Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 ĐỀ SỐ 2

2baaeb6f714a03a4a38de89a57d1bc59
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 27 tháng 9 2022 lúc 22:59:55 | Được cập nhật: 46 giây trước | IP: 251.204.110.147 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 82 | Lượt Download: 0 | File size: 0.027216 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ 2

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

MÔN SINH HỌC LỚP 10

Thời gian: 45 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng?

A. Mỡ chứa 2 phân tử axit béo không no.

B. Dầu hoà tan trong nước.

C. Dầu có chứa 2 phân tử glixêrol.

D. Mỡ chứa axit béo no.

Câu 2: Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là

A. quần thể sinh vật. B. cá thể và quần thể.

C. quần xã sinh vật. D. cá thể sinh vật.

Câu 3: Trong tế bào, các bào quan có 2 lớp màng bao bọc bao gồm

A. nhân, ti thể, lục lạp. B. lizôxôm, ti thể, không bào.

C. ribôxôm, ti thể, lục lạp. D. nhân, ribôxôm, lizôxôm.

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải của tế bào nhân sơ?

A. Không có bào quan không có màng bao bọc.

B. Có kích thước nhỏ.

C. Chưa có nhân hoàn chỉnh.

D. Không có hệ thống nội màng.

Câu 5: Trong cơ thể người, tế bào nào sau đây có chứa nhiều ti thể nhất

A. cơ tim. B. biểu bì. C. xương. D. hồng cầu.

Câu 6: Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải "cắt" chiếc đuôi của nó. Bào quan đã giúp nó thực hiện việc này là

A. lizôxôm. B. ti thể. C. lưới nội chất. D. ribôxôm.

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về lục lạp?

A. Là loại bào quan nhỏ nhất.

B. Có chứa sắc tố diệp lục tạo màu xanh ở lá cây.

C. Có thể không có trong tế bào của cây xanh.

D. Chứa nhiều trong các tế bào động vật.

Câu 8: Chức năng của ARN vận chuyển là

A. truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm.

B. vận chuyển các axit amin tới ribôxôm.

C. bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

D. tổng hợp nên các ribôxôm.

Câu 9: Tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào " lạ " là nhờ có

A. các "dấu chuẩn".

B. các kháng thể.

C. khả năng trao đổi chất với môi trường.

D. prôtêin thụ thể.

Câu 10: Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch

A. saccarôzơ ưu trương. B. urê ưu trương.

C. saccarôzơ nhược trương. D. urê nhược trương.

Câu 11: Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo chủ yếu từ

A. xenlulôzơ. B. photpholipit và prôtêin.

C. colesteron. D. peptiđôglican.

Câu 12: Trong các công thức hoá học chủ yếu sau, công thức nào là của axit amin?

A. R-CH2(NH2)-COOH. B. R-CH2(NH)-COOH.

C. R-CH2-COOH. D. R-CH(NH2)-COOH.

Câu 13: Nhóm phân tử đường nào sau đây là đường đa?

A. Glucôzơ, fructôzơ, xelulôzơ. B. Saccarôzơ, xenlucôzơ, glycogen.

C. Fructôzơ, lactôzơ, saccarôzơ. D. Tinh bột, xenlucôzơ, kitin.

Câu 14: Cấu trúc trong tế bào bao gồm các ống và xoang dẹp thông với nhau được gọi là

A. không bào. B. bộ máy gôngi. C. lưới nội chất. D. lizôxôm.

Câu 15: Kiểu vận chuyển các chất ra vào tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất là

A. khuếch tán trực tiếp. B. xuất, nhập bào.

C. vận chuyển chủ động. D. vận chuyển thụ động.

Câu 16: Nếu bón quá nhiều phân cho cây sẽ làm cho cây

A. bị héo và dễ bị chết. B. chậm phát triển.

C. dễ bị nhiễm bệnh. D. không phát triển được.

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. Vì sao chúng ta phải bảo vệ rừng? (1 điểm)

Câu 2. Trình bày cấu trúc hóa học và cấu trúc không gian của ADN? (2 điểm)

Câu 3. So sánh vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động? (2 điểm)

Câu 4. Một đoạn phân tử ADN có A = 20% và G = 900 nu. Tính tổng số nu và số liên kết hiđrô của phân tử ADN trên? (1 điểm)

------ HẾT ------

ĐÁP ÁN

Phần đáp án câu trắc nghiệm:

153
1 D
2 C
3 A
4 A
5 A
6 A
7 B
8 B
9 A
10 A
11 D
12 D
13 D
14 C
15 B
16 A

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. Vì sao chúng ta phải bảo vệ rừng? (1 điểm)

- Rừng cung cấp thức ăn cho động vật, điều hòa khí hậu, hạn chế xói mòn, sụt lở, lũ lụt, hạn hán, giữ nguồn nước ngầm và có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái.

- Rừng cung cấp lương thực, thực phẩm, gỗ, dược liệu cho con người.

Câu 1. Tại sao những người bán rau phải thường xuyên vẩy nước vào rau? (1 điểm)

- Muốn cho rau tươi ta phải thường xuyên vẩy nước vào rau vì nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm cho tế bào trương lên khiến cho rau tươi không bị héo.

Câu 2. Trình bày cấu trúc hóa học và cấu trúc không gian của ADN? (2 điểm)

* Cấu trức hóa học

- ADN là đại phân tử hữu cơ, được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit.

- Mỗi nuclêôtit gồm 3 thành phần: bazơ nitơ, đường đêôxiribôzơ (C5H10O4) và nhóm photphat.

- Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết photphođieste tạo thành chuỗi polinuclêôtit.

- 2 chuỗi polinuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung.

- Nguyên tắc bổ sung:

+ A chỉ liên kết với T, G chỉ liên kết với X.

+ A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô.

- Gen là một đoạn ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho 1 sản phẩm nhất định (ARN hay prôtêin).

* Cấu trúc không gian

- 2 chuỗi polinuclêôtit xoắn quanh 1 trục tưởng tượng theo chiều từ trái sang phải giống như một cầu thang xoắn, tay thang là bazơ nitơ, bậc thang là đường và nhóm photphat.

- Sinh vật nhân sơ có ADN dạng vòng, sinh vật nhân thực có ADN mạch thẳng.

Câu 3. So sánh cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp? (2 điểm)

* Giống nhau

- Đều có ở tế bào thực vật.

- Đều có 2 lớp màng bao bọc.

- Đều có màng ngoài trơn, nhẵn.

- Chất nền đều chứa ADN và ribôxôm.

* Khác nhau

Ti thể Lục lạp
- Có ở tế bào động vật. - Không có ở tế bào động vật.
- Màng trong gấp khúc tạo các mào. - Màng trong trơn, nhẵn.
- Trên mào chứa nhiều enzim hô hấp. - Trong chất nền có các túi dẹp gọi là tilacoit. Trên màng tilacoit có chứa nhiều diệp lục và enzim quang hợp. Các phiến tilacoit xếp chồng lên nhau tạo hạt Grana.
- Chức năng: cung cấp năng lượng cho tế bào. - Chức năng: chuyển hóa quang năng thành hóa năng.

Câu 3. So sánh vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động? (2 điểm)

* Giống nhau

- Đều là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất.

- Đều vận chuyển các chất qua kênh prôtêin xuyên màng.

* Khác nhau

Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động
Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
Không tiêu tốn năng lượng. Có tiêu tốn năng lượng
Qua lớp photpholipit kép. Không qua lớp photpholipit kép.
Do sự chênh lệch nồng độ các chất trong tế bào. Tùy vào nhu cầu của tế bào.

Câu 4. Một đoạn phân tử ADN có A = 600 và G = 30% tổng số nu. Tính tổng số nu và số liên kết hiđrô của phân tử ADN trên? (1 điểm)

G = 30% A = 20%

G = (30% * 600)/ 20% = 900

N = 2A + 2G = 2*600 + 2*900 = 3000

H = 2A + 3G = 2*600 + 3*900 = 3900

Câu 4. Một đoạn phân tử ADN có G = 900 và có chiều dài là 5100Ao. Tính tổng số nu và số liên kết hiđrô của phân tử ADN trên? (1 điểm)

L = 5100Ao N = 2L/3,4Ao = 3000

G = 900 A = 600

H = 2A + 3G = 2*600 + 3*900 = 3900

Câu 4. Một đoạn phân tử ADN có A = 600 và có chiều dài là 5100Ao. Tính tổng số nu và số liên kết hiđrô của phân tử ADN trên? (1 điểm)

L = 5100Ao N = 2L/3,4Ao = 3000

A = 600 G = 900

H = 2A + 3G = 2*600 + 3*900 = 3900

Câu 4. Một đoạn phân tử ADN có A = 20% và G = 900 nu. Tính tổng số nu và số liên kết hiđrô của phân tử ADN trên? (1 điểm)

A = 20% G = 30%

A = (20% * 900)/ 30% = 600

N = 2A + 2G = 2*600 + 2*900 = 3000

H = 2A + 3G = 2*600 + 3*900 = 3900