Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

HDC đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2017-2018 (Chuyên Hạ Long - Quảng Ninh, đề đề xuất) (Có hướng dẫn chấm)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 20:34:29 | Được cập nhật: 9 giờ trước (7:08:10) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 613 | Lượt Download: 15 | File size: 0.079003 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊNVÙNG
DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Trường THPT chuyên Hạ Long
Quảng Ninh

HƯỚNG DẪN CHẤM
CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XI
MÔN SINH HỌC - KHỐI 10
Ngày thi: 18/04/2018
Hướng dẫn này có 10 câu; gồm 03 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ XUÂT
Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

Nêu các chức năng của prôtêin trong tế bào và cơ thể. Cho ví dụ
2,0 điểm với mỗi chức năng.
Chức năng
Ví dụ
Xúc tác các phản ứng sinh hóa

Enzim amilaza thủy phân tinh

trong tế bào

bột thành đường mantozow.

Cấu trúc tế bào và cơ thể

Conlagen tạo khung sợi trong
mô liên kết.

Dự trữ axit amin

Ovalbumin trong trứng gia cầm

Vận chuyển các chất

Hêmôglôbuin trong hồng cầu

Điều hòa các hoạt động của cơ

Insulin do tuyến tụy tiết ra giúp

thể (hooc môn)

điều hòa đường huyết

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

Đáp ứng của tế bào với các kích Thụ thể kết cặp Gprôtêin tương
thích hóa học.

tác với hooc môn epinephrin

Vận động

Actin và myosin giúp cơ co

Bảo về cơ thể

Kháng thể γglobumin chống lại
sự xâm nhập của vsv gây bệnh

0,25
0,25
0,25

Câu 2

a. Vì sao tế bào bình thường không thể gia tăng mãi về kích
thước? Trong điều kiện nào thì chọn lọc tự nhiên có thể làm cho
2,0 điểm
sinh vật đơn bào gia tăng kích thước?
b. Nêu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất. Cho một ví dụ
về một loại tế bào ở người có lưới nội chất hạt phát triển; một
1

loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển. Giải thích chức năng
của mỗi loại tế bào này?
Trả lời
a.
-Tế bào không thể gia tăng mãi về kích thước vì khi có kích thước
lớn thì tỉ lệ S/V sẽ giảm làm giảm tốc độ trao đổi chất của tế bào với
môi trường.
- Khi tế bào có kích thước quá lớn thì sự khuếch tán của các chất tới
các nơi bên trong tế bào cũng cần nhiều thời gian hơn.
- Khi tế bào có kích thước lớn thì đáp ứng của tế bào với các tín
hiệu từ bên ngoài cũng sẽ chậm hơn vì tế bào thu nhận và đáp ứng
lại các tín hiệu từ môi trường chủ yếu dựa trên con đường truyền tin
hoá học.
- Trong điều kiện sinh vật đơn bào này sống chung với những loài

0,25
0,25
0,25

0,25

sinh vật đơn bào ăn thịt chúng thì những tế bào nào có kích thước
lớn hơn sẽ ít bị ăn thịt hơn
b
- Chức năng chính của lưới nội chất hạt là tổng hợp các loại prôtêin
dùng để tiết ra ngoài tế bào hoặc prôtêin của màng tế bào cũng như
prôtêin của các lizôxôm.
- Chức năng của lưới nội chất trơn: Chứa các enzim tham gia vào
quá trình tổng hợp lipit, chuyển hoá đường và giải độc.
- Tế bào bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển vì chúng có chức
năng tổng hợp và tiết ra các kháng thể.
- Tế bào gan có lưới nội chất trơn phát triển vì gan có chức năng
giải độc.
Câu 3
a. Hãy cho biết những điểm giống nhau về quá trình tổng hợp
2,0 điểm ATP theo cơ chế hóa thẩm, diễn ra ở màng sinh chất của vi
khuẩn hiếu khí, màng trong ti thể và màng tilacoit của lục lạp?
Ý nghĩa của những điểm giống nhau đó?
b. Hãy cho biết nhận định sau đây đúng? Nhận định nào sau
đây sai? Nếu sai hãy giải thích.
I. Trong hô hấp tế bào, chu trình Krebs xảy ra trong chất nền
của ti thể.
II. Trong điều kiện có ôxi hay không có ôxi thì quá trình đường

0,25
0,25
0,25
0,25

2

phân vẫn xảy ra.
III. Tất cả các prôtêin tham gia vào chuỗi chuyền êlectron ở
màng trong ti thể đều do gen trong ti thể quy định và được tổng
hợp bởi ribôxôm của ti thể.
IV. Một số enzim của chuỗi chuyền êlectron do gen trong ti thể
qu định, các phân tử mARN phiên mã từ các gen này được
chuyển ra tế bào chất để dịch mã.
Trả lời
a. Những điểm giống nhau:
+ Sử dụng một chuỗi vận chuyển electron mang năng lượng cao, kết
cặp với vận chuyển prôton (H+) vào xoang màng tạo nên građien
nồng độ prôton( H+).
+ Sự vận động của H+ xuôi chiều građien qua ATP – synthase thúc
đẩy cho quá trình tổng hợp ATP từ ADP và phôt phát vô cơ.
+ Phức hệ ATP – synthase (F0F1) có phần F0 gắn trên màng, còn
phần F1 thực hiện phản ứng xúc tác tổng hợp ATP luôn hướng vào
chất nền (ti thể, lục lạp) hoặc tế bào chất vi khuẩn.
- Ý nghĩa: Những điểm giống nhau trên là một bằng chứng ủng hộ
cho giả thuyết ‘nội cộng sinh’ về nguồn gốc của ti thể và lục lạp
trong tế bào nhân thực.
b.
I. Sai. Vì đối với vi sinh vật, chu trình Krebs xảy ra trong tế bào
chất.
II. Đúng.
III. Sai. Vì phần lớn prôtêin cấu tạo chuỗi chuyền e của ti thể do gen
trong nhân tế bào qui định và tổng hợp bởi các ribôxôm sau đó vận
chuyển vào ti thể.
IV. Sai. Vì các prôtêin enzim này do ribôxôm của ti thể tổng hợp
Câu 4
a. Phương trình nào sau đây phản ánh đúng bản chất của quá
2,0 điểm trình quang hợp ở thực vật? Viết phương trình tổng quát của
pha sáng và pha tối của quang hợp ? Nếu sử dụng CO 2 có 18O
làm nguyên liệu cho quang hợp thì 18O sẽ xuất hiện trong sản
phẩm nào của quang hợp?
Phương trình 1: 6CO2 + 6H2O + quang năng → C6H12O6 + 6O2.
Phương trình 2: 6CO2 + 12H2O + quang năng → C 6H12O6 +
6H2O + 6O2.
b. Phân biệt chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh

0,25

0,5
0,25
0,25
0.25
0,25
0,25

3

tranh của một enzim? Nếu chỉ có chất ức chế và cơ chất cùng
với các dụng cụ để xác định hoạt tính của enzim thì làm thế nào
có thể phân biệt được hai loại chất ức chế nêu trên?
Trả lời
a.
- Phương trình 2.
- Phương trình pha sáng:
12H2O + 12NADP + 18ADP + 18Pvc → 12NADPH + 18ATP +
6O2
- Phương trình pha tối:
6CO2 + 12NADPH + 18ATP → C6H12O6 + 6H2O + 12NADP +
18ADP + 18Pvc.
- Tìm thấy O18 trong sản phẩm tạo ra là: C6H12O6 và H2O. Vì CO2
tham gia vào quang hợp trong pha tối.
b
Ti
u chí
Đối tượng

Kiểu tác động

Chất ức chế cạnh
tranh
Là chất có cấu hình
phân tử giống với cơ
chất của enzim
Liên kết vào trung tâm
hoạt động của enzim, l
m mất vị trí liên kết với
cơ chất

Chất ức chế không
cạnh tranh
Các chất có cấu hình
phân tử khác với cơ
chất của en zim, như
các nhóm (gốc)
mang điện, ion.
Không liên kết vào
vùng trung tâm hoạt
động của enzim, làm
biến đổi cấu hình
trung tâm hoạt động
của enzim.
Không

Chịu ảnh hưởng Có
bởi nồng độ cơ
chất
Có thể phân biệt được hai loại chất ức chế bằng cách:
Cho một lượng enzim nhất định cùng với cơ chất và chất ức chế
vào một ống nghiệm, sau đó tăng dần lượng cơ chất thêm vào ống
nghiệm, nếu tốc độ phản ứng gia tăng thì chất ức chế đó là chất ức
chế cạnh tranh.

0.25
0.25
0.25
0.25

0.25

0.25

0.25

0.25
4

Câu 5

a. Nêu những điểm khác nhau về cấu trúc và hoạt động của thụ
2,0 điểm thể kết cặp G-prôtêin và thụ thể kinase-tyrôsin.
b. Thực hành:
* Thí nghiệm 1:
- Cho 5ml dung dịch hồ tinh bột (loãng) vào ống nghiệm, tiếp
tục nhỏ 5 giọt thuốc thử iot vào ống nghiệm này, lắc nhẹ. Hơ
ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Nêu hiện tượng xảy ra và
giải thích.
* Thí nghiệm 2:
- Cho 5ml dung dịch hồ tinh bột (loãng) vào ống nghiệm 1, đun
sôi 10 phút trên ngọn lửa đèn cồn, chờ cho nguội, nhỏ 5 giọt
phêlinh vào ống nghiệm 1. Nêu hiện tượng và giải thích.
- Cho 5ml dung dịch hồ tinh bột (loãng) vào ống nghiệm 2, cho
thêm 10 giọt HCl sau đó đun sôi 10 phút trên ngọn lửa đèn cồn,
chờ cho nguội, nhỏ 5 giọt phêlinh vào ống nghiệm này. Nêu hiện
tượng và giải thích.
Trả lời
a.
Thụ thể kết cặp G-protein Thụ thể kinase-tyrosine
*. Cấu trúc

- Gồm 7 chuỗi xoắn α
xuyên màng sinh chất
- Có sự liên kết với Gprotein.

* Hoạt
động

- Khi phân tử tín hiệu gắn
vào thụ thể sẽ không xảy
ra photphoryl hóa thụ thể.
- Có sự tham gia của
cAMP.

- Gồm 2 chuỗi xoắn α
xuyên màng sinh chất
- Không có liên kết với
G-protein.
- Khi phân tử tín hiệu
gắn vào thụ thể sẽ xảy
ra photphoryl hóa đuôi
tyrosin của thụ thể.
- Không có sự tham gia

0,25
0,25
0,25
0,25

của cAMP.
b. Thực hành
5

* Thí nghiệm 1:
- Hiện tượng: Dung dịch trong ống nghiệm có màu xanh tím.
- Giải thích: Tinh bột chứa 2 thành phần là amylozơ và
amylopectin. Amylozơ có cấu trúc xoắn lò xo, khi nhỏ dung dịch iot
vào, iot bị giữ trong các vòng xoắn bằng các liên kết hidro nên dung
dịch co màu xanh.
* Thí nghiệm 2:
- Ống nghiệm 1, không có màu vì tinh bột không có tính khử nên
không phản ứng với phêlinh.
- Ống nghiệm 2, có màu đỏ gạch vì tinh bột trong môi trường HCl
bị phân giải thành đường glucozơ, glucozơ có tính khử nên phản
ứng với pheelinh giải phóng Cu++ làm dung dịch có màu đỏ gạch.
Câu 6
a. Nêu sự khác nhau giữa vi ống thể động và vi ống không thể
2,0 điểm động? Cho biết vai trò của từng loại vi ống trong phân bào?
b. Trong điều trị ung thư bằng hóa trị liệu, người ta sử dụng
chất vinblastine (tách chiết từ cây dừa cạn) để phân giải các vi
ống. Tuy nhiên bệnh nhân khi được điều trị theo phương pháp
này thường xuất hiện các tác dụng phụ như: nôn mửa, rụng tóc,
ảnh hưởng hoạt động của hệ thần kinh. Hãy giải thích nguyên
nhân?
Trả lời
a.
+ Vi ống thể động: vi ống gắn với thể động, một loại prôtêin liên
kết với AND nhiễm sắc thể tại tâm động.
+ Vi ống không thể động: vi ống không gắn với prôtêin thể động
+ Vai trò của prôtêin thể động: giúp cho các nhiễm sắc thể phân li
về các cực của tế bào ở kì sau.
+ Vai trò các vi ống thể không động: chịu trách nhiệm kéo dài tế
bào về hai cực tế bào, chuẩn bị cho quá trình phân chia tế bào chất.
b.
Cơ chế tác động của thuốc là ức chế quá trình tổng hợp vi ống do
vậy sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:
+ Hệ thống lông nhung ruột tổn thương, kém linh động, khả năng
hấp thu và vận động của ruột trở nên kém hơn rất nhiều và dẫn đến
nôn mửa liên tục.

0,25
0,25

0,25
0,25

0.25
0.25
0.25
0.25

0.25

+ Hệ thống vi ống hỗ trợ cho các tế bào vận chuyển protein tiết kéo 0.25
dài sợi tóc bị tổn thương, các cấu trúc nuôi tóc không còn hoạt động
6

nên dẫn đến rụng tóc.
+ Quá trình phân chia tế bào bị ức chế nghiêm trọng do không tổng
hợp được vi ống cho sự vận động của NST và các bào quan, cơ thể 0.25
trở nên gầy đi rất nhiều.
+ Hệ thống vi ống có vai trò nâng đỡ cơ học vô cùng quan trọng
cho các sợi trục của các tế bào neuron, khi các cấu trúc cơ học này
bị tổn thương và không tổng hợp mới sẽ dẫn đến hiện tượng teo dây
thần kinh ngoại biên, ảnh hưởng đến các hoạt động thần kinh.
0.25
Câu 7

a. Cho biết nguồn cacbon, chất nhận êlectron cuối cùng ở vi
khuẩn nitrat hóa (Nitrobacter) và vi khuẩn lên men lactic đồng
2,0 điểm
hình (Streptcoccus lactic).
b. Trong nhuộm Gram, người ta thực hiện các bước lần lượt
như sau:
I. Cố định tiêu bản.
II. Nhuộm bằng tím kết tinh.
III. Xử lí tiêu bản bằng lugol.
IV. Xử lí tiêu bằng cồn hoặc axêtôn.
V. Nhuộm bổ sung bằng thuốc nhuộm phụ màu hồng.
- Trường hợp 1: Một học sinh quên xử lí tiêu bản bằng lugol.
Kết quả nhuộm sẽ như thế nào? Giải thích.
- Trường hợp 2: Một học sinh quên xử lí tiêu bản bằng cồn. Kết
quả nhuộm sẽ như thế nào? Giải thích.
Trả lời
a.
- Vi khhuẩn nitrat hóa:
+ Nguồn cacbon: CO2.
+ Chất nhận êlectron cuối cùng: O2
- Vi khuẩn lactic đồng hình:
+ Nguồn cacbon: glucôzơ.
+ Chất nhận êlectron cuối cùng: axit piruvic.
b.
- Trường hợp 1: + Cả hai trường hợp tiêu bản đều có màu hồng.
+ Giải thích: Xử lí tiêu bản bằng lugol (iot) giúp tạo phức với tím
kết tinh thành dạng bền khó rửa trôi với nước. Do quên không xử lí
lugol nên tím kết tinh bị rửa trôi nên cả hai trường hợp đều bắt màu
thuốc nhuộm phụ màu hồng.
- Trường hợp 2:

0.25
0.25
0.25
0.25

0.25

0.25
7

+ Cả hai trường hợp tiêu bản đều có màu tím kết tinh.
+ Giải thích: Xử lí tiêu bản bằng cồn giúp phá hủy màng ngoài của
VK Gram (-) đồng thời rửa trôi một phần phức thuốc tím kết tinh.
Quên không xử lí cồn nên Vi khuẩn Gram (-) sẽ không bắt màu
thuốc nhuộm phụ màu hồng. Vi khuẩn Gram (+) vẫn giữ nguyên
màu thuốc tím kết tinh
Câu 8
Cho 4 chủng vi khuẩn sau:
2,0 điểm Vibrio cholerae; Bacillus subtilis;
Clostridium sp; E.coli. Mỗi chủng
được nuôi cấy trong 1 ống nghiệm
chứa môi trường bán lỏng. Hãy
cho biết, mỗi ống nghiệm ở hình
bên ứng với mỗi chủng vi khuẩn
nào nói trên? Giải thích.

0.25
0.25

Trả lời
- Ống nghiệm 1: chủng Bacillus subtilis
- Giải thích: Bacillus subtilis là VK hiếu khí bắt buộc nên chỉ mọc ở
bề mặt ống nghiệm nơi có nhiều O2.
- Ống nghiệm 2: chủng Clostridium sp
- Giải thích: Clostridium sp là VK kị khí bắt buộc nên chỉ mọc ở
dưới đáy ống nghiệm nơi đó không có O2.
- Ống nghiệm 3: chủng E.coli
- Giải thích: E.coli là VK hiếu khí tùy nghi bắt nên chúng có thể
mọc ở mọi chỗ trong ống nghiệm.
- Ống nghiệm 4: chủng Vibrio cholerae
- Giải thích: Vibrio cholerae là VK vi hiếu khí nên chúng chỉ có thể
mọc ở gần với bề mặt ống nghiệm là nơi có nồng độ O2 thấp.
Câu 9
a. Vì sao HIV chỉ kí sinh trong tế bào bạch cầu limpho T-CD 4 ở
2,0 điểm người? Cho biết nguồn gốc của lớp vỏ ngoài và vỏ trong của
HIV?
b. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa phage T4 và HIV về cấu tạo và

0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25

8

đặc điểm lây nhiễm vào tế bào chủ?
Trả lời
a.
+ Tương tác giữa virus với tế bào vật chủ là tương tác đặc hiệu giữa
gai vỏ vi rút với thụ quan màng tế bào.
+ Chỉ có limpho T-CD4 mới có thụ quan CD4 màng tương thích
HIV.
+ Vỏ trong: do vật chất di truyền của HIV qui định tổng hợp từ
nguyên liệu và bộ máy sinh tổng hợp protein của tế bào chủ.
+ Vỏ ngoài: có nguồn gốc từ màng sinh chất của tế bào limpho T và
các gai protein do vi rút qui định tổng hợp.
b.
Phagơ T4
Cấu tạo gồm: vỏ protein +
AND.
Không có vỏ ngoài.

0.25
0.25
0.25
0.25

HIV
Cấu tạo gồm: vỏ capsit + ARN.
Có lớp vỏ ngoài, có bản chất
màng sinh chất tế bào chủ.
Hình cầu.

0.25

0.25
Hình thái gồm 3 phần: đầu, đĩa
nền và đuôi.
Khi lây nhiễm tế bào chủ, chỉ
Khi lây nhiễm tế bào chủ đưa cả 0.25
đưa lõi AND vào tế bào chủ,
vỏ capsit và lõi ARN vào tế bào
0.25
còn vỏ capsit để bên ngoài tế
chủ.
bào.
Câu 10 a. Phần lớn các vi khuẩn gây bệnh ở người đều thích ứng tốt với
2,0 điểm điều kiện pH 7,35 – 7,45. Giả sử xuất hiện một chủng vi khuẩn
gây bệnh sinh trưởng tối ưu trong điều kiện pH thấp. Chủng vi
khuẩn này có dễ lây nhiễm cho con người hay không? Giải
thích.
b. Hệ thống miễn dịch ở người có thể đáp ứng bằng hình thức
miễn dịch chủ yếu nào với sự xuất hiện của các tế bào ung thư?
Giải thích.
Trả lời
a.- Vi khuẩn này dễ lây nhiễm và gây bệnh cho con người.

0.25

- Giải thích:
9

+ Dịch bài tiết của da người và dịch vị đều có pH thấp.
+ Vi khuẩn gây bệnh đột biến sinh trưởng tối ưu trong điều kiện pH

0.25
0.25

thấp dễ dàng xâm nhập qua da và dạ dày của người.
+ Trong môi trường pH thích hợp, chúng khu trú và phát triển gây

0.25

bệnh cho da và dạ dày.
b.
- Gây nên cơ chế đáp ứng chủ yễu là miễn dịch tế bào
- Các tế bào ung thư là những tế bào có hệ gen bị biến đổi nên
chúng có những protein lạ không có ở những tế bào bình thường
của cơ thể.
- Các phân tử MHC I của tế bào ung thư trình diện các protein lạ
này lên bề mặt tế bào.
- Các tế bào limpho T gây độc hoạt hóa nhận ra và gắn với các tế
bào ung thư, limpho T gây độc hoạt hóa tiết ra perforin và grazyme
để tiêu diệt tế bào ung thư.

0.25
0.25

0.25
0.25

---------Hết------

10