Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Hướng dẫn chấm đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (Chuyên Lê Thánh Tông - Quảng Nam, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 18:24:14 | Được cập nhật: 16 giờ trước (16:25:24) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 535 | Lượt Download: 7 | File size: 0.61727 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XII, NĂM 2019

VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG
BẰNG BẮC BỘ

MÔN SINH HỌC - KHỐI 10

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu

Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề này có 10 câu; gồm 02 trang)

Thành phần kiến thức

Số
điểm

1. Thành Hãy giải thích tại sao ADN lại được chọn để thực hiện chức năng lưu 2,0
phần
giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền ở hầu hết sinh vật chứ
hóa học
không phải là ARN?
tế bào
Hướng dẫn chấm:
Vì ADN có các đặc điểm sau:
- ADN được cấu tạo từ 2 mạch, còn ARN được cấu tạo từ một mạch (0.25)
- ADN thường có dạng chuỗi kép phức tạp, ổn định còn ARN có cấu trúc
xoắn đơn giản hơn nhiều(0.25)
- ADN có một số lượng lớn liên kết hiđrô nên dù chuyển động nhiệt có phá
vỡ các liên kết nằm 2 đầu của phân tử, hai mạch đơn vẫn được gắn với nhau
bởi các liên kết ở vùng giữa(0.25)
- Chỉ trong trường hợp những điều kiện rất khắc nghiệt (nhiệt độ cao hơn
hẳn nhiệt độ sinh lý) mới có sự phá vỡ đồng thời quá nhiều liên kết hiđrô
khiến phân tử không còn giữ được cấu hình ban đầu, phân tử bị biến tính.
Còn ARN có ít liên kết hiđrô (nhiều nhất rARN chỉ có 70%) nên kém bền
hơn ADN. (0.25)
- ADN mang điện tích âm thường gắn kết với các prôtein mang điện tích
dương (H1, H2A, H3B, H4) nên được bảo vệ tốt hơn ARN không được bảo
vệ(0.5)
- ADN được bảo quản trong nhân, ở đó thường không có enzim phân hủy
chúng, trong khi đó ARN thường tồn tại ở ngoài nhân - nơi có nhiều enzym

phân hủy axit nuclêic. (0.5)
2. Cấu
trúc tế
bào

Thành phần hóa học của màng sinh chất giúp màng tế bào thực hiện
được chức năng: dung hợp màng; truyền thông tin vào trong tế bào? Giải
thích?
Hướng dẫn chấm
* Dung hợp màng:
- Phospholipit: có tính phân cực, tạo thành lớp kép (các đuôi kị nước luôn
quay vào nhau, đầu ưa nước quay ra ngoài). Tính kị nước của lớp kép
phospholipit làm màng luôn có xu hướng khép thành túi kín. (0.25)
+ Khi một phần màng tách ra (nhập bào) thì phần còn lại tự động khép thành
màng kín, còn phần tách ra hình thành túi tiết kín. (0.25)
+ Khi một túi tiết đến tiếp xúc với màng sinh chất (xuất bào) thì 2 màng dễ
dàng hòa nhập thành một. (0.25)

2,0

- Protein thụ thể: tiếp nhận thông tin từ môi trường ngoài (liên kết với ligand
– chất gắn) hoặc từ môi trường trong (protein tương thích trên màng túi tiết),
khởi động quá trình biến dạng màng. (0.25)
* Truyền tin vào trong tế bào: protein xuyên màng(0.25)
- Gắn với các vi sợi, khung xương tế bào ở mặt trong, gắn với các phân tử
của khối chất nền ngoại bào ở mặt ngoài màng. (0.25)
- Protein xuyên màng (ví dụ integrin) có thể thay đổi hình dạng khi gắn với
một phân tử chất nền ngoại bào cụ thể hoặc một phân tử tín hiệu từ môi
trường (ligand). Hình dạng mới có thể làm cho phần bên trong của protein
gắn kết với protein thứ hai, loại protein tế bào chất có thể truyền thông tin
vào bên trong tế bào. (0.5)
3.
Chuyển
hóa vật
chất và
năng
lượng

a. Nêu các bằng chứng lý thuyết chứng tỏ ôxy sinh ra trong quá trình 2,0
quang hợp có nguồn gốc từ nước.
b. Chứng minh hô hấp sáng làm giảm khoảng 50% năng suất quang hợp
Hưỡng dẫn chấm:
a. - Phản ứng quang phân ly nước: 2H2O → 4H+ + 4 e + O2 (0.5)
- Ở vi khuẩn quang hợp, quá trình quang hợp không sử dụng nguyên liệu là

trong tế
bào
(Đồng
hóa)

H2O thì không tạo ra O2: H2S + CO2 → CH2O + S + H2O(0.5)
b. - Khi không có hô hấp sáng, theo chu trình Canvin
CO2 + RuBP (C5) → 2C3 (→ Tổng hợp chất hữu cơ) (0.5)
- Khi có hô hấp sáng: O 2 + RuBP(C5) → 1C3 (→Tổng hợp chất HC) + 1C 2
(→HH sáng ) → Hô hấp sáng làm giảm khoảng 50% năng suất quang hợp.
(0.5)

4.
Chuyển
hóa vật
chất và
năng
lượng
trong tế
bào (Dị
hóa)

Tại sao quá trình hô hấp ở sinh vật nhân sơ giải phóng ra 38 ATP nhưng
ở sinh vật nhân thực tạo ra 36-38ATP?
Hướng dẫn chấm:
* Quá trình hô hấp ở sinh vật nhân sơ giải phóng ra 38 ATP nhưng ở sinh
vật nhân thực tạo ra 36- 38ATP vì ở sinh vật nhân thực:
+ Trong quá trình hô hấp hiếu khí, các sản phẩm trung gian tạo ra trong quá
trình đường phân, oxy hóa pyruvate, chu trình Crebs không nhất thiết phải
đi hết tất cả con đường hô hấp hiếu khí, nó có thể rẽ nhánh sang một quá
trình chuyển hóa khác, do vậy không thể tính được số ATP tuyệt đối tạo ra
từ một phân tử glucose hô hấp…….. (0.5)
+ Quá trình phosphoryl hóa ADP để tạo thành ATP không liên kết trực tiếp
với các phản ứng sinh hóa có trong quá trình phân giải đường, do vậy có 2,0
một hệ số sai lệch nhất định giữa năng lượng giải phóng và số lượng ATP
tạo ra, đồng thời số proton tạo ra bởi thủy phân NADH và FADH2 cũng
không là một số nguyên……………………. (0.5)
+ NADH được tạo ra trong tế bào chất ở đường phân không được vận
chuyển vào trong ty thể để cùng với NADH tạo ra bởi chu trình Crebs tham
gia vào ETC mà nó phải thông qua quá trình chuyển electron đổi qua màng
ty thể. Sự chuyển đổi này có thể khiến 1NADH tế bào chất thành 1NADH ty
thể hoặc 1FADH2 ty thể, nên không thể biết chính xác số phân tử lực khử đi
vào ty thể………. (0.5)

5.
Truyền
tin tế
bào +
Phương
án thực

+ Sự vận chuyển electron trên chuỗi ETC không cung cấp toàn bộ lực PMF
cho quá trình phosphoryl hóa tại ATP synthase mà có thể nó cung cấp cho
các quá trình khác. (0.5)
a. Một chất truyền tin thứ hai dùng phổ biến trong tế bào gây nên các 2,0
đáp ứng như co cơ, dẫn truyền thần kinh, phân chia tế bào… Hãy cho
biết đó là chất nào? Cho biết các giai đoạn của quá trình truyền tin theo
cách này?
b. Hãy thiết kế thí nghiệm để kiểm chứng nhận định của bạn về chất

hành

truyền tin đó?
Hướng dẫn chấm:
a. Chất truyền tin thứ 2 đó là ion Ca2+ (0.25)
* Các giai đoạn của quá trình truyền tin:
- Phân tử tín hiệu liên kết vào thụ thể kết cặp G- protein làm hoạt hóa Gprotein. G-prtein được hoạt hóa liên kết với photpholipaza C(0.25)
- Photpholipaza C được hoạt hóa cắt PIP2 thành:
+ DAG hoạt động như chất truyền tin thứ 2 ở con đường khác. (0.25)
+ IP3 đi đến liên kết kết với kênh ion Ca2+ dẫn đến mở kênh(0.25)
- Ion Ca2+ từ luới nội chất theo gradient đi vào bào tương hoạt hóa protein
tiếp theo từ đó gây các đáp ứng của tế bào(0.25)
b.Thiết kế thí nghiệm:
- Tách 2 mô cơ đùi ếch để trong dung dịch sinh lí
- Bổ sung vào 2 mô cơ phân tử tín hiệu đáp ứng co cơ và bổ sung thêm chất
ức chế hoạt tính enzim photpholipaza C ở mô cơ 1(0.25)
- Sau đó thấy kết quả
+ Mô cơ 1: không có đáp ứng co cơ và nồng độ ion Ca2+ bào tương không
thay đổi (0.25)
+ Mô cơ 2: đáp ứng co cơ và nồng độ ion Ca2+ bào tương tăng. (0.25)

6. Phân
bào
(Không
thi bài
tập
nguyên
phân,
giảm
phân,
hiệu suất
thụ tinh)

Những năm 1970, các nhà khoa học ở Trường Đại học Colorado đã làm 2,0
thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở
pha S, thấy nhân của tế bào ở pha G1 bước ngay vào pha S.
- Thí nghiệm 2: Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở
pha M, thấy tế bào đang ở pha G1 bước ngay vào pha M.
Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này? Giải thích kết quả ?
Hướng dẫn chấm:
- Trong 2 thí nghiệm, khi cho dung hợp tế bào ở G1 với tế bào ở S thấy cả 2
đều ở pha S, dung hợp tế bào ở pha G1 với tế bào ở M thấy cả 2 đều ở M.

Điều đó chứng tỏ, việc chuyển tiếp giữa các giai đoạn của quá trình phân
bào không phụ thuộc vào trạng thái của NST mà phụ thuộc vào các chất xúc
tác có trong tế bào chất. (0.5)
- Các chất có trong tế bào chất xúc tác quá trình chuyển tiếp giữa các giai
đoạn của quá trình phân bào là các Cyclin và các enzim Kinaza phụ thuộc
Cyclin (Cdk). (0.5)
- Trong chu kì tế bào, có 3 điểm chốt để điều khiển quá trình phân bào.
Những tế bào nào không qua được điểm chốt sẽ bị dừng lại. Muốn đi qua
mỗi điểm chốt, trong tế bào chất của tế bào cần sự có xúc tác của Cdk tương
ứng. Nhưng Cdk thường là bất hoạt khi ko được liên kết với Cyclin nên
trong tế bào chất cần có các phức hợp Cdk-Cyclin tương ứng. (0.5)
- Khi dung hợp tế bào ở G1 với S, trong tế bào chất của S đã có phức hợp
Cdk-Cyclin tương ứng cho việc vượt qua điểm chốt cuối G1 để vào S nên tế
bào ở G1 vào pha S. (0.25)
- Khi dung hợp tế bào ở G1 với M, trong tế bào chất của M đã có phức hợp
Cdk-Cyclin tương ứng cho việc vượt qua điểm chốt đầu M để vào M nên tế
bào ở G1 vào pha M. (0.25)
7. Cấu
trúc,
chuyển
hóa vật
chất của
VSV

Xạ khuẩn có những đặc điểm gì ? Tại sao người ta dễ nhầm xạ khuẩn và 2,0
nấm mốc. Phân biệt chúng trên môi trường nuôi cấy như thế nào
Hướng dẫn chấm:
- Xạ khuẩn là VK G+, sống hiếu khí, hoại sinh, phần lớn không gây bệnh.
- Cấu tạo dạng sợi (khuẩn ty), đơn bào(0.25)
- Khuẩn lạc của chúng có hình phóng xạ từ tâm, có nhiều màu sắc: vàng,
nâu, xám, trắng,đỏ... (0.25)
- Sinh sản bằng bào tử được hình thành trên đỉnh sợi khí sinh bằng cách đứt
đoạn, đặc biệt bào tử còn có gai hoặc có lông. (0.25)
- Xạ khuẩn là Nhóm VK sinh được nhiều loại kháng sinh nhất( 80% kháng
sinh hiện nay) (0.25)
* Dễ nhầm xạ khuẩn với nẫm mốc là do cơ thể xạ khuẩn có cấu tạo dạng sợi
(khuẩn ty) giống như sợi nấm. (0.5)

* Phân biệt xạ khuẩn trên môi trường nuôi cấy dựa trên hình dạng của khuẩn
lạc và màu sắc khuẩn lạc: khuẩn lạc của chúng có hình phóng xạ từ tâm, có
nhiều màu sắc: vàng, nâu, xám, trắng,đỏ... (Nấm mốc: khuẩn lạc không có
hình phóng xạ) (0.5)
8. Sinh
trưởng,
sinh sản
của VSV

9. Virut

Cho dòng vi khuẩn lắc tíc đồng hình vào bình A, dòng vi khuẩn lắc tíc dị
hình vào bình B (bình A, B đều chứa dung dịch Glucôzơ).
a. Nhận xét kết quả ở 2 bình trên.
b. Khi ứng dụng lên men lactic trong muối dưa rau quả, một học sinh
nhận xét như sau:
- Vi khuẩn lactic phá vỡ tế bào làm cho rau quả tóp lại
- Các loại rau quả đều có thể muối dưa
- Muối dưa càng để lâu càng ngon
- Muối rau quả phải cho một lượng muối để diệt vi khuẩn lên men thối
(lượng muối từ 4-6% khối lượng khô của rau)
Nhận xét trên đúng hay sai? Hãy giải thích?
Hướng dẫn chấm:
- Bình A có quá trình lên men lactic đồng hình là quá trình lên men đơn
giản, chỉ tạo thành axit lactic, không có CO2. (0.5)
- Bình B có quá trình lên men lactic dị hình là quá trình lên men phức tạp, 2,0
ngoài tạo ra axit lactic còn có rượu etylic, axit axetic, CO2. (0.5)
Giải thích
- Sai: VK lactic không phá hoại tế bào và chất nguyên sinh của rau quả mà
có tác dụng chuyển glucôzơ ở dung dịch muối rau quả thành axit lactic
(0.25)
- Sai: Các loại rau quả dùng để lên men lactic phải có một lượng đường tối
thiểu để sau khi muối có thể hình thành một lượng axit lactic 1-2% (độ
pH=4-4.5%) (0.25)
- Sai: Khi để lâu dưa quá chua vi khuẩn lactic cũng bị ức chế. Nấm men,
nấm sợi phát triển làm giảm chua -> vi khuẩn thối phát triển làm hỏng dưa.
(0.25)
- Sai: Muối có tác dụng tạo áp suất thẩm thấu, rút lượng nước và đường
trong rau quả ra dung dịch cho vi khuẩn lactic sử dụng, đồng thời ức chế sự
phát triển của vi khuẩn lên men thối. (0.25)
Vật chất di truyền của virut là axit nucleic hay protein? Franken và 2,0
Conrat đã làm thế nào để xác định được vật chất di truyền của virut?
Hướng dẫn chấm:

Vật chất di truyền của virut là axit
nucleic. (0.55)
- Thí nghiệm của Franken và
Conrat:
+ Chọn 2 chủng virut A và B đều
có khả năng gây bệnh khảm thuốc
lá, nhưng khác nhau ở các vết tổn
thương trên lá. (0.5)
+ Tách lõi ARN ra khỏi vỏ protein
của hai chủng virut A và B. (0.25)
+ Lấy axit nucleic của chủng A trộn với protein của chủng B →virut lai.
(0.25)
+ Cho nhiễm chủng virut lai vào cây → cây bị bệnh. (0.25)
+ Phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ được chủng virut A. (0.25)
10. Bệnh Thế nào là kháng nguyên, kháng thể? Cơ chế tác dụng của kháng thể? 2,0
truyền Phản ứng kháng nguyên – kháng thể ảnh hưởng như thế nào đến kỹ
nhiễm, thuật ghép mô, cơ quan. Người ta làm gì để giảm thiểu những ảnh hưởng
miễn
đó trong quá trình cấy ghép?
dịch
Hướng dẫn chấm:
- Kháng nguyên, kháng thể:
+ Kháng nguyên là loại hợp chất lạ có khả năng gây ra trong cơ thể sự trả
lời miễn dịch. Các hợp chất này có thể là protein, độc tố thực vật, động vật,
các enzim, một số polisaccarit…(0.25)
+ Kháng thể là những protein được tổng hợp nhờ các tế bào limphô.
Chúng tồn tại tự do trong dịch thể hoặc dưới dạng phân tử nằm trong màng
tế bào chất của tế bào limphô. (0.25)
- Cơ chế tác động của kháng thể:
+ Trung hoà độc tố do lắng kết. (0.25)
+ Dính kết các vi khuẩn hay các tế bào khác. (0.25)
+ Làm tan các vi khuẩn khi có mặt của chúng trong huyết thanh bình
thường. (0.25)
+ Dẫn dụ và giao nộp các vi khuẩn cho quá trình thực bào. (0.25)

- Phản ứng kháng nguyên – kháng thể ảnh hưởng đến quá trình cấy ghép
mô, cơ quan: (0.25)
Việc cấy ghép mô, cơ quan khó thực vì các cơ quan ghép (tim, thận,
gan, da…) chứa nhiều kháng nguyên hơn cả huyết tương và trên hồng cầu
nên chúng thường bị hệ thống miễn dịch của cơ thể đào thải.
- Biện pháp khắc phục là chọn mô, cơ quan ghép phù hợp để hạn chế phản
ứng kháng nguyên – kháng thể: (0.25)
+ Các mô trong cùng cơ thể.
+ Sử dụng mô ghép giữa những người cùng huyết thống, nhất là những
người sinh đôi cùng trứng.
+ Đối chiếu kháng nguyên của cơ thể người cho và người nhận.
+ Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
Tổng

20,0