kĩ năng viết kết bài - cô hằng
Gửi bởi: Lê Mỹ 12 tháng 2 2018 lúc 20:05:00 | Update: 15 tháng 9 lúc 0:28:07 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 741 | Lượt Download: 2 | File size: 0 Mb
Nội dung tài liệu
Tải xuống
Link tài liệu:
Các tài liệu liên quan
- Những bài văn đoạt giải Nhất HSG Quốc gia và điểm 10 thi Đại học
- 185 nhận định về văn học
- Tài liệu ôn tập HKII năm học 2020-2021 môn Ngữ Văn 12 chương trình cũ, trường THPT Xuân Đỉnh - Hà Nội
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng khoan dung
- Ôn tập kĩ năng làm bài Ngữ Văn 12
- Đề cương ôn tập nghỉ dịch covid năm học 2019-2020 môn Ngữ Văn 12, trường THPT Dương Xá - Hà Nội
- Đề cương ôn thi giữa kì HKI Ngữ Văn 12, trường THPT Xuân Đỉnh - Hà Nội năm học 2020-2021
- Đề cương ôn thi HKI Ngữ Văn 12, trường THPT Xuân Đỉnh - Hà Nội năm học 2020-2021
- Khối 12 - Đề cương kiểm tra giữa kì môn Ngữ Văn HKII, trường THPT Chuyên Bảo Lộc, năm học 2020-2021
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KTGK II NGỮ VĂN 12, TRƯỜNG THPT BẢO LỘC, NĂM HỌC 2020-2021.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin tài liệu
Cô Diễm Hằng
Tel: 091606561
Facebook: Trần Thị Diễm Hằng
Fanpage: Luyện thi Ngữ văn cùng cô Diễm Hằng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
RÈN KĨ NĂNG VIẾT KẾT BÀI CHO BÀI NGHỊ LUẬN
Kết bài trong văn nghị luận là một phần khá quan trọng bởi đây là phần sẽ
tạo dư âm cho bài viết. Nếu kết bài có sức nặng sẽ tạo nên những cảm xúc rất tốt
cho người đọc. Hãy tham khảo các cách viết phần kết bài trong văn nghị luận dưới
đây để giúp bài văn của mình hay hơn.
Giống như phần mở bài, phần này chỉ nêu lên những ý khái quát, không
trình bày lan man, dài dòng hoặc lặp lại sự giảng giải, minh họa, nhận xét một
cách chi tiết như ở phần thân bài.
Để viết được một bài văn nghị luận hay thì việc nắm được các kĩ năng phân
tích đề, kĩ năng lập ý, lập dàn ý, kĩ năng lập luận và các thao tác nghị luận là rất
quan trọng. Bên cạnh đó, mở bài và kết bài cũng là một kĩ năng rất quan trọng. Mở
bài đánh dấu bước khởi đầu trong quá trình trình bày vấn đề nghị luận, và kết bài
cho ta biết việc trình bày vấn đề đã kết thúc.
Tuy nhiên, một số bạn chưa biết cách viết phần kết bài, hoặc do thời gian
gấp gáp, áp lực tâm lí trong phòng thi, nên không biết kết bài như thế nào. Bài viết
này cô sẽ hướng dẫn các em viết phần kết bài trong văn nghị luận.
Hướng dẫn chung
Phần kết bài có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở mở bài và đã giải quyết
ở thân bài. Phần này góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn. Tùy mục
đích nghị luận, người viết có thể sử dụng một trong các cách kết bài sau đây:
Kết bài bằng cách tóm lược: Là kiểu kết bài mà ở đó người viết tóm tắt quan
điểm, tổng hợp những ý chính đã nêu ở thân bài. Cách kết bài này dễ viết hơn và
thường được sử dụng nhiều hơn.
Kết bài bằng cách bình luận mở rộng và nâng cao: Là kiểu kết bài trên cơ sở
quan điểm chính của bài viết, bằng liên tưởng, vận dụng, người viết phát triển,
mở rộng nâng cao vấn đề.
Trên đây là một số kiểu kết bài cần hình thành cho học sinh, tùy vào đối tượng và
mục đích nghị luận, người viết có thể chọn một cách kết bài phù hợp. Kĩ năng mở
bài và kết bài cũng đã được cụ thể hóa trong một tiết học trong chương trình Ngữ
văn 12.
* Ví dụ minh họa 1.
Cô Diễm Hằng
Tel: 091606561
Facebook: Trần Thị Diễm Hằng
Fanpage: Luyện thi Ngữ văn cùng cô Diễm Hằng
Đề bài: Từ cuộc đời của các nhân vật phụ nữ trong hai tác phẩm “Vợ nhặt”
(Kim Lân) và “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài), anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ
của mình về số phận người phụ nữ xưa và nay.
– Kết bài bằng cách tóm lược:
“Như vậy, các nhân vật nữ trong hai tác phẩm “Vợ nhặt” và “Vợ chồng A Phủ”
có nhiều điểm chung. Họ đều là những người phụ nữ có số phận bất hạnh, cơ cực
nhưng trong tâm hồn họ đều tiềm tàng một sức sống và ý thức vươn lên. Người phụ
nữ ngày nay có nhiều khác biệt, họ đã biết khẳng định vị trí của mình trong xã hội
và càng ngày càng vươn tới những đỉnh cao mới.”
(Bài viết của học sinh)
– Kết bài bằng cách bình luận mở rộng và nâng cao:
“Làm thế nào để một nửa thế giới luôn được sống hạnh phúc và ngày càng được
hạnh phúc hơn? Làm thế nào để tất cả phụ nữ Việt Nam luôn ngập tràn trong tiếng
cười?…Đó là những câu hỏi không dành riêng cho bất cứ ai, không dành riêng
cho phái nam mà chính những người phụ nữ cũng phải trả lời chúng”
(Bài viết của học sinh)
Viết văn nghị luận là thể hiện sự hiểu biết, nhận thức, khám phá của mình về đối
tượng nghị luận giúp người khác cùng hiểu và tin vào vấn đề. Đồng thời người viết
cũng thể hiện chính kiến, thái độ, sự đánh giá vấn đề, không ngừng đưa ra những
điều chỉnh tích cực. Do đó ngoài những kĩ năng cơ bản trên người viết phải sử
dụng kết hợp các thao tác lập luận như phân tích, giải thích, bình luận, chứng
minh, bác bỏ…Các thao tác lập luận đã được cụ thể hóa trong các bài học trong
sách giáo khoa theo cấu trúc đồng tâm. Các em đã được học các thao tác lập luận
từ cấp 2, học sinh cần chú ý xác định thao tác chính và thao tác phụ để sử dụng cho
hợp lí giúp bài văn nghị luận đạt được kết quả cao nhất.
* Ví dụ minh họa 2
+ Phát triển mở rộng thêm vấn đề:
VD: “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, là một bài văn
chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức
thuyết phục.” Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đã hơn nữa thế kỷ trôi qua nhưng “Tuyên ngôn độc lập” vẫn là một văn kiện có
giá trị lịch sử to lớn đồng thời cũng là một tác phẩm chính luận xuất sắc, mẫu
mực. “Tuyên ngôn độc lập – mở đầu cho kỉ nguyên độc lập, tự do, tạo điều kiện
cho mọi thay đổi cho đời sống dân tộc trong đó có văn học.
+ Vận dụng vào cuộc sống, rút ra bài học áp dụng:
Cô Diễm Hằng
Tel: 091606561
Facebook: Trần Thị Diễm Hằng
Fanpage: Luyện thi Ngữ văn cùng cô Diễm Hằng
VD: Với đề: Suy nghĩ về mối quan hệ giữa tiền tài và hạnh phúc. Ta có thể kết
bài như sau:
Tiền tài và hạnh phúc là mối quan hệ bản chất của xã hội loài người. Tiền tài và
hạnh phúc là khát vọng muôn đời của nhân loại. Phàm là người, ai cũng muốn có
tiền tài và hạnh phúc. Nhưng để điều hoà mối quan hệ này quả không đơn giản,
nhất là trong xã hội hiện đại, khi mà nhu cầu của con người về sự no đủ ngày càng
cao hơn, tha thiết hơn. Để có được hạnh phúc thực sự, mỗi người phải biết cách
dùng tiền tài như một phương tiện để gây dựng và bảo vệ hạnh phúc, không nên để
đồng tiền điều khiển ta.
* Ví dụ minh họa 3
Đề bài: Như một thứ a-xít vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn
mòn cả một xã hội.
Từ ý kiến trên, anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy
nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong
cuộc sống hiện nay.
Chúng ta có cuộc sống thanh bình hơn 30 năm qua là phải đổi biết bao máu xương
của cha, ông, của các anh hùng đã ngã xuống cho Tổ quốc nàv. Chúng ta cần phải
“sống sao cho khỏi phải xót xa ân hận” đế xứng đáng với những hi sinh của thế hệ
đi trước và sự kỳ vọng tha thiết của những người ngã xuống cho quê hương. Trách
nhiệm sống của mỗi chúng ta là luôn rèn luyện nhân phẩm, năng lực tri thức để
làm cho xã hội ngày càng phồn vinh, trong đó cần tuyên chiến một cách dũng cảm
nhất với thói vô trách nhiệm và lối sống đạo đức giả.
Tóm lại: Có nhiều cách, nhiều kiểu kết bài. Nhưng dù kết bài theo kiểu nào đi
chăng nữa thì cũng nhằm khắc sâu kết luận của người viết để lại ấn tượng cho
người đọc và nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề đã được nghị luận. Kết bài hay
phải vừa đóng lại, chốt lại, phải vừa mở ra, nâng cao và cứ ngân nga mãi trong
lòng người đọc.
Mẹo viết phần kết bài trong tình thế cấp bách
Tình thế cấp bách cô nói ở đây là khi sắp hết giờ, hoặc khi tâm lí căng thẳng,
chúng ta không thể trau chuốt cho phần kết bài được. Một số bạn học yếu có thể
vận dụng kiểu kết bài chung chung, mang tính công thức. Cách Kết bài bằng cách
tóm lược dễ làm nhất. Khi chỉ còn vài phút, các em có thể kết bài chung chung, tất
nhiên nếu làm như vậy sẽ không được điểm cao, nhưng “có còn hơn không”, các
em sẽ gỡ được 0,5 điểm bố cục, vì nếu 2 phần kia làm tốt mà không có kết bài thì
sẽ bị mất 0,5 điểm. Mặt khác còn gây cụt hứng, mất thiện cảm ở người chấm.
Nếu đề bài cho phân tích nhân vật, phân tích tác phẩm, hoặc phân tích đoạn thơ, thì
kết bài các em có thể “khen” (hoặc chê) chung chung, cứ khen nhân vật, khen tác
Cô Diễm Hằng
Tel: 091606561
Facebook: Trần Thị Diễm Hằng
Fanpage: Luyện thi Ngữ văn cùng cô Diễm Hằng
phẩm hay, khen nghệ thuật đặc sắc…. Hoặc đề bài nghị luận về tư tưởng đạo lí thì
khen (hoặc chê) tư tưởng đạo lí đó, liên hệ bản thân…. Nghị luận về hiện tượng
tiêu cực thì chê hiện tượng đó…
* Ví dụ minh họa 4
VD: Tìm hiểu “Mình”, “ta” và “ai” trong “Việt Bắc” của Tố Hữu.
Tóm lại, “mình”, “ta”, “ai” là những từ xưng hô đã được Tố Hữu sử dụng linh
hoạt trong “Việt Bắc” để tạo nên sự gắn bó rất thú vị giữa người ở, người đi, tạo
nên sự bâng khuâng, bịn rịn, không thể tách rời giữa Việt Bắc với những người đã
gắn bó với quê hương cách mạng, thủ đô gió ngàn.
+ Đề bài: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt
Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, là tác phẩm giàu giá trị hiện
thực, nhân đạo; là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ, ca ngợi niềm tin
bất diệt vào tương lai tươi sáng của con người. Truyện xây dựng thành công hình
tượng nhân vật bà cụ Tứ, một người mẹ nghèo khổ mà ấm áp tình thương, niềm hi
vọng, lạc quan qua cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là
ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, khiến tác phẩm mang chất thơ cảm động và hấp
dẫn.
+ Đề bài: Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, là tác phẩm giàu giá trị hiện
thực, nhân đạo; là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ, ca ngợi niềm tin
bất diệt vào tương lai tươi sáng của con người. Truyện xây dựng thành công hình
tượng nhân vật Tràng, một người lao động nghèo khổ mà ấm áp tình thương, niềm
hi vọng, lạc quan qua cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là
ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, khiến tác phẩm mang chất thơ cảm động và hấp
dẫn.
VD: Tóm lại, ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay là một vấn nạn gây hậu quả
nghiêm trọng cần lên án và loại bỏ. Hãy bảo vệ môi trường để hành tinh của
chúng ta mãi mãi là một màu xanh vĩnh cửu. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống
của mọi người, vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây
dựng một môi trường xanh – sạch – đẹp.