Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Sinh 10 trường THPT Lê Hồng Phong năm 2016-2017

6348e61e57f54a71407a23fe71e78eb6
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 30 tháng 9 2022 lúc 22:36:23 | Được cập nhật: hôm kia lúc 15:50:11 | IP: 243.127.51.242 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 75 | Lượt Download: 0 | File size: 0.056768 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

BÀI VIẾT SỐ 2 LỚP 10 ĐỀ 1

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

Tổ: Sinh - CN

ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC (2016 - 2017)

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)

Câu 1: Trong các bệnh được liệt kê sau đây, bệnh do virut gây ra là:

  1. Viêm não Nhật bản B. Uốn ván

C. Thương hàn D. Dịch hạch

Câu 2: Số tinh trùng được tạo ra nếu so với số tế bào sinh tinh thì:

  1. Bằng nhau B. Bằng 4 lần

C. Bằng 2 lần D. Giảm một nửa

Câu 3: Virut nào sau đây gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người?

  1. HIV B. Thể thực khuẩn

C. Virut của E.coli D. H5N1

Câu 4: Lần đầu tiên, vi rút được phát hiện trên:

  1. Cây cà chua B. Cây dâu tây

C. Cây thuốc lá D. Cây đậu Hà Lan

Câu 5: Quá trình nhân lên của Virut trong tế bào chủ bao gồm mấy giai đoạn

A. 4 B. 5 C. 3 D. 6

Câu 6: Trên lớp vỏ ngoài của vi rút có yếu tố nào sau đây ?

A. Bộ gen B. Phân tử ADN C. Phân tử ARN D. Kháng nguyên

Câu 7: Giai đoạn nào sau đây xảy ra sự liên kết giữa các thụ thể của Virut với thụ thể của tế bào chủ?

A. Giai đoạn sinh tổng hợp B. Giai đoạn phóng thích

C. Giai đoạn xâm nhập D. Giai đoạn hấp phụ

Câu 8: Có một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu?

A. 16 B. 32 C. 8 D. 64

Câu 9: Gà có 2n = 78. Vào kỳ trung gian, sau khi xảy ra tự nhân đôi, số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là:

A. 78 nhiễm sắc thể đơn B. nhiễm sắc thể kép

C. 78 nhiễm sắc thể kép D. 156 nhiễm sắc thể đơn

Câu 10: Dựa vào hình thái ngoài, virut được phân chia thành các dạng nào sau đây?

A. Dạng que, dạng xoắn

B. Dạng cầu, dạng khối đa diện, dạng que

C. Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng que

D. Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng phối hợp

Câu 11: Phagơ là dạng virut sống kí sinh ở:

A. Thực vật. B. Vi sinh vật C. Động vật D. Người

Câu 12: Trong kỹ thuật cấy gen, phagơ được sử dụng để:

A. Tách phân tử ADN khỏi tế bào cho

B. Cắt một đoạn gen của ADN tế bào nhận

C. Làm vật trung gian chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận

D. Nối một đoạn gen vào ADN của tế bào cho

Câu 13: Hình thức sống của vi rut là:

A. Sống cộng sinh B. Sống kí sinh không bắt buộc

C. Sống kí sinh bắt buộc D. Sống hoại sinh

Câu 14: Thông thường thời gian xuất hiện triệu chứng điển hình của bệnh AIDS tính từ lúc bắt đầu nhiễm HIV là:

A. 6 năm B. 10 năm C. 3 năm D. 5 năm

Câu 15: Chất gây phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên được gọi là:

A. Kháng thể B. Độc tố C. Chất cảm ứng D. Hoocmon

Câu 16: Virut nào sau đây có dạng khối?

  1. Virut gây bệnh khảm ở cây thuốc lá

B. Thể thực khuẩn

C. Virut gây bệnh bại liệt

D. Virut gây bệnh dại

Câu 17: Trong thời gian 100 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?

A. 2 giờ B. 60 phút C. 40 phút D. 20phút

Câu 18: Hiện tượng các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra vào:

A. Kỳ giữa B. Kỳ trung gian C. Kỳ đầu D. Kỳ cuối

Câu 19: Vi rút trần là vi rút:

  1. Có cả lớp vỏ trong và lớp vỏ ngoài

B. Không có lớp vỏ ngoài

C. Có nhiều lớp vỏ prôtêin bao bọc

D. Chỉ có lớp vỏ ngoài, không có lớp vỏ trong

Câu 20: Vào kỳ sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào của người có:

A. 46 nhiễm sắc thể đơn B. 92 nhiễm sắc thể kép

C. 46 crômatit D. 92 tâm động

Câu 21: Trong quá trình giảm phân, các nhiễm sắc thể chuyển từ trạng thái kép trở về trạng thái đơn bắt đầu từ kỳ nào sau đây?

  1. Kỳ sau II B. Kỳ đầu II

C. Kỳ giữa II D. Kỳ cuối II

Câu 22: Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài giảm phân. Biết số nhiễm sắc thể của loài là 2n = 40. Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân là:

A. 5 B. 20 C. 15 D. 10

Câu 23: Sinh vật nào sau đây là vật trung gian làm lan truyền bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất.

A. Động vật nguyên sinh B. Virut

C. Côn trùng. D. Vi khuẩn

Câu 24: Khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh được gọi là:

  1. Miễn dịch B. Kháng thể

C. Kháng nguyên D. Đề kháng

II. TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Vì sao mỗi loại vi rút chỉ có thể xâm nhập vào một loại tế bào nhất định?

Câu 2 (2,0 điểm): Dựa vào con đường lây nhiễm, muốn phòng tránh bệnh do vi rút thì phải thực hiện những biện pháp gì?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10

I. Trắc nghiệm (6,0 điểm)

1. A

2. A

3. A

4. C

5. B

6. D

7. D

8. D

9. C

10. D

11. B

12. C

13. C

14. B

15. A

16. C

17. D

18. A

19. B

20. D

21. A

22. B

23. C

24. A

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1: Vì sao mỗi loại vi rút chỉ có thể xâm nhập vào một loại tế bào nhất định?

TL: Vì trên bề mặt tế bào có các thụ thể mang tính đặc hiệu đối với mỗi loại vi rút (2,0 điểm)

Câu 2: Dựa vào con đường lây nhiễm, muốn phòng tránh bệnh do vi rút thì phải thực hiện những biện pháp gì?

TL: Muốn phòng bệnh do vi rút cần:

- Tiêm phòng văcxin (0,5 điểm)

- Kiểm soát vật trung gian truyền bệnh (0,5 điểm)

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống. (1,0 điểm)