Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Hướng dẫn chấm đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (Chuyên Thái Bình, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 18:31:08 | Được cập nhật: 23 giờ trước (15:22:15) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 750 | Lượt Download: 22 | File size: 0.142336 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
THÁI BÌNH

KỲ THI HỌC SINH GIỎI THPT CHUYÊN
DUYÊN HẢI BẮC BỘ
HƯỚNG DẪN CHẤM
Đề thi đề nghị môn : SINH HỌC - Lớp 10
Thời gian làm bài : 180 phút

Họ và tên người ra đề thi
Nguyễn Thị Minh Hạnh
Câu 1. Thành phần hóa học cuả tế bào ( 2 điểm )
1) Dựa vào cơ chế tổng hợp các thành phần của tế bào, hãy giải thích vì sao các
nhóm carbohydrate của glycoprotein xuyên màng sinh chất luôn xuất hiện ở bề mặt
phía ngoài tế bào mà không nằm ở bề mặt phía tế bào chất?
2) Dựa trên đặc điểm cấu tạo và tính chất của phân tử nước, hãy giải thích các hiện
tượng sau
a) Khi bảo quản rau quả tươi , người ta chỉ để trong ngăn lạnh chứ không để trong
ngăn đá.
b) Khi cơ thể đang ra mồ hôi, nếu có gió thổi sẽ có cảm giác mát hơn.
c) Bề mặt phía ngoài của cốc đựng nước đá thường hình thành các giọt nước.
d) Một số côn trùng ( nhện nước, gọng vó...) có khả năng chạy trên mặt nước mà
không bị chìm
HDC:
1) (1 điểm )
- Trong quá trình tổng hợp protein xuyên màng, một phần chuỗi polypeptid được
gắn vào màng lưới nội chất nhờ protein tín hiệu, phần còn lại của chuỗi sẽ chui vào
trong lưới nội chất.
- Sau khi protein được tổng hợp xong ở lưới nội chất, nó được chuyển sang bộ máy
Golgi nhờ túi tiết. Tại đây, protein được biến đổi và gắn thêm carbohydrate, sau khi
hoàn thiện chúng lại được chuyển đến màng tế bào. Vì nhóm carbohydrate của
glycoprotein nằm ở trong túi tiết nên khi túi tiết dung hợp với màng tế bào thì
nhóm carbohydrate trong túi sẽ lộn ra phía ngoài màng tế bào.
2) 4 ý mỗi ý 0,25 điểm
a) Nếu để rau quả tươi trong ngăn đá thì rau quả sẽ nhanh bị hỏng.
* Nguyên nhân : Khi ở trong ngăn đá thì ở nhiệt độ 0oC nên nước trong tế bào sẽ
đóng băng . Sự đóng băng của nước làm tăng thể tích của tế bào dẫn tới vỡ tế
bào.Khi tế bào bị vỡ thì tế bào sẽ chết và rau quả sẽ hỏng.
b) Gió thổi sẽ làm mát cơ thể
* Nguyên nhân : Gió thổi làm tăng tốc độ quá trình thoát hơi nước từ bề mặt da.
Nước khi bay hơi sẽ lấy đi năng lượng nên làm giảm nhiệt trên bề mặt cơ thể. Gió

thổi càng mạnh thì sẽ giúp nước trong mồ hôi bay hơi nhanh hơn -> làm giảm nhiệt
nhanh hơn -> tạo cảm giác mát hơn khi không có gió.
c) Bề mặt phía ngoài của cốc đựng nước đá thường hình thành các giọt nước là vì :
* Hơi nước trong không khí quanh cốc nước đá có nhiệt độ cao hơn thành cốc -> bị
mất nhiệt khi tiếp xúc với thành cốc -> hình thành liên kết Hiđrô giữa các phân tử
nước trên bề mặt cốc -> tạo thành các giọt nước.
d) Một số côn trùng nhện nước , gọng vó... có khả năng chạy trên mặt nước mà
không bị chìm là vì :
* Sự liên kết giữa các phân tử nước bằng liên kết hiđrô tạo sức căng bề mặt cho
khối nước. Lực này tuy yếu nhưng cũng có khả năng đỡ cho một số côn trùng nhỏ
giúp chúng có thể di chuyển trên mặt nước mà không bị chìm.
Câu 2 : Cấu trúc tế bào ( 2 điểm )
1) Tính động của màng được quyết định bởi yếu tố nào? Nêu vai trò của colesteron
đối với tính động của màng.
2) Không bào trong tế bào lông hút của thực vật chịu hạn và thực vật ưa ẩm khác
nhau rõ nhất ở điềm nào ? Nêu ý nghĩa của hiện tượng này ?
3) Nêu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất. Cho một ví dụ về một loại tế bào
của người có lưới nội chất hạt phát triển, một loại tế bào có lưới nội chất trơn phát
triển và giải thích chức năng của các loại tế bào này.
HDC
1) ( 0,75 điểm )
* Tính động của màng là khả năng chuyển động của các phân tử protein và
photpholipit quanh vị trí của nó ở trên màng tế bào. Tính động của màng được
quyết định bởi :
- Sự chuyển động kiểu flip – flop của các phân tử photpholipit trong màng.
- Sự chuyển động của một số protein trong màng.
- Tỷ lệ giữa các loại phootpholipti chứa axit béo no/ không no
- Tỷ lệ phootpholipit / colesteron
* Vai trò của colesteron đối với tính động của màng :
- Ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao, các phân tử colesteron sắp xếp xen kẽ
trong lớp kép photpholipit giúp cản trở sự vận động của photpholipit làm tăng tính
ổn định , rắn chắc cho màng( giảm tính động của màng)

- Khi ở nhiệt độ thấp, colesteron lại ngăn cản sự bó chặt đều đặn của
photpholipit làm cản trở sự rắn lại của màng. Do vậy , khi ở nhiệt độ thấp
colesetron có tác dụng làm tăng tính động của màng.
2) ( 0,5 điểm )
Không bào của tế bào lông hút ở thực vật chịu hạn chứa dịch không bào có nồng độ
khoáng cao hơn hẳn so với thực vật ưa ẩm.
- Ý nghĩa :
+ Đó là một đặc điểm thích nghi với môi trường sống ,thực vật chịu hạn sống ở
vùng đất khô ,tế bào lông hút phải tạo được ASTT cao bằng cách dự trữ muối
khoáng trong không bào mới hút được nước.
+ Mặt khác các ion khoáng trong đất khô hạn bám chặt bề mặt hạt keo ,cây
chịu hạn hút khoáng bằng hình thức trao đổi ionn mạnh hơn cây ưa ẩm.
3) ( 0,75 điểm )
* Chức năng chính của lưới nội chất hạt là tổng hợp các loại prôtêin dùng để tiết ra
ngoài tế bào hoặc prôtêin của màng tế bào cũng như prôtêin của các lizôxôm.
*Chức năng của lưới nội chất trơn: Chứa các enzim tham gia vào quá trình tổng
hợp lipit,
chuyển hoá đường và giải độc.
*Tế bào bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển vì chúng có chức năng tổng hợp
và tiết ra
các kháng thể.
*Tế bào gan có lưới nội chất trơn phát triển vì gan có chức năng giải độc
Câu 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào - đồng hóa ( 2 điểm )
1) Một thí nghiệm với lục lạp tách riêng được thực hiện như sau : Đầu tiên lục lạp
được ngâm trong dung dịch axit có pH = 4 cho đến khi xoang tilacoit đạt pH = 4,
sau đó lục lạp được chuyển sang một dung dịch kiềm có pH = 8, lúc này trong điều
kiện tối lục lạp tổng hợp ATP.
a) Giải thích tại sao trong tối lục lạp tổng hợp được ATP?
b) Hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra với tốc độ tổng hợp ATP nếu cho thêm vào dung
dịch một hợp chất khiến cho màng tilacoit tăng tính thấm tự do với các ion
hydrogen?
2) Phân biệt chiều khuyếch tán và số lượng ion H+ ở ty thể và lục lạp qua ATP
syntaza.
HDC
1) ( 1,25 điểm )

a) Lục lạp có thể tổng hợp ATP trong tối bởi vì thí nghiệm trên đã chứng minh sự
chênh lệch độ pH giữa hai màng tilacoit có thể tổng hợp ATP vì vậy ở đây không
cần phản ứng sáng tạo sự chênh lệch nồng độ H+ vốn cần cho sự tổng hợp ATP.
b) Tốc độ tổng hợp ATP phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ ion H+ giữa hai phía
màng của màng tilacoit ( bên ngoài thấp, bên trong cao). Khi bổ sung thêm vào
dung dịch một hợp chất khiến cho màng tilacoit tăng tính thấm tự do với các ion H+
( H+ đi từ trong ra ngoài ) sẽ làm giảm sự chênh lệch nồng độ H+ giữa hai phía của
màng nên tốc độ tổng hợp ATP sẽ chậm lại và cuối cùng thì dừng lại.
- Hợp chất cho thêm vào đã không cho phép hình thành 1 gradien proton qua màng
nên ATP – syntaza không thể xúc tác để tạo ATP.
2) ( 0,75 điểm )
- Ở ty thể : H+ khuếch tán qua ATP syntaza từ khoảng gian màng ra chất nền ty thể,
cứ 2 ion H+ qua màng tổng hợp 1 ATP.
- Ở lục lạp : H+ khuếch tán từ xoang tilacoit ra chất nền lục lạp, cứ 3 ion H+ qua
màng tổng hợp 1 ATP.
Câu 4 : Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào - dị hóa ( 2 điểm )
1) Tại sao nói axitpyruvic và axetyl coenzym A được xem là sản phẩm trung gian
của quá trình trao đổi chất? Nêu các hướng sinh tổng hợp các chất hữu cơ từ hai
sản phẩm này.
2) Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên
duy trì ở các tế bào cơ của người, vốn là loại tế bào rất cần nhiều ATP?
3) Tại sao khi chúng ta hoạt động tập thể dục thể thao thì các tế bào cơ lại sử
dụng đường glucôzơ trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ra
nhiều ATP hơn?
4) Hãy trình bày các giai đoạn của chu trình Crep và cho biết ý nghĩa của chu trình
này?
HDC
1) ( 0,5 điểm )
* Axit pyruvic là sản phẩm cuối cùng của quá trình đường phân có 3C có mặt ở
tế bào chất .
- Axetyl coenzym A có hai cacbon sản sinh từ axit pyruvic loại đi 1 phân tử
CO2.Sản phẩm này có mặt ở trong ty thể.
- Từ axit pyruvic có thể biến đổi thành glyxerol hoặc amin hoá ( kết hợp với
NH3 ) tạo axitamin .Axit pyruvic chuyển hoá thành đường glucozơ ( do enzym của
quá trình đường phân tham gia)
- Axetyl coenzym A có thể tái tổng hợp axit béo ,Axetyl coenzym A tham gia
vào chu trình Kreps tạo các sản phẩm trung gian ,hình thành các chất hữu cơ khác
nhau

- Các sản phẩm trung gian tiếp tục loại thải H+ và điện tử trong dãy hô hấp để
tạo ATP trong ty thể.
2) ( 0,5 điểm )
*Vì không tiêu tốn oxi. Khi cơ thể vận động mạnh các tế bào cơ co cùng một lúc
thì hệ tuần hoàn chưa cung cấp đủ lượng oxi cho hô hấp hiếu khí, khi đó giải pháp tối
ưu là hô hấp kị khí, kịp đáp ứng ATP mà không cần oxi (0. 5điểm)
3) ( 0,5 điểm )
* Năng lượng giải phóng từ mỡ chủ yếu là từ các axit béo.
(1điểm)
Axit béo có tỉ lệ oxi/ cacbon thấp hơn nhiều so với đường glucôzơ. Vì vậy, ,khi hô
hấp hiếu khí, các axit béo của tế bào cơ cần tiêu tốn rất nhiều oxi, mà khi hoạt động
mạnh lượng oxi mang tới tế bào bị giới hạn bởi khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn
 mặc dù phân giải mỡ tạo nhiều năng lượng nhưng tế bào cơ lại không sử dụng mõ
trong trường hợp oxi không được cung cấp đầy đủ.
4) ( 0,5 điểm )
*Các giai đoạn của chu trình Crep:
Axit piruvic trong tế bào chất được chuyển qua màng kép để vào chất nền của ti
thể. Tại đây 2 phân tử axit piruvic bị oxi hóa thành axêtil côenzim A giải phóng 2
CO2và 2 NADH. Axêtil côenzim A đi vào chu trình Crep với 5 giai đoạn:
-Từ axêtil côenzimA kết hợp với ôxalôaxêtic để tạo axit xitric có 6C
- Từ axit xitric có 6C qua 3 phản ứng, loại được 1 CO2 và tạo ra 1 NADH cùng
với1axitxêtôglutaric(5C)
- Từ axit xêtôglutaric (5C) loại 1 CO2và tạo ra 1 NADH cùng với axit 4C
- Từ axit 4C qua phản ứng tạo ra 1 phân tử ATP và 1 phân tử FADH2
- Cuối cùng qua 2 phản ứng để tạo được 1 NADH và giải phóng ôxalôaxêtic (4C)
Cứ 1 phân tử axêtil côenzimA đi vào chu trình Crep cho được 3 phân tử NADH +
1ATP + 1 phân tử FADH2 + 2 phân tử CO2
* Ý nghĩa của chu trình Crep
Thông qua chu trình Crep phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng một phần tích
lũy trong ATP, một phần tạo nhiệt cho tế bào. Tạo ra nhiều NADH và FADH 2 đóng
vai trò dự trữ năng lượng cho tế bào. Tạo nguồn cacbon cho các quá trình tổng hợp.
Có rất nhiều hợp chất hữu cơ là sản phẩm trung gian của các quá trình chuyển hóa.
Câu 5 : Truyền tin tế bào ( 2 điểm )
1) Chất adrenalin gây đáp ứng tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicogen thành
glucozơ, nhưng khi tiêm adrenalin vào tế bào gan thì không gây được đáp ứng đó.
a) Tại sao có hiện tượng trên ?
b) Trong con đường truyền tín hiệu từ adrenalin đến phản ứng phân giải glicogen,
chất AMP vòng ( cAMP) có vai trò gì?
c) Vẽ sơ đồ con đường truyền tín hiệu từ adrenalin đến phản ứng phân giải glicogen .
2) Trong quá trình phát triển của phôi ở động vật có vú, nhiều loại tế bào phôi phải di
chuyển từ nơi này đến nơi khác mới có được hình dạng và chức năng đặc trưng của tế
bào đã được biệt hoá ở cơ thể trưởng thành. Hãy giải thích tại sao tế bào phải di
chuyển đến vị trí nhất định mới có được hình dạng và chức năng đặc trưng?

HDC
1) ( 1 điểm )
a) - Adrenalin tác động lên tế bào gan bằng cách liên kết đặc thù với thụ thể màng,
phức hệ ( adrenalin/thụ thể ) hoạt hóa protein G , protein G hoạt hóa enzym enzym
adenylat cyclaza, enzym này phân giải ATP -> AMP vòng ( cAMP).
- cAMP hoạt hóa các enzym kinaza, các enzym này chuyển nhóm phosphat và hoạt
hóa enzym glicogen photphorylaza là enzym xúc tác phân giải glicogen thành
glucozơ. Tiêm Adrenalin trực tiếp vào trong tế bào không gây đáp ứng do thiếu thụ
thể màng.
b) cAMP có vai trò là chất thông tin thứ hai có chức năng hoạt hóa enzym
photphorylaza phân giải glycogen thành glucozơ, đồng thời có vai trò khuếch đại
thông tin : 1 phân tử Adrenalin -> 104 phân tử cAMP -> 108 phân tử glucozơ.
c) Ađrenalin -> thụ thể màng -> Protein G -> enzym ađênylat cyclaza -> cAMP ->
các kinaza -> glicogen phosphorylaza -> ( glicogen -> glucozơ )
2) ( 1 điểm )
- Hình dạng và chức năng đặc trưng của tế bào có được là do một số gen nhất
định trong hệ gen của tế bào đó được hoạt hoá trong khi các gen còn lại bị đóng.
- Việc hoạt hoá những gen này một phần phụ thuộc vào tín hiệu đến từ bên
ngoài (các tín hiệu tiết ra từ các tế bào lân cận).
- Khi đến nơi mới, các tế bào phôi nhận được các tín hiệu hoạt hoá gen tiết ra từ
các tế bào nơi nó định cư sẽ hoạt hoá những gen thích hợp đặc trưng cho loại tế
bào của mô đó.
- Các tín hiệu từ bên ngoài có thể hoạt hoá các gen theo cách: Tín hiệu liên kết
với thụ thể trên màng tế bào rồi truyền thông tin vào trong tế bào chất sau đó đi
vào nhân hoạt hoá các gen nhất định như những yếu tố phiên mã.
- Hoặc tín hiệu có thể trực tiếp đi qua màng sinh chất rồi liên kết với thụ thể
trong tế bào chất. Phức hợp này sau đó đi vào nhân liên kết với promoter như
một yếu tố phiên mã làm hoạt hoá gen.
Câu 6: Phân bào ( 2 điểm )
1) Giải thích vì sao sự phân bào của vi khuẩn không cần hình thành thoi tơ vô sắc còn
sự phân bào của tế bào nhân thực cần thoi vô sắc ?
2) Trong quá trình phân bào nguyên phân, hãy cho biết ý nghĩa của hiện tượng sau :
a) NST đóng xoắn cực đại vào kì giữa và tháo xoắn tối đa vào kì cuối.
b) Màng nhân biến mất vào kỳ đầu và xuất hiện trở lại vào kỳ cuối .
3) Các nhiễm sắc tử dính với nhau trong suốt giảm phân I nhưng lại tách nhau trong
giảm phân II và trong nguyên phân như thế nào ?Tại sao cohensin ở tâm động không
bị phân hủy trong khi sự phân hủy lại xảy ra vào cuối kỳ giữa của giảm phân I ?
HDC
1) ( 0,5 điểm )
* Tế bào vi khuẩn không cần có sự hình thành thoi vô sắc là vì :

- Tế bào vi khuẩn có mezoxôm ( là cấu trúc được hình thành do màng sinh chất gấp
khúc tạo nên ). Phân tử ADN dạng vòng của vi khuẩn bám lên mezoxom và khi tế
bào phân chia thì mezoxom này giãn ra và kéo ADN về hai cực của tế bào.
- Tế bào vi khuẩn có bộ NST là một phân tử ADN trần, kép , vòng. Chính vì vậy, khi
phân bào thì phân tử ADN này nhân đôi và tách ra và hướng về hai cực của tế bào để
hình thành hai tế bào con.
* Tế bào nhân thực cần có sự hình thành thoi vô sắc là vì :
- Tế bào nhân thực có bộ NST gồm nhiều NST và cấu trúc phức tạp.Chính vì vậy cần
phải có thoi vô sắc để kéo NST tiến về hai cực của tế bào.Giúp cho quá trình phân
chia NST cho các tế bào con một cách đồng đều.
- Tế bào nhân thực có kích thước lớn và có nhiều bào quan nên cần phải có thoi vô
sắc để phân chia NST được đồng đều.
2) ( 0,75 điểm )
a) NST đóng xoắn cực đại vào kì giữa và tháo xoắn tối đa vào kì cuối có ý nghĩa :
- Vào kỳ sau, NST trượt về hai cực tế bào. Vì vậy sự đóng xoắn cực đại của NST vào
kỳ giữa sẽ giúp cho quá trình phân li của NST về hai cực của tế bào được thuận lợi .
- Vào kỳ cuối, NST tháo xoắn cực đại là để thực hiện chức năng .Khi tháo xoắn ,các
enzym mới tiếp xúc được với phân tử ADN để thực hiện chức năng sinh học phiên
mã và tái bản.
b) Màng nhân biến mất vào kỳ đầu và xuất hiện trở lại vào kỳ cuối có ý nghĩa :
- Sự biến mất của màng nhân là để giải phóng NST vào tế bào chất để NST tiếp xúc
trực tiếp với thoi tơ vô sắc và thực hiện phân chia NST cho các tế bào con .
- Sự xuất hiện màng nhân vào kỳ cuối là để bảo quản NST trước các tác nhân của môi
trường và để điều hòa hoạt động của các gen trên NST .
3) ( 0,75 điểm )
- Các nhiễm sắc tử được gắn với nhau dọc theo chiều dài của chúng bằng các phức
protein được gọi là cohensin.
- Trong nguyên phân, sự gắn kết này kéo dài tới tận cuối kỳ giữa, khi enzym phân
hủy cohensin làm cho các nhiễm sắc tử có thể di chuyển về các cựa đối lập của tế
bào.
- Trong giảm phân ,sự gắn kết các nhiễm sắc tử được giải phóng qua hai bước :
+ Trong kỳ sau I,cohensin được loại bỏ ở các vai cho phép các NST tương đồng tách
nhau ra .
+ Trong kỳ sau II , cohensin được loại bỏ ở tâm động cho phép các NST tử tách rời
nhau ra
+ Cohensin ở tâm động không bị phân hủy trong khi sự phân hủy lại xảy ra ở vai vào
cuối kỳ giữa I vì có protein shugoshin bảo vệ cohensin khỏi bị phân hủy ở tâm động.
Câu 7 : Cấu trúc và chuyển hóa vật chất của VSV ( 2 điểm )
1) Bằng thao tác vô trùng, người ta cho 40ml dung dịch 10% đường
glucôzơ vào hai bình tam giác cỡ 100ml (kí hiệu là bình A và B), cấy
vào mỗi bình 4ml dịch huyền phù nấm men bia (Saccharomyces
cerevisiae) có nồng độ 103 tế bào nấm men/1ml. Cả hai bình đều
được đậy nút bông và đưa vào phòng nuôi cấy ở 35oC trong 18 giờ.
Tuy nhiên, bình A được để trên giá tĩnh còn bình B được lắc liên tục
(120 vòng/phút). Hãy cho biết sự khác biệt có thể có về mùi vị, độ

đục và kiểu hô hấp của các tế bào nấm men giữa hai bình A và B.
Giải thích.
2) Nitrogenaza là hệ enzim cố định nitơ khí quyển có mặt trong một số nhóm vi sinh
vật cố định N2. Giải thích sự thích nghi về cấu tạo và hoạt động chức năng để thực
hiện cố định N2 ở các loại vi khuẩn sau: Nostoc (1 loại vi khuẩn lam), Azotobacter (vi
khuẩn hiếu khí sống tự do), Rhizobium (một loại vi khuẩn cộng sinh với cây bộ đậu)
HDC
1) ( 1 điểm )
* Bình thí nghiệm A có mùi rượu khá rõ và độ đục thấp hơn so với ở
bình B: Trong bình A để trên giá tĩnh thì những tế bào phía trên sẽ
hô hấp hiếu khí còn tế bào phía dưới sẽ có ít ôxi nên chủ yếu tiến
hành lên men etylic, theo phương trình giản lược sau: Glucôzơ
→2etanol + 2CO2 + 2ATP. Vì lên men tạo ra ít năng lượng nên tế
bào sinh trưởng chậm và phân chia ít dẫn đến sinh khối thấp, tạo ra
nhiều etanol.
* Bình thí nghiệm B hầu như không có mùi rượu, độ đục cao hơn
bình thí nghiệm A: Do để trên máy lắc thì ôxi được hoà tan đều
trong bình nên các tế bào chủ yếu hô hấp hiếu khí theo phương
trình giản lược như sau: Glucôzơ + 6O2 → 6H2O + 6CO2 + 38ATP.
Nấm men có nhiều năng lượng nên sinh trưởng mạnh làm xuất hiện
nhiều tế bào trong bình dẫn đến đục hơn, tạo ra ít etanol và nhiều
CO2.
* Kiểu hô hấp của các tế bào nấm men ở bình A: Chủ yếu là lên
men, chất nhận điện tử là chất hữu cơ, không có chuỗi truyền điện
tử, sản phẩm của lên men là chất hữu cơ (trong trường hợp này là
etanol), tạo ra ít ATP.
* Kiểu hô hấp của các tế bào nấm men ở bình B: Chủ yếu là hô
hấp hiếu khí, do lắc có nhiều ôxi, chất nhận điện tử cuối cùng là oxi
thông qua chuỗi truyền điện tử, tạo ra nhiều ATP. Sản phẩm cuối
cùng là CO2 và H2O.
2) ( 1 điểm )
* Nostoc:
+ Có các dị bào nang (heterocyte), màng rất dày  ngăn không cho O2 xâm nhập vào
 thực hiện cố định đạm.
+ Dị bào nang không xảy ra PSII của pha sáng quang hợp  không giải phóng O2
+ Nostoc có các không bào khí  chìm hoặc nổi để tránh nơi có nhiều O2 hoặc tìm
nơi có ánh sáng.
* Azotobacter:
+ Tế bào có màng dày  ngăn không cho O2 vào ồ ạt.
+ Màng sinh chất hình thành nếp gấp  tạo túi  nitrogenaza hoạt động trong đó
+ Túi có enzim hydrogenaza  xúc tác phản ứng H+ + O2  H2O  không ảnh
hưởng đến hoạt động của enzim cố định đạm.
* Rhizobium:

+ Vi khuẩn vào trong tế bào rễ cây  hình thành thể giả khuẩn: Bacterioid, thể giả
khuẩn tiết hem; tế bào rễ cây tiết pr Noduline.
+ Noduline + Hem  leghemoglobin  hấp thụ O2 và giải phóng từ từ cho thể giả
khuẩn hoạt động cố định đạm và hô hấp.
Câu 8 : Sinh trưởng – sinh sản của VSV ( 2 điểm )
1) a) Nhân tố sinh trưởng là gì ? Phân biệt vi sinh vật nguyên dưỡng và vi sinh vật
khuyết dưỡng ?
b) Tại sao nói vi sinh vật khuyết dưỡng có ý nghĩa to lớn trong kiểm nghiệm thực
phẩm ?Lấy vi dụ minh họa ?
2) Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong các
pha khác nhau khi nuôi trong môi trường nuôi cấy không liên tục. Giải thích tại sao
người ta lại phải nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường này.
HDC
1) ( 1,25 điểm )
a) Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật
nhưng vi sinh vật không tự tổng hợp được . Vì vậy, để sinh trưởng thì các vi sinh vật
này cần được cung cấp những chất hữu cơ đó.
- Vi sinh vật nguyên dưỡng : là những vi sinh vật sinh trưởng được trong môi trường
tối thiểu không cần nhân tố sinh trưởng .
- Vi sinh vật khuyết dưỡng : ngoài môi trường tối cần bổ sung nhân tố sinh trưởng
cần thiết mới phát được.
b) Vi sinh vật khuyết dưỡng có ý nghĩa to lớn trong kiểm nghiệm thực phẩm :
* Nguyên tắc :
+ VSV khuyết dưỡng chỉ phát triển khi có đầy đủ các nhân tố sinh trưởng .
+ Tốc độ sinh trưởng của VSV tăng khi nồng độ các nhân tố sinh trưởng tăng
-> Khi đưa vi sinh vật khuyết dưỡng về một nhân tố sinh trưởng nào đó vào thực
phẩm, nếu hàm lượng chất đó càng lớn thì VSV phát triển càng mạnh -> người ta
dựa vào số lượng VSV so với số lượng VSV sinh trưởng trong môi trường chuẩn
( đối chứng) với hàm lượng chất kiểm định được xác định -> từ đó có thể xác định
được hàm lượng chất đó trong thực phẩm.
* Ví dụ : Khi muốn kiểm tra hàm lượng riboflavin trong thực phẩm, ta sử dụng vi
sinh vật khuyết dưỡng với axit riboflavin. Nuôi cấy trên môi trường của thực phẩm
sau đó xác định lượng VSV từ môi trường nuôi cấy -> đối chiếu với mức chuẩn để
xác định nồng độ riboflavin trong thực phẩm -> có thể sử dụng các chủng VSV
khuyết dưỡng để xem xét hàm lượng chất dinh dưỡng trong thực phẩm ( hoặc các
chất có hại trong thực phẩm ) .
2) ( 0,75 điểm )
* Nguyên nhân :
- Pha tiềm phát : VSV nuôi cấy phải trải qua một giai đoạn cảm ứng thích nghi với
môi trường , VSV phải tổng hợp ra những loại enzym để phân giải các chất dinh
dưỡng trong môi trường nên số lượng cá thể của quần thể hầu như không tăng.
- Pha lũy thừa : các tế bào VSV đã đồng bộ hóa về hình thái ; sinh lý ; môi trường
sống thuận lợi. VSV phân chia nhanh số lượng tăng theo cấp số mũ , tốc độ phân chia
không thay đổi.

- Pha cân bằng : môi trường thiếu chất dinh dưỡng và bị ô nhiễm do các sản phẩm
sinh ra từ chuyển hóa . Số lượng cá thể sinh ra đủ bù cho số lượng các thể chết đi.
- Pha suy vong : nguồn dinh dưỡng trong môi trường đã cạn kiệt và bị ô nhiễm nặng
nên vi sinh vật bị chết hoặc hết nội bào tử dẫn đến suy vong quần thể
* Giải thích :
Nuôi cấy VSV trong môi trường nuôi cấy không liên tục để xác định thời gian phát
triển của mỗi giai đoạn từ đó người ta có thể xác định thời điểm thu nhận sinh khối vi
sinh vật là hiệu quả nhất trong nuôi cấy liên tục.
Câu 9 : Vi rut ( 2 điểm )
1) Hãy nêu cơ chế hình thành lớp vỏ ngoài của một số virut ở người
và vai trò của lớp vỏ này đối với virut. Các loại virut có thể gây bệnh
cho người bằng những cách nào?
2) Giải thích tại sao virut cúm lại có tốc độ biến đổi rất cao. Nếu
dùng vacxin cúm của năm trước để tiêm phòng chống dịch cúm của
năm sau có được không? Giải thích.
HDC
1) ( 1 điểm )
* Nguồn gốc của lớp màng (vỏ ngoài) của virut tuỳ thuộc vào loài
virut, có thể từ màng ngoài của tế bào hoặc màng nhân hoặc mạng
lưới nội chất. Màng bọc của virut đã bị biến đổi so với màng của tế
bào chủ do một số protein của tế bào chủ sẽ bị thay thế bởi một số
protein
của chính virut, các protein này được tổng hợp trong tế bào chủ nhờ
hệ gen của virut.
* Lớp màng có chức năng bảo vệ virut khỏi bị tấn công bởi các
enzim và các chất hoá học khác khi nó tấn công vào tế bào cơ thể
người (VD: nhờ có lớp màng mà virut bại liệt khi ở trong đường ruột
của người chúng không bị enzim của hệ tiêu hoá phá huỷ.)
* Lớp màng giúp cho virut nhận biết tế bào chủ thông qua các thụ
thể đặc hiệu nhờ đó mà chúng lại tấn công sang các tế bào khác.
* Gây đột biến, phá huỷ tế bào làm tổn thương các mô và gây sốt
cao...
2) ( 1 điểm )
* Vật chất di truyền của virut cúm là ARN và vật chất di truyền được
nhân bản nhờ ARN polimeraza phụ thuộc ARN (dùng ARN làm khuôn
để tổng hợp nên ADN- còn gọi là sao chép ngược).
* Enzim sao chép ngược này không có khả năng tự sửa chữa nên
vật chất di truyền của virut rất dễ bị đột biến.
* Cần phải xác định xem vụ dịch cúm năm sau do chủng virut nào
gây ra. Nếu chủng virut vẫn trùng hợp với chủng của năm trước thì
không cần đổi vacxin.
* Nếu xuất hiện các chủng đột biến mới thì phải dùng vacxin mới.

VD: Năm trước là virut H5N1 năm sau là H1N1 thì đương nhiên năm
sau phải dùng vacxin để chống virut H1N1.
Câu 10 : Bệnh truyền nhiễm – miễn dịch ( 2 điểm )
Trình bày vai trò của các loại tế bào T độc, tế bào lympho B và T, tế bào T hỗ trợ
trong đáp ứng miễn dịch thể dịch và miễn dịch qua trung gian tế bào ở người.
HDC
* (0,5 điểm )
Tế bào T độc tham gia vào đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào bằng cách tiêu
diệt các tế và tác nhân lạ lây nhiễn như vi khuẩn, vi rut cũng như cũng có thể tiêu diệt
một số tế bào ung thư ở người .
* ( 0,75 điểm )
Tế bào T hỗ trợ sau khi nhận ra kháng nguyên từ tế bào trình diện kháng nguyên sẽ
- Tiết ra một số chất như cytokin, interferon ...kích hoạt T độc và hệ thống
miễn dịch
- Tiếp xúc và kích hoạt tế bào B chuyển thành tương bào sản xuất kháng thể và
tế bào nhớ B; kích hoạt tế bào T chuyển thành tế bào T độc mang thụ thể tế bào T và
tế bào nhớ T .
* ( 0,75 điểm )
Tế bào lympho B tham gia đáp ứng miễn dịch dịch thể bằng cách sản xuất các kháng
thể đặc hiệu kháng nguyên. Tế bào lympho T tham gia đáp ứng miễn dịch tế bào nhờ
có thụ thể tế bào T đặc hiệu kháng nguyên liên kết trên màng tế bào .
=========================================================
========================