoø treân soâng Ñaø, taùc giaû ngôïi ca nhöõng ngöôøi lao ñoäng bình thöôøng nhöng laø moät ngheä só ñieâu luyeän trong ngheà nghieäp. Hoï ñoùng goùp moät phaàn coâng söùc nhoû beù cuûa mình vaøo quaù trình xaây döïng mieàn Taây Baéc Toå quoác noùi rieâng, xaây döïng ñaát nöôùc noùi chung.

II. Thaân baøi:

  Baèng söï quan saùt vaø khaû naêng mieâu taû chuaån xaùc, Nguyeãn Tuaân ñaõ döïng leân hình töôïng ngöôøi laùi ñoø heát söùc ñoäc ñaùo:

1. Tuoåi taùc vaø coâng vieäc: Ngöôøi laùi ñoø laø oâng giaø 70 tuoåi, giaønh phaàn lôùn ñôøi mình cho ngheà laùi ñoø.

2. Ngoaïi hình:

- “Tay oâng leâu ngheâu nhö caùi saøo, chaân oâng luùc naøo cuõng khuyønh khuyønh goø laïi nhö keïp laáy moät caùi cuoáng laùi töôûng töôïng, gioïng oâng aøo aøo nhö tieáng nöôùc tröôùc maët gheành soâng, nhôõn giôùi oâng vôøi vôïi nhö mong moät caùi beán xa xaêm naøo ñoù trong söông muø ->. Nhöõng töø laùy gôïi hình, gôïi caûm, nhöõng hình aûnh so saùnh ví von ñoäc ñaùo, gaén vôùi nhöõng hình aûnh cuûa ngheà soâng nöôùc, gôïi oâng laùi ñoø gaân guoác, khoûe maïnh, lanh leï.

- Thaân theå oâng mang ñaäm daáu aán cuûa ngheà nghieäp, chöùng toû oâng laø moät con ngöôøi yeâu ngheà, gaén boù vôùi ngheà.

3. Moät ngöôøi lao ñoäng trí duõng, moät ngheä só taøi hoa trong ngheä thuaät leo gheành vöôït thaùc:

- Hoaøn caûnh soáng cuûa ngöôøi laùi ñoø, chính laø cuoäc ñaáu tranh vôùi thieân nhieân ñeå giaønh söï soáng töø tay noù veà tay mình. Haøng ngaøy, ngöôøi laùi ñoø phaûi ñoái ñaàu vôùi caùc keû thuø treân soâng nöôùc nhö: vaùch ñaù, nhöõng caùi huùt nöôùc, thaùc nöôùc, ñaù soâng … chuùng baøy thaïch traän nhö moät la baøn khoång loà, moät traän ñoà thieân la ñòa voõng ñeå thaùch ñoá vaø khuûng boá tinh thaàn nhöõng ngöôøi chieán só laøm ngheà soâng nöôùc.

- Ñaây laø moät con ngöôøi töøng traûi, hieåu bieát thaønh thaïo ngheà laùi ñoø vaø ñaõ ñaït ñeán trình ñoä “laáy maét vaø nhôù tæ mæ nhöõng luoàng nöôùc cuûa taát caû caùc con thaùc hieåm trôû”.

- Trí nhôù tuyeät vôøi cuûa oâng laùi ñoø veà con soâng Ñaø thaät ñaùng khaâm phuïc, oâng thuoäc loøng con soâng Ñaø nhö thuoäc moät thieân tröôøng ca, thuoäc ñeán caû nhöõng daáu chaám than, chaám caâu vaø caû nhöõng ñoaïn xuoáng doøng.

- Ngöôøi laùi ñoø hieåu bieát saâu saéc ñoái töôïng, naém vöõng qua luaät bieán ñoåi “tính tình phöùc taïp” cuûa soâng Ñaø.

+ OÂng bieát boïn ñaù mai phuïc vaø baøy thaïch traän treân soâng: naøo laø ñaù, ñaù taûng chia ba haøng tieàn veä, coù hai hoøn canh cöûa nhö laø ñeå duï ñoái phöông. Naøo laø nhöõng boong ke chìm ôû tuyeán hai, phaùo ñaøi noåi ôû tuyeán ba. Naøo laø chieán thuaät ñaùnh “khuyùp quaët vu hoài”, naøo laø quyeát taâm chieán löôïc “phaûi tieâu dieät thuyeàn tröôûng vaø thuûy thuû ngay ôû chaân thaùc”.

OÂng laùi ñoà hieåu ñoái phöông ñoâng ñaëc, ranh ma, moät con thuyeàn ñôn ñoäc thì quaù moûng manh, nhoû beù, thaät maïo hieåm, ôû vaøo caùi theá thaäp töû nhaát sinh, ngaøn caân treo sôïi toùc.

+ Vôùi loøng quaû caûm, nieàm tin vaøo baûn thaân, ngöôøi laùi ñoø nhö moät vieân töôùng xung traän, oai phong, tænh taùo öùng phoù linh hoaït ôû ba voøng thaïch traän ñeå giaønh phaàn thaéng.

* Truøng vi thaïch traän thöù I: Boïn ñaù ñöùa thì “haát haøm” ñöùa thì “thaùch thöùc”, “maët nöôùc hoø la uøa vaøo beû gaõy caùn cheøo”, soùng nöôùc “ñaù traùi, thuùc goái vaøo buïng vaøo hoâng thuyeàn”… OÂng laùi ñoø ñaõ bò thöông nhöng coá neùm, “hai chaân vaãn keïp chaët cuoáng laùi”, “maët meùo beäch” nhöng “tieáng chæ huy vaãn ngaén goïn, tænh taùo” Ñaây laø cuoäc tæ thí giöõa hai ñoâ vaät quaù cheânh leäch veà söùc löïc vaø theá voõ, ngöôøi laùi ñoø chieán thaéng ôû söï bình tónh, gan daï, duõng caûm quyeát taâm cao.

* Truøng vi thaïch traän thöù II: Vì naém chaéc binh phaùp cuûa thaàn soâng, thaàn ñaù vaø thuoäc quy luaät phuïc kích cuûa luõ ñaù (soâng Ñaø taêng nhieàu cöûa töû, cöûa sinh naèm ôû phía höõu ngaïn) neân ngöôøi laùi ñoø thay ñoåi chieán thuaät: “cöôõi leân thaùc soâng Ñaø nhö cöôõi hoå”, choã “raûo bôi”, choã “ñeø saán”, choã “chaët ñoâi ra” ñeå môû ñöôøng tieán Haøng loaït nhöõng ñoäng töø cho ta thaáy ngöôøi laùi ñoø thoâng minh, chuû ñoäng, ñaày kinh nghieäm, laán löôùt con soâng Ñaø.

* Truøng vi thaïch traän thöù III: Soâng Ñaø saép ñaët beân phaûi beân traùi ñeàu laø luoàng cheát, luoàng soáng ôû ngay giöõa. Ngöôøi laùi ñoø phoùng thaúng thuyeàn choïc thaúng cöûa giöõa, vuùt, vuùt thuyeàn nhö muõi teân tre xuyeân nhanh qua hôi nöôùc Bieän phaùp ngheä thuaät so saùnh nhaèm theå hieän trình ñoä laùi ñoø ñaït ñeán söï taøi hoa ngheä thuaät, ngöôøi laùi ñoø taùo baïo, quyeát lieät, laùi ñoø nhanh vaø chính xaùc nhö teân bay khoûi noû caém truùng ñích ñeán.

+ Ung dung, khieâm toán: vöôït qua ba voøng thaïch traän ñaày khoù khaên, nguy hieåm nhöng sau ñoù chaúng ai baøn lôøi naøo veà nhöõng chieán thaéng vöøa qua maø hoï chæ noùi veà caù anh vuõ, caù daàm xanh, …

Hoï thaät khieâm nhöôøng, caùi phi thöôøng ñaõ trôû thaønh caùi bình thöôøng, chaát chieán só hoøa vaøo phong thaùi taøi hoa, ngheä só.

- Qua cuộc chiến không cân sức với thiên nhiên dữ dội, hiểm độc, người lái đã nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị mà lãng mạn; bình tĩnh mà hùng dũng.

- Nguyên nhân chiến thắng của ông lái đò: sự ngoan cường, dũng cảm và nhất là kinh nghiệm sông nước.

III. Keát baøi:

- Taùc phaåm mang ñaäm phong caùch ngheä thuaät ñoäc ñaùo cuûa Nguyeãn Tuaân, ngoân ngöõ phong phuù, kieán thöùc uyeân baùc, caûm höôùng tröôùc nhöõng caûnh töôïng gaây caûm giaùc maõnh lieät, yeâu nhöõng con ngöôøi lao ñoäng bình thöôøng nhöng mang ñaäm chaát taøi hoa, taøi töû …

- Hình aûnh ngöôøi laùi ñoø trong thieân tuøy buùt naøy khoâng chæ mang daùng daáp cuûa moät caù nhaân cuï theå maø coøn laø hình aûnh nhaân daân trong thôøi kyø môùi - thôøi kyø haøn gaén veát thöông chieán tranh, xaây döïng ñaát nöôùc, xaây döïng chuû nghóa xaõ hoäi.

- Vôùi “Ngöôøi laùi ñoø soâng Ñaø”, Nguyeãn Tuaân ñaõ ñem ñeán cho ngöôøi ñoïc cm nhn rng “chaát vaøng möôøi ca Tâây Bc” nhng con người lao động bình thường. Qua đó, nhà văn muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày.

TÍCH HỢP NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

- Vẻ đẹp của lòng yêu nghề.

- Quan niệm về người anh hùng trong xã hội hiện đại

                                     AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?

                                                                            Hoàng Phủ Ngọc Tường

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NHỚ:

 1. Đặc điểm cơ bản của kí Hoàng Phủ Ngọc Tường? (HPNT)

    - Kí HPNT bộc lộ một trí tuệ sắc sảo, uyên bác… giàu lượng thông tin… kho kiến thức về văn hoá, triết học, lịch sử, địa lí, âm nhạc, điện ảnh, văn chương nghệ thuật…

   - Kí HPNT thiên về tuỳ bút… thể loại chuyên ghi chép những sự kiện xác thực… lại thẫm đẫm chất trầm tư, trữ tình.

   - Kí của HPNT thường có tính chất tự do, tản mạn. Sự kiện đôi khi chỉ là cái cớ để nhà văn bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ chủ quan của mình.

    - Nguồn mạch xuyên suốt tác phẩm kí của HPNT là lòng yêu quê hương, đất nước là tâm huyết với tinh hoa dân tộc.

2. Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông?

- Là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều được tổng hợp tư vốn kiến thức phong phú…

- Với lối viết hướng nội, tinh tế và tài hoa.

3. Ý nghĩa nhan đề:

- Nhan đề bài bút kí là một câu hỏi ngỡ như bâng quơ, câu hỏi khó trả lời, nhưng lại là một dấu hiệu thẩm mĩ mở ra nội dung của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? Câu hỏi đặt ra “với trời, với đất” đã đưa nhà văn làm một cuộc hành trình lịch sử tìm về cội nguồn của dòng sông và cảm nhận, miêu tả vẻ đẹp của sông Hương từ góc độ huyền thoại - văn hoá - lịch sử.

- Kết thúc tác phẩm lại là câu hỏi bâng khuâng ấy: Ai đã đặt tên cho dòng sông? Để trả lời cho câu hỏi này, HPNT mượn một mẩu huyền thoại đẹp khép lại những trang kí, tô đậm thêm vẻ đẹp lấp lánh của dòng sông Hương, đồng thời bộc lộ cái tôi nồng cháy suy tư.

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? Câu hỏi bâng khuâng gợi sự kiếm tìm cái đẹp tiềm ẩn trong sông Hương và thiên nhiên, con người xứ Huế.

4. Vẻ đẹp của sông Hương qua các góc nhìn khác nhau?

* Từ góc nhìn địa lí: Dòng sông “thuộc về một thành phố duy nhất”

- Vẻ đẹp “phóng khoáng và man dại”, “mãnh liệt” mang âm vang của rừng già Trường Sơn.

- Vẻ đẹp huyền ảo, trầm mặc khi chảy qua những đồi thông, những lăng tẩm.

- Vẻ đẹp mơ màng, nên thơ khi rời Vĩ Dạ mướt xanh.

  Dòng chảy của sông Hương qua cảm nhận và miêu tả của nhà văn biến hoá nhiều dáng vẻ.

*Từ góc nhìn văn hoá: “người mẹ phù sa của vùng văn hoá xứ sở

- Bề dày văn hoá hàm ẩn ở dòng sông Hương - sông Hương được nhìn nhận như là cội nguồn của âm nhạc cổ điển Huế.

- Từ âm thanh của dòng sông, đã hình thành những điệu hò dân gian và nền âm nhạc cổ điển Huế.

- Sự gắn bó mật thiết giữa sông Hương và dòng nhạc cổ điển cũng như dân ca Huế. “Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này”

*Từ góc nhìn lịch sử: Dòng sông “của sử viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”

- Sông Hương là chứng nhân cho những sự kiện lịch sử, những biến thiên của đất nước từ thời Đại Việt đến sau Cách mạng tháng Tám. Trong đó phải kể đến sự kiện lịch sử trọng đại mùa xuân năm 1968.

- Nhà văn bộc lộ niềm tự hào về truyền thống văn hoá Huế, đồng thời cũng nói lên lòng căm giận tội ác của kẻ thù đã tiêu diệt vùng đất cố đô.

*Từ góc nhìn của thơ ca:

Vẻ đẹp của sông Hương thật đa dạng.

-“Dòng sông trắng - lá cây xanh” trong thơ Tản Đà.

- Hùng tráng “như kiếm dựng trời xanh” trong thơ Cao Bá Quát.

- Bãng lãng mối quan hoài trong thơ Bà Huyện Thanh Quan.

- Thẫm đẫm chất nhân đạo với cảm hứng phục sinh trong thơ Tố Hữu.

5. Các biện pháp nghệ thuật

* Biện pháp nhân hoá:

- “một cô gái Di - gan phóng khoáng và man dại”; “một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”

- “mẹ phù sa của vùng văn hoá xứ sở” với “sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ”

- “một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”

* Biện pháp so sánh:

- “dòng sông mềm như tấm lụa”

- “chiếc cầu trắng của thành phố… nhỏ nhắn như những vành trăng non”

- “đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”

* Những liên tưởng phong phú: Liên tưởng

- Dòng sông, thiên nhiên Huế với cảnh sắc trong Truyện Kiều.“Nguyễn Du đã bao năm… đi suốt đời Kiều”

- Sông Hương với tính cách nàng Kiều. “Và giống như nàng Kiều… còn về - còn nhớ…”

* Một văn phong giàu chất thơ:

Chất thơ toát ra từ thiên nhiên, cảnh vật, từ tâm hồn con người và từ những huyền thoại nhà văn sử dụng đúng chỗ.

*Kết cấu tác phẩm được dẫn dắt theo mạch cảm xúc của nhà văn với câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được lặp lại nhiều lần.

- Câu hỏi ở nhan đề, ở phần giữa và ở cuối văn bản, là yếu tố cốt lõi để dẫn dắt mạch văn, đưa nhà văn làm một cuộc hành trình lịch sử tìm về cội nguồn của dòng sông và cảm nhận, miêu tả vẻ đẹp của nó.

- Câu hỏi ở phần cuối của bài kí bộc lộ những suy nghĩ, trầm tư của nhà văn về cái đẹp của sông Hương ở chiều sâu của nó.

II. ĐỀ VĂN và GỢI Ý LÀM BÀI (tham khảo)

Đề 1: Cảm nhận về vẻ đẹp của sông Hương (đoạn từ thượng nguồn đến thành phố Huế) qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?  Của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

1. Mở bài

- HPNT là một trí thức yêu nước, ông quê gốc Quảng Trị nhưng hoạt động và học tập tại Huế nên tâm hồn thấm đẫm chất văn hoá Huế.

- Sông Hương là con sông ở Huế, là niềm tự hào, kiêu hãnh của những người con xứ Huế.

- Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Là bài kí đặc sắc của HPNT viết về sông Hương với vẻ đẹp thiên nhiên phong phú, huyền ảo.

 - Tiêu biểu là đoạn từ thượng nguồn đến thành phố Huế.

2.Thân bài

a - Vẻ đẹp của sông Hương

  *Vẻ đẹp ở thượng nguồn

   - Hình ảnh đầy ấn tượng: Trường ca của rừng già, bóng cây đại ngàn, những ghềnh thác cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn.

   - Màu sắc: rực rỡ màu đỏ của hoa đỗ quyên.

   - Sông Hương có sức sống hoang dại nhưng dịu dàng, say đắm.

   - Liên tưởng độc đáo với cách so sánh và nhân hoá mạnh mẽ như cô gái Di - gan phóng khoáng, man dại.

   *Vẻ đẹp ở đồng bằng

   - Rừng già đã chế ngự sự mãnh liệt để khi bắt đầu ra khỏi rừng con sông mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành một người mẹ phù sa.

   - “Người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại.” dự báo cho ta vẻ đẹp mới của dòng sông.

     - Những khúc quanh vượt qua bao địa danh mang màu sắc văn hoá Huế.

    - Con sông vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn qua những ngọn đồi.

     - Dòng sông mềm như dải lụa.

    - Dòng sông đi qua những rừng thông u tịch, nơi có bao lăng thẩm của các vua triều Nguyễn.

*Vẻ đẹp khi vào thành phố Huế

    - Vui tươi, chậm rãi, mềm mại, êm dịu như một tiếng “vâng” rất nhẹ của tình yêu.

     - Hình dạng sông như một cánh cung, chiếc cầu trên sông như vầng trăng non.

     - Điệu chảy lặng lờ của sông như điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế

    - Tình cảm gắn bó, say mê, tự hào của tác giả với dòng sông.Với Huế.

     - Ngôn ngữ uyển chuyển đầy chất thơ và âm nhạc

B - Trình bày cảm nhận

     - Cảm nhận về một tài năng giàu chất trí tuệ và văn hoá.

    - Từ vẻ đẹp của dòng sông, người đọc hiểu về lịch sử, văn hoá của Huế và vẻ đẹp tâm hồn của con người vùng đất cổ kính này.

3. Kết bài

Tác phẩm bồi đắp cho người đọc tình yêu, niềm tự hào và sự gắn bó với quê hương, đất nước từ những gì rất gần gũi, quen thuộc, thân thương.

Đề 2:

Cảm nhận của anh, chị về hai đoạn văn sau:

(…) Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về (…)

(Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân)

(…) Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột, như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả (…)

(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường)  

1. Mở bài  

- Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ lớn, phong cách nghệ thuật độc đáo, nổi bật là nét tài hoa, uyên bác, đặc biệt có sở trường về tuỳ bút. Người lái đò sông Đà, bài tuỳ bút kết tinh nhiều mặt của phong cách Nguyễn Tuân, viết về vẻ đẹp và tiềm năng của thiên nhiên và con người Tây Bắc.

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nghệ sĩ tài hoa, mang đậm chất Huế, có nhiều thành tựu về thể kí. Ai đã đặt tên cho dòng sông? Là một bài kí giàu chất trữ tình viết về vẻ đẹp sông Hương với bề dày lịch sử và văn hoá Huế, rất tiêu biểu cho phong cách của ông.

2. Thân bài

a - Về đoạn văn trong tác phẩm Người lái đò sông Đà

- Nội dung

+ Đoạn văn tập trung miêu tả vẻ đẹp đầy chất tạo hình của sông Đà với hình dáng thơ mộng, đường nét mềm mại, ẩn hiện; màu sắc dòng nước biến đổi tương phản theo mùa, gây ấn tượng mạnh.

+ Hiện diện một cái tôi Nguyễn Tuân đắm say, nồng nhiệt với cảnh sắc thiên nhiên, tinh tế và độc đáo trong cảm nhận cái đẹp.

- Nghệ thuật

   + Hình ảnh, ngôn từ mới lạ; câu văn căng tràn, trùng điệp mà vẫn nhịp nhàng về âm thanh và nhịp điệu.

   + Cách so sánh, nhân hoá táo bạo mà kì thú; lối tạo hình giàu tính mĩ thuật, phối hợp nhiều góc nhìn theo kiểu điện ảnh.

b - Về đoạn văn trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?

- Nội dung

+ Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của sông Hương theo thuỷ trình của nó, với những vẻ uyển chuyển, linh hoạt của dòng chảy; vẻ biến ảo của màu sắc; vẻ uy nghi, trầm mặc của cảnh quan đôi bờ.

+ Toát lên một tình yêu xứ sở sâu nặng, đằm thắm, một cách cảm nhận bình dị mà tinh tế của HPNT.

- Nghệ thuật

 + Hình ảnh chân thực mà gợi cảm; câu văn kéo dài mà khúc chiết, thanh điệu hài hoà, tiết tấu nhịp nhàng.

 + Lối so sánh gần gũi và xác thực, sử dụng nhuần nhuyễn các địa danh và cách nói của người Huế.ả sông

c - Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn văn

- Tương đồng

  Cùng miêu tả vẻ đẹp, biến ảo của sông nước, cùng bộc lộ tình yêu mãnh liệt dành cho thiên nhiên xứ sở, cùng bao quát sông nước trên nền cảnh khoáng dạt của khong gian và thời gian, cùng được viết bằng một thứ văn xuôi đậm chất trữ tình, giàu hình ảnh, âm thanh và nhịp điệu.

- Khác biệt

 + Đoạn văn của Nguyễn Tuân: Trội về cảm xúc nồng nàn, cảm giác sắc cạnh, liên tưởng phóng túng, so sánh táo bạo; cảnh sắc được bao quát từ nhiều góc nhìn khác nhau, theo nhiều mùa trong năm.

  + Đoạn văn của HPNT: Trội về cảm xúc sâu lắng, cảm giác gắn với suy tư;  cảnh sắc được bao quát từ cùng một góc nhìn mà nương theo thuỷ trình để nắm bắt sự biến đổi của sông nước qua từng chặng, từng buổi trong ngày.

3. Kết bài

  Khẳng định giá trị của hai tác phẩm và nét nổi bạt của hai đoạn trích.

                                                      

          NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI

Kiến thức:

1/ Đối tượng: Đa dạng

*Phân tích nhân vật: Có thể phân tích

  - Theo từng đoạn đời.

  - Theo từng tính cách.

  - Theo các đặc điểm nhân vật tự sự.

  - Một mặt, một khía cạnh nào đó của nhân vật theo yêu cầu của đề.

 *Phân tích tình huống truyện: Tình huống truyện thường được tạo ra bởi sự mâu thuẫn giữa hoàn cảnh và hành động (hoặc tính cách) nhân vật

*Một đoạn truyện: Phải đặt đoạn truyện ấy vào mạch chung của câu chuyện.

*Phân tích giá trị của truyện:

  - Giá trị nội dung:

   + Giá trị hiện thực:

    Số phận của giai cấp bị trị.

    Bộ mặt của giai cấp thống trị.

  + Giá trị nhân đạo:

   Đề cao, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người.

   Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp, vùi dập con người.

   Đồng cảm sâu sắc với những nỗi khổ đau, bất hạnh của con người.

   Trân trọng khát vọng sống, khát vọng làm người của con người, thể hiện niềm tin vào con người.

Lưu ý: Có khi đề chỉ yêu cầu phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của tác phẩm.

     Giá trị nhân đạo nhất của TP là ở chỗ: Tác giả đã phát hiện, khẳng định và trân trọng khát vọng sống, khát vọng làm người của con người, thể hiện niềm tin vào con người.

    Điểm mới mẻ: Mỗi TP phát hiện một khía cạnh khac nhau trong khát vọng tinh thần của con người.

-Giá trị nghệ thuật: Chú ý các phương diện

 + Kết cấu tác phẩm.

 + Nghệ thuật tạo tình huống.

 + Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

 + Nghệ thuật miêu tả và kể chuyện.

 + Ngôn ngữ và giọng điệu TP.

 + Một số thủ pháp nghệ thuật đặc sắc.

2/ Cách thức triển khai

  • Giới thiệu khái quát về TP hoặc đoạn trích (tác giả, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề, (vị trí, đại ý đoạn trích)

  • Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của TP hoặc đoạn trích.

  • Đánh giá chung về TP hoặc đoạn trích.

                                                  VỢ CHỒNG APHỦ

                                                                              Tô Hoài

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NHỚ

1 - Nhà văn Tô Hoài thực sự có một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại… Tô Hoài là nhà văn của người thường, của chuyện thường, của đời thường (Nguyễn Đăng Mạnh). Với bút pháp tài hoa, tinh tế, tài nghệ sử dụng ngôn từ độc đáo và đặc sắc, năng lực quan sát và miêu tả tinh tường, nhạy bén, vốn sống đầy ắp, Tô Hoài đã tìm được cho mình con đường nghệ thuật riêng, con đường ấy được làm nên bởi một nhà văn có bản lĩnh nghệ thuật vững vàng. Hơn nửa thế kỷ lao động sáng tạo bền bỉ, không mệt mỏi, Tô Hoài thực sự có những đóng góp quan trọng cho nền văn học nước nhà.

2 - Tóm tắt truyện:

Vợ chồng Aphủ” kể về cuộc đời của một đôi vợ chồng trẻ, dân tộc H’mông ở vùng Tây Bắc. Mị là một cô gái sắc, có tài, có đời sống nội tâm phong phú. Vì món nợ của cha mẹ mà Mị trở thành con dâu (vợ Asử) gạt nợ nhà thống lý Pá tra.Tuy là con dâu nhưng Mị bị hành hạ về thể xác, bị đầu độc tinh thần, rơi vào tình trạng mê muội thê thảm. Nhưng thế lực tàn bạo không bao giờ có thể tiêu diệt được sức sống của con người. Sức sống tiềm tàng của Mị đã trỗi dậy từ không gian tưng bừng sắc xuân và ngày tết. Men rượu đã làm Mị quên đi thực tại cay đắng, nhưng lại giúp Mị nhớ về ngày trước tự do…Tiếng sáo văng vẳng gọi bạn đầu làng, cũng là tiếng thổn thức của tâm hồn Mị. Ý thức về cảnh ngộ và số phận đã trở lại trong Mị. Đã có lần, Mị muốn dùng lá ngón để giải thoát kiếp sống đau khổ, tủi nhục, nhưng thương cha, Mị cam chịu đoạ đày. “Đời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài một đời chỉ biết đi theo đuôi con ngựa nhà chồng.”

   Aphủ là một thanh niên khoẻ mạnh, lao động giỏi hay giúp đỡ mọi người, nhưng lại mồ côi và nghèo khó. Vì đánh con quan (Asử) nên Aphủ bị bắt về nhà thống lý. Bị pá tra xử ép, Aphủ trở thành người ở “không công” cho nhà Pá tra. Kẻ nô lệ này cũng bị áp bức, bóc lột, đày đoạ một cách tàn nhẫn. Vì để mất một con bò, Aphủ bị pá tra trói đứng suốt mấy ngày đêm, không cho ăn uống.  

   “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của Aphủ đã khiến Mị “lay động”, đánh thức sự lạnh lùng trong Mị, làm ấm nóng trái tim băng giá của Mị. Tình thương người giúp Mị không hề nghĩ đến cái chết, không hề sợ bị trói thay, cô đã cắt dây trói cứu Aphủ. Mị cũng quyết định giải thoát cho mình khỏi số phận nô lệ.

    Vợ chồng Aphủ đến với ánh sáng Cách mạng, có hạnh phúc ở mảnh đất Phiềng Sa.

3 - Chủ đề:

   Vợ chồng Aphủ đặt ra vấn đề số phận con người - những con người dưới đáy xã hội - những con người bị tước đoạt hết tài sản, bị bóc lột sức lao động và bị xúc phạm nặng nề về nhân phẩm. Giải quyết vấn đề số phận con người, Tô Hoài đã thức tỉnh họ, đưa họ đến với Cách mạng và cho họ một cuộc sống mới.

4 - Giá trị nhân đạo của tác phẩm?

   *Thể hiện qua đề tài và chủ đề

          - Nhan đề thiên truyện đã bộc lộ vấn đề cốt lõi, tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Truyện viết về cuộc đời của đôi vợ chồng người H’mông Tây Bắc trước và sau Cách mạng tháng Tám.

         - Truyện nhằm làm nổi bật số phận khốn khổ, tủi nhục của những người dân miền núi dưới ách thống trị của bọn phong kiến và thực dân Pháp xâm lược; đồng thời ca ngợi sự đổi đời của họ nhờ sự giác ngộ Cách mạng.

  *Thể hiện ở sự đồng cảm của nhà văn với số phận người dân miền núi dưới chế độ cũ

         - Đồng cảm với nỗi khổ của người phụ nữ vùng cao qua nhân vật Mị:

            Mị là cô gái H’mông xinh đẹp, tâm hồn nhạy cảm, hồn nhiên và yêu đời, chỉ vì bố mẹ nghèo phải mang công mắc nợ Pá tra mà Mị phải về làm dâu trừ nợ cho nhà thống lí ấy.

           Từ khi về làm dâu trừ nợ, Mị phải sống trong địa ngục trần gian. “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, Mị trở thành một nô lệ, lầm lũi và cam chịu, héo tàn nhan sắc. Thậm chí, có lúc Mị cảm thấy mình còn thua cả con vật “Ngựa vẫn đứng gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”.

            Đời Mị là một chuỗi ngày tối tăm. Với niềm thương cảm vô bờ bến, nhà văn đã miêu tả căn buồng của cô “kín mít, có một chiếc cửa sổ, một lỗ vuông bằng bàn tay…Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến khi nào chết thì thôi”. Căn buồng trong cái nhìn nhân đạo của nhà văn thực chất là một ngục thất tinh thần giam hãm tuổi xuân, huỷ diệt sự sống, sức sống và hạnh phúc đời người con gái tài hoa, xinh đẹp và nết na. Mị sống mà như đã chết bởi cô không còn ý niệm thời gian. Mị không còn ý thức về ý nghĩa và giá trị con người. Mị đã bị huỷ hoại cuộc sống tinh thần. Mị đã bị trình ma nhà thống lí. Nhà văn đã lên án cái ma lực vô hình mà khốc hại đến đời sống con người: Sức mạnh siêu hình ấy mãi giam hãm, đóng đinh Mị vào thân phận bi kịch.

         Mị bị hút hết sinh lực bằng một chuỗi dài lao động. Cuộc sống của cô chỉ có thể đo đếm bằng công việc “cả đêm, cả ngày”  

       Số phận bi thảm của Mị là một điển hình thân phận của bao người phụ nữ Tây Bắc trước Cách mạng tháng Tám.

      - Sẻ chia nỗi đau của con người ở vùng núi Tây Bắc qua nhân vật Aphủ:

         Số phận nô lệ, tủi nhục của người dân miền núi được nhà văn bổ sung và hoàn chỉnh bằng chính cuộc đời khốn khổ của nhân vật Aphủ.

          Aphủ vốn là một thanh niên sức vóc “chạy nhanh như ngựa, con gái trong làng nhiều người ”. Vì đánh con quan, bị phạt vạ, trở thành kẻ ở đợ trừ nợ cho nhà thống lí.

           Aphủ để mất một con bò mà bị trói đứng vào cột chờ chết.

*Thể hiện qua sự vạch trần bản chất bạo ngược của bọn phong kiến miền núi

    -  Mị bị trói đứng trong đêm tình mùa xuân:

     Nhà văn đã dựng lại một màn kịch bi thương, một màn kịch câm nhưng có sức mạnh tố cáo sâu sắc cha con thống lí. Đêm tình mùa xuân, Mị muốn đi chơi, Asử đã giết chết mầm ước ao của Mị “lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống. Asử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa”

    Sự lạnh lùng bạo ác của Asử đối với Mị không phải là một trường hợp cá biệt, “trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này”

  -Cảnh xử kiện Aphủ:

     Nhà văn đã lột tả “công lí” xã hội phong kiến miền núi qua cảnh xử kiện Aphủ.

     Cảnh xử kiện lạ lùng…được nhà văn miêu tả, khiến ta như nghe cả tiếng lòng thổn thức, sự sôi giận của Tô Hoài trước tội ác của bọn chúa đất vùng cao thời phong kiến.

*Phát hiện và trân trọng những nét đẹp tâm hồn của những người nghèo miền núi cao

   - Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị:

     Nhà văn không chỉ thông cảm và thấu hiểu mà còn tin vào con người trong “vợ chồng Aphủ”.

     Trong đêm tình mùa xuân, tuy bị hành hạ nhưng tâm hồn Mị vẫn bay theo tiếng sáo tự do, và thực sự tự do trong tâm hồn “Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”, vẫn bay bổng theo “tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng bay ngoài đường”

 -Vẻ đẹp của nhân vật Aphủ:

    Tính cách và phẩm chất tốt đẹp của Aphủ: Trung thực, ngay thẳng, cần cù…mà bọn thống trị không bao giờ có được.

     Dù chỉ là tự phát, chỉ là bắt đầu từ lòng khát khao được sống, nhưng chính phẩm chất tâm hồn và tính cách mạnh mẽ ấy đã giúp Aphủ đủ sức sống, nghị lực để trỗi dậy, phá bỏ gông cùm, đi tìm tự do.

*Thể hiện qua sự giác ngộ Cách mạng của vợ chồng Aphủ

  - Tô Hoài vừa phản ánh hiện thực vừa thể hiện ước mơ đổi đời của đồng bào miền núi Tây Bắc, khi ánh sáng Cách mạng bắt đầu soi thấu vào cuộc đời tăm tối của họ.

  - Nhà văn đã tái hiện hành trình đổi đời của vợ chồng Aphủ. Họ đã từ tự phát đến tự giác đứng lên bảo vệ mình, giải phóng quê hương.

- Mị và Aphủ từ nô lệ vươn lên làm người tự do. Nhà văn không chỉ phản ánh hiện thực, lí giải hiện thực mà còn góp phần cải tạo hiện thực, chỉ ra con đường giải phóng cho nhân loại cần lao.

II. ĐỀ VĂN VÀ GỢI Ý LÀM BÀI (tham khảo)

   ĐỀ 1:

     Phân tích diễn biến tâm trạng Mị (Vợ chồng Aphủ - Tô Hoài) trong đêm cởi trói cho Aphủ.

1. Mở bài

   Giới thiệu khái quát về tác giả.

    Vợ chồng Aphủ là truyện ngắn xuất sắc của Tô Hoài thể hiện sự trỗi dậy giành lấy sự sống của những con người bị áp bức, bóc lột ở vùng dân tộc H’mông – Tây Bắc nước ta, trong thời kì kháng Pháp.

   Mị là nhân vật đại diện cho sự trỗi dậy đó. Diễn biến trong tâm trạng của Mị trong đêm cởi trói cho Aphủ đã được Tô Hoài thể hiện rất đặc sắc.

2. Thân bài

- Giới thiệu sơ lược về Aphủ.

- Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói cho Aphủ

   + Cuộc sống đày đoạ trong nhà thống lí của Mị vẫn tiếp diễn. Những gì diễn ra xung quanh không khiến cô quan tâm. Tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện, kể cả lúc ra sưởi lửa, bị Asử đánh ngã xuống bếp.

   + Mị vẫn thản nhiên sưởi lửa. Chỉ còn biết làm bạn với bếp lửa vào những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn.

- Thương người cùng cảnh ngộ:

    Nhờ ngọn lửa kia, đêm ấy, Mị đã nhìn thấy dòng nước mắt của Aphủ bò xuống má đã xám đen lại. Khiến Mị chợt nhớ lại, Mị cũng bị trói đứng, cũng khóc…rồi Mị phảng phất nghĩ gần nghĩ xa: Người kia…phải chết. Nó đã bắt ta về trình ma rồi thì còn biết đợi ngay rũ xương ở đây…Người kia việc gì phải chết?

- Tình thương lớn hơn cái chết:

Mị xót xa cho Aphủ như xót xa cho chính bản thân mình. Mị thương cho Aphủ không đáng phải chết. Cô cũng sợ nếu mình cởi trói cho chàng trai ấy, bố con Pá tra biết được, mình sẽ bị trói thay vào đấy và lại phải chết trên cái cọc ấy… Song có lẽ tình thương của Mị lớn hơn cả sự chết. Tình thương ấy khiến cô đi đến hành động cởi trói cho Aphủ.

- Từ cứu người đến cứu mình:

  Khi cởi trói cho Aphủ xong, Mị quyết định rất nhanh, vụt chạy, trời tối, Mị vẫn băng đi vì ở đây thì chết mất.

  Đây không phải là hành động mang tính bản năng. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của kí ức, khát vọng sống tự do, đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu. Mị giải thoát cho Aphủ và giải thoát cho cả bản thân mình.Hành động táo bạo, bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái dám chống lại cả cường quyền và thần quyền.

3. Kết bài

   - Qua tâm trạng của Mị trong đêm cởi trói cho Aphủ, cho chúng ta thấy được sức sống tiềm tàng ở người phụ nữ bị đày đoạ cả về thể xác lẫn tinh thần. Phải yêu thương và có một niềm tin mãnh liệt vào con người, nhà văn mới có được cái nhìn nhân đạo như vậy.

   - Tô Hoài đã miêu tả tâm trạng của Mị rất tự nhiên, hợp lí và chân thực. Hành động cuối cùng của Mị - cởi trói cho Aphủ - có vẻ bất ngờ nhưng lại hợp với quy luật tâm lí con người, quy luật của cuộc sống.

  - Nhà văn không chỉ đem đến cho bạn đọc những nhân vật biết hành động mà quan trọng hơn là vì sao có hành động ấy.

  - Tô Hoài đã rất thành công khi xây dựng một nhân vật có sức sống bên trong mãnh liệt đằng sau khuôn mặt vô hồn, vô cảm của Mị. Bởi vậy có người đã xem đây là “một nhân vật thành công bậc nhất trong văn xuôi Cách mạng đương đại Việt nam”.

                               --------------------------------------------------------------

ĐỀ 2

Ngày tết, Mị muốn đi chơi xuân nhưng bị Asử trói đứng vào cột nhà. Tô Hoài viết tiếp: “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi…Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”.

                                     (Vợ chồng Aphủ - văn học 12, tập một)

Phân tích đoạn văn trên, nêu rõ cảm nhận của anh, chị về nhân vật Mị (số phận, sức sống) và về ngòi bút miêu tả tinh tế, sâu sắc của Tô Hoài trong Vợ chồng Aphủ.

1. Mở bài

     Giới thiệu khái quát về Tô Hoài.

     Nếu đoạn đời sống ở Hồng Ngài của Mị là sự giao tranh quyết liệt giữa số phận bi thảm và sức sống tiềm tàng thì cảnh Mị bị Asử trói đứng vào cột nhà trong bóng tối có thể xem như là hình ảnh thu nhỏ cô đúc và thấm thía của cuộc giao tranh đó.

     Cuộc giao tranh diễn ra trong tâm trạng chập chờn nửa mê, nửa tỉnh của cô gái, và tác giả như đã nhập vào nhân vật để viết nên một đoạn văn tinh tế, sâu sắc: “Trong bóng tối… không bằng con ngựa”.

2. Thân bài

- Giữa đoạn văn là một câu văn ngắn “Mị vùng bước đi”. Trên là âm thanh tiếng sáo, dưới là tiếng chân ngựa, hai thế giới, hai tâm trạng: thế giới của ước mơ với tiếng sáo rập rờn và thế giới của hiện thực với tiếng chân ngựa đạp vào vách.

- Tâm trạng của một cô Mị đang miên man chập chờn theo tiếng sáo gọi bạn tình và tâm trạng một cô Mị đã tỉnh đang “thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”.

  - Tiếng sáo – ước mơ – sức sống của Mị

   + “Mị vùng bước đi” như một kẻ mộng du, như không biết mình đang bị trói. Làm sao Mị có thể vùng bước đi khi đã bị trói bằng cả một thúng sợi đay. Nhưng Mị đang sống với ước mơ, bằng ước mơ. Mị đang sống với tiếng sáo của những đêm tình mùa xuân ngày trước, đang muốn tìm lại tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc của mình.

     + Tiếng sáo đã gọi Mị vùng bước đi, về với cuộc sống thật của mình đã bị cướp đi trong địa ngục trần gian này. Sức sống của cô tiềm tàng, mãnh liệt. Sức sống ấy khiến cô quên đi tất cả hiện thực xung quanh, không thấy, không nghe Asử nói, không biết cả mình đang bị trói, chỉ còn sống với tiếng sáo, mê man, chập chờn trong tiếng sáo.

     + Tiếng sáo đã thành một biểu trưng sâu sắc và gợi cảm cho ước mơ, sức sống của Mị.

   - Tiếng chân ngựa: hiện thực – số phận của Mị

    + “Mị vùng bước đi” nhưng tay chân đau không cựa được. Tiếng sáo tắt ngay, ước mơ tan biến và hiện thực phũ phàng hiện ra: chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách.

             + Mị đã tỉnh hẳn khi dây trói thít lại, đau nhức và nhận ra số phận của mình không bằng con ngựa.

             + Tiếng chân ngựa mới thực sự xoáy sâu vào nỗi đau tinh thần của Mị, thân phận con người không bằng thân trâu ngựa.

           + Tiếng chân ngựa trở thành biểu trưng cho hiện thực và số phận của Mị.

            - Ngòi bút miêu tả tinh tế, sâu sắc của Tô Hoài

           + Tinh tế trong miêu tả tâm trạng nhân vật ở hai cảnh đối lập nhau. Hai tâm trạng nối tiếp nhau trong sự phát triển biện chứng để hoàn chỉnh chân dung và số phận nhân vật.

             + Sâu sắc trong những chi tiết giàu ý nghĩa, đặc biệt là hai biểu trưng “tiếng sáo” và “tiếng chân ngựa” đối lập nhau, đầy ấn tượng.

3. Kết bài    

  - Đoạn văn ngắn mà làm nổi bật bức tranh tối – sáng của nhân vật một cách sinh động, gợi cảm, có chiều sâu, khiến ta càng hiểu thêm nhân vật.

   - Bút pháp, cùng tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với nhân vật của mình.

    - Đó là một trong những đoạn văn hay nhất, in đậm phong cách Tô Hoài trong truyện ngắn này.

TÍCH HỢP NLXH:

- Nạn bạo lực gia đình. Giải pháp?

- Sống có bản lĩnh vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình.

                                                                   VỢ NHẶT

                                                                    Kim Lân

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NHỚ

1.  Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn về người nông dân làng quê Việt nam. Ông viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng.Trước và sau Cách mạng, Kim Lân đều có những tác phẩm tiêu biểu. Nhân vật đáng chú ý trong tác phẩm của nhà văn là những người lao động sống cuộc đời lam lũ, lầm than nhưng giàu lòng yêu thương gắn bó, chia sẻ, và luôn khát khao sống, khát khao hạnh phúc…

2. Tóm tắt truyện?

   Tràng là một người đàn ông nghèo khổ, cơ cực ở xóm ngụ cư. Một chiều kia, trong không khí ảm đạm, thê thảm vì đói, Tràng dẫn về một người phụ nữ. Đó là vợ anh – người vợ nhặt. Tràng đã bắt gặp thị đang cảnh đói rách, mời ăn bốn bát bánh đúc kèm theo lời nói đùa vui, thị “về thật” với anh. Mẹ Tràng đón nhận người đàn bà khốn khổ ấy làm con dâu trong buồn tủi và thương cảm. Tràng cảm thấy con người mình đổi khác. Tràng trở thành người có trách nhiệm, dù đêm đầu tiên của đôi vợ chồng qua đi trong không khí khét lẹt mùi chết chóc và tiếng hờ khóc ai oán.

   Bà mẹ nghèo đã đãi hai con bằng ít cháo loãng và món “chè khoán”. Miếng cám chát bứ, nghẹn cổ, nhưng bà cụ Tứ nói toàn chuyện vui, Tràng cùng vợ hướng về một cuộc sống đổi khác. Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới.

3. Nhan đề?

    Tên tác phẩm mở ra một tình huống gợi sự tò mò khám phá của người đọc bởi nó chứa đựng những nghịch lý, những điều không bình thường. Từ nhặt chỉ dùng cho những đồ vật rơi vãi, thường là không có giá trị, vậy mà trong hoàn cảnh trớ trêu người ta lâm vào tình huống phải nhặt vợ.

4. Tình huống độc đáo?

   Kim Lân đã sáng tạo ra một tình huống truyện độc đáo và thú vị

     - Ngay cả khi một người đàn ông khoẻ mạnh còn không nuôi nổi mình và không biết số phận mình sẽ về đâu, vậy mà anh ta vẫn dám nhặt về nhà mình một phụ nữ xa lạ, đói rách.

    - Tràng “nhặt” được vợ đã làm cho mọi người vô cùng ngạc nhiên: Xóm ngụ cư, mẹ Tràng ngạc nhiên và ngay cả Tràng cũng không ngờ được “cứ ngỡ ngàng như không phải”.

5. Ý nghĩa của tình huống?

    - Tình huống là điều kiện để thể hiện chủ đề của tác phẩm: Trong cái đói, cái thảm đạm, con người vẫn khao khát tìm kiếm hạnh phúc. Thể hiện lòng nhân ái của nhà văn với những kiếp người đói khổ.

    - Tình huống là phép thử để bộc lộ tính cách nhân vật.Đứng trước ranh giới của cái chết và sự sống, con người mới thể hiện những nét đẹp đáng quý. Bà cụ Tứ là người nhen nhóm và nuôi dưỡng hi vọng. Tràng trở thành người đàn ông hạnh phúc, biết lo toan, vun đắp cho hạnh phúc của mình. Người vợ nhặt không còn đanh đá, chỏng lỏn, mà trở thành người vợ, người con dâu hiền thục, đảm đang.

    - Tình huống thể hiện tài năng và bản lĩnh nghệ thuật của Kim Lân. Từ bản thảo một tiểu thuyết, ông đã sáng tạo tình huống truyện, làm cho truyện ngắn này chứa đựng một dung lượng lớn những vấn đề xã hội và nhân sinh.

6. “Vợ nhặt” đã thể hiện một quan điểm nhân đạo sâu sắc và cảm động của nhà văn Kim Lân?

Trong truyện, nhà văn đã phát hiện và miêu tả những khát vọng mãnh liệt của người lao động. Dù trong bất kỳ tình huống nào, cuộc sống dẫu có khó khăn, đói nghèo, cái chết luôn cận kề thì người lao động vẫn khát khao yêu thương, hạnh phúc gia đình và vẫn tin ở sự sống vào tương lai. Điều này ta bắt gặp ở cả ba nhân vật: Tràng, vợ nhặt và bà cụ Tứ.

       - Nhân vật Tràng:

         Một người lao động nghèo khổ, là dân xóm ngụ cư, chưa bao giờ nghĩ đến có vợ.

        việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ., hắn cũng chỉ tầm phơ, tầm phào có hai bận ấy thế mà thành vợ thành chồng”. Lúc đầu Tràng cũng lo, cũng sợ, nhưng khát vọng về một mái ấm gia đình, một cuộc sống hạnh phúc trỗi dậy mãnh liệt đã xua tan bao nỗi lo sợ ấy. Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên… một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng…

      Tràng đã tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc bên ngýời “vợ nhặt” của mình. “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn… Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người… có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”.

      Trong bữa cơm ngày đói, Tràng cảm thấy một nỗi xót xa, tủi hờn len vào trong tâm trí, nhưng “trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”.

        Dù trong hoàn cảnh khó khăn, đói kém, niềm khao khát về một cuộc sống hạnh phúc gia đình vẫn không hề mờ đi trong tâm hồn Tràng và nó vẫn bùng lên mãnh liệt.

- Nhân vật “vợ nhặt”

  Được Kim Lân dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ hai là thị để gọi.

  Lúc đầu, đó là người phụ nữ “cong cớn”, liều lĩnh, thiếu ý tứ… sự liều lĩnh của chị đáng thương hơn đáng trách, bởi vì trong cảnh quá đói nghèo nhiều khi con người chúng ta không còn giữ được lòng tự trọng nữa.Thị là một nhân vật điển hình cho số phận bi thảm đó của người phụ nữ.

  Thị “theo không” Tràng về làm vợ chính là biểu hiện của một niềm khát vọng về cuộc sống, về một mái ấm gia đình.

  Khi trở thành vợ Tràng, bản chất hiền hậu, e thẹn của người phụ nữ đôn hậu lại trở về trong thị.

  Mái ấm gia đình, đậm đà tình người đã làm thay đổi nét tính cách của thị, thắp sáng trong thị một niềm hạnh phúc, một niềm tin yêu về cuộc sống.

- Nhân vật bà cụ Tứ

    Nhân vật bà cụ Tứ mãi đến cuối truyện mới xuất hiện, nhưng góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

   Một người mẹ già, nghèo khổ, cơ cực, nhưng trong lòng vẫn dấy lên niềm khao khát về một cuộc sống tốt đẹp hơn ở tương lai.

   Trước cảnh con mình có vợ trong lúc nạn đói khủng khiếp đang hoành hành, tâm trạng của bà diễn biến khá phức tạp nhưng rất hợp lý.

   Lúc đầu, bà ngạc nhiên, nhưng khi biết con mình “nhặt” được vợ thì bà “hiểu ra biết bao cơ sự”: Buồn, lo, tủi cực, ai oán, xót thương và băn khoăn.

   Nỗi băn khoăn lo lắng của bà cụ Tứ chính là sự bộc lộ niềm yêu thương tha thiết của bà đối với hai vợ chồng Tràng. Yêu thương con, mong cho con được hạnh phúc bà cố nén nỗi đau của riêng mình. Để động viên con, bà nói toàn chuyện vui, hướng con tin ở sự sống và tương lai “ai giàu ba họ ai khó ba đời”.

  “Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường…rạng rỡ hẳn lên…săm săm thu dọn, quét tước nhà cửa”

Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, những người lao động vẫn giữa được tình cảm cao quí, luôn khát vọng vươn lên để tìm lấy một cuộc sống hạnh phúc.

II. ĐỀ BÀI VÀ GỢI Ý LÀM BÀI (tham khảo)

  ĐỀ 1

Giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân.

1. Mở bài

Vợ nhặt đưa ta về với số phận những con người trên bờ vực thẳm của nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nhưng “những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống”. Ý kiến ấy của tác giả, giúp ta đi sâu tìm hiểu giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện ngắn xuất sắc này.

2. Thân bài

             Giá trị hiện thực sâu sắc:

              Kim Lân là nhà văn của nông thôn, lại là người “trong cuộc”, nên ông đã dựng lên trong Vợ nhặt một bức tranh hiện thực sâu sắc.

             - Bức tranh toàn cảnh về nạn đói khủng khiếp năm 1945

             - Bức tranh về số phận những con người trên bờ vực thẳm của         

             - Có một hiện thực tuy chưa rõ nhưng là ước mơ “trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phất phới”

Kim Lân phản ánh bằng những nét bản chất đã làm nên giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.

         Giá trị nhân đạo cao cả:              

           Trên cơ sở của giá trị hiện thực mà có giá trị nhân đạo: Trên bờ vực thẳm của cái chết, trong bóng tối của số phận bi thảm lại loé sáng tình người cao đẹp và sức sống kì diệu của con người.

            - Tình thương yêu giai cấp, sự cưu mang lẫn nhau của những người nghèo khổ. (chú ý tấm lòng bà cụ Tứ - phân tích tình tiết)

            - Niềm khao khát tổ ấm gia đình (chú ý tâm trạng của nhân vật Tràng – phân tích tình tiết)

      Tác giả đã đi sâu vào bên trong tâm hồn của mỗi nhân vật để phát hiện và miêu tả tình cảm, khát vọng của họ.

-------------------------------------------------------------------------------------

ĐỀ 2

Phân tích nhân vật vợ Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

1. Mở bài

       Giới thiệu khái quát tác giả.

      Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân xây dựng thành công ba nhân vật, trong đó nhân vật “người vợ” đã để lại nhiều ấn tượng  cho người đọc. (chân dung, tính cách, số phận)

2. Thân bài

     - Lai lịch, ngoại hình

      + Người đàn bà không rõ lai lịch, không có gia đình, không có nhà cửa, thậm chí không có tên.

      + Xuất hiện với chân dung thảm thương.

    - Tính cách

      + Khi mới gặp Tràng: Đanh đá, táo bạo… cong cớn…sưng sỉa; Tràng mời ăn, “ngồi sà xuống… cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”.

       + Khi đã chấp nhận làm vợ Tràng:

            Trên con đường trở về nhà của Tràng, thị thay đổi hẳn.

            Vẫn là người có ý thức về giá trị của bản thân.

            Về nhà Tràng: đảo mắt nhìn xung quanhnén một tiếng thở dài…ngồi mớm xuống mép giường,chủ động chào bà cụ Tứ bằng U, rụt rè, khẽ nhúc nhích…

             Sáng hôm sau, thị đã trở thành người vợ đảm đang, dậy sớm, cùng mẹ chồng quét dọn trong ngoài sạch sẽ

       Khi được sống trong tình thương, trong mái ấm gia đình, người đàn bà ấy đã sống với bản chất tốt đẹp của mình, của một người phụ nữ Việt nam

- Số phận

    + Nghèo đói, rẻ rúng-> Tiêu biểu cho số phận những người phụ nữ trong nạn đói 1945.

    + May mắn được sống trong tình người, trong mái ấm gia đình. Mặc dù cuộc sống còn nhiều đe doạ của sự đói khát, nhưng những phẩm chất tốt đẹp ấy vẫn còn nguyên vẹn.

* Chú ý nghệ thuật xây dựng nhân vật: Không tập trung miêu tả tâm lí nhân vật mà chú trọng khắc hoạ hành động, cử chỉ, nét mặt… để người đọc tự hiểu tâm trạng nhân vật.

3. Kết bài  

     - Nhà văn gián tiếp tố cáo một xã hội đã đẩy con người đến sự rẻ rúng.

     - Con người vẫn luôn vươn tới sự sống, hướng tới tương lai và ở một hoàn cảnh nhân đạo hơn, phẩm giá con người đã sống lại.

     - Trong cái chết sự sống vẫn nảy mầm. Trong nghèo đói hạnh phúc vẫn vươn lên. Bản chất của cuộc đời là sự sống.

     - Ngời lên ánh sáng của chủ nghĩa nhân đạo.

*Tích hợp NLXH: Suy nghĩ về tình người trong nạn đói

    

                                                            RỪNG XÀ NU

Nguyễn Trung Thành

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NHỚ

1. Những nét chính về tác giả Nguyễn Trung Thành.

- Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc) là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến. Ông có sự gắn bó mật thiết, sâu nặng với mảnh đất và con người Tây Nguyên.

- Sáng tác của Nguyễn Trung Thành thường đề cập đến những vấn đề trọng đại của dân tộc, của đất nước, có sự kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Đất nước đứng lên, Rẻo cao, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc…

- Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

2. Tóm tắt truyện ngắn “Rừng xà nu”.

Sau ba năm đi bộ đội, Tnú trở về thăm làng Xô Man ẩn sau ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn và thấy làng mình đã trở thành làng kháng chiến, những đứa trẻ trong làng như Dít và Bé Heng đã trở thành du kích. Đêm ấy, trong nhà ưng của làng, bên bếp lửa, cụ Mết đã kể lại cho dân làng nghe câu chuyện về cuộc đời Tnú.

Cha mẹ chết sớm, Tnú được dân làng Xô Man chăm sóc và nuôi dưỡng. Lớn lên, chú bé Tnú cùng Mai nuôi giấu anh Quyết, là cán bộ cách mạng trong rừng và được anh dạy cho học chữ với hy vọng sau này sẽ thay anh làm cán bộ.Tnú bị giặc bắt và tra tấn dã man nhưng vẫn không khai. Ba năm sau,Tnú vượt ngục trở về thì anh Quyết đã hi sinh.Tnú cưới Mai và cùng dân làng chuẩn bị chiến đấu. Bọn giặc hay tin kéo về hành hạ dân làng, bắt Mai và đứa con mới sinh tra tấn cho đến chết. Tnú xông ra nhưng không cứu được vợ con mà còn bị chúng bắt trói và tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay để dân làng “bỏ cái mộng cầm giáo mác”. Thế nhưng, cũng ngay đêm ấy, khi Tnú bị bắt, cụ Mết đã dẫn thanh niên vào rừng lấy giáo mác cất giấu đem về và bất ngờ đồng loạt xông vào giết hết lũ giặc. Tnú rời làng đi bộ đội và trở thành một chiến sĩ dũng cảm.

Ở làng một đêm, sáng hôm sau, Tnú lại chia tay dân làng về đơn vị.Cụ Mết và Dít tiễn Tnú. Ba người nhìn ra xa thấy đồi xà nu xanh ngút ngàn trải dài tới tận chân trời.

3. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Rừng xà nu.

  • Xuất xứ: Rừng xà nu  được viết năm 1965, ra mắt lần đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung bộ (số 2 - 1965); sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.

  • Hoàn cảnh sáng tác:

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đất nước chia làm hai miền. Kẻ thù phá hoại hiệp định, khủng bố, thảm sát, lê máy chém đi khắp miền Nam. Cách mạng rơi vào thời kì đen tối. 

Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc. Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta đang sục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của chiến trường miền Trung Trung bộ.

4. Ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu

           Nhà văn Nguyễn Trung Thành có thể đặt tên cho tác phẩm là Làng Xô-man hay Tnú - nhân vật chính của truyện nhưng nếu như vậy truyện sẽ mất đi tính khái quát và gợi mở. Rừng xà nu, nhan đề ấy đã hàm chứa toàn bộ cảm xúc của nhà văn và tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.

           Nhan đề Rừng xà nu trước hết gợi ra không gian đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên (xà nu là loài cây gắn liền với vùng đất, con người Tây Nguyên), tạo không khí, dẫn dắt người đọc đến với tác phẩm.  Rừng xà nu chính là hình tuợng xuyên suốt, góp phần tạo nên chất sử thi hùng tráng, say mê của tác phẩm.

            Rừng xà nu vừa mang ý nghĩa thực - những đặc điểm và sức sống bất diệt của cây xà nu, vừa gợi ý nghĩa tượng trưng - rừng xà nu trở thành biểu tượng cho những con người Tây Nguyên bất khuất, kiên cường trong kháng chiến chống Mỹ. Hai lớp nghĩa này hòa quyện vừa làm nổi bật hình tượng sinh động của cây xà nu, vừa đưa lại không khí Tây Nguyên đậm đà cho tác phẩm.         

5. Câu nói của cụ Mết “Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” được nói trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa của câu nói ấy?

- Câu nói của cụ Mết “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” được nói trong hoàn cảnh: Tnú về thăm làng, cụ Mết kể chuyện cuộc đời anh. Ngày ấy, giặc khủng bố gắt gao, bọn giặc bắt vợ con của Tnú ra để uy hiếp Tnú và dân làng. Tnú tay không ra cứu vợ con nhưng không được. Tnú bị giặc bắt, bị đốt mười đầu ngón tay. Cụ Mết và thanh niên làng xông ra tiêu diệt bọn giặc ác ôn cứu Tnú.

- Ý nghĩa của câu nói:

+ Câu nói của già làng Mết được đúc rút từ cuộc đời bi tráng của Tnú và từ thực tế đấu tranh của dân làng Xô Man nói riêng và dân tộc Tây Nguyên nói chung: không thể chiến đấu với kẻ thù chỉ bằng tay không và lòng căm thù mù quáng, phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Qua câu chuyện cuộc đời Tnú nhà văn Nguyễn Trung Thành đã làm sáng tỏ chân lý cách mạng ấy.

Thực tế, khi chưa cầm vũ khí đánh giặc, dân làng Xô Man chịu nhiều mất mát: anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị chặt đầu, mẹ con Mai bị giết bằng trận mưa roi sắt, Tnú bị đốt cụt mười đầu ngón tay… Bởi vậy, con đường cầm vũ khí để đáp trả kẻ thù là tất yếu.

+ Câu nói của nhân vật cụ Mết còn giúp người đọc cảm nhận rõ hơn khát vọng tự do, sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí bất khuất của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

6. Nhận xét sự tài tình của Nguyễn Trung Thành trong việc miêu tả cảnh rừng xà nu nằm trong tầm đại bác của đồn giặc.

- Đây là những dòng tả cảnh hiếm có, được làm nên bởi một ngòi bút biết dùng con chữ để hòa hợp các sắc màu, chạm khắc thành hình khối, tạo nên mùi hương, tạo nên ánh sáng và sức nóng.Tác giả đã viết nhiều câu văn đẹp lạ lùng, có sức gây ấn tượng thật khó quên trong lòng người đọc; ví dụ như: "Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”, hay "Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng”.

- Những câu văn như thế không chỉ góp phần đem lại cho tác phẩm một thứ hương vị kì thú của Tây Nguyên, mà còn có khả năng đem đến người đọc cùng với tác giả cảm giác ngây ngất khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.

7. Đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa tác phẩm Rừng xà nu.

- Nghệ thuật:

+ Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên; ở ngôn ngữ, tâm lí và hành động của các nhân vật.

+ Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu (cụ Mết, Tnú, Dít…)

+ Khắc hoạ thành công hình trượng cây xà nu - một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc - tạo nên màu sắc sử thi và sự lãng mạn bay bổng cho thiên truyện.

+ Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm…

- Ý nghĩa: Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước và con người Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.

II. ĐỀ VĂN VÀ GỢI Ý LÀM BÀI

Đề 1: Phân tích hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Trung Thành.

1. Mở bài

    -  Nguyễn Trung Thành:

+ Là nhà văn đã từng gắn bó với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

+ Ông cũng là nhà văn rất thành công với đề tài về các dân tộc thiểu số ở miền rừng núi Tây Nguyên.

  - “Rừng xà nu”:

+ Là sự nối tiếp đề tài miền núi trên bối cảnh của thời đại chống Mĩ.

+ Hình tượng cây xà nu là một hình tượng nghệ thuật bao trùm tác phẩm, đã gây ấn tượng hết sức sâu đậm trong lòng độc giả về sức sống bất diệt của rừng xà nu.

+ Từ đó, hình tượng này gợi lên rất nhiều suy nghĩ về những phẩm chất tuyệt vời của đồng bào Tây Nguyên kiên cường, bất khuất.

2. Thân bài

2.1. Cảm hứng say mê của tác giả trước vẻ đẹp của rừng xà nu và kết cấu độc đáo của tác phẩm.

- Khi trở lại miền Nam trong những ngày chống Mĩ ác liệt, Nguyễn Trung Thành đã đặt chân lên khu rừng phía Tây Thừa Thiên và bắt gặp được những cánh rừng xà nu bạt ngàn. Ông đã thực sự say mê vẻ đẹp hùng vĩ, khoẻ mạnh của loại cây này.

- Trước khi viết truyện ngắn “Rừng xà nu”, Nguyễn Trung Thành tâm sự rằng ông đã từng tâm niệm: Dù viết về ai, về chuyện gì, thì tác phẩm phải mang tên “Rừng xà nu” và truyện ngắn này sẽ “bắt đầu bằng một khu rừng xà nu, kết thúc bằng một cánh rừng xà nu xa mờ bất tận”.

- Lối kết cấu đầu cuối tương ứng hay kết cấu vòng tròn này sẽ tạo nên một âm hưởng sử thi hào hùng. Nó như một cái nền vững chãi để nhà văn triển khai câu chuyện đầy đau thương và anh dũng.

- Những trang sử bi hùng của dân làng Xô Man lần lượt hiện lên trên cái nền của rừng xà nu kiên cường, bất khuất như phẩm chất tuyệt vời của người dân nơi đây.

2.2. Mối quan hệ giữa cây xà nu và con người Tây Nguyên.

- Cây xà nu tham dự vào đời sống vật chất và tinh thần của dân làng Xô Man.

+ Lửa xà nu cháy “giần giật” trong mỗi bếp nhà dân làng Xô Man, trong đống lửa nhà ưng.

+ Khi Tnú trở về đơn vị, cụ Mết và Dít tiễn đưa anh "ra đến rừng xà nu gần con nước lớn".

+ Cây xà nu: cũng chứng kiến mọi tâm tình, mỗi bước trưởng thành của dân làng Xô Man bất khuất:

  Lúc còn nhỏ, Tnú và Mai học chữ trên tấm bảng nứa được xông bằng khói xà nu đen kịt.

  Cây xà nu lớn bên đường: nhắc Tnú nhớ lại ngày gặp Mai lần đầu tiên khi vượt ngục trở về: “Kỉ niệm đó cứa vào lòng anh một nhát dao nứa”

 Giặc tra tấn Tnú: bằng giẻ tẩm nhựa xà nu để đốt mười đầu ngón tay anh. Lửa xà nu đã thử thách sức chịu đựng, lòng trung thành của Tnú với cách mạng. Anh đã cắn nát môi, máu anh mặn chát ở đầu lưỡi để chịu đựng cơn đau vì nhớ đến lời dặn của anh Quyết: “Người cộng sản không hề kêu van”.

 Dân làng Xô Man nổi dậy với ánh đuốc xà nu rực sáng khắp rừng trong đêm đồng khởi. Đống lửa lớn nhà ưng soi rõ xác mười tên giặc nằm ngổn ngang….

Qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của nhà văn Nguyễn Trung Thành (miêu tả trong mối quan hệ liên tưởng, so sánh, đối chiếu), người đọc cảm nhận rõ hơn mối quan hệ máu thịt giữa hình tượng cây xà nu với con người dân làng Xô Man:

Khi miêu tả con người, Nguyễn Trung Thành hay ví với cây xà nu. Ngược lại, khi nói về cây xà nu, nhà văn hay dùng hình ảnh, từ ngữ về con người để thể hiện:

  Cụ Mết ở trần: “ngực căng như một cây xà nu lớn”

   Cây xà nu bị đạn đại bác chặt đứt ngang nửa thân mình được nhà văn miêu tả như nỗi đau và sự căm hận của con người: “Chỗ vết thương nhựa ứa ra (…) bầm đen lại và đặc quyện thành từng cục máu lớn”.

  Những vết thương của cây xà nu chóng lành “như trên một thân thể cường tráng”.

  Rừng xà nu bạt ngàn bao bọc dân làng Xô Man được nhà văn cảm nhận như chúng đang “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”

2.3. Ý nghĩa tượng trưng của hình tượng rừng xà nu

  Hình tượng cây xà nu vừa mang giá trị tả thực về một loại cây đặc biệt ở núi rừng Tây Nguyên, đồng thời mang ý nghĩa khái quát, biểu tượng cho số phận và phẩm chất của đồng bào Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng.

2.3.1. Hình tượng cây xà nu, rừng xà nu tượng trưng cho những đau thương, mất mát lớn lao và niềm uất hận không nguôi của đồng bào Tây Nguyên trong những năm Mĩ – Diệm khủng bố ác liệt:

Cánh rừng xà nu được miêu tả ở đầu thiên truyện: "nằm trong tầm đại bác của đồn giặc", ngày nào cũng bị bắn phá hai lần. Qua hình ảnh này, tác giả đã dựng lên bối cảnh cuộc sống dân làng Xô Man: một sự sống trong tư thế đối diện với cái chết, một sự sinh tồn đang đứng trước mối đe dọa của sự diệt vong.

Rừng xà nu phải gánh chịu nhiều đau thương bởi quân thù tàn bạo: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão”.  Đó là hình ảnh thật về cây xà nu, rừng xà nu hứng chịu bom đạn của kẻ thù, nhưng cũng chính là hình ảnh tượng trưng cho dân làng Xô Man bị bọn thằng Dục đàn áp, sát hại đến nỗi“Tiếng kêu khóc dậy cả làng”; gợi nhắc cái chết thảm thương của bà Nhan bị “chặt đầu, cột tóc treo đầu súng”, anh Xút bị “treo cổ lên cây vả đầu làng”, Mai và con bị tra tấn bằng trận mưa roi cây sắt cho đến chết…

Hình ảnh dòng nhựa xà nu ứa ra từ chỗ  vết thương “dần dần bầm lại”, “đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn” biểu trưng cho lòng căm thù của đồng bào Tây Nguyên được cô nén lại thành từng khối, chờ dịp là bùng lên mạnh mẽ thành sức mạnh phản kháng.

2.3.2. Hình tượng rừng xà nu tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, cho tinh thần kiên cường bất khuất của đồng bào Tây Nguyên:

  - Cây xà nu dưới ngòi bút của Nguyễn Trung Thành có sức chịu đựng ghê gớm và sức sống mãnh liệt không gì tàn phá nổi:        

+ Nhà văn đã phát hiện:“Trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy”. Đó là yếu tố cơ bản để rừng xà nu vượt qua ranh giới của sự sống và cái chết mà tồn tại, mà vươn lên.

+“Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”.

+ "…Có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao,lông vũ"

Rừng xà nu có sự sinh tồn thật diệu kì. Hàng ngàn, hàng vạn cây xà nu tạo thành các cánh rừng xà nu hùng vĩ “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng”.

- Vẻ đẹp cường tráng của cây xà nu, rừng xà nu, và cũng chính là biểu tượng cho tinh thần kiên cường bất khuất, cho sức sống mãnh liệt của đồng bào Tây Nguyên trong những năm chiến đấu chống Mĩ ác liệt.

Điều đó đã được minh chứng bằng những hành động cụ thể của dân làng Xô Man:

+ Dù bà Nhan bị chặt đầu, anh Xút bị treo cổ, dân làng Xô Man vẫn không hề sợ hãi mà kiên cường nuôi giấu cán bộ.

+ Cả làng không ai khai chỗ nấp của Tnú và lực lượng thanh niên đang lẩn trốn ngoài rừng, mặc dù kẻ thù tra tấn họ rất tàn bạo (tra tấn Dít, mẹ con Mai…)

+ Chẳng những dân làng không khai mà họ còn dùng giáo mác xông ra, chém chết cả tiểu đội lính giặc: “xác của mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đỏ”.

+ Dân làng náo nức mài giáo, vót chông, xây dựng làng kháng chiến. Chỉ có đứng dậy cầm vũ khí chống giặc thì mới có quyền sống, tự do và hạnh phúc. Chân lí này được nhà văn gởi gắm qua lời cụ Mết: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.

2.3.3. Cây xà nu tượng trưng cho các thế hệ con người kế tiếp nhau trưởng thành trong bão táp chiến tranh, kế tiếp nhau đứng lên chống giặc.

- Đó là một khu rừng xà nu gồm nhiều thế hệ cây, dồi dào sức sống, như thách thức kẻ thù.

+“Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”

+ “Chúng vượt lên rất nhanh thay thế những cây đã ngã” ->sự sống từng phút, từng giờ sinh sôi, vượt lên cái chết.

- Rừng xà nu bạt ngàn, rừng xà nu trùng trùng lớp lớp các thế hệ nối tiếp cũng chính là thể hiện sự gắn bó, sức mạnh đoàn kết và sự nối tiếp bất tận của các thế hệ, gợi liên tưởng đến sức sống vô tận, bền bỉ, bất diệt của con người Xô Man :

+ Anh Quyết hi sinh thì có Tnú thay thế, Mai ngã xuống thì có Dít lớn lên thay thế chị.

+ Bên cạnh cụ Mết sừng sững như một cây xà nu cổ thụ là thằng bé Heng, là thế hệ mới, lớn lên sẵn sàng kế tục sự nghiệp đánh giặc của cha anh.

2.3.4. Cây xà nu tượng trưng cho khát vọng tự do luôn hướng về cách mạng của đồng bào Tây Nguyên:

- Trong rừng, cây xà nu là loại cây ham ánh nắng và khí trời:

+ “Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế.”

+ “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp”.

 Nhà văn đã sử dụng những động từ mạnh như "ham, phóng, tiếp lấy" để thể hiện niềm khao khát sống, khả năng sống tiềm tàng mãnh liệt, luôn hướng về ánh sáng của cây xà nu.

- Ngoài nghĩa tả thực, nó còn là hình ảnh tượng trưng cho dân làng khao khát tự do, cho khát vọng hướng về lí tưởng cách mạng của đồng bào Tây Nguyên. Cây xà nu ham ánh nắng và khí trời để phát triển, cũng như người Tây Nguyên tìm đến ánh sáng của Đảng, của cách mạng thì mới có cuộc sống tự do và hạnh phúc.

- Ý nghĩa tượng trưng này đã làm tăng thêm chất thơ, chất lãng mạn và chiều sâu của nhiều tầng ý nghĩa cho hình tượng cây xà nu, rừng xà nu.

2.4. Nghệ thuật khắc hoạ hình tượng cây xà nu:

- Khi miêu tả cánh rừng xà nu đau thương nhưng kiên cường bất khuất, nhà văn viết những câu văn đẹp, gây ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Đó là những dòng tả cảnh hiếm có trong văn xuôi chống Mĩ. Chúng được tạo nên bởi một ngòi bút biết dùng con chữ để hòa hợp với các sắc màu, chạm khắc thành hình khối, tạo nên hương vị, ánh sáng và sức nóng.

+ “Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”.

+ "Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng".

- Ngoài ra, những thủ pháp nghệ thuật khác như nhân hóa, ẩn dụ cũng được vận dụng để gợi lên vẻ đẹp mang màu sắc sử thi và sự lãng mạn bay bổng cho hình tượng rừng xà nu. …

3. Kết bài:

- Hình tượng rừng xà nu tượng trưng cho số phận đau thương và phẩm chất anh hùng của dân làng Xô Man nói riêng và nhân dân Tây Nguyên nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

- Được xây dựng với cảm hứng sử thi hoành tráng, bút pháp lãng mạn.

- Kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.

---------------------------------------------------------

Đề 2: Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.

1. Mở bài:

- Hiện thực cách mạng vô cùng phong phú, sôi động là nguồn sáng tạo dồi dào cho người nghệ sĩ. Gắn bó với chiến trường Tây Nguyên trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Nguyễn Trung Thành có một vốn sống khá phong phú về phong tục, tập quán và cuộc chiến đấu của đồng bào nơi đây. Đó là nguồn tư liệu quý giá để nhà văn xây dựng tiểu thuyết Đất nước đứng lên (1955) và truyện ngắn Rừng xà nu (1965).

- Đặc điểm chung của văn học Việt Nam thời kháng chiến chống xâm lược là phản ánh xu thế tất yếu của lịch sử, của hiện thực cách mạng: nhân dân dũng cảm chiến đấu chống đối kẻ thù tàn bạo, lớn mạnh, dù buổi đầu có mất mát, hi sinh nhưng cuối cùng sẽ chiến thắng.

Rừng xà nu thể hiện xu thế lịch sử ấy và là một bản anh hùng ca về con người Tây Nguyên anh dũng, bất khuất,  mà tiêu biểu là nhân vật Tnú -  một chiến sĩ trung kiên, như là một thế hệ mới của mảnh đất Tây Nguyên.

2. Thân bài:

2.1. Nhân vật Tnú phảng phất dấu ấn của những nhân vật huyền thoại trong các tác phẩm sử thi mà đồng bào Tây Nguyên thường kể như “Đăm Săn”, “Xinh Nhã”…

- Câu chuyện của Tnú là câu chuyện của một người, một đời mà cũng là câu chuyện của một thời. Cụ Mết già làng kể câu chuyệnvề Tnú không biết bao nhiêu lần, và dặn con cháu phải lưu truyền từ đời này sang đời khác.

- Tnú sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ. Các nhân vật trong những truyện cổ Tây Nguyên thường có số phận như vậy. Nuôi sống Tnú, dạy dỗ Tnú nên người là cả dân làng Xô Man. Tnú nợ dân làng Xô Man cả cuộc đời mình.

=> Nguyễn Trung Thành dành phần lớn chiều dài của tác phẩm để ghi lại lời kể chuyện của người già làng bên bếp lửa. Trong cái đêm đầm ấm ấy, câu chuyện chỉ kể chủ yếu về cuộc đời Tnú. Anh chính là người con ưu tú nhất của làng Xô man anh hùng. Cuộc đời Tnú mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và con đừong giải phóng của đồng bào Tây Nguyên.

2.2. Phẩm chất anh hùng của Tnú:

-  Gan góc, dũng cảm, mưu trí, bất khuất:

 + Bọn Mĩ - Diệm bắt những người nuôi giấu cán bộ cách mạng “Nó treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng”, rồi đe doạ: “Ai nuôi cộng sản thì coi đó! “Tnú không sợ, vẫn cùng với Mai, cô bạn gái nhỏ, vào rừng với anh Quyết, bảo vệ anh Quyết.Thậm chí, có đêm, Tnú ngủ luôn ngoài rừng vì sợ “giặc lùng, không ai dẫn cán bộ chạy”. Tuổi nhỏ nhưng Tnú đã thể hiện ý chí, tinh thần cách mạng kiên cường.

+ Tnú nghe theo anh Quyết, cố học chữ để sau này thay anh lãnh đạo cách mạng. Quyết tâm học chữ của Tnú thể hiện dứt khoát trong hành động “nó cầm một hòn đá, tự đập vào đầu, chảy máu ròng ròng” khi cậu thua Mai trong việc nhớ những con chữ

+ Nhưng đi giao liên thì đầu Tnú “sáng lạ lùng”. Giặc vây các ngả đường, Tnú leo lên một cây cao nhìn quanh một lượt rồi “xé rừng mà đi”, lọt qua tất cả các vòng vây. Qua sông, Tnú không thích lội nước chỗ êm cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi, vượt lên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như con cá kình bởi theo Tnú “Qua chỗ nước êm thằng Mĩ - Diệm hay phục, qua chỗ nước mạnh nó không ngờ” .

+ Chứng kiến cảnh vợ con bị những trận mưa roi sắt của kẻ thù, Tnú một mình xông ra khi không có vũ khí. Giặc tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay anh, Tnú cảm nhận cái nóng khủng khiếp nhưng anh không hề kêu van mà cắn răng chịu đựng, tự động viên mình “Không! Tnú sẽ không kêu. Không”. "Mười đầu ngón tay thành mười ngọn đuốc”. Nhưng Tnú “không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay", "nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng”. Đó là một sự chuyển hoá kì lạ, từ ngọn lửa bình thường trở thành ngọn lửa tinh thần căm hờn ngày càng bùng cháy trong lòng. Tinh thần kiên cường, bất khuất ăn sâu vào tận huyết quản của Tnú.

- Có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng:

+ Xa bản làng ba năm, tuy nhớ nhà, nhớ quê hương, nhưng phải được cấp trên cho phép anh mới về và chỉ về đúng một đêm như qui định trong giấy phép.

+ Bị giặc phục kích, họng súng giặc “chĩa vào tai lạnh ngắt”, Tnú nuốt luôn cái thư bí mật của anh Quyết gửi về huyện. Giặc tra tấn dã man. Chúng giải anh về làng, bắt Tnú khai người nào là cộng sản. Anh đặt tay lên bụng mình nói: “Ở đây này!” Lưng anh đầy những vết dao chém của lũ giặc. Tnú đã bất khuất hiên ngang, trung thành tuyệt đối với cách mạng. Anh có bao giờ quên lời cụ Mết dạy: “Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn!”

- Tnú có một trái tim yêu thương và sôi sục lòng căm thù giặc:

+ Cụ Mết nói về Tnú: “Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta.” Tnú yêu thương tất cả mọi người, Tnú muốn sống để đền đáp công ơn của dân làng Xô Man đã cho cuộc đời mình.

+ Yêu bản làng, yêu quê hương đất nước:

        Tnú gắn bó và nắm rõ từng ngả đường, từng cánh rừng quê hương nên khi đi liên lạc “xé rừng mà đi, lọt tất cả các vòng vây”.

         Trên đường trở về thăm làng, Tnú nhớ từng gốc cây, nghe tiếng chày giã gạo từ xa, lòng anh xao xuyến bồi hồi “cố giữ bình tĩnh, nhưng ngực anh vẫn đập liên hồi, chân vấp mãi mấy cái rễ cây ở chỗ quẹo vào làng”

        Tnú nhớ đến những người đàn bà, những cô gái Strá, mẹ anh, Mai, Dít…một đời tần tảo ở quê anh.

+  Yêu thương vợ con: 

          Khi Mai sinh con “Tnú phải xé đôi tấm dồ ra cho Mai điệu con

          Chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn dã man anh không kìm được nỗi đau đang đốt cháy lòng mình: “anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy (...) ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”--->Yêu thương – căm thù đốt cháy trong hai con mắt - một chi tiết dữ dội, bi thương.

          Khi một ngọn đòn của thằng Dục quật trúng vào người đứa bé, tiếng đứa bé ré lên rồi im bặt, Mai đã gục xuống, không còn sức mạnh nào có thể giữ được Tnú. Thét lên một tiếng, Tnú nhảy xổ vào giữa bọn lính. Hành động ấy xuất phát từ tình yêu thương vợ con và lòng căm thù nơi Tnú. Nhưng đơn độc và không có vũ khí trong tay, Tnú không cứu được vợ con, bản thân anh còn bị nhục hình đau đớn. Nhưng chắc rằng anh không hề hối hận, vì anh đã có mặt bên vợ con vào phút cuối cùng, chia sẻ cùng họ nỗi đau tinh thần và thể xác.

         => Tnú luôn mang trong tim ba mối thù: thù của bản thân, thù của gia đình, thù của buôn làng.

2.3. Cuộc đời bi tráng và con đường đến với cách mạng của Tnú điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí thời đại: phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng; đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.

       - Số phận đau thương: không cứu được vợ con cũng không bảo vệ được chính mình (bị bắt, bị tra tấn đến tật nguyền)

      + “Tnú không cứu được vợ con” – 4 lần: nhấn mạnh khi chưa cầm vũ khí, chỉ có hai bàn tay không, thì ngay cả những người thân yêu nhất  Tnú cũng không bảo vệ được.

      + “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”: chỉ có cầm vũ khí đứng lên mới là con đường sống duy nhất, mới bảo vệ được những gì thân yêu, thiêng liêng nhất.

     -Vượt qua nỗi đau, bi kịch cá nhân, Tnú trở thành người chiến sĩ cách mạng kiên trung.

    => Phẩm chất anh hùng của Tnú tiêu biểu cho dân làng qua bao thế hệ: cả làng Xô Man từ già đến trẻ đều kiên cường, bất khuất và con đường đi của họ không có con đường nào khác ngoài đấu tranh cách mạng.

3. Kết bài:

- Tnú là nhân vật có tính chất sử thi, số phận và phẩm chất của anh tiêu biểu cho con người Xô Man nói riêng và nhân dân Tây Nguyên nói chung ; được ngợi ca bằng những hình ảnh giản dị nhưng đầy kiêu dũng, bằng giọng văn say mê hùng tráng.

-  Góp phần làm phong phú thêm chân dung con ngườiViệt Nam anh hùng trong kháng chiến chống Mĩ.

TÍCH HỢP NLXH:

- Lòng trung thành với Cách Mạng, với Đất nước

- Niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Công sản Việt Nam

-------------------------------------------------------------------------------------

                           NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH

                                                                                            Nguyễn Thi

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NHỚ

1. Những nét chính về nhà văn Nguyễn Thi

- Nguyễn Thi (1928 – 1968) là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mỹ cứu nước.

- Ông gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ và thực sự trở thành nhà văn của người nông dân Nam bộ.

- Là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.

-  Nhân vật tiêu biểu nhất của Nguyễn Thi là những người nông dân Nam Bộ vừa hồn nhiên, yêu đời; vừa bộc trực, trung hậu; vừa có lòng căm thù giặc sâu sắc, gan dạ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc...

- Văn Nguyễn Thi vừa giàu chất hiện thực (với nhiều chi tiết dữ dội của chiến tranh…), vừa đằm thắm chất trữ tình, được thể hiện bởi một ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ.

-  Tác phẩm tiêu biểu : Người mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình

2. Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Những đứa con trong gia đình và tóm tắt tác phẩm.

-   Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình được Nguyễn Thi viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác với tư cách là một nhà văn - chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng (tháng 2 /1966); sau được in trong Truyện và kí, NXB Văn học Giải phóng, 1978.

Tóm tắt : Tóm tắt theo nhân vật chính là Việt

+ Việt và Chiến là hai chị em sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước - căm thù giặc. Cả hai chị em đã tình nguyện tham gia vào bộ đội để đánh giặc trả thù cho ba má và quê hương.

+ Trong một trận chiến đấu ở rừng cao su với bọn Mỹ,Việt tiêu diệt một xe bọc thép của địch nhưng cậu bị thương khắp người, hai mắt không nhìn thấy gì. Lúc tỉnh, Việt cố lết từng đọan để tìm đồng đội. Nhiều lúc, quá yếu sức, Việt đã thiếp đi.

+  Những lúc thiếp đi, Việt lại như gặp lại từng người thân trong gia đình: ông nội bị lính tổng phòng bắn chết, bà nội bị bọn lính đánh,bệnh rồi chết, ba má Việt tham gia cách mạng cũng đã hy sinh. Trong gia đình chỉ còn chú Năm và ba chị em Chiến, Việt và thằng Út em. Đặc biệt, những hình ảnh thân thương của má, chị Chiến và chú Năm cứ hiện lên rõ mồn một qua dòng hồi tưởng của Việt.

 + Cuối cùng, đến ngày thứ ba, các anh trong đơn vị đã tìm được Việt. Cậu được đưa về điều trị ở bệnh xá dã chiến và sức khỏe Việt đã hồi phục. Việt nhớ chị Chiến và muốn viết thư thăm chị theo lời giục của các anh em trong đơn vị.

 3. Tình huống truyện của truyện ngắn Những đứa con trong gia đình

        Việt - một chiến sĩ Quân giải phóng, bị rơi vào một tình huống đặc biệt: trong một trận đánh, Vịêt bị thương nặng và thất lạc đơn vị, phải nằm lại giữa chiến trường, nhiều lần ngất đi, tỉnh lại. Giữa những lần ngất đi tỉnh lại ấy, hình ảnh những người thân trong gia đình cứ hiện lên trong tâm trí Việt.

4. Phương thức trần thuật và tác dụng của phương thức trần thuật ấy trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”?

      Phương thức trần thuật trong “Những đứa con trong gia đình”: Truyện được trần thuật chủ yếu qua dòng hồi tưởng miên man, đứt nối của nhân vật Việt khi anh bị thương phải nằm lại ở chiến trường =>Tác phẩm được kể theo ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn, lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật.

      - Tác dụng của phương thức trần thuật này :

     + Làm cho câu chuyện dù không có gì đặc sắc cũng trở nên mới mẻ, hấp dẫn.Tác phẩm đậm chất trữ tình, tự nhiên vì được kể bằng con mắt, tấm lòng và ngôn ngữ, giọng điệu của nhân vật.

     + Tạo điều kiện cho nhà văn thâm nhập sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để dẫn dắt câu chuyện.

     + Diễn biến câu chuyện linh họat, không phụ thuộc vào trật tự thời gian tự nhiên, có thể xáo trộn không - thời gian, từ những chi tiết ngẫu nhiên của hiện thực chiến trường mà gợi nên những dòng hồi tưởng, liên tưởng phong phú, bất ngờ song vẫn hợp lý: quá khứ khi gần, khi xa, chuyện này bắt sang chuyện nọ…

       =>  Trần thuật theo dòng hồi tưởng khiến câu chuyện về Những đứa con trong gia đình vốn được hình thành từ chuỗi những chuyện tưởng chừng như rời rạc, vụn vặt  trở nên mạch lạc, sáng rõ. Các nhân vật hiện lên vừa cụ thể  rõ nét, vừa tiêu biểu cho những thế hệ người nông dân Nam Bộ và cho cả dân tộc ta trong kháng chiến chống ngoại xâm…  

5. Ý nghĩa nhan đề Những đứa con trong gia đình.

 Nhan đề Những đứa con trong gia đình không chỉ có giá trị thông báo về vị trí thế hệ của hai nhân vật chính mà gợi nhiều ý nghĩa:

- Đó là những con người được nuôi dưỡng và trưởng thành trong gia đình có truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào.

- Họ là những con người đã tiếp nối xứng đáng truyền thống cách mạng của gia đình.

- Khẳng định, ngợi ca mối liên kết bền chặt, thiêng liêng giữa các thế hệ trong gia đình, giữa con người với gia đình.

6. Tư tưởng, chủ đề của tác phẩm  Những đứa con trong gia đình được bộc lộ như thế nào trong đoạn văn sau?

       Chú thường ví chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó.Chú kể chuyện con sông nào ở nước ta cũng đẹp, lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó, lòng tốt con người cũng sinh ra từ đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển; mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài nước ta”.

        -  Hình ảnh dòng sông biểu tượng cho truyền thống yêu nước và cách mạng của gia đình liên tục truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ này tiếp nối thế hệ kia. Mỗi người, mỗi thế hệ trên dòng sông ấy có vị trí của mình, nhưng đều cùng gìn giữ, nối tiếp nhau để dòng mạch không bao giờ đứt. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Vịêt Nam, dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. 

- Không chỉ riêng gia đình Việt có truyền thống Cách mạng, mà truyền thống ấy nằm trong nguồn mạch của truyền thống dân tộc, như lời của chú Năm “ trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển…”. Vì vậy, Chiến và Việt là những đứa con trong một gia đình ở Bến Tre, nhưng cũng là những đứa con của Nam Bộ và rộng hơn là dân tộc Vịêt Nam thời chống Mỹ. Chuyện gia đình Việt là câu chuyện tiêu biểu về những câu chuyện của đại gia đình dân tộc ta trong kháng chiến chống Mỹ đau thương mà anh dũng. Con sông nào của mỗi gia đình Việt Nam yêu nước rồi cũng chảy về biển, “biển rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”.

=> Sự cắt nghĩa và lý giải của nhà văn (qua câu nói của chú Năm) về sức mạnh của truyền thống dân tộc và nhân dân  mang ý nghĩa biểu tượng rất sâu sắc .  

7. Ý nghĩa chi tiết hai chị em Chiến và Việt khiêng bàn thờ sang gửi chú Năm trong “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi)

- Đây là một truyền thống của người dân Việt Nam, truyền thống tâm linh, thờ cúng người đã mất. Hai chị em không muốn khi đi chiến đấu, bàn thờ cha mẹ lạnh lẽo nên đã khiêng bàn thờ sang nhà chú Năm gửi. Chi tiết giúp người đọc cảm nhận rõ bao tâm trạng, lòng hiếu thảo và sự trưởng thành của hai chị em.

- Trong giờ phút thiêng liêng đó, Việt thương chị hơn ''Việt thấy thương chị lạ, lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế''.  Cái bàn thờ đè nặng trên vai hai chị càng khắc sâu mối thù thằng Mĩ.

- Hai chị em ghé chung vai cùng nhấc bổng cái bàn thờ thể hiện sự chia sẻ, chung sức gánh vác mối thù, thể hiên trách nhiệm đối với gia đình và đất nước, niềm tin vào tương lai tươi sáng: ''đưa má sang ở tạm bên nhà chú chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má,đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về''.

- Hai chị em khiêng má ''men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam,con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác”. Việt và Chiến  không chỉ khiêng má đi qua vườn cũ mà hai chị em sẽ bước tiếp theo con đường của má đã đi,tiếp nối ý chí của má, thực hiện công việc má còn dang dở. 

=> Đây là đoạn văn xúc động, gợi không khí thiêng liêng, bộc lộ sâu sắc chủ đề tác phẩm: sự gắn bó sâu nặng giữa tình gia đình và tình yêu nước. Đó là động lực tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn cho thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.

8. Ý nghĩa chi tiết cuốn sổ của chú Năm xuất hiện trong truyện ngắn  Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi).

- Là cuốn sổ ghi lại những đau thương mất mát và chiến công oai hùng của gia đình được chú Năm gìn giữ và ghi chép tỉ mỉ, chi tiết bằng những nét “lòng còng” lời văn giản dị, mộc mạc.

- Là bằng chứng nóng hổi về tội ác của kẻ thù, sự kiên cường, dũng cảm và chiến công của gia đình. Cuốn sổ là một kiểu gia phả, một hình thức giáo dục lòng tự hào về truyền thống gia đình.

- Chú Năm giao cuốn sổ cho Chiến và Việt khẳng định hai chị em đã trưởng thành để gánh vác trách nhiệm, ghi tiếp truyền thống gia đình. Hành động ấy còn gửi gắm niềm tin tưởng của chú Năm vào hai chị em - khúc sông sau đầy mạnh mẽ của dòng sông truyền thống gia đình.

9. Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi có lời thoại:

   Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó kmở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non”.

     Lời nói trên của nhân vật nào, nói về ai, thể hiện thái độ gì với người được nói tới?

  • Lời nói của chú Năm.

  • Nói về hai chị em Việt và Chiến, gọi chung theo tính cách của chú Năm là .

  • Thái độ đối với hai chị em:

+ Thương yêu, tự hào trước sự khôn lớn không ngờ của hai cháu, vì thấy chị em Chiến đã biết thu xếp việc nhà gọn, chu đáo như người đã trưởng thành, trước khi lên đường nhập ngũ.

+ Tin tưởng các cháu đã có khả năng gánh vác việc lớn ngoài xã hội, kế tục truyền thống yêu nước và  cách mạng của gia đình.

10. Các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi đều viết về chủ đề anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, song mỗi tác phẩm lại có những khám phá, sáng tạo riêng trong việc thể hiện chủ đề chung đó. Cho biết nét sáng tạo đó là gì?

        - Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là tác phẩm khơi gợi rõ nhất âm hưởng sử thi. Qua câu chuyện về cuộc đời bi tráng của Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man, tác phẩm nói lên một chân lí tất yếu đối với cách mạng miền Nam lúc đó: phải lấy bạo lực cách mạng để trấn áp bạo lực phản cách mạng.

       - Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi lại biểu hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng dưới một cách tiếp cận khác – đó là cách tiếp cận truyền thống lịch sử, truyền thống từ mỗi gia đình. Khai thác truyền thống đánh giặc trong gia đình của Chiến và Việt, Nguyễn Thi đã nói lên vẻ đẹp của sự hy sinh thầm lặng và cao cả của mỗi người, mỗi gia đình trong chiến tranh. Cuộc chiến đấu thần kì của dân tộc thắng lợi được chính là nhờ nhưng hạt nhân như thế.

11. Chất sử thi của truyện ngắn Những đứa con trong gia đình

        - Đề tài và nội dung của tác phẩm đề cập đến vấn đề cốt tử của quốc gia dân tộc: vận mệnh đất nước trước nạn ngoại xâm. Qua thiên truyện, tác giả muốn nói lên một sự thực – cũng là một điều kì diệu: lòng yêu nước, ý thức dân tộc đã thấm sâu đến từng người con trong gia đình bình thường nhất (gia đình là tế bào của xã hội, của quốc gia dân tộc), khiến họ có một khao khát cháy bỏng là được chiến đấu giết giặc để bảo vệ độc lập và thống nhất cho Tổ quốc.

       - Nhân vật trung tâm trong câu chuyện là những người nông dân bình thường nhưng mang phẩm chất anh hùng. Đặc biệt, cả một thế hệ trẻ như Việt - Chiến đã lên đường đánh Mỹ như đi trẩy hội mùa xuân, hồn nhiên, vô tư, tạo ra một sức mạnh to lớn để chiến thắng kẻ thù, vì trên vai họ có cả thù nhà, nợ nước.

      - Chất sử thi còn thể hiện ở hình ảnh có ý nghĩa bỉêu tượng qua hình ảnh dòng sông truyền thống gia đình và rộng hơn là hình ảnh của “trăm sông đổ về một biển”:: từ gia đình  mở rộng ra: hình ảnh Tổ quốc, hình ảnh dân tộc Việt Nam yêu nước, anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ.   

12. Nét đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa tác phẩm Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi).

- Nghệ thuật:

+ Tình huống truyện đặc sắc.Truyện kể theo dòng nội tâm của nhân vật Việt khi liền mạch, khi gián đoạn của “người trong cuộc” làm cho câu chuyện trở nên chân thật hơn, có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình…

+ Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam Bộ.

+ Giọng văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động mạnh…

- Ý nghĩa:

Qua câu chuyện về những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung với quê hương, cách mạng, nhà văn khẳng định: sự hoà quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

  1. ĐỀ VĂN VÀ GỢI Ý LÀM BÀI

Đề 1: Phân tích điểm giống và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi).

  1. Mở bài:

- Nguyễn Thi là nhà văn sinh ra ở miền Bắc nhưng tâm hồn lại gắn bó máu thịt với miền Nam. Những sáng tác của ông bao giờ cũng mang hơi thở của đất phương Nam, lấp lánh vẻ đẹp tâm hồn con người Nam Bộ.

- Những đứa con trong gia đình xây dựng thành công vẻ đẹp con người Nam Bộ trong  cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Vẻ đẹp đó kết tinh ở nhân vật Chiến và Việt.

     2. Thân bài:

         2.1. Giống nhau

          -  Hai chị em cùng chung một nguồn cội, cùng chung những tác động hình thành nên tính cách:

+  Sinh ra trong một gia đình phải chịu nhiều đau thương vì chiến tranh, có mối thù lớn với đế quốc. Tất cả những điều đó được ghi lại trong quyển sổ gia đình, với những dòng chữ vắn tắt, nhưng trang nào cũng có máu và nước mắt.

+ Hai chị em liên tiếp mất cha rồi mất mẹ, từ thời thơ ấu đã chứng kiến cái chết của người thân. Con đường trước mặt hai chị em dứt khoát phải là đánh giặc, báo thù cho cha mẹ, cũng là để bảo vệ sự sống cho chính mình.

        - Yêu thương gia đình sâu sắc: yêu thương nhau, khao khát được đi đánh giặc để trả thù cho má.

      + Chiến không muốn em tòng quân vì thương em (Lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất, Chiến tranh giành với em: “Đến tết này nó mới được mười tám anh à!”); cô có thể ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình từ sáng tới trưa, từ trưa tới xế, quên cả ăn, không biết mệt….

     + Việt đi bộ đội, bị thương, ngất đi tỉnh lại đến bốn lần, lần nào tỉnh dậy, hình ảnh những người thân (ông nội, ba má, chú Năm, chị Chiến…) lúc nào cũng hiện lên trong kí ức của Việt. Đặc biệt là hình ảnh của má: trong đêm cuối ở nhà trước khi đi bộ đội, Việt thấy chị Chiến giống in má và anh có cảm tưởng má đang về đâu đây. Nằm giữa chiến trường nhưng Việt uớc “bây giờ lại được gặp má”, rồi hình ảnh má bơi xuồng, xoa đầu Việt, lấy cơm cho Việt ăn luôn ẩn hiện trong tâm trí.

      Hình ảnh chị Chiến cũng hiện lên gần gũi, thân thương. Việt nhớ như in từng tiếng đến cách sắp đặt việc nhà, nhớ cả cái cựa mình khi chị nằm trên giường đến cả cái hứ “một cái cóc” của chị…

- Có ý chí sắt đá: Việt quyết tòng quân dù chưa đủ tuổi. Chiến để lại một câu nói quyết liệt như lời thề sắt đá trước khi ra đi “Đã là thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à…”

        - Phẩm chất anh hùng, tinh thần chiến đấu gan dạ, kiên cường, bất khuất

      + Ra trận, hai chị em đều chiến đấu rất dũng cảm, giết giặc lập công. Chiến cùng đồng đội bắn cháy tàu giặc trên sông Định Thuỷ.

      + Việt bắn cháy một xe bọc thép của giặc Mĩ. Ra trận, lạc đồng đội,  bị thương nặng (cả người bị thương, chín ngón tay không cử động đuợc, đôi mắt không nhìn thấy…) nhưng Việt tìm mọi cách tìm về với đồng đội và lúc nào cũng trong tư thế chiến đấu đến giây phút cuối nếu như gặp bọn giặc: “Việt ngóc đầu dậy”, “muốn reo lên”, “chuẩn bị lựu đạn để xung phong”, còn một ngón tay cái cử động được vẫn “sẵn sàng nổ súng”…

=> Đó là hai chị em ruột trong một gia đình nông dân Nam Bộ, có chung những phẩm chất trong "dòng sông" truyền thống của gia đình: yêu nước, căm thù giặc sâu sắc; thủy chung, son sắt với cách mạng; gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu giết giặc.

2.2. Khác nhau:

     2.2.1. Nhân vật Chiến

- Là cô gái mới lớn, tính khí vẫn còn nét trẻ con nhưng cũng là người chị biết nhường em, biết lo toan, tháo vát:

+ Tranh công bắt ếch, tranh đi tòng quân, tranh công bắn tàu giặc.

+ Hầu như mọi việc tranh giành cuối cùng Chiến đều nhường cho em, chỉ trừ mỗi việc tòng quân là Chiến nhất định không nhường. Chiến thương em, chưa muốn em xông pha bom đạn nguy hiểm “thủng thẳng để chú Năm thu xếp rồi hãy đi…”

+ Trước khi lên đường nhập ngũ, Chiến thu xếp việc nhà chu đáo, từ việc gửi em sang nhà chú Năm, nhà thì cho xã mượn làm phòng học, viết thư cho chị Hai, gửi bàn thờ má…Chiến thu xếp trọn vẹn đến mức chú Năm phải thốt lên “Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở đuợc rộng”.

- Vừa có nét giống má, vừa có nét riêng:

+ Chiến mang vóc dáng của má “Hai bắp tay tròn vo sạm đỏ cháy nắng…Thân người to và chắc nịch” -> vẻ đẹp của con người sinh ra để gánh vác, để chống chọi và chịu đựng.

        Chiến cũng giống má ở sự đảm đang, tháo vát, lo toan chu đáo, có khác ở chỗ “chị không bẻ tay rồi đập vào bắp vế than mỏi”. Chính Chiến cũng thấy mình đêm ấy đang hoà vào trong mẹ: “tao cũng đã lựa ý nếu má còn sống chắc má tính vậy, nên tao cũng tính vậy”.

+ Nhưng Chiến khác má ở sự trẻ trung, thích làm duyên làm dáng. Chiến có điều kiện trực tiếp cầm súng chiến đấu trả thù nhà.

2.2.2. Nhân vật Việt: chàng trai mới lớn hồn nhiên, vô tư:

- Lúc nào cũng tìm cách “tranh hơn” với chị: tranh đi bộ đội, so cao - thấp… - Giao hết việc nhà cho chị, chỉ lo bắt ếch, câu cá, bắn chim. Đến đêm cuối trước khi đi bộ đội, trong khi chị Chiến đang thu xếp, bàn bạc việc nhà một cách nghiêm túc thì Việt lúc “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, lúc lại rình “chụp một con đom đóm úp trong lòng tay … rồi ngủ quên lúc nào không biết

- Đi bộ đội còn mang theo cây ná thun.

- Không dám cho ai trong đơn vị biết mình có một người chị, chỉ vì sợ “mất chị”. - Dũng cảm bắn cháy xe tăng địch sau đó lắng nghe tiếng súng để tìm về với đơn vị, nhưng lạc một mình trong rừng thì sợ “con ma cụt đầu” và “thằng chỏng thụt lưỡi”, gặp lại đồng đội thì “khóc đó rồi cười đó” y hệt thằng Út em ở nhà.

(Qua nhân vật Việt, nhà văn như muốn khắc sâu hơn một sự thật lịch sử: có một thế hệ trẻ ở miền Nam vì phải đối đầu với cuộc chiến tranh xâm lược đã phải giã từ tuổi thơ  từ rất sớm)

=> Chiến và Việt là hai “khúc sông” trong “dòng sông” truyền thống của gia đình. Hai chị em là sự tiếp nối thế hệ của chú Năm và má, song lại mang dấu ấn riêng của thế hệ miền Nam thời kì chống Mỹ cứu nước: trẻ trung, gan dạ, đáng yêu nhưng cũng rất mực anh hùng, dũng cảm. Họ đã tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình. Và đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

3. Kết bài:

- Hai nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi có tính cách độc đáo. Đó là những thanh niên mới lớn hồn nhiên, đáng yêu nhưng lại mang phẩm chất của con người trưởng thành trong thời chiến: thuỷ chung, nghĩa tình, anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để trả thù nhà, đền nợ nước.

- Nét đặc sắc của Nguyễn Thi khi xây dựng hai nhân vật Chiến và Việt là ở chỗ nhà văn không bọc nhân vật trong lớp áo tráng lệ, ngôn ngữ hoa mỹ mà bằng những chi tiết sống thực, hồn nhiên đến cảm động và ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ giản dị. Phải chăng đó là tình yêu con người và mảnh đất phương Nam mến yêu của nhà văn!

Đề 2:  Trong thiên truyện Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy.

Anh, chị hãy làm rõ vẻ đẹp của dòng sông truyền thống ấy qua các nhân vật chính trong tác phẩm.  

1. Mở bài:

- Nguyễn Thi là cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học chống Mỹ.

- Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của ông. Tác phẩm kể về một gia đình Nam Bộ anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nhưng thể hiện được một hiện tượng lịch sử: sự tiếp nối truyền thống yêu nước và cách mạng của các thế hệ người Việt Nam trong chiến tranh. Quy luật đó được làm rõ bởi hình ảnh dòng sông truyền thống gia đình lấp lánh chảy trong tác phẩm.

2. Thân bài:

2.1. Những đặc điểm chung của những người con trong dòng sông truyền thống gia đình yêu nước, căm thù giặc; gan góc, dũng cảm và khao khát được chiến đấu giết giặc; mang đậm tính cách Nam Bộ (thẳng thắn, bộc trực, lạc quan yêu đời, giàu tín nghĩa).

2.2. Những nét riêng và sự tiếp nối của các nhân vật trong dòng sông truyền thống gia đình         

2.2.1. Chú Năm - “Khúc thượng nguồn” trong dòng sông gia đình - là người thân gần nhất và lớn nhất còn lại của gia đình Việt. Trong hồi tưởng của Việt, chú Năm hiện lên là một người:

    - Phân xử chuyện trẻ con giữa Chiến và Việt, dặn dò chu đáo các cháu lúc bước ra “chân trời mặt biển”, gánh vác phần việc còn lại của gia đình.

    - Là người luôn có ý thức gìn giữ và vun đắp cho truyền thống yêu nước, căm thù giặc của gia đình  chuyện vui, buồn, chiến công của người thân hay tội ác của kẻ thù …chú đều ghi lại  và dặn dò con cháu phải ghi nhớ “dòng sông gia đình ta”.

    - Là người chất phác, giàu tình cảm, hay hát, hay hò (mỗi khi hò, “gân cổ chú nổi đỏ lên, tay chú đặt lên vai Việt, đôi mắt chú mở to, đọng nước…”)

2.2.2. Má Việt - Khúc trung nguồn” trong dòng sông gia đình. Nếu chú Năm là người luôn có ý thức gìn giữ và vun đắp cho truyền thống của cả gia đình, thì má Việt lại là hiện thân của truyền thống ấy:

    - Là một người vợ, người mẹ, má Vịêt là người giàu tình thương chồng, thương con, suốt đời đảm đang, tháo vát, lam lũ, chịu nhiều vất vả đau thương nhưng luôn giấu nỗi đau để nuôi con, đánh giặc.

    - Với kẻ thù, má Việt là một người phụ nữ gan góc ngoan cường, căm thù giặc cao độ (đi đấu tranh mỗi lần bọn lính bắn dọa, “mắt má lại sắc ánh lên nhìn bọn lính, đôi mắt của người đã từng vượt sông, vượt biển”)…   

   2.2.3.Chiến và Việt – “khúc  hạ nguồn” trong dòng sông truyền thống gia đình.

   - Nét tính cách chung của hai chị em:

    + Hai chị em cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát, đau thương (cùng chứng kiến cái chết đau thương của ba má do bọn Mỹ gây nên) → căm thù giặc sâu sắc nên có cùng ý chí: trả thù cho ba má, cho quê hương và có cùng nguyện vọng được cầm súng đánh giặc.

    + Tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em (tình cảm này được thể hiện sâu sắc và cảm động nhất trong cái đêm chị em chuẩn bị lên đường nhập ngũ).

    + Cả hai chị em đều là những chiến sĩ gan góc, dũng cảm. Đánh giặc là niềm say mê lớn nhất của hai chị em và cũng là của tuổi trẻ miền Nam.

    + Hai chị em có những nét ngây thơ, thậm chí có phần trẻ con (giành nhau bắt ếch, giành nhau thành tích bắn tàu chiến giặc, giành nhau ghi tên tòng quân..)   

  - Nét riêng ở từng nhân vật:

    + Chiến - hơn Việt một tuổi nhưng Chiến người lớn hơn hẳn:

         ° Chiến mang hình dáng và tính cách của má Việt (thân người to và chắc nịch – thân hình của người sinh ra để gánh các, chống chọi, để chịu đựng và chiến thắng; biết lo liệu, toan tính việc nhà ý hệt má…)

         ° Biết nhường nhịn em, hồn nhiên, trẻ trung, thích làm duyên, làm dáng (vào bộ đội, Chiến mang theo chiếc gương soi).

    + Việt – nhân vật được nhà văn tập trung khắc họa rõ nét nhất từ tâm hồn, tính cách đến hành động.

        ° Việt có nhiều nét dễ thương của cậu bé mới lớn: lộc ngộc vô tư, hồn nhiên, ngây thơ và hiếu động (ở nhà: tranh phần hơn với chị; khi vào bộ đội, được anh em xem như em út; “giấu chị như giấu của riêng ”…)

       ° Trong đánh giặc, Việt tỏ ra gan góc, dũng cảm (khi bị thương, nằm một mình giữa chiến trường, Việt vẫn luôn trong tư thế chờ giặc đến “Tao sẽ chờ mày! Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này còn mình tao.Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày…”)

= > Có thể nói, lòng yêu nước – căm thù giặc luôn là thước đo quan trọng nhất về phẩm giá con người ở tất cả các nhân vật của Nguyễn Thi.

3. Kết bài

      - Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến đời chị em Chiến, Việt. Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

      - Truyện có bút pháp nghệ thuật già dặn, điêu luyện được thể hiện ở giọng trần thuật qua hồi tưởng của nhân vật, miêu tả tâm lí và tính cách sắc sảo, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh và đậm chất Nam Bộ.

TÍCH HỢP NLXH:

- Trách nhiệm công dân tuổi trẻ đổi vời Đất nước.

- Suy nghĩ về tinh thần chiến đấu của thế hệ trẻ Miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

-------------------------------------------------------------------------------------

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Nguyễn Minh Châu

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NHỚ

  1. Những nét chính về nhà văn Nguyễn Minh Châu

- Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989), quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay".

- Sau 1975, khi văn chương chuyển hướng khám phá trở về với đời thường, Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ thụât của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tiền hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.

- Tác phẩm chính: Cửa sông, Dấu chân người lính, Những vùng trời khác nhau …   

-  Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2.  Xuất xứ truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.

        Chiếc thuyền ngoài xa được viết năm 1983, in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (1987).

3. Tóm tắt tác phẩm

        Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven biển miền Trung (cũng là nơi anh từng chiến đấu) để chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Sau nhiều ngày “phục kích”, người nghệ sĩ đã phát hiện và chụp được “một cảnh đắt trời cho” – đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã ngạc nhiên đến sững sờ khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó cảnh người chồng vũ phu đánh đập vợ một cách dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình.

Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này người nghệ sĩ đã ra tay can thiệp. Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng) người đàn bà hàng chài đã đến toà án huyện.Tại đây, người đàn bà ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu. Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho sự từ chối trên. Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, người nghệ sĩ đã có một tấm được chọn vào bộ lịch “tĩnh vật hoàn toàn” về “thuyền và biển” năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, người nghệ sĩ đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ bước ra từ tấm ảnh.

    4.Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa.

- Tình huống truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”: Nghệ sĩ Phùng đến ven biển miền Trung chụp những tấm ảnh đẹp cho cuốn lịch năm sau, anh thấy cảnh đẹp như tranh vẽ. Đó là bức tranh chiếc thuyền ngoài xa ẩn hiện trong bầu sương sớm. Cảnh đẹp đã làm anh ngây ngất, thăng hoa, thấy “bối rối”, thấy “trái tim mình như có gì đó bóp thắt vào”. Nhưng khi chiếc thuyền lại gần bờ, anh lại chứng kiến đằng sau chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy là cảnh một người đàn ông đánh đập vợ, người vợ cam chịu, nhẫn nhục.

- Ý nghĩa tình huống truyện:

+ Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn chỉ ra: cuộc đời chứa đựng nhiều điều nghịch lí, mâu thuẫn; không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bề ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong.

+ Tình huống truyện mang ý nghĩa sâu sắc, thấm thía, nhấn mạnh mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: “Nghệ thuật vị nhân sinh”.

 5. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.

- Nghĩa tả thực: chiếc thuyền là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên đẹp và cuộc sống sinh hoạt của người dân làng chài “Trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ.”

- Nghĩa biểu tượng:

+  Là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh sống của gia đình người hàng chài. Cuộc sống gia đình đông con, khó kiếm ăn, cuộc sống túng quẫn là nguyên nhân làm cho người chồng trở nên cục cằn, thô lỗ và biến vợ thành đối tượng của những trận đòn. Những cảnh tượng đó, những thân phận đó nếu nhìn từ xa, ở ngoài xa thì sẽ không thấy được.

+ Vì ngoài xa nên con thuyền mới cô đơn. Đó là sự đơn độc của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống, đơn độc của con người trong cuộc đời. Chính sự thiếu gần gũi, sẻ chia ấy là nguyên nhân của sự bế tắc và lầm lạc. Phùng đã chụp được chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm – một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích, một chân lí của sự toàn diện.  Nhưng khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ, chứng kiến cảnh đánh đập vợ của người đàn ông kia, anh đã kinh ngạc và vứt chiếc máy ảnh xuống đất. Anh nhận ra rằng, vẻ đẹp ở ngoài xa kia cũng ẩn chứa nhiều oái oăm, ngang trái và nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh nhận ra. Xa và gần, bên ngoài và sâu thẳm…đó cũng là cách nhìn, cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính.

6. Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy.

          - Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh nắng ban mai”. Đó là chất thơ lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật. và nếu nhìn lâu hơn, bao giừo anh cũng thấy “người đàn bà ấy bước ra khỏi tấm ảnh”. Đó là hiện thân của những khốn khổ, lam lũ, sự thực của cuộc đời.

         - Ý nghĩa: nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống; nghệ thuật chính là cuộc đời và vì cuộc đời.  

7. Đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa tác phẩm

     - Nghệ thuật:

+Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.

+ Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục.

+ Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.

    - Ý nghĩa: Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc. Tác phẩm cũng rung lên hồi chuông báo động về bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó.

  1. ĐỀ VĂN VÀ GỢI Ý LÀM BÀI

Đề 1: Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

1. Mở bài:

  - “Chiếc thuyền ngoài xa” viết năm 1983, đây là những năm chuyển mình mạnh mẽ của đất nước và của văn học.

  + Tác phẩm  lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987).

  + Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai.

-  Nhân vật để lại ấn tượng mạnh mẽ nhất trong truyện là người đàn bà hàng chài: một người phụ nữ nghèo khổ, lam lũ nhưng có đức hi sinh cao cả, bao dung, nhân hậu và rất trải đời.

2. Thân bài:

 2.1. Giới thiệu chung về nhân vật

   -  Nhân vật người đàn bà hàng chài là hiện thân cho mảng đời tăm tối cơ cực vẫn tồn tại quanh cuộc sống của chúng ta.

   - Dù cuộc sống riêng có phải chịu trăm nỗi cơ cực, tủi nhưng ở chị vẫn toát lên những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: tấm lòng nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh.

   - Người đàn bà ấy không tên, tác giả chỉ gọi là "người đàn bà" một cách phiếm định. Đó là một con người vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác. Nhưng dõi theo mạch của cốt truyện, người đọc thấy được rằng: số phận của con người ấy được tác giả tập trung thể hiện và được người đọc quan tâm nhất.

   - Như thế, người đàn bà hàng chài là một nhân vật quan trọng trong tác phẩm.

   + Chị có vai trò khá quan trọng trong sự phát triển cốt truyện, mạch truyện, trong mối quan hệ với các nhân vật khác như Phùng, Đẩu, người chồng và chị em thằng bé Phác.

   + Nếu không có hình tượng của nhân vật này, người đọc cũng không thể nhận ra quan điểm nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu đối với con người và cuộc sống.

2.2. Phân tích nhân vật

* Ngoại hình:

   - Trạc ngoài 40, thô kệch, rỗ mặt. Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả, nhà ở phố huyện sống bằng nghệ buôn bán bả lưới, nhưng ngay từ nhỏ chị đã có một ngoại hình xấu xí “Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa”.

   - Những nét xấu xí, thô kệch ấy, qua bao nhiêu năm tháng lam lũ, vất vả, lo toan vì cuộc sống nghèo khổ nên càng được thể hiện rõ hơn:

   + một người đàn bà “trạc ngoài bốn mươi” với những “đường nét thô kệch”, “rỗ mặt”, “khuôn mặt mệt mỏi”,

   + “tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá”, “cặp mắt nhìn xuống chân”, tay “buông thõng xuống” ra vẻ nhẫn nhục, cam chịu.

* Số phận đau khổ, bất hạnh:

- Vì xấu xí, trong phố không ai lấy nên chị có mang với một anh con trai hàng chài hay đến nhà chị mua bả về đan lưới.

- Cuộc sống vất vả, nghèo khổ, lại đông con nên những khi “ biển động suốt hàng tháng cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối”.

- Sống cam chịu, nhẫn nhục: thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng chị không hề chống trả hay trốn chạy. Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng của người đàn bà hàng chài khiến cho nhiều người phải ngỡ ngàng: vừa ở dưới thuyền lội lên đến bên chiếc xe rà phá mìn, chị đã bị chồng dùng chiếc thắt lưng, chẳng nói chẳng rằng quật tới tấp vào người. Hắn vừa đánh vừa nguyền rủa bằng cái giọng đau đớn rên rỉ: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”. Chứng kiến cảnh người đàn bà bị chồng đánh đập dã man, nghệ sĩ Phùng tưởng chị sẽ né tránh, bỏ chạy hay kêu van nhưng anh rất ngạc nhiên khi thấy chị hoàn toàn cam chịu, nhẫn nhục.

   - Quen sống với môi trường sông nước nên đến toà án chị cảm thấy lạ lẫm và “sợ sệt”, “lúng túng”, “ tìm đến một góc tường để ngồi”, “cố thu người lại”, “cúi mặt xuống”…

=> Chân dung người đàn bà một đời nhọc nhằn, lam lũ, hứng chịu nhiều đắng cay.

* Vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn của người đàn bà hàng chài: tình yêu con vô bờ bến, nhân hậu, vị tha, giàu đức hy sinh, thấu hiểu lẽ đời…

  - Người đàn bà thương con, tự trọng, giàu đức hy sinh

    + Ban đầu chị bị chồng đánh ở dưới thuyền, sau đó chị xin lão đưa chị lên bờ mà đánh; trước khi bị chồng đánh, chị ngước mắt về phía chỗ thuyền đậu…Chị không sợ đòn mà chỉ sợ các con thấy cảnh tượng đau xót sẽ bị tổn thương → Đó là một cách ứng xử rất nhân bản. Chị không muốn gieo vào lòng các con thái độ căm thù đối với cha của chúng. (chị như muốn giữ phần nhân tính cho các con)

      + Khi đứa con trai -  thằng Phác -  bênh chị, đánh trả lại người cha, hình như lúc ấy chị mới cảm thấy đau đớn, gọi “Phác, con ơi” rồi “chắp tay vái lấy vái để” nó, rồi “ôm chầm lấy nó” → Đằng sau cái vái lạy đó, chị muốn con đừng làm điều đáng tiếc với cha mình. Đó là cái lẽ đời chị muốn con hiểu.

    + Không muốn li hôn, chấp nhận bị đánh đập, hành hạ để nuôi con khôn lớn: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn… Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Chị đã chấp nhận sự đau khổ để hi sinh cho cuộc sống của đàn con.

      + Bị chồng đánh đập dã man tàn nhẫn nhưng chị chỉ cắn răng chịu đựng, không thề kêu rên: “Không chống trả cũng không tìm cách chạy trốn”.  Nhưng khi biết chuyện mình bị chồng đánh đã bị Phác và nghệ sĩ Phùng chứng kiến, chị cảm thấy “vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. Chị không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương hại cho tình cảnh trớ trêu mà chị đang chịu đựng, dù cho đó là đứa con trai của chị.

lòng tự trọng, là nhân cách tốt đẹp của người phụ nữ đáng thương và đáng quý.

- Bao dung, vị tha, thấu hiểu lẽ đời

  + Chánh án Đẩu đã mời chị đến để thu xếp chuyện gia đình và đề nghị chị từ bỏ lão chồng vũ phu. Lúc đầu chị “thưa gởi”, xưng “con” và đã có lúc chắp tay vái lia lịa van xin: “Con lạy quý toà … Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”

    Chị đã cho các anh biết: “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con mà nhà nào cũng trên dưới chục đứa”. Chị nhận thức được cuộc sống trên biển: nghề biển không thể thiếu đàn ông, gã đàn ông ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời đi biển của chị, quyết định sự tồn tại của một gia đình.

    Hơn nữa, chị cũng cảm thông với những hành động của  chồng. Chị kể: “Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”.  “Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn…” Rõ ràng, đó là một người đàn bà thất học nhưng rất hiểu cuộc đời: hiểu thiên chức làm mẹ, hiểu nỗi khốn khổ và sự bế tắc của người chồng.

  • Lời giải thích của chị thật có lí, điều đó chứng tỏ chị không phải là một người nhu nhược, hèn nhát mà là một người phụ nữ sâu sắc và từng trải.

 + Trong đau khổ triền miên, chị vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi. Chị nói: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no… trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ”

Có thể nói người đàn bà hàng chài là biểu tượng cho tình mẫu tử, biểu tượng cho khát vọng hạnh phúc gia đình.

Với chị, gia đình hạnh phúc là gia đình trọn vẹn các thành viên, cho dù trong gia đình ấy còn nhiều cảnh ngang trái, khổ đau, nhưng chị vẫn nâng niu, trân trọng từng niềm hạnh phúc thật nhỏ nhoi.

2.3. Bài học từ câu chuyện của người đàn bà hàng chài:

- Nếu chúng tả hiểu sự việc một cách đơn giản thì ta chỉ yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong. Nhưng nếu ta nhìn vấn đề một cách thấu suốt thì ta sẽ thấy sự nhẫn nhục, cam chịu của người đàn bà hàng chài thực chất có nguyên do chính đáng.

- Qua câu chuyện của người đàn bà, ta càng thấy rõ: không thể dễ dãi, giản đơn trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của cuộc sống.

- Đặc biệt, người nghệ sĩ không có quyền nhìn nhận cuộc sống một cách giản đơn, phải nhìn nhận từ mọi phía để phát hiện bản chất con người.

3.  Kết bài:

- Xây dựng hình tượng người đà bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thế sự của Nguyễn Minh Châu, ông đã khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo khổ. Dù trong cảnh đói nghèo, lạc hậu, người phụ nữ vùng biển vẫn bộc lộ một tấm lòng và một tính cách đầy nữ tính.

- Qua hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài, ta cũng cảm nhận được tấm lòng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu:

+ Đó là cái nhìn yêu thương, thông cảm về số phận bất hạnh của con người;

+ Đó là việc phát hiện và khẳng định những phẩm chất cao đẹp của họ;

+ Đó còn là niềm khao khát có một chỗ dựa tinh thần, một cuộc sống no ấm bình yên, môt niềm hạnh phúc gia đình bình dị.

- Cũng qua hình tượng nhân vật người đàn bà, ta nhận ra quan điểm sáng tác của Nguyễn Minh Châu rất sâu sắc, nhiều chiều về con người và cuộc sống. Ông nhận thấy cuộc sống này có cả ánh sáng và bóng tối, nước mắt và nụ cười, bề nổi và bề chìm.

      Đề 2: Phân  tích sự biến đổi trong nhận  thức của chánh  án Đẩu và nghệ sĩ Phùng  về người đàn bà hàng chài để làm rõ quan  điểm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.

  1. Mở bài:

   - Nguyễn Minh Châu là nhà văn nổi tiếng thời chống Mĩ cứu nước.

+ Đề tài sáng tác chủ yếu của ông trước 1980 là đề tài về chiến tranh với nhân vật trung tâm là hình tượng người lính thời chống Mĩ anh dũng hay những cô thanh niên xung phong gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt. Quan điểm sáng tác của ông thời kì này là ca ngợi con người Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước.

+ Từ thập niên tám mươi của thế kỉ XX cho đến lúc mất (1989): ông chuyển từ cảm hứng sử thi lãng mạn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh trong xã hội. Nhân vật trung tâm của thời kì này là những con người đời thường trong hành trình nhọc nhằn tìm kiếm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.

    - Trong số đó, đặc biệt có truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện rõ quan điểm sáng tác của ông: Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn bó với cuộc đời và người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách đơn giản, cần phải nhìn cuộc sống và con người một cách đa dạng, nhiều chiều. Quan điểm đó thể hiện rõ ở sự biến đổi trong nhận thức của hai nhân vật Phùng và Đẩu trong câu chuyện với người đàn bà hàng chài tại toà án huyện.

2. Thân bài

  2.1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng:

    * Phát hiện thứ nhất: Khung cảnh thiên nhiên vùng phá nước – một “cảnh đắt trời cho”

       -  Phùng – người chiến sĩ thời chống Mĩ cứu nước năm xưa - sau ngày thống nhất đất nước, anh đã trở thành một người nghệ sĩ nhiếp ảnh.

+ Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển, “trưởng phòng đề nghị Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù”.

+ Sau cả tuần “phục kích” ngoài bờ biển, anh đã chụp được một bức ảnh thật ưng ý, đẹp như “một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”.

     - Đó là cảnh một chiếc thuyền lưới vó ngoài khơi đang tiến vào bờ trong một buổi sáng mù sương có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào.

+ Vài bóng người lớn và trẻ em ngồi im phăng phắc như những pho tượng trên chiếc mui khum khum.

+ Tất cả những hình ảnh ấy được nhìn qua những cái mắt lưới nằm giữa hai gọng vó như một cánh dơi.

Đó là một vẻ đẹp “trời cho”, một vẻ đẹp “thật đơn giản và toàn bích”

  - Phát hiện ấy làm cho người nghệ sĩ cảm thấy thật xúc động

+ “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”.

+ Anh chợt nhận ra đó là cái “khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.

+ Điều đó cho thấy: người nghệ sĩ chân chính luôn gắn bó với cuộc đời để tìm vẻ đẹp của nghệ thuật và khi phát hiện được một nét đẹp về nghệ thuật, họ cảm thấy hạnh phúc tột đỉnh và cảm nhận được “bản thân của cái đẹp chính là đạo đức” - cái đẹp chân chính có tác dụng thanh lọc tâm hồn.

* Phát  hiện thứ hai: Cuộc sống của gia đình hàng chài – một hiện thực  nghiệt ngã đến xót xa về số phận con người.

- Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh thật bất ngờ và trớ trêu như một trò đùa quái ác của cuộc sống.

- Anh đã chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ ấy lần lượt bước ra:

+ Một người đàn bà “trạc ngoài bốn mươi”, với những “đường nét thô kệch”, “rỗ mặt”, “khuôn mặt mệt mỏi”, “tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá”, “cặp mắt nhìn xuống chân”, tay “buông thõng xuống” vẻ nhẫn nhục, cam chịu.

+ Một người đàn ông đi sau, “lưng rộng và cong như một chiếc thuyền… mái tóc tổ quạ… chân đi chữ bát… hàng lông mày cháy nắng rủ xuống… hai con mắt đầy vẻ độc dữ”.

+ Lão đàn ông đưa vợ lên bờ với dáng điệu “hùng hổ, mặt đỏ gay”, rồi “rút trong người ra chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa”“chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, vừa đánh “vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két” và nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ, đau đớn “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”.

- Trước tình cảnh ấy, nghệ sĩ Phùng có thái độ kinh ngạc đến sững sờ, “cứ há mồm ra mà nhìn”, sau đó “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới” để cứu người đàn bà.

+ Nhưng anh chưa kịp xông ra thì thằng Phác đã lao tới để bảo vệ mẹ nó.

+ Nó giật chiếc thắt lưng từ tay người cha rồi đánh trả lại ông để bảo vệ mẹ.

+ Người cha đã dùng hết sức lực của mình tát nó “ngã dúi xuống cát” rồi lẳng lặng trở về thuyền.

- Ba hôm sau, cảnh người đàn ông đánh vợ lại tái diễn.

+ Không thể kìm nén được nữa, Phùng đã xông ra buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động ác độc.

+ Người đàn ông đã đánh Phùng bị thương, anh được đưa về trạm y tế của tòa án huyện để điều trị.

2.2. Tại tòa án huyện, câu chuyện của người đàn bà hàng chài đã đem đến những thay đổi trong nhận thức của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng:

- Theo quan điểm của Đẩu và Phùng, muốn giải quyết được những cảnh bạo hành trong gia đình của người đàn bà hàng chài chỉ có một cách tốt nhất là chị phải bỏ người chồng vũ phu tàn bạo ấy.

- Vì vậy, họ đã mời người đàn bà lên tòa án để giải quyết

+ Nhưng chánh án Đẩu đã tỏ ra giận dữ khi nghe người đàn bà yêu cầu: “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.

+ Còn nghệ sĩ Phùng, khi nghe câu nói của người đàn bà, anh cảm thấy “ngột ngạt”, khó thở vì quá bất ngờ trước quyết định của chị.

- Tuy nhiên, qua những lời giãi bày rất chân tình của người đàn bà hàng chài, Đẩu và Phùng đã “vỡ ra” nhiều điều mà trước đây họ chưa hề biết về chị:

+ Các anh đã nhận ra đằng sau cái vẻ cam chịu, nhịn nhục, đáng thương của người đàn bà hàng chài là cả một tấm lòng vị tha và giàu đức hi sinh của chị. Chị nói: “đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”.

+ Các anh cũng nhận ra lí do chị không thể bỏ người chồng vũ phu và độc ác đó thật có lí. Điều đó chứng tỏ chị là một người phụ nữ sâu sắc và từng trải. Chị đã cho các anh biết “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con mà nhà nào cũng trên dưới chục đứa”

+ Chị còn cho các anh biết thêm: trong đau khổ triền miên chị vẫn có được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi“Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…”, “trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ”

- Sau buổi nói chuyện với người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện, nhận thức của Đẩu và Phùng có nhiều thay đổi:

+ Với Đẩu, anh đã vỡ ra nhiều nghịch lí của cuộc sống: lòng tốt là đáng quý nhưng chưa đủ; luật pháp là cần thiết nhưng phải đi vào đời sống, muốn con người thoát khỏi cảnh đau khổ cần phải có những giải pháp thiết thực chứ không phải li dị.

+ Với Phùng, anh nhận ra một điều vô cùng thấm thía của một người nghệ sĩ làm nghệ thuật, đó là:

           Đừng vì nghệ thuật mà quên đi cuộc đời, bởi “nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời”. Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người. Chính vì vậy mà Phùng đã xông ra buộc người đàn ông chấm dứt hành động độc ác với người vợ của hắn. Anh đã suy nghĩ rất nhiều về gia đình người đàn bà hàng chài, đã cùng với Đẩu tìm cách giải quyết những bất công ngang trái trong gia đình của chị.

        Người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách đơn giản, cần phải nhìn  nhận cuộc sống và con người trong mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều thì mới phản ánh đúng về con người và cuộc sống.

3. Kết bài:

  - “Chiếc thuyền ngoài xa” là một hình ảnh ẩn dụ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật phải gắn bó với cuộc đời, phải đi sâu vào cuộc đời chứ không thể nhìn nó một cách hời hợt bên ngoài, hay nhìn nó “ngoài xa”. Ở xa thì nhìn thấy nó rất đẹp, nhưng khi đến gần, hoặc đi sâu vào bên trong mới phát hiện biết bao điều oái oăm, ngang trái.

  - Từ đó, tác giả muốn gởi gắm quan điểm nghệ thuật của mình: người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách đơn giản, cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa dạng, nhiều chiều.

*Tích hợp NLXH:

- Suy nghĩ và thử nêu giải pháp về nạn bạo lực gia đình?

- Trăn trở về nhân cách thế hệ trẻ qua nhân vật Phác?

- Suy nghĩ về lương tâm, trách nhiệm của người nghệ sĩ với cuộc đời?

-------------------------------------------------------------------------------------

THUỐC

Lỗ Tấn

Câu 1: Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Lỗ Tấn?

- Tên thật là Chu Thụ Nhân (1881 - 1936) nhà văn cách mạng nổi tiếng của nền văn học hiện đại Trung Quốc nửa đầu thế kỉ XX.

- Ông là một trí thức yêu nước có tư tưởng tiến bộ, người đã bỏ nghề thuốc để làm văn nghệ vì cho rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần.

- Sáng tác của Lỗ Tấn được in thành 3 tập: Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới.

- Ông xứng đáng là nhà văn hiện thực xuất sắc của Trung Quốc, năm 1981 cả thế giới kỉ niêm 100 năm ngày sinh và tôn vinh ông là doanh  nhân văn hóa thế giới.

Câu 2: Nêu hoàn cảnh và mục đích sáng tác của tác phẩm?

- Hoàn cảnh sáng tác: Được viết vào tháng 4 - 1919, đúng vào thời điểm bùng nổ phong trào học sinh, sinh viên Bắc Kinh chống phong kiến đế quốc, đòi tự do dân chủ, mở đầu cuộc vận động cứu vong, thường gọi là Ngũ Tứ, đăng trên tạp chí Tân Thanh Niên số tháng 5 - 1919, sau đó in trong tập Gào thét xuất bản năm 1923

         - Mục đích: nhằm chỉ ra thực trạng: nhân dân đắm chìm trong mê muội, còn người cách mạng xa rời quần chúng.

Câu 3: Tóm tắt truyện “Thuốc” của Lỗ Tấn

Vợ chồng lão Hoa Thuyên – chủ quán trà có con trai bị bệnh lao (bệnh nan y thời bấy giờ). Nhờ người giúp, lão Hoa mua chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù về cho con ăn, vì tin rằng ăn bánh bao tẩm máu người sẽ khỏi bệnh. Sáng hôm sau, trong quán trà mọi người bàn tán về cái chết của người tử tù vừa bị chém sáng nay. Đó là Hạ Du, một nhà cách mạng kiên cường, nhưng chẳng ai hiểu về việc làm Cách mạng của anh. Thế rồi, thằng Thuyên cũng chết, vì chiếc bánh bao ấy không trị được bệnh lao. Năm sau vào tiết Thanh minh, mẹ Hạ Du và mẹ bé Thuyên đến bãi tha ma viếng mộ con. Gặp nhau. Hai người mẹ đau khổ, có sự đồng cảm với nhau. Họ rất ngạc nhiên, nhất là mẹ Hạ Du khi thấy trên mộ Hạ Du xuất hiện vòng hoa trắng, hồng xen lẫn nhau. Mẹ Hạ Du “nói một mình…Thế này là thế nào?...bà ta khóc to…Oan con lắm, Du ơi!...Con nhắm mắt thế cũng yên lòng”.

Câu 4: Đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa văn bản?

Nghệ thuật:

Hình ảnh, ngôn từ giàu tính biểu tượng.

Lối dẫn chuyện nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu lắng, lôi cuốn.

Ý nghĩa văn bản:

Người Trung Quốc cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội tinh thần.

Nhân dân không nên “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ” và người cách mạng thì không nên “bôn ba trong chốn quạnh hiu”, mà phải bám sát quần chúng để vận động, giác ngộ họ.

Câu 5: Ýnghĩa của hình tượng vòng hoa trên mộ Hạ Du?

Hình ảnh tượng trưng nổi bật trong truyện.

Thể hiện niềm tiếc thương và tưởng niệm người chiến sĩ cách mạng bị chết chém đồng thời thể hiện lòng ngưỡng mộ khâm phục của nhà văn dành cho Hạ Du.

Thể hiện niềm tin vào sự thức tỉnh: vẫn có người hiểu được, tôn kính sự hi sinh của Hạ Du và tiếp bước người chiến sĩ cách mạng.

                                              SỐ PHẬN CON NGƯỜI

                                                                   Sôlôkhôp

Câu 1: Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Sôlôkhôp?

- Mi - khai-in Sôlôkhôp (1905-1984), nhà văn Nga lỗi lạc, được liệt vào hàng các nhà lớn nhất thế kỉ XX.

- Sinh ra trong một gia đình nông dân ở vùng thảo nguyên sông Đông, nước Nga.

- Cuối năm 1922 lên Mat-xcơ-va sống làm nhiều nghề: đập đá, khuân vác, kế toán và học viết văn.

- 1925 trở về quê và bắt đầu viết tác phẩm tâm huyết nhất của đời mình – tiểu thuyết Sông Đông êm đềm.  

- 1932 ông là Đảng viên Đảng cộng sản Liên Xô.

- 1939 được bầu làm viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên Xô.

- Trong thời gian chiến tranh vệ quốc, ông theo sát Hồng quân trên nhiều chiến trường với tư cách là phóng viên báo Sự thật.

- 1965 được tặng giải thưởng Noben về văn học

- Tác phẩm chính: Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang, Số phận con người…

Câu 2: Tóm tắt đoạn trích “Số phận con người”

Chiến tranh kết thúc, Xô-cô-lôp giải ngũ nhưng không muốn trở lại quê nhà. Anh đến chỗ của một người đồng đội cũ, xin làm lái xe cho một đội vận tải. Tình cờ anh gặp chú bé Va-ni-a mồ côi, không nơi nương tựa vì bố mẹ em đều chết trong chiến tranh. Ngay lập tức, anh quyết định nhận Va-ni-a làm con. Chú bé ngây thơ tin rằng Xô-cô-lôp là bố đẻ của mình. Xô-cô-lôp yêu thương, chăm sóc chú bé thật chu đáo và xem nó là niềm vui lớn, niềm an ủi của mình. Tuy nhiên, anh vẫn bị ám ảnh bởi những mất mát lớn trong chiến tranh. Hằng đêm anh vẫn mơ thấy vợ và các con của mình. Rồi một chuyện rủi ro xảy ra: xe anh đụng phải con bò và anh bị thu hồi bằng lái, phải chuyển sang làm thợ mộc để kiếm sống. Theo lời mời của một người bạn khác ở Ka-sa-rư, anh dẫn bé Va-ni-a đến đó với hi vọng chừng nửa năm sau anh được cấp lại bằng lái mới. Dù thế, anh vẫn cố trấn tĩnh, không muốn để bé Va-ni-a biết được tâm trạng đau buồn của mình.

Câu 3: Tựa đề “Số phận con người” gợi lên cho em suy nghĩ gì?

Mỗi người thường có số phận riêng, số phận con người thường không bằng phẳng mà luôn gập ghềnh, trắc trở.

Con người cần phải có lòng nhân hậu và nghị lực vững vàng để vượt qua số phận, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Bài học cho bản thân:  con người vượt lên khó khăn để làm chủ số phận?  

Câu 4: Nghị lực vượt qua số phận của nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp và bé Va-ni a?

An-đrây Xô-cô-lốp chấp nhận cuộc sống sau chiến tranh dù cô độc và chịu quá nhiều đau thương, mất mát. Anh dựa vào tình bạn, chọn cuộc sống xê dịch ở các phương trời khác nhau giúp hàn gắn vết thương lòng còn đang rỉ máu.Tự nhận bé Va-ni-a làm con nuôi: đem tình thương ấp ủ bé Va-ni-a côi cút, Xô-cô-lốp có được những niềm vui bất ngờ.

Bé Va-ni-a vô tư, hồn nhiên đón nhận cuôc sống mới trong sự chăm sóc và tình yêu thương của người mà chú luôn nghĩ là cha đẻ.

Hai con người cô đơn đã nương tựa vào nhau, sưởi ấm tâm hồn nhau. Hai trái tim cô đơn lạnh giá bất chợt ấm lên vì được chụm lại bên nhau bởi sự ấm áp của tình người. Và họ “có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường nếu như Tổ quốc kêu gọi”

Câu 5: Đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa văn bản?

Đặc sắc nghệ thuật:

+ Miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm trạng của nhân vật.

+ Lối kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn.

+ Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc.

Ý nghĩa văn bản: Con người bằng ý chí và nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai, cần và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận.

Câu 6: Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề?

Đoạn trích ngoại đề ở cuối truyện: “Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ… Với một nỗi buồn thấm thía… những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh.”

+ Báo trước muôn vàn khó khăn mà con người phải đương đầu.

+ Bày tỏ lòng khâm phục và tin vào ý chí, nghị lực, niềm tin ở tương lai của người dân Nga Xô Viết sau chiến tranh.

ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ

Hê-Minh-Uê

Câu 1: Trình bày những nét chính về cuộc đời của nhà văn Hê - Minh-Uê?

Hê-Minh-Uê (1899 - 1961), một trong những nhà văn lớn nhất của nước Mĩ thế kỉ XX, sinh trưởng trong một gia đình khá giả, cha là một bác sĩ ham mê những hoạt động thể thao, mẹ là một nghệ sĩ dương cầm, quê ở ngoại vi Chicago, nước Mĩ.

Học xong trung học, ông đi làm phóng viên của tờ báo “Ngôi sao”.

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1918), ông nhập ngũ và qua chiến đấu ở Ý. Năm 1919 ông trở về Mĩ và viết những cuốn tiểu thuyết lên án chiến tranh.

1937, gia nhập quân đội tình nguyện Quốc tế sang Tây Ban Nha chống độc tài pranco. Đến chiến tranh thế giới II (1939 - 1945) ông làm phóng viên cho lục quân Mĩ, rồi gia nhập đội quân du kích Pháp đánh bọn phát xít ở ngoại ô Pari.

1954, nhận giải Noben về văn chương.

1961, mất tại tiểu bang Aiđơhao.

Tác phẩm chính:   Mặt trời vẫn mọc. Gĩa từ vũ khí. Chuông nguyện hồn ai. Ông già và biển cả…

Nổi tiếng với nguyên lí “tảng băng trôi”; với hoài bão viết cho được “một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.

Câu 2: Tóm tắt tác phẩm?

Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Xan-ti-a-gô -một "ông già" đánh cá người Cuba, 74 tuổi.

Suốt 84 ngày liền, ông lão không bắt được một mống cá nào, dân làng chài cho rằng lão đã “đi đứt” vì vận rủi. Cậu bé Ma-nô-lin cũng bị cha mẹ không cho đi câu chung với lão nữa.

Vào ngày thứ 85, lão quyết định ra khơi trước khi trời sáng. Lần này lão đi thật xa, đến tận vùng Giếng Lớn. Khoảng trưa, một con cá lớn cắn câu, kéo thuyền về hướng tây bắc.

Sáng ngày thứ hai, con cá nhảy lên. Đó là một con cá kiếm, lớn đến nỗi trước đây lão chưa từng nhìn thấy. Con cá lại lặn xuống, kéo thuyền chạy về hướng đông.

Sang đến ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Dù đã kiệt sức, lão kiên trì thu ngắn dây câu, rồi dốc toàn lực phóng lao đâm chết được con cá, buộc nó vào mạn thuyền dong về. Nhưng chẳng bao lâu nhiều đàn cá mập đánh hơi được đã lăn xả tới. Từ đó đến đêm, lão lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập - phóng lao, vung chày, thậm chí dùng cả mái chèo để đánh - giết được nhiều con, đuổi được chúng đi, nhưng lão biết con cá kiếm của mình chỉ còn trơ lại một bộ xương.

Đến khuya, đưa được thuyền vào cảng, về đến lều, lão vật người xuống giường và chìm vào giấc ngủ, rồi mơ về những con sư tử.

Câu 4: Nguyên lí tảng băng trôi?

Nguyên lí “tảng băng trôi” (1 phần nổi, 7 phần chìm). Trong tác phẩm, xuất hiện trên phần nổi của ngôn từ không nhiều, lối viết giản dị. Song phần chìm của nó rất lớn, bởi đã gợi lên nhiều tầng ý nghĩa mà người đọc sẽ rút ra được tuỳ theo thể nghiệm và cảm hứng trước hình tượng - đó là biểu hiện của nguyên lí sáng tác do nhà văn đề ra: tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”.

   Nguyên lý tảng băng trôi qua tác phẩm:

- Phn ni: hành trình theo đui, chieán ñaáu ñeå baét ñöôïc con caù kieám cuûa oâng laõo Xantiagoâ

- Phaàn chìm cuûa taûng baêng:

+ Haønh trình theo ñuoåi vaø thöïc hieän öôùc mô giaûn dò maø lôùn lao cuûa con ngöôøi

+ Haønh trình khaùm phaù veû ñeïp vaø chinh phuïc thieân nhieân

+ Haønh trình vöôït qua thöû thaùch daãn ñeán thaønh coâng. Nhöõng ñieàu maø con ngöôøi ñaït ñöôïc luoân laø keát quaû cuûa söï coá gaéng, beàn bæ khoâng ngöøng nghæ.

+ Caàn chinh phuïc thieân nhieân, nhöng khoâng ñöôïc coi thöôøng thieân nhieân. Thieân nhieân laø keû thuø soá moät nhöng ñoàng thôøi noù laø ngöôøi baïn thaân.

+ Nieàm tin vaøo chieán thaéng vaø tin vaøo baûn thaân.

Câu 5: Đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa văn bản:

Đặc sắc nghệ thuật:

Lối kể chuyên độc đáo, kết hợp nhuyễn giữa lời kể với văn miêu tả cảnh vật, đối thoại và độc thoại nội tâm.

Ý nghĩa hàm ẩn của hình týợng và tính ða nghĩa của ngôn từ.

Ý nghĩa văn bản:

Cuộc hành trình đơn độc, nhọc nhằn của con người vì một khát vọng lớn lao là minh chứng cho chân lí: “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”

                                   HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT

Lưu Quang Vũ

Câu 1: Nêu những nét chính về tác giả Lưu quang Vũ?

   - Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) quê gốc ở Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đình trí thức.

   - Từ 1965 đến 1970: Lưu Quang Vũ vào bộ đội và được biết đến với tư cách một nhà thơ tài năng đầy hứa hẹn.

  - Từ 1970 đến 1978: ông xuất ngũ, làm nhiều nghề để mưu sinh.

  - Từ 1978 đến 1988: biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch và trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 với những vở đặc sắc như: “Sống mãi tuổi 17”, “Hẹn ngày trở lại”, “Bệnh sĩ”, “Tôi và chúng ta”, “Hai ngàn ngày oan trái”, “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”,…

  - Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận,… nhưng thành công nhất là kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.

  - Lưu Quang Vũ được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

Câu 2:  Tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”  và vị trí đoạn trích?

  - Vở kịch được Lưu Quang Vũ viết vào năm 1981, được công diễn vào năm 1984.

  - Từ một cốt truyện dân gian, tác giả đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.

  - Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.

Câu 3: Tóm tắt tác phẩm?

Trương Ba, gần 60 tuổi - là một người làm vườn tốt bụng, đặc biệt rất cao cờ. Do tắc trách, Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Vợ Trương Ba lên Thiên đình kiện. Theo gợi ý của Đế Thích, để sửa sai, Nam Tào cho hồn Trương Ba nhập vào thể xác hàng thịt ở làng bên vừa mới chết, mới ngoài 30 tuổi, để được sống lại.

Trú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng; gia đình Trương Ba ngày càng lủng củng.  Đặc biệt, sống bằng thân xác hàng thịt, Trương Ba dần dà tiêm nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn xa lạ với ông. Gay nhất là chị hàng thịt đòi hỏi Trương Ba phải là người đàn ông thực sự của chị. Lí trưởng nhân đấy sách nhiễu vòi tiền; con trai Trương Ba ngày càng đắc ý, lấn lướt, coi thường bố. Ngược lại, vợ, con dâu, cháu nội Trương Ba không thể chịu nổi và dần dần xa lánh. Trương Ba vô cùng  đau khổ.

Trước nghịch cảnh ấy, Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, cũng không chấp nhận nhập vào xác cu Tị, kiên quyết chấp nhận cái chết.

Câu 4: Nêu đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa văn bản đoạn trích?

Đặc sắc nghệ thuật:

Sáng tạo lại cốt truyện dân gian

Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm

Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện……

Ý nghĩa văn bản:

Một trong những điều quý giá nhất của mỗi con người là được sống là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình đang có và đeo đuổi. Sự sống thật sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hòa tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn.

TÍCH HỢP NLXH:

- Suy nghĩ về mục đích sống, lý tưởng sống.

- Suy nghĩ về sự đấu tranh bảo vệ lẽ phải.

NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC

                                                            Trần Đình Hượu

Câu 1: Nêu ngắn gọn những hiểu biết của anh (chị) về tác giả và xuất xứ đoạn trích “Nhìn về vốn văn hóa của dân tộc”?

a. Tác giả:

   - Trần Đình Hượu (1926 - 1995) quê ở xã Võ Liệt, Thanh Chương, Nghệ An.

   - Là nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa, văn học có uy tín.

   - Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, tư tưởng có giá trị: “Đến hiện đại từ truyền thống”, “Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại”, “Các bài giảng về tư tưởng phương Đông”,…

b. Xuất xứ:

Đoạn trích trích từ phần II, bài “Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc”, in trong cuốn “Đến hiện đại từ truyền thống”.

Câu 2: Giá trị  nghệ thuật và ý nghĩa của đoạn trích “Nhìn về vốn văn hóa của dân tộc”?

a. Giá trị nghệ thuật:

Cách trình bày chặt chẽ, biện chứng, lô gich, thể hiện được tầm bao quát lớn, chỉ ra được những khía cạnh quan trọng về đặc trưng văn hóa dân tộc.

Thái độ khách quan, khoa học, khiêm tốn...trách được một trong hai khuynh hướng cực đoan hoặc chỉ tìm nhược điểm để phê phán hoặc chỉ tìm ưu điểm để ca tụng.

b. Ý nghĩa:

Đoạn trích cho ta thấy quan niệm đúng đắn  về các nét đặc trưng của vốn văn hóa dân tộc, là cơ sở để chúng ta suy nghĩ, tìm ra phương hướng xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 3: Những luận điểm chủ yếu của văn bản?

1. Giới thuyết về khái niệm “ vốn văn hóa dân tộc”

2. Quy mô và ảnh hưởng của văn hóa dân tộc.

3. Quan niệm sống, lối sống, khả năng chiếm lĩnh và đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài của người Việt Nam.

Câu 4: Các phương diện chủ yếu của văn hóa Việt Nam.

  - Tôn giáo.

  - Nghệ thuật: kiến trúc, hội họa, văn học

  - Ứng xử: giao tiếp cộng đồng, tập quán

  - Sinh hoạt: ăn, ở, mặc.

Câu 5:  Đặc điểm của văn hóa Việt Nam:

  a. Đặc điểm nổi bật: giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự hài hòa trên mọi phương diện (tôn giáo, nghệ thuật, ứng xử, sinh hoạt) với tinh thần chung “thiết thực, linh hoạt và dung hòa”. Điều này vừa biểu hiện những mặt tích cực vừa tiềm ẩn những mặt hạn chế.

  b. Mặt tích cực:

  - Về tôn giáo: ko cuồng tín, ko cực đoan mà dung hòa các tôn giáo khác nhau để tạo nên sự hài hoà nhưng ko tìm sự siêu thoát, siêu việt về tinh thần bằng tôn giáo.

  - Về nghệ thuật: tuy không có quy mô lớn, không mang vẻ đẹp kĩ vĩ, tráng lệ, phi thường nhưng sáng tạo được những tác phẩm tinh tế, chủ yếu là lĩnh vực thơ ca.

  - Về ứng xử: trọng tình nghĩa nhưng không chú ý nhiều đến trí, dũng; khéo léo; không kì thị cực đoan; thích yên ổn.

  - Về sinh hoạt: ưa sự chừng mực, vừa phải.

=> Tạo nên tính ổn định, nét riêng của văn hóa truyền thống Việt nam: cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, con người sống có tình nghĩa, có văn hóa trên một cái nền nhân bản.

  c. Mặt hạn chế:

   - Văn hoá Việt chưa có một tầm vóc lớn lao, chưa có một vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có khả năng tạo được ảnh hưởng sâu sắc tới các nền văn hoá khác

   - “Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ  hòa hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình”

=> Gây ra sức ì, cản trở những bước phát triển mạnh mẽ, những cách tân táo bạo, những khám phá phi thường - điều kiện để tạo nên tầm vóc lớn lao của các giá trị văn hóa.

Câu 6:  Bản sắc văn hóa là gì? Các yếu tố tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam?

a. Bản sắc văn hóa:

   - Là cái riêng, cái độc đáo mang tính bền vững và tích cực của một cộng đồng văn hóa.

  - Bản sắc văn hóa dân tộc được hình thành trong lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời của một dân tộc.

b. Các yếu tố tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam:

   - Nội lực: Là cái vốn có của dân tộc, đó là thành quả sáng tạo riêng của cộng đồng văn hóa, cộng đồng dân tộc Việt Nam

   - Ngoại lực: Quá trình chiếm lĩnh, đồng hóa các giá trị văn hóa từ bên ngoài, quá trình tích tụ, tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hóa của nhân loại.          

TÍCH HỢP NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

1.Trong đoạn trích Nhìn lại vốn văn học dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận xét về lối sống của người Việt Nam truyền thống là: Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn.

Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình.

  1. Trong đoạn trích  Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, Trần Đình Hượu có viết:  Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài.

   Từ nhận định trên,  anh /chị hãy trình bày  suy nghĩ về  việc tiếp nhận các giá trị văn hóa bên ngoài của giới trẻ hiện nay.