Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Sinh 10 trường THPT Phan Văn Trí năm 2015-2016

d6fb5a6eaecfe94bcd137c46ccf24959
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 30 tháng 9 2022 lúc 22:39:29 | Update: 9 tháng 12 lúc 0:41:18 | IP: 243.127.51.242 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 240 | Lượt Download: 1 | File size: 0.722432 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Trường THPT Phan Văn Trị

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Trường THPT Phan Văn Trị

Tổ Sinh – KTNN

---------------------

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 4 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN SINH HỌC – LỚP 10 CƠ BẢN

NĂM HỌC 2015 – 2016

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

ĐỀ

531

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5đ): Học sinh chọn 1 đáp án đúng nhất cho mỗi câu sau:

Câu 1: Trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào?

A. Làm dưa cải B. Làm tương hột C. Làm giấm D. Ủ nước mắm

Câu 2: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về con đường lây nhiễm HIV?

A. Truyền máu, xăm mình, tiêm chích. B. Qua côn trùng đốt

C. Qua nhau thai, khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ. D. Qua quan hệ tình dục không an toàn.

Câu 3: Trong quá trình sống, vi sinh vật nào sau đây tạo ra axit làm giảm độ pH của môi trường?

A. Nấm men B. Vi khuẩn lam C. Vi khuẩn lưu huỳnh D. Vi khuẩn lactic

Câu 4: Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) được cấy trên 3 loại môi trường sau:

- Môi trường a: nước, muối khoáng và nước thịt (có nhân tố sinh trưởng). - Môi trường b: nước, muối khoáng glucôzơ và tiamin (vitamin B1).

- Môi trường c: nước, muối khoáng, glucôzơ.

Sau khi nuôi ở tủ ấm 370C một thời gian, môi trường a và môi trường b trở nên đục, khi môi trường c vẫn trong suốt.

Cho các kết luận sau:

(a). Chủng tụ cầu vàng này không thể tự tổng hợp tiamin.

(b). Chủng tụ cầu vàng này thuộc nhóm VSV nguyên dưỡng.

(c). Tiamin là nhân tố sinh trưởng của chủng tụ cầu vàng.

(d). Môi trường a và b là môi trường tổng hợp.

(e). Chủng vi khuẩn tụ cầu vàng này không sinh trưởng được trong môi trường c, do thiếu nhân tố sinh trưởng.

Có mấy kết luận sai?:

A. 4 B. 3 C. 1 D. 2

Câu 5: Vi sinh vật có những đặc điểm chung nào sau đây?

(1) Kích thước nhỏ (2) Tế bào có nhiều bào quan

(3) Hấp thụ và chuyển hóa nhanh (4) Sinh sản nhanh

(5) Sinh trưởng chậm do kích thước nhỏ, dễ bị sinh vật khác lấn át (6) Phân bố rộng

A. (1), (3), (4), (6) B. (1), (2), (3), (4) C. (1), (4), (5), (6) D. (1), (2), (4), (6)

Câu 6: Điều nào sau đây đúng khi nói về hệ gen của tất cả các loại virut?

A. Chỉ có ARN dạng chuỗi đơn.

B. Có thể là ADN hoặc ARN, chuỗi đơn hoặc chuỗi kép.

C. Có cả ADN và ARN, chuỗi đơn hoặc chuỗi kép.

D. Chỉ có ADN dạng chuỗi kép.

Câu 7: Trong thời gian 100 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?

A. 20 phút B. 45 phút C. 60 phút D. 120 phút

Câu 8: Phagơ là virus kí sinh ở vi khuẩn còn gọi là .......... có cấu trúc hỗn hợp. Đầu có cấu trúc ......... chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc ........... Phần lớn các phagơ chứa ......... ở phần đầu. Số ít phagơ chứa ........... ở phần đầu.

(1) thể thực khuẩn (2) tế bào (3) xoắn (4) khối

(5) hỗn hợp (6) ADN (7) ARN (8) capsit

Hãy chọn thứ tự đúng để điền vào chỗ trống:

A. 1-4-5-7 B. 2-3-4-6-8 C. 1-4-3-6-7 D. 2-3-5-7

Câu 9: Hình ảnh bên minh họa cho giai đoạn nào trong chu trình nhân lên của virus?

A. Hấp phụ B. Sinh tổng hợp

C. Xâm nhập D. Lắp ráp

Câu 10: Phagơ tiết loại enzim nào để phá hủy thành tế bào của vi khuẩn, giúp phagơ bơm axit nuclêic vào tế bào chất của vi khuẩn?

A. Lipaza B. Lizôzim C. Prôtêaza D. Nuclêaza

Câu 11: Sắp xếp các giai đoạn sau đây cho đúng thứ tự theo chu trình nhân lên của virut động vật:

a. hấp phụ b. sinh tổng hợp c. xâm nhập d. phóng thích e. lắp ráp.

A. a-c-b-e-d. B. b-e-a-c-d C. c-a-b-e-d D. a-c-e-b-d

Câu 12: Vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc thực phẩm có thời gian thế hệ là 30 phút. Nếu có 4 tế bào nhiễm vào 1 miếng thịt (trong điều kiện tối ưu), theo lý thuyết, sau 3 giờ số lượng tế bào vi khuẩn Salmonella bao nhiêu?

A. 12 B. 24 C. 64 D. 256

Câu 13: Tất cả các virus đều có

A. vỏ ngoài B. ADN C. gai glicôprôtêin D. vỏ capsit

Câu 14: Sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng?

(1) Cây xanh (2) nấm (3) Trùng giày (4) Trùng roi xanh

(5) vi khuẩn lưu huỳnh màu tía (6) vi khuẩn không chứa lưu huỳnh

A. (3), (4), (6) B. (2), (3), (4) C. (1), (4), (5) D. (1), (4), (6)

Câu 15: Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại?

A. Vi khuẩn hiđro B. Vi khuẩn nitrat hóa

C. Vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh D. Vi khuẩn lam

Câu 16: Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ gồm các hình thức:

A. Phân đôi, nảy chồi, tiếp hợp B. Phân đôi, nảy chồi, bào tử

C. Phân đôi, nảy chồi, bào tử noãn D. Phân đôi, nảy chồi, nội bào tử

Câu 17: Nếu một loại vi khuẩn phải mất 6 giờ mới làm cho 2 tế bào nhân lên thành 32 tế bào, hỏi thời gian thế hệ của chúng là bao nhiêu?

A. 1 giờ B. 4 giờ C. 1 giờ 30 phút D. 8 giờ

Câu 18: Sau thời gian thế hệ, số lượng tế bào trong quần thể vi sinh vật biến đổi như thế nào?

A. Tăng gấp 3 lần B. Tăng gấp 4 lần C. Tăng gấp 2 lần D. Không đổi

Câu 19: Ống tiêu hóa của người đối với các loài vi sinh vật kí sinh có thể xem là hệ thống nuôi cấy

A. liên tục B. thường xuyên thay đổi thành phần

C. không liên tục D. vừa liên tục vừa không liên tục

Câu 20: Chất nào sau đây có tác dụng diệt khuẩn có tính chọn lọc?

A. Chất kháng sinh B. Cồn iod C. Foocmalđêhit D. Các hợp chất phênol

II. PHẦN TỰ LUẬN (5đ)

Câu 1. Trong thời gian 800 phút nuôi cấy vi khuẩn ở điều kiện tối ưu, từ hai tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra 512 tế bào mới.

a. Hãy cho biết thời gian thế hệ của tế bào nói trên. (0,75đ)

b. Cho biết vi khuẩn đang nuôi cấy là vi khuẩn nào? (0,25đ)

Câu 2. Vẽ sơ đồ cấu tạo virus trần - chú thích rõ capsome, nucleocapsit, capsit, lõi trên hình vẽ (1,5đ)

Câu 3. Đọc thông tin dưới đây để trả lời 3 câu hỏi ở cuối đoạn thông tin. (2,5đ)

Ngày 5/4/2016, Bộ Y tế công bố 2 trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên ở Khánh Hòa và TP HCM.

Virut Zika được phát hiện đầu tiên vào năm 1947 tại khu rừng Zika của Uganda. Đến nay, WHO đã công bố virus Zika đã lây lan tới 61 quốc gia. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắcxin ngừa virus Zika.

Zika là một loại virus lây truyền qua muỗi Aedes (muỗi vằn) – loại muỗi truyền sốt xuất huyết và sốt vàng da. Với muỗi Aedes chỉ cần 3 ngày nghỉ ngơi có thể đẻ trứng liên tục, những quả trứng có thể tồn tại 1 năm mà không cần nước, khi gặp nước sẽ lập tức nở thành ấu trùng. Muỗi mang virus Zika thường cắn người vào ban ngày hơn là ban đêm.

Bệnh lây lan qua các con đường chính: Muỗi đốt; mẹ sang con khi sinh nhưng không lây qua sữa mẹ; qua đường máu và đường tình dục (ghi nhận hiếm).

Sự nhân lên của virus Zika rất nhanh. Các trường hợp nhiễm virus Zika có thời gian ủ bệnh từ 3-12 ngày. Tuy nhiên người nhiễm virus Zika hầu hết không biểu hiện triệu chứng, chỉ có khoảng 20% có các biểu hiện nhẹ như sốt, phát ban, đau khớp, viêm kết mạc mắt. Cho nên việc chẩn đoán gặp rất nhiều khó khăn.

Hai biến chứng hay gặp nhất ở cơ thể người bị nhiễm virus Zika là:

- Gây teo não thai nhi (trẻ sơ sinh) do mẹ bị nhiễm virus trong quá trình mang thai. khiến trẻ sinh ra có phần đầu dị thường, não phát triển lệch lạc hoặc không phát triển, dẫn đến khuyết tật về trí tuệ, vận động và ngôn ngữ, tuổi thọ thấp (gọi là “virus ăn não người”).

- Gây hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh Guillain-Barré, gây ra hiện tượng yếu cơ ở tay và chân, ngứa ran ở tay, chân (tê liệt thần kinh ở người lớn).

Nguồn: (1) Discovery, CNN, Diply, Buzzfeed

(2) The Verge, FDA, WHO

(3) Tri thức trẻ

Câu hỏi

a. Virus Zika thuộc nhóm virut kí sinh thực vật hay kí sinh động vật hay kí sinh vi khuẩn? Mô tả giai đoạn xâm nhập của virus này?

b. Từ thông tin trên, hãy cho biết bệnh teo não thai nhihội chứng viêm đa rễ dây thần kinh do mầm bệnh nào gây ra? Cho biết vật trung gian truyền các bệnh này?

c. Em hãy đề xuất biện pháp phòng ngừa sự lan truyền của virus Zika cho bản thân và cộng đồng ở địa phương em?

- Biện pháp diệt vật trung gian truyền bệnh

- Biện pháp tránh lây nhiễm bệnh cho cơ thể

- Biện pháp khác (dựa vào con đường lây truyền bệnh)

-------Hết------

Trường THPT Phan Văn Trị

Tổ Sinh – KTNN

---------------------

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 4 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN SINH HỌC – LỚP 10 CƠ BẢN

NĂM HỌC 2015 – 2016

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

ĐỀ

632

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5đ): Học sinh chọn 1 đáp án đúng nhất cho mỗi câu sau:

Câu 1: Sau thời gian thế hệ, số lượng tế bào trong quần thể vi sinh vật biến đổi như thế nào?

A. Không đổi B. Tăng gấp 2 lần C. Tăng gấp 3 lần D. Tăng gấp 4 lần

Câu 2: Phagơ tiết loại enzim nào để phá hủy thành tế bào của vi khuẩn giúp phagơ bơm axit nuclêic vào tế bào chất của vi khuẩn?

A. Prôtêaza B. Nuclêaza C. Lipaza D. Lizôzim

Câu 3: Ống tiêu hóa của động vật nhai lại đối với các loài vi sinh vật kí sinh có thể xem là hệ thống nuôi cấy

A. thường xuyên thay đổi thành phần B. không liên tục

C liên tục D. vừa liên tục vừa không liên tục

Câu 4: Chất nào sau đây có tác dụng diệt khuẩn có tính chọn lọc?

A. Các hợp chất phênol B. Cồn iod C. Phoocmalđêhit D. Chất kháng sinh

Câu 5: Sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng hóa dị dưỡng?

(1) Cây xanh (2) nấm (3) Trùng giày (4) Trùng roi xanh

(5) vi khuẩn lưu huỳnh màu tía (6) động vật có xương sống

A. (1), (2), (5) B. (2), (3), (6) C. (3), (4), (6) D. (1), (3), (6)

Câu 6: Trong quá trình sống, vi sinh vật nào sau đây tạo ra axit làm giảm độ pH của môi trường?

A. Vi khuẩn lactic B. Nấm men C. Vi khuẩn lam D. Vi khuẩn lưu huỳnh

Câu 7: Nếu một loại vi khuẩn phải mất 7 giờ mới làm cho 2 tế bào nhân lên thành 128 tế bào, hỏi thời gian thế hệ của chúng là bao nhiêu?

A. 50 phút B. 60 phút C. 70 phút D. 90 phút

Câu 8. Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) được cấy trên 3 loại môi trường sau:

- Môi trường a: nước, muối khoáng và nước thịt (có nhân tố sinh trưởng).

- Môi trường b: nước, muối khoáng glucôzơ và tiamin (vitamin B1).

- Môi trường c: nước, muối khoáng, glucôzơ.

Sau khi nuôi ở tủ ấm 370C một thời gian, môi trường a và môi trường b trở nên đục, trong khi môi trường c vẫn trong suốt.

Cho các kết luận sau:

(a). Chủng tụ cầu vàng này không thể tự tổng hợp tiamin.

(b). Chủng tụ cầu vàng này thuộc nhóm VSV nguyên dưỡng.

(c). Tiamin là nhân tố sinh trưởng của chủng tụ cầu vàng.

(d). Môi trường a và b là môi trường tổng hợp.

(e). Chủng vi khuẩn tụ cầu vàng này không sinh trưởng được trong môi trường c, do thiếu nhân tố sinh trưởng.

Số kết luận đúng

A. 2 B. 4 C. 1 D. 3

Câu 9: Phagơ là virus kí sinh ở vi khuẩn còn gọi là .......... có cấu trúc hỗn hợp. Đầu có cấu trúc ......... chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc ........... Phần lớn các phagơ chứa ......... ở phần đầu. Số ít phagơ chứa ........... ở phần đầu.

(1) thể thực khuẩn (2) tế bào (3) xoắn (4) khối

(5) hỗn hợp (6) ADN (7) ARN (8) capsit

Hãy chọn thứ tự đúng để điền vào chỗ trống:

A. 2-3-4-6-7 B. 1-4-5-7-8 C. 1-4-3-6-7 D. 2-3-5-7-8

Câu 10: Sắp xếp các giai đoạn sau đây cho đúng thứ tự theo chu trình nhân lên của virus động vật:

a. xâm nhập b. sinh tổng hợp c. hấp phụ d. lắp ráp. e. phóng thích

A. c-a-b-d-e B. c-a-e-b-d C. b-e-a-c-d D. a-c-b-e-d.

Câu 11: Hình ảnh bên minh họa cho giai đoạn nào trong chu trình nhân lên của virus?

A. Hấp phụ B. Phóng thích

C. Xâm nhập D. Lắp ráp

Câu 12: Vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc thực phẩm có thời gian thế hệ là 30 phút. Nếu có 4 tế bào nhiễm vào 1 miếng thịt (trong điều kiện tối ưu), theo lý thuyết, sau 2 giờ số lượng tế bào vi khuẩn Salmonella bao nhiêu?

A. 256 B. 24 C. 12 D. 64

Câu 13: Điều nào sau đây đúng khi nói về hệ gen của tất cả các loại virus?

A. Chỉ có ARN dạng chuỗi đơn.

B. Có thể là ADN hoặc ARN, chuỗi đơn hoặc chuỗi kép.

C. Có cả ADN và ARN, chuỗi đơn hoặc chuỗi kép.

D. Chỉ có ADN dạng chuỗi kép.

Câu 14: Vi sinh vật KHÔNG có những đặc điểm chung nào sau đây?

(1) Kích thước nhỏ (2) Tế bào có nhiều bào quan

(3) Hấp thụ và chuyển hóa nhanh (4) Sinh sản nhanh

(5) Sinh trưởng chậm do kích thước nhỏ, dễ bị sinh vật khác lấn át (6) Phân bố rộng

A. (1), (2) B. (3), (6) C. (2), (5) D. (1), (4)

Câu 15: Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại?

A. Vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh B. Vi khuẩn nitrat hóa

C. Vi khuẩn lam D. Vi khuẩn hiđro

Câu 16: Trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau đây?

A. Làm giấm B. Làm tương hột C. Ủ nước mắm D. Làm sữa chua

Câu 17: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về con đường lây nhiễm HIV?

A. Qua quan hệ tình dục không an toàn. B. Truyền máu, xăm mình, tiêm chích.

C. Qua côn trùng đốt. D. Qua nhau thai, khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.

Câu 18: Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ gồm các hình thức:

A. Phân đôi, nảy chồi, tiếp hợp B. Phân đôi, nảy chồi, bào tử

C. Phân đôi, nảy chồi, bào tử noãn D. Phân đôi, nảy chồi, nội bào tử

Câu 19: Tất cả các virus đều có

A. vỏ ngoài B. ADN C. vỏ capsit D. gai glicôprôtêin

Câu 20: Trong thời gian 200 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian thế hệ của tế bào vi khuẩn trên là bao nhiêu?

A. 60 phút B. 20 phút C. 80 phút D. 40 phút

II. PHẦN TỰ LUẬN (5đ)

Câu 1. Trong thời gian 600 phút nuôi cấy vi khuẩn ở điều kiện tối ưu, từ 4 tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra 256 tế bào mới.

a. Hãy cho biết thời gian thế hệ của tế bào nói trên. (0,75đ)

b. Cho biết vi khuẩn đang nuôi cấy là vi khuẩn nào? (0,25đ)

Câu 2. Vẽ sơ đồ cấu tạo virus có vỏ - chú thích rõ capsit, lõi, vỏ ngoài và gai Glicoprotein trên hình vẽ (1,5đ)

Câu 3. Đọc thông tin dưới đây để trả lời 3 câu hỏi ở cuối đoạn thông tin. (2,5đ)

Ngày 5/4/2016, Bộ Y tế công bố 2 trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên ở Khánh Hòa và TP HCM.

Virus Zika được phát hiện đầu tiên vào năm 1947 tại khu rừng Zika của Uganda. Đến nay, WHO đã công bố virus Zika đã lây lan tới 61 quốc gia. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắcxin ngừa virus Zika.

Zika là một loại virus lây truyền qua muỗi Aedes (muỗi vằn) – loại muỗi truyền sốt xuất huyết và sốt vàng da. Với muỗi Aedes chỉ cần 3 ngày nghỉ ngơi có thể đẻ trứng liên tục, những quả trứng có thể tồn tại 1 năm mà không cần nước, khi gặp nước sẽ lập tức nở thành ấu trùng. Muỗi mang virus Zika thường cắn người vào ban ngày hơn là ban đêm.

Bệnh lây lan qua các con đường chính: Muỗi đốt; mẹ sang con khi sinh nhưng không lây qua sữa mẹ; qua đường máu và đường tình dục (ghi nhận hiếm).

Sự nhân lên của virus Zika rất nhanh. Các trường hợp nhiễm virus Zika có thời gian ủ bệnh từ 3-12 ngày. Tuy nhiên người nhiễm virus Zika hầu hết không biểu hiện triệu chứng, chỉ có khoảng 20% có các biểu hiện nhẹ như sốt, phát ban, đau khớp, viêm kết mạc mắt. Cho nên việc chẩn đoán gặp rất nhiều khó khăn.

Hai biến chứng hay gặp nhất ở cơ thể người bị nhiễm virus Zika là:

- Gây teo não thai nhi (trẻ sơ sinh) do mẹ bị nhiễm virus trong quá trình mang thai. khiến trẻ sinh ra có phần đầu dị thường, não phát triển lệch lạc hoặc không phát triển, dẫn đến khuyết tật về trí tuệ, vận động và ngôn ngữ, tuổi thọ thấp (gọi là “virus ăn não người”).

- Gây hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh Guillain-Barré, gây ra hiện tượng yếu cơ ở tay và chân, ngứa ran ở tay, chân (tê liệt thần kinh ở người lớn).

Nguồn: (1) Discovery, CNN, Diply, Buzzfeed

(2) The Verge, FDA, WHO

(3) Tri thức trẻ

Câu hỏi

a. Virus Zika thuộc nhóm virut kí sinh thực vật hay kí sinh động vật hay kí sinh vi khuẩn? Mô tả giai đoạn xâm nhập của virus này?

b. Từ thông tin trên, hãy cho biết bệnh teo não thai nhihội chứng viêm đa rễ dây thần kinh do mầm bệnh nào gây ra? Cho biết vật trung gian truyền các bệnh này?

c. Em hãy đề xuất biện pháp phòng ngừa sự lan truyền của virus Zika cho bản thân và cộng đồng ở địa phương em?

- Biện pháp diệt vật trung gian truyền bệnh

- Biện pháp tránh lây nhiễm bệnh cho cơ thể

- Biện pháp khác (dựa vào con đường lây truyền bệnh)

-----Hết-----

Trường THPT Phan Văn Trị

Tổ Sinh – KTNN

---------------------

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 4 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN SINH HỌC – LỚP 10 CƠ BẢN

NĂM HỌC 2015 – 2016

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

ĐỀ

743

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5đ): Học sinh chọn 1 đáp án đúng nhất cho mỗi câu sau:

Câu 1: Vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc thực phẩm có thời gian thế hệ là 30 phút. Nếu có 4 tế bào nhiễm vào 1 miếng thịt (trong điều kiện tối ưu), theo lý thuyết, sau 3 giờ số lượng tế bào vi khuẩn Salmonella bao nhiêu?

A. 12 B. 24 C. 64 D. 256

Câu 2: Vi sinh vật có những đặc điểm chung nào sau đây?

(1) Kích thước nhỏ (2) Tế bào có nhiều bào quan

(3) Hấp thụ và chuyển hóa nhanh (4) Sinh sản nhanh

(5) Sinh trưởng chậm do kích thước nhỏ, dễ bị sinh vật khác lấn át (6) Phân bố rộng

A. (1), (2), (3), (4) B. (1), (4), (5), (6) C. (1), (2), (4), (6) D. (1), (3), (4), (6)

Câu 3: Sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng?

(1) Cây xanh (2) nấm (3) Trùng giày (4) Trùng roi xanh

(5) vi khuẩn lưu huỳnh màu tía (6) vi khuẩn không chứa lưu huỳnh

A. (2), (3), (4) B. (1), (4), (5) C. (3), (4), (6) D. (1), (4), (6)

Câu 4: Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại?

A. Vi khuẩn lam B. Vi khuẩn nitrat hóa

C. Vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh D. Vi khuẩn hiđro

Câu 5: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về con đường lây nhiễm HIV?

A. Truyền máu, xăm mình, tiêm chích. B. Qua quan hệ tình dục không an toàn.

C. Qua nhau thai, khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ. D. Qua côn trùng đốt.

Câu 6: Trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau đây?

A. Làm tương hột B. Ủ nước mắm C. Làm dưa cải D. Làm giấm

Câu 7: Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ gồm các hình thức:

A. Phân đôi, nảy chồi, tiếp hợp B. Phân đôi nảy chồi, bào tử noãn

C. Phân đôi, nảy chồi, bào tử D. Phân đôi, nảy chồi, nội bào tử

Câu 8: Tất cả các virut đều có

A. vỏ ngoài B. vỏ capsit C. gai glicôprôtêin D. ADN

Câu 9: Nếu một loại vi khuẩn phải mất 6 giờ mới làm cho 2 tế bào nhân lên thành 32 tế bào, hỏi thời gian thế hệ của chúng là bao nhiêu?

A. 1 giờ B. 1 giờ 30 phút C. 4 giờ D. 8 giờ

Câu 10: Trong thời gian 100 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?

A. 60 phút B. 120 phút C. 40 phút D. 20 phút

Câu 11: Sau thời gian thế hệ, số lượng tế bào trong quần thể vi sinh vật biến đổi như thế nào?

A. Tăng gấp 2 lần B. Tăng gấp 3 lần C. Tăng gấp 4 lần D. Không đổi

Câu 12: Ống tiêu hóa của người đối với các loài vi sinh vật kí sinh có thể xem là hệ thống nuôi cấy

A. liên tục B. thường xuyên thay đổi thành phần

C. không liên tục D. vừa liên tục vừa không liên tục

Câu 13: Chất nào sau đây có tác dụng diệt khuẩn có tính chọn lọc?

A. Các hợp chất phênol B. Chất kháng sinh C. Phoocmalđêhit D. Cồn iod

Câu 14: Trong quá trình sống, vi sinh vật nào sau đây tạo ra axit làm giảm độ pH của môi trường?

A. Nấm men B. Vi khuẩn lam C. Vi khuẩn lactic D. Vi khuẩn lưu huỳnh

Câu 15. Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) được cấy trên 3 loại môi trường sau:

- Môi trường a: nước, muối khoáng và nước thịt (có nhân tố sinh trưởng). - Môi trường b: nước, muối khoáng glucôzơ và tiamin (vitamin B1).

- Môi trường c: nước, muối khoáng, glucôzơ.

Sau khi nuôi ở tủ ấm 370C một thời gian, môi trường a và môi trường b trở nên đục, trong khi môi trường c vẫn trong suốt.

Cho các kết luận sau:

(a). Chủng tụ cầu vàng này không thể tự tổng hợp tiamin.

(b). Chủng tụ cầu vàng này thuộc nhóm VSV nguyên dưỡng.

(c). Tiamin là nhân tố sinh trưởng của chủng tụ cầu vàng.

(d). Môi trường a và b là môi trường tổng hợp.

(e). Chủng vi khuẩn tụ cầu vàng này không sinh trưởng được trong môi trường c, do thiếu nhân tố sinh trưởng.

Có mấy kết luận sai?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 16: Điều nào sau đây đúng khi nói về hệ gen của tất cả các loại virut?

A. Có thể là ADN hoặc ARN, chuỗi đơn hoặc chuỗi kép.

B. Có cả ADN và ARN, chuỗi đơn hoặc chuỗi kép.

C. Chỉ có ADN dạng chuỗi kép.

D. Chỉ có ARN dạng chuỗi đơn.

Câu 17: Phagơ là virus kí sinh ở vi khuẩn còn gọi là .......... có cấu trúc hỗn hợp. Đầu có cấu trúc ......... chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc ........... Phần lớn các phagơ chứa ......... ở phần đầu. Số ít phagơ chứa ........... ở phần đầu.

(1) thể thực khuẩn (2) tế bào (3) xoắn (4) khối

(5) hỗn hợp (6) ADN (7) ARN (8) capsit

Hãy chọn thứ tự đúng để điền vào chỗ trống:

A. 2-3-4-6-7 B. 1-4-5-7 C. 1-4-3-6-7 D. 2-3-5-7

Câu 18: Enzim nào sau đây phá hủy thành tế bào của vi khuẩn giúp phagơ bơm axit nuclêic vào tế bào chất của vi khuẩn?

A. Prôtêaza B. Lizôzim C. Nuclêaza D. Lipaza

Câu 19: Sắp xếp các giai đoạn sau đây cho đúng thứ tự theo chu trình nhân lên của virus động vật:

a. hấp phụ b. sinh tổng hợp c. xâm nhập d. phóng thích e. lắp ráp.

A. a-c-e-b-d B. b-e-a-c-d C. c-a-b-e-d D. a-c-b-e-d.

Câu 20: Hình ảnh bên minh họa cho giai đoạn nào trong chu trình nhân lên của virus?

A. Hấp phụ B. Sinh tổng hợp

C. Xâm nhập D. Lắp ráp

II. PHẦN TỰ LUẬN (5đ)

Câu 1. Trong thời gian 800 phút nuôi cấy vi khuẩn ở điều kiện tối ưu, từ hai tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra 512 tế bào mới.

a/. Hãy cho biết thời gian thế hệ của tế bào nói trên. (0,75đ)

b/. Cho biết vi khuẩn đang nuôi cấy là vi khuẩn nào? (0,25đ)

Câu 2. Vẽ sơ đồ cấu tạo virut trần - chú thích rõ capsome, nucleocapsit, capsit, lõi trên hình vẽ (1,5đ)

Câu 3. Đọc thông tin dưới đây để trả lời 3 câu hỏi ở cuối đoạn thông tin. (2,5đ)

Ngày 5/4/2016, Bộ Y tế công bố 2 trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên ở Khánh Hòa và TP HCM.

Virus Zika được phát hiện đầu tiên vào năm 1947 tại khu rừng Zika của Uganda. Đến nay, WHO đã công bố virus Zika đã lây lan tới 61 quốc gia. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắcxin ngừa virus Zika.

Zika là một loại virus lây truyền qua muỗi Aedes (muỗi vằn) – loại muỗi truyền sốt xuất huyết và sốt vàng da. Với muỗi Aedes chỉ cần 3 ngày nghỉ ngơi có thể đẻ trứng liên tục, những quả trứng có thể tồn tại 1 năm mà không cần nước, khi gặp nước sẽ lập tức nở thành ấu trùng. Muỗi mang virus Zika thường cắn người vào ban ngày hơn là ban đêm.

Bệnh lây lan qua các con đường chính: Muỗi đốt; mẹ sang con khi sinh nhưng không lây qua sữa mẹ; qua đường máu và đường tình dục (ghi nhận hiếm).

Sự nhân lên của virus Zika rất nhanh. Các trường hợp nhiễm virus Zika có thời gian ủ bệnh từ 3-12 ngày. Tuy nhiên người nhiễm virus Zika hầu hết không biểu hiện triệu chứng, chỉ có khoảng 20% có các biểu hiện nhẹ như sốt, phát ban, đau khớp, viêm kết mạc mắt. Cho nên việc chẩn đoán gặp rất nhiều khó khăn.

Hai biến chứng hay gặp nhất ở cơ thể người bị nhiễm virus Zika là:

- Gây teo não thai nhi (trẻ sơ sinh) do mẹ bị nhiễm virus trong quá trình mang thai. khiến trẻ sinh ra có phần đầu dị thường, não phát triển lệch lạc hoặc không phát triển, dẫn đến khuyết tật về trí tuệ, vận động và ngôn ngữ, tuổi thọ thấp (gọi là “virus ăn não người”).

- Gây hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh Guillain-Barré, gây ra hiện tượng yếu cơ ở tay và chân, ngứa ran ở tay, chân (tê liệt thần kinh ở người lớn).

Nguồn: (1) Discovery, CNN, Diply, Buzzfeed

(2) The Verge, FDA, WHO

(3) Tri thức trẻ

Câu hỏi

a. Virus Zika thuộc nhóm virus kí sinh thực vật hay kí sinh động vật hay kí sinh vi khuẩn?

Mô tả giai đoạn xâm nhập của virus này?

b. Từ thông tin trên, hãy cho biết bệnh teo não thai nhihội chứng viêm đa rễ dây thần kinh do mầm bệnh nào gây ra? Cho biết vật trung gian truyền các bệnh này?

c. Em hãy đề xuất biện pháp phòng ngừa sự lan truyền của virus Zika cho bản thân và cộng đồng ở địa phương em?

- Biện pháp diệt vật trung gian truyền bệnh

- Biện pháp tránh lây nhiễm bệnh cho cơ thể

- Biện pháp khác (dựa vào con đường lây truyền bệnh)

------Hết-----

Trường THPT Phan Văn Trị

Tổ Sinh – KTNN

---------------------

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 4 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN SINH HỌC – LỚP 10 CƠ BẢN

NĂM HỌC 2015 – 2016

Thời gian làm bài: 60 phút

không kể thời gian phát đề

ĐỀ

864

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5đ): Học sinh chọn 1 đáp án đúng nhất cho các câu sau:

Câu 1: Vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc thực phẩm có thời gian thế hệ là 30 phút. Nếu có 4 tế bào nhiễm vào 1 miếng thịt (trong điều kiện tối ưu), theo lý thuyết, sau 2 giờ số lượng tế bào vi khuẩn Salmonella bao nhiêu?

A. 12 B. 24 C. 64 D. 256

Câu 2: Vi sinh vật không những đặc điểm chung nào sau đây?

(1) Kích thước nhỏ (2) Tế bào có nhiều bào quan

(3) Hấp thụ và chuyển hóa nhanh (4) Sinh sản nhanh

(5) Sinh trưởng chậm do kích thước nhỏ, dễ bị sinh vật khác lấn át (6) Phân bố rộng

A. (1), (2) B. (2), (5) C. (1), (4) D. (3), (6)

Câu 3: Sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng hóa dị dưỡng?

(1) Cây xanh (2) Nấm (3) Trùng giày (4) Trùng roi xanh

(5) Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía (6) Động vật có xương sống

A. (2), (3), (6) B. (1), (2), (5) C. (3), (4), (6) D. (1), (3), (6)

Câu 4: Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại?

A. Vi khuẩn lam B. Vi khuẩn nitrat hóa

C. Vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh D. Vi khuẩn hiđro

Câu 5: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về con đường lây nhiễm HIV?

A. Truyền máu, xăm mình, tiêm chích. B. Qua quan hệ tình dục không an toàn.

C. Qua nhau thai, khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ. D. Qua côn trùng đốt.

Câu 6: Trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau đây?

A. Làm tương hột B. Ủ nước mắm C. Làm sữa chua D. Làm giấm

Câu 7: Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ gồm các hình thức:

A. Phân đôi, nảy chồi, tiếp hợp B. Phân đôi nảy chồi, bào tử noãn

C. Phân đôi, nảy chồi, bào tử D. Phân đôi, nảy chồi, nội bào tử

Câu 8: Tất cả các virus đều có

A. vỏ ngoài B. vỏ capsit C. gai glicôprôtêin D. ADN

Câu 9: Nếu một loại vi khuẩn phải mất 7 giờ mới làm cho 2 tế bào nhân lên thành 128 tế bào, hỏi thời gian thế hệ của chúng là bao nhiêu?

A. 50 phút B. 1 giờ 10 phút C. 1 giờ 20 phút D. 2 giờ

Câu 10: Trong thời gian 200 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?

A. 60 phút B. 20 phút C. 40 phút D. 80 phút

Câu 11: Sau thời gian thế hệ, số lượng tế bào trong quần thể vi sinh vật biến đổi như thế nào?

A. Tăng gấp 2 lần B. Tăng gấp 3 lần C. Tăng gấp 4 lần D. Không đổi

Câu 12: Ống tiêu hóa của động vật nhai lại đối với các loài vi sinh vật kí sinh có thể xem là hệ thống nuôi cấy

A. liên tục B. thường xuyên thay đổi thành phần

C. không liên tục D. vừa liên tục vừa không liên tục

Câu 13: Chất nào sau đây có tác dụng diệt khuẩn có tính chọn lọc?

A. Các hợp chất phênol B. Chất kháng sinh C. Phoocmalđêhit D. Cồn iod

Câu 14: Trong quá trình sống, vi sinh vật nào sau đây tạo ra axit làm giảm độ pH của môi trường?

A. Nấm men B. Vi khuẩn lam C. Vi khuẩn lactic D. Vi khuẩn lưu huỳnh

Câu 15. Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) được cấy trên 3 loại môi trường sau:

- Môi trường a: nước, muối khoáng và nước thịt (có nhân tố sinh trưởng). - Môi trường b: nước, muối khoáng glucôzơ và tiamin (vitamin B1).

- Môi trường c: nước, muối khoáng, glucôzơ.

Sau khi nuôi ở tủ ấm 370C một thời gian, môi trường a và môi trường b trở nên đục, trong khi môi trường c vẫn trong suốt.

Cho các kết luận sau:

(a). Chủng tụ cầu vàng này không thể tự tổng hợp tiamin.

(b). Chủng tụ cầu vàng này thuộc nhóm VSV nguyên dưỡng.

(c). Tiamin là nhân tố sinh trưởng của chủng tụ cầu vàng.

(d). Môi trường a và b là môi trường tổng hợp.

(e). Chủng vi khuẩn tụ cầu vàng này không sinh trưởng được trong môi trường c, do thiếu nhân tố sinh trưởng.

Số kết luận đúng

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 16: Điều nào sau đây đúng khi nói về hệ gen của tất cả các loại virus?

A. Có thể là ADN hoặc ARN, chuỗi đơn hoặc chuỗi kép.

B. Có cả ADN và ARN, chuỗi đơn hoặc chuỗi kép.

C. Chỉ có ADN dạng chuỗi kép.

D. Chỉ có ARN dạng chuỗi đơn.

Câu 17: Phagơ là virus kí sinh ở vi khuẩn còn gọi là .......... có cấu trúc hỗn hợp. Đầu có cấu trúc ......... chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc ........... Phần lớn các phagơ chứa ......... ở phần đầu. Số ít phagơ chứa ........... ở phần đầu.

(1) thể thực khuẩn (2) tế bào (3) xoắn (4) khối

(5) hỗn hợp (6) ADN (7) ARN (8) capsit

Hãy chọn thứ tự đúng để điền vào chỗ trống:

A. 2-3-4-6-7 B. 1-4-5-7-8 C. 1-4-3-6-7 D. 2-3-5-7-8

Câu 18: Phagơ tiết loại enzim nào sau đây phá hủy thành tế bào của vi khuẩn giúp phagơ bơm axit nuclêic vào tế bào chất của vi khuẩn?

A. Prôtêaza B. Lizôzim C. Nuclêaza D. Lipaza

Câu 19: Sắp xếp các giai đoạn sau đây cho đúng thứ tự theo chu trình nhân lên của virus động vật:

a. xâm nhập b. sinh tổng hợp c. hấp phụ d. lắp ráp. e. phóng thích

A. c-a-e-b-d B. b-e-a-c-d C. c-a-b-d-e D. a-c-b-e-d.

Câu 20: Hình ảnh bên minh họa cho giai đoạn nào trong chu trình nhân lên của virut?

A. Hấp phụ B. Sinh tổng hợp

C. Xâm nhập D. Lắp ráp

II. PHẦN TỰ LUẬN (5đ)

Câu 1. Trong thời gian 600 phút nuôi cấy vi khuẩn ở điều kiện tối ưu, từ 4 tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra 256 tế bào mới.

a. Hãy cho biết thời gian thế hệ của tế bào nói trên. (0,75đ)

b. Cho biết vi khuẩn đang nuôi cấy là vi khuẩn nào? (0,25đ)

Câu 2. Vẽ sơ đồ cấu tạo virus có vỏ - chú thích rõ capsit, lõi, vỏ ngoài và gai Glicoprotein trên hình vẽ (1,5đ)

Câu 3. Đọc thông tin dưới đây để trả lời 3 câu hỏi ở cuối đoạn thông tin. (2,5đ)

Ngày 5/4/2016, Bộ Y tế công bố 2 trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên ở Khánh Hòa và TP HCM.

Virus Zika được phát hiện đầu tiên vào năm 1947 tại khu rừng Zika của Uganda. Đến nay, WHO đã công bố virus Zika đã lây lan tới 61 quốc gia. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắcxin ngừa virus Zika.

Zika là một loại virus lây truyền qua muỗi Aedes (muỗi vằn) – loại muỗi truyền sốt xuất huyết và sốt vàng da. Với muỗi Aedes chỉ cần 3 ngày nghỉ ngơi có thể đẻ trứng liên tục, những quả trứng có thể tồn tại 1 năm mà không cần nước, khi gặp nước sẽ lập tức nở thành ấu trùng. Muỗi mang virus Zika thường cắn người vào ban ngày hơn là ban đêm.

Bệnh lây lan qua các con đường chính: Muỗi đốt; mẹ sang con khi sinh nhưng không lây qua sữa mẹ; qua đường máu và đường tình dục (ghi nhận hiếm).

Sự nhân lên của virus Zika rất nhanh. Các trường hợp nhiễm virus Zika có thời gian ủ bệnh từ 3-12 ngày. Tuy nhiên người nhiễm virus Zika hầu hết không biểu hiện triệu chứng, chỉ có khoảng 20% có các biểu hiện nhẹ như sốt, phát ban, đau khớp, viêm kết mạc mắt. Cho nên việc chẩn đoán gặp rất nhiều khó khăn.

Hai biến chứng hay gặp nhất ở cơ thể người bị nhiễm virus Zika là:

- Gây teo não thai nhi (trẻ sơ sinh) do mẹ bị nhiễm virus trong quá trình mang thai. khiến trẻ sinh ra có phần đầu dị thường, não phát triển lệch lạc hoặc không phát triển, dẫn đến khuyết tật về trí tuệ, vận động và ngôn ngữ, tuổi thọ thấp (gọi là “virus ăn não người”).

- Gây hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh Guillain-Barré, gây ra hiện tượng yếu cơ ở tay và chân, ngứa ran ở tay, chân (tê liệt thần kinh ở người lớn).

Nguồn: (1) Discovery, CNN, Diply, Buzzfeed

(2) The Verge, FDA, WHO

(3) Tri thức trẻ

Câu hỏi

a. Virus Zika thuộc nhóm virut kí sinh thực vật hay kí sinh động vật hay kí sinh vi khuẩn? Mô tả giai đoạn xâm nhập của virus này?

b. Từ thông tin trên, hãy cho biết bệnh teo não thai nhihội chứng viêm đa rễ dây thần kinh do mầm bệnh nào gây ra? Cho biết vật trung gian truyền các bệnh này?

c. Em hãy đề xuất biện pháp phòng ngừa sự lan truyền của virus Zika cho bản thân và cộng đồng ở địa phương em?

- Biện pháp diệt vật trung gian truyền bệnh

- Biện pháp tránh lây nhiễm bệnh cho cơ thể

- Biện pháp khác (dựa vào con đường lây truyền bệnh)

--------Hết-------

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2015 – 2016)

MÔN SINH 10 – CƠ BẢN

PHẦN TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 531

1A

2B

3D

4D

5A

6B

7A

8C

9A

10B

11A

12D

13D

14C

15D

16B

17C

18C

19A

20A

ĐỀ 743

1D

2D

3B

4A

5D

6C

7C

8B

9B

10D

11A

12A

13B

14C

15B

16A

17C

18B

19D

20C

PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Tóm tắt: t = 800’; No = 2 tế bào; Nt = 512 tế bào; n =?; g =? và ghi đúng Nt = No. 2n và g = t: n thì được 0,25 đ

Giải :

a. Trình bày rõ được cách tính n = 8 (0,5đ) và g = 100’ (0,5đ)

b. Sinh vật trong bài toán đang nói đến là vi khuẩn lactic. (”Em có biết” tr.101) 0,25đ

Câu 2:

Yêu cầu:

Hình vẽ đúng, rõ, đẹp: 0,5đ

Mỗi chú thích đúng 0,25 đ

Câu 3

a. VR kí sinh động vật (0,25). Giai đoạn xâm nhập (tr. 119 sgk Sinh học 10CB) (0,5đ)

b. Mầm bệnh Zika: Virut Zika. (0,25đ)

Vật trung gian truyền bệnh Zika: Muỗi Aedes (muỗi vằn) (0,25đ)

c. Biện pháp phòng ngừa bệnh Zika ở địa phương

- Bảo vệ cơ thể khỏi muỗi đốt (mặc quần áo dài tay, màu sáng. Bôi thuốc chống muỗi, mắc màng để ngủ, không đến những vùng có dịch Zika. Khi bị sốt, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà. Tích cực phối hợp địa phương trong việc phun thuốc diệt muỗi.

- Bảo vệ không gian sống của mình: xịt muỗi, phát quang bụi rậm, làm sạch ao tù, nước đọng quanh nhà, thay nước bình hoa, đậy kín vật dụng chứa nước, dùng thiên địch (nuôi cá 7 màu để diệt lăng quăng).

- Quan hệ tình dục có bảo vệ an toàn.

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2015 – 2016)

MÔN SINH 10 – CƠ BẢN

PHẦN TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 632

1B

2D

3C

4D

5B

6A

7C

8D

9C

10A

11B

12D

13B

14C

15C

16D

17C

18B

19C

20D

ĐỀ 864

1C

2B

3A

4A

5D

6C

7C

8B

9B

10C

11A

12A

13B

14C

15C

16A

17C

18B

19C

20B

Câu 1: Tóm tắt: t = 600; No = 4 tế bào; Nt = 256 tế bào; n =?; g =? và ghi đúng Nt = No. 2n và g = t: n thì được 0,25 đ

Giải:

a. Trình bày rõ được cách tính n = 6 (0,5đ) và g = 100’ (0,5đ)

b. Sinh vật trong bài toán đang nói đến là vi khuẩn lactic. (”Em có biết” tr.101) 0,25đ

Câu 2:

Yêu cầu:

Hình vẽ đúng, rõ, đẹp: 0,5đ

Mỗi chú thích đúng 0,25 đ

Câu 3

a/. VR kí sinh động vật (0,25). Giai đoạn xâm nhập (tr. 119 sgk Sinh học 10CB) (0,5đ)

b/. Mầm bệnh Zika: Virut Zika. (0,25đ)

Vật trung gian truyền bệnh Zika: Muỗi Aedes (muỗi vằn) (0,25đ)

c/. Biện pháp phòng ngừa bệnh Zika ở địa phương

- Bảo vệ cơ thể khỏi muỗi đốt (mặc quần áo dài tay, màu sáng. Bôi thuốc chống muỗi, mắc màng để ngủ, không đến những vùng có dịch Zika. Khi bị sốt, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà. Tích cực phối hợp địa phương trong việc phun thuốc diệt muỗi

- Bảo vệ không gian sống của mình: xịt muỗi, phát quang bụi rậm, làm sạch ao tù, nước đọng quanh nhà, thay nước bình hoa, đậy kín vật dụng chứa nước, dùng thiên địch (nuôi cá 7 màu để diệt lăng quăng)

- Quan hệ tình dục có bảo vệ an toàn

15