Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Hướng dẫn soạn bài Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa

e66a7775485ea40729486b7d4af9d9d7
Gửi bởi: Nguyễn Thị Minh Thư 27 tháng 5 2016 lúc 17:15:35 | Được cập nhật: 11 tháng 5 lúc 13:05:08 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 1063 | Lượt Download: 0 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Hướng dẫn soạn bài Ca dao than than và ca dao yêuthương, tình nghĩaI. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Khái niệm ca daoCa dao là những bài hát dân gian. Khái niệm này đặt ca dao vào đúng môitrường diễn xướng, nghĩa là khi ấy, lời thơ và làn điệu của ca dao gắn bó chặtchẽ với nhau. Nhưng nếu ta tách khỏi điệu hát thì ca dao là thơ và vì vậy cadao còn có nghĩa là một thể thơ dân gian.Khi sưu tầm, các nhà nghiên cứu thường chỉ ghi chép phần lời thơ. Cũng vậy,khi học chúng ta cũng chỉ chú nhiều đến phần văn tự.2. Đặc điểm của ca daoVề nội dung, ca dao phản ánh tâm tư, tình cảm, thế giới tâm hồn của ngườilao động. Nó thường được biểu hiện thành: những câu hát than thân, nhữngcâu hát yêu thương tình nghĩa, những tiếng cười trào lộng, châm biếm...Về nghệ thuật, ca dao là sáng tác tập thể, vì vậy nó kết tinh nghệ thuật ngôntừ của nhân dân. Nó có những đặc trưng riêng về thể thơ, kết cấu... (ví dụ lốiso sánh ví von, sự lặp đi lặp lại các hình ảnh giàu tính nghệ thuật, lối diễn đạttheo kiểu công thức...).II. RÈN KĨ NĂNG1. Chùm ca dao trữ tình gồm hai nội dung lớn được chia ra cụ thể thành cácnhóm bài sau:- Nội dung than thân: bài 1, 2, đều nói về thân phận người phụ nữ trong xãhội xưa.- Nội dung yêu thương tình nghĩa:+ Bài 4,5: Thể hiện nỗi nhớ và niềm ước ao mãnh liệt trong tình yêu đôi lứa.+ Bài 6: Là câu hát về tình nghĩa thủy chung của con người (nhất là trongtình yêu và tình chồng vợ).2. Về các bài 1, 2a) Hai lời than thân này đều có hình thức mở đầu là cụm từ “thân emnhư….” kèm theo một âm điệu ngậm ngùi, xa xót. Có thể xác định đây làlời than của những cô gái đang đến độ xuân thì. Tuy có phẩm chất đẹpthế nhưng vẻ đẹp ấy lại không được nâng niu và trân trọng. Họ không thểtự quyết định được tương lai và hạnh phúc của mìn. Họ khát khao và chờmong nhưng vẫn phải gửi cuộc sống của mình cho số phận.b) Cả hai bài ca dao tuy đều nói đến thân phận nổi nênh, thiệt thòi củangười phụ nữ trong xã hội xưa. Thế nhưng mỗi bài lại có một sắc thái tìnhcảm riêng: Bài Người phụ nữ thức được tuổi xuân và vẻ đẹp của mình (như tấmlụa đào). Nhưng thân phận lại thật xót xa khi không thể tự quyết định đượctương lai của chính mình (phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?).- Bài Đây là lời khẳng định phẩm chất và vẻ đẹp đích thực của con người(ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen). Bài ca còn là lời mời mọc da diết củacô gái. Lời mời mọc ấy là khát khao của con người mong muốn được khẳngđịnh cái chân giá trị, cái vẻ đẹp của mình. Tư tưởng của bài ca dao vẫn là nỗingậm ngùi chua xót cho thân phận của người con gái trong xã hội xưa.3. Về bài 3a) Trong ca dao, mô típ dùng từ “ai” để chỉ các thế lực ép gả hay cản ngăntình yêu nam nữ xuất hiện nhiều lần, ví như:- Ai làm cho bướm lìa hoaCho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.- Ai làm bầu bí đứt dâyChàng nam thiếp bắc gió tây lạnh lùng .Ở trong bài ca dao này từ “ai” cũng mang nghĩa như vậy. “Ai” đây cóthể là cha mẹ, là những hủ tục cưới cheo phong kiến hay có khi là chínhngười tình… b) Mặc dầu lỡ duyên, tình nghĩa vẫn thuỷ chung bền vững. Cái tình ấyđược nói lên bằng những hình ảnh so sánh ẩn dụ mặt trặng, mặttrời, sao Hôm, sao Mai ).Điểm đặc biệt của những hình ảnh nghệthuật này là tính bền vững, không thay đổi trong quy luật hoạt động củanó. Lấy cái bất biến của vũ trụ, của thiên nhiên để khẳng định cái tìnhthuỷ chung son sắt của lòng người chính là chủ của tác giả dân gian. c) Sao Vượt là tên cổ của sao Hôm. Nó thường mọc sớm vào buổi chiều,lên đến đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc. Vì thế câu thơ cuối “Ta nhưsao Vượt chờ trăng giữa trời” như là một lời khẳng định về tình nghĩathuỷ chung son sắt và chí quyết tâm vượt qua những rào cản của tìnhyêu. Câu thơ là một lời nhắn nhủ với bạn tình, đồng thời cũng là một khátkhao mong tình yêu có thể cập đến bền bờ hạnh phúc.4. Về bài 4Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung, nhất là thương nhớ trongtình yêu. Vậy mà bài ca dao này, nó lại được diễn tả một cách thật cụ thể,tinh tế và gợi cảm bằng các hình tượng nghệ thuật: khăn, đèn, mắt.Hai hình tượng khăn, đèn được xây dựng bằng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa( khăn, đèn chính là cô gái), còn hình ảnh mắt được xây dựng bằng phéphoán dụ (dùng bộ phận để chỉ toàn thể nhân vật trữ tình). Hình ảnh khăn,đèn, mắt đã trở thành biểu tượng cho niềm thương nỗi nhớ của cô gái đangyêu.Cái khăn được nhắc đến đầu tiên và được điệp đi điệp lại nhiều lần bởi nóthường là vật kỉ niệm, vật trao duyên. Nó lại luôn luôn bên mình ngườicon gái. Chính vì thế mà nó có thể cất lên lời tâm sự thay cho nhân vật trữtình. Hình ảnh chiếc khăn gắn với các động từ như: thương nhớ, rơi xuống,vắt lên, chùi nước mắt... nói lên tâm trạng ngổn ngang trăm mối của ngườicon gái.Nỗi nhớ thương của cô gái còn thể hiện qua hình ảnh ngọn đèn đó là nỗinhớ được trải dài ra theo nhịp thời gian. Đèn chẳng tắt hay chính là ngọn lửatình trong lòng cô gái đang thắp sáng suốt đêm thâu.Từ hình ảnh khăn, đèn đến hình ảnh ánh mắt là cả một sự đổi thay rất lớn.Đến đây, không còn cầm lòng được nữa, cô gái đã hỏi chính lòng mình: mắtthương nhớ ai. Các hình tượng vẫn là một mạch thống nhất về nghĩa. Cáccâu hỏi vẫn cứ được cất lên. Và câu trả lời chính là trong niềm thương nỗinhớ của người con gái đang yêu.5. Trong ca dao tình yêu, chiếc cầu là một mô típ rất quen thuộc. Nó làbiểu tượng để chỉ nơi gặp gỡ, trao duyên của những đôi lứa đang yêu.Chiếc cầu thường mang tính ước lệ độc đáo là cành hồng là ngọn mồngtơi ,... và đây là dải yếm Con sông đã không có thực (rộng một gang) nênchiếc cầu kia cũng không có thực. Nó thực ra là một "cái cầu tình yêu". Bàica dao còn độc đáo hơn chỗ nó là chiếc cầu do người con gái bắc chongười yêu mình. Nó chủ động, táo bạo, mãnh liệt nhưng cũng trữ tình và ýnhị biết bao. Chiếc cầu đây được làm bằng vật thuộc về chủ thể trữ tình(khác với cành hồng, cành trầm, ngọn mồng tơi... những vật bên ngoàichủ thể). Vì thế mà chiếc cầu dải yếm như là một thông điệp tượng trưngcho trái tim rạo rực yêu thương mà người con gái muốn mời gọi, dâng hiếncho người yêu của mình.Xem thêm một số câu ca dao về chiếc cầu dưới đây: Hai ta cách một con sôngMuốn sang anh ngả cành hồng cho sang- Cách nhau có một con đầmMuốn sang anh bẻ cành trầm cho sangCành trầu lá dọc lá ngangĐố ngư ời bên ấy bư ớc sang cành trầm- Gần đây mà chẳng sang chơiĐể em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầuSợ rằng chàng chả đi cầuCho tốn công thợ, cho sầu lòng em...Gợi phân tích nghĩa sắc thái của các câu ca dao:Hai bài ca dao trên đều là lời mời gọi của nhân vật trữ tình. Nó có hình thứcgiống như những câu hát giao duyên. Hai câu ca dao tuy khác nhau hìnhảnh "chiếc cầu" (cành hồng, cành trầm) nh ưng đều có giá trị thẩm mĩ cao.Ở bài ca dao dư ới, hình ảnh chiếc cầu vẫn rất gần gũi và giản dị (ngọn mùngtơi) như ng nội dung cả bài lại mang hàm là lời trách móc, hờn dỗi nhẹnhàng của cô gái hư ớng đến chàng trai (ngư ời phía bên kia).6. Bài là câu hát về tình nghĩa thủy chung của người bình dân trong ca dao.Ở đây, để biểu đạt nội dung nghĩa, tác giả dân gian đã sử dụng những hìnhảnh ẩn dụ quen thuộc mang tính truyền thống của ca dao gừng cay -muối mặn ).- Muối và gừng là hai hình ảnh nghệ thuật cũng được xây dựng từ những hìnhảnh có thực trong đời sống (những gia vị trong bữa ăn). Gừng có vị cay nồngnhưng thơm, muối có vị mặn đậm đà. Từ hai nghĩa ấy, gừng và muối đãđược chọn để biểu trưng cho hương vị của tình người trong cuộc sống tìnhnghĩa thủy chung gắn bó sắt son.Bài ca dao là câu hát về tình nghĩa thủy chung nhưng nó hướng nhiều hơnđến tình nghĩa vợ chồng những người đã từng chung sống với nhau, từngcùng nhau trải qua những ngày tháng gừng cay muối mặn Bài ca dao đượcviết bằng thể thơ song thất lục bát nhưng câu bát phá cách Có cách xanhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa kéo dài tới mườiba tiếng như là một sự luyến láy vừa tạo ra tính nhạc cho câu, vừa khẳng địnhcái giá trị bền vững không phai của tình nghĩa vợ chồng.7. Những biện pháp nghệ thuật mà ca dao thường sử dụng là:- Sự lặp đi lặp lại của mô thức mở đầu: Thân em như...- Những hình ảnh (mô típ) đã trở thành biểu tượng: cái cầu, khăn, đèn, gừngcay muối mặn...- Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ: lụa đào, ấu gai…- Các mô típ thời gian li biệt, không gian xa xôi cách trở.- Thể thơ: lục bát lục bát biến thể, vãn bối (4 chữ), song thất lục bát (có cảbiến thể).Những biện pháp nghệ thuật này có nét riêng so với nghệ thuật thơ của vănhọc viết: nó mang nhiều dấu ấn của cộng đồng. Những dấu hiệu nghệ thuậtnày đều quen thuộc, dễ nhận ra. Trong khi đó nghệ thuật thơ của văn học viếtthường mang dấu ấn riêng của người nghệ sĩ dấu ấn đặc trưng của từng tácgiả.8. Có thể kể ra các bài ca dao mở đầu bằng "thân em như...":- Thân em như hạt mưa saHạt vào đài các, hạt ra ruộng cày- Thân em như hạt mưa ràoHạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa- Thân em như trái bần trôiGió dập sóng dồi biết tấp vào đâu- Thân em như miếng cau khôKẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày- Thân em như giếng giữa đàngNgười khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.Gợi phân tích sắc thái nghĩa của các bài ca dao :- Hai bài đầu sử dụng cùng một hình ảnh so sánh thân em hạt mưa để nóilên nỗi khổ của cô gái khi số phận của mình (buồn vui, sướng khổ) chỉ cóthể trông nhờ vào sự may mắn mà thôi.- Bài thứ ba nói lên thân phận nhỏ bé tội nghiệp của người phụ nữ trướcnhững phong ba, bão táp của cuộc đời.- Hai câu cuối là lời than của người phụ nữ khi giá trị và vẻ đẹp của họ khôngđược người đời quan tâm và trân trọng.9. Một số bài ca dao về nỗi nhớ người yêu và về cái khăn:- Nhớ ai như nhớ thuốc làoĐã chôn điếu xuống lại đào điếu lên- Nhớ ai ra ngẩn vào ngơNhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai?- Đêm qua ra đứng bờ aoTrông cá cá lặn trông sao sao mờBuồn trông con nhện giăng tơNhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối aiBuồn trông chênh chếch sao maiSao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.- Gửi khăn, gửi áo, gửi lờiGửi đôi chàng mạng cho người đàng xa- Nhớ khi khăn mở trầu traoMiệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình.Bài ca dao khăn thương nhớ ai tuy vẫn nằm trong hệ thống các bài ca daothương nhớ trên đây nhưng nó vẫn có điểm riêng: Nỗi nhớ trong bài ca daonày vừa cụ thể, sinh động hơn lại vừa tổng hợp khái quát nhiều cung bậc hơn.Chính vì vậy nó cuốn hút và hấp dẫn hơn. Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm"Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm" vừa lấy tứ từsự thương nhớ của ca dao vừa lại khái quát lên một cấp độ cao hơn câu thơchính là một nét đẹp giản dị mà tinh tế sâu sắc của tâm hồn người Việt.Trên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.