Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn - Đề số 9

Gửi bởi: Nguyễn Thu Hương 3 tháng 12 2019 lúc 9:01:10 | Được cập nhật: 10 tháng 5 lúc 10:05:12 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 452 | Lượt Download: 0 | File size: 0.180287 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Đề 9 PHẦN I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Kĩ năng đọc là sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư duy được xác lập thành thói quen ứng xử đọc. Các thao tác đó là: 1. Lựa chọn có ý thức đề tài hoặc những vấn đề cần đọc cho bản thân, biết vận dụng thành thạo các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu đọc (tài liệu nghiên cứu, tài liệu phổ thông, tài liệu giải trí…) 2. Biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân, trước hết trong các thư mục và mục lục thư viện, các nguồn tra cứu như: bách khoa thư, từ điển giải nghĩa, các loại sổ tay, cẩm nang… và biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân trong môi trường số (trong các cơ sở dữ liệu, trên internet) 3. Thế hệ được tính hệ thống, tính liên tục trong quá trình lựa chọn tài liệu đọc (đọc từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ các vấn đề đơn giản tới phức tạp). 4. Biết cách tiếp cận tối đa và sâu sắc nội dung tài liệu đọc, kể cả vệ sinh khi đọc tài liệu như cách ngồi, khoảng cách giữa mắt và tài liệu đọc,… 5. Biết vận dụng các biện pháp kĩ thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đã đọc như ghi chép, lập hộp phiếu thư mục, soạn tóm tắt, viết chú giải, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp,… 6. Biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung đã đọc. Mục đích cuối cùng của kĩ năng đọc là đọc có hiệu quả cao nhất, nắm chắc nội dung cốt lõi và biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống của chính người đọc. Ngày nay người ta đặc biệt lưu tâm tới yếu tố thứ 6: biết vận dụng những nội dung đã học vào cuộc sống của mỗi người đọc để có thể cải thiện được chính cuộc sống của họ. Không phải vô cớ mà hàng năm UNESCO trao giải thưởng xóa nạn mù chữ cho những cá nhân, tập thể không chỉ biết đọc biết viết đơn thuần, mà phải biết vận dụng những điều đọc được vào cuộc sống của chính họ, cải thiện được cuộc sống nghèo khổ của người mù chữ. (Trích Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam, Theo http://www.nlv.gov.vn) Câu 1. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 2. Theo anh (chị) thế nào là “kĩ năng đọc”? Câu 3. Theo anh (chị) vì sao người viết lại đưa vào đoạn trích hoạt động của UNESCO: “Hằng năm UNESCO trao giải thưởng xóa nạn mù chữ cho những cá nhân, tập thể không chỉ biết đọc biết viết đơn thuần, mà phải biết vận dụng những điều đọc được vào cuộc sống của chính họ, cải thiện được cuộc sống nghèo khổ của người mù chữ”? Câu 4. Nêu tên một cuốn sách hay mà anh (chị) đã đọc; chỉ ra ít nhất 1 điều mà anh (chị) đã vận dụng được từ việc đọc cuốn sách đó vào cuộc sống của bản thân. PHẦN II. LÀM VĂN Câu 1. Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Ngày nay, người ta đặc biệt lưu tâm tới yếu tố thứ 6: biết vận dụng những nội dung đã học vào cuộc sống của mỗi người đọc để có thể cải thiện được chính cuộc sống của họ. Câu 2. Trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) mâu thuẫn trào phúng được đẩy lên đến đỉnh điểm ở cảnh hạ huyệt. Hãy phân tích một số chi tiết trong cảnh này để làm sáng tỏ điều đó.