Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn - Đề số 8

Gửi bởi: Nguyễn Thu Hương 3 tháng 12 2019 lúc 9:00:44 | Được cập nhật: 14 tháng 5 lúc 17:36:42 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 497 | Lượt Download: 1 | File size: 0.17604 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Đề 8. I. PHẦN I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới Bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lí học Peter Salovey ở Đại học Yale và John Mayer ở Đại học New Hampshire đã đưa ra thuật ngữ Trí thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence, hoặc Emotional Quotient – EQ). Thực tế cho thấy, cảm xúc chỉ đạo trí thông minh có lẽ còn hơn cả logic toán học. Bằng phân tích cấu tạo của bộ não và các xung thần kinh, người ta đã chứng minh được lí trí, mà đại diện là trí thông minh, không ở dạng thuần túy mà được nuôi dưỡng bởi cảm xúc, và chính phần neocortex (phụ trách suy luận trên não) là nhạc trưởng, nó chỉ đạo, phối hợp, kiểm soát các cảm xúc đột ngột và gán cho chúng một ý nghĩa. EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa người. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những “thiên tài đơn độc” (mà trong thời đại hiện nay, tính tập thể trong làm việc hết sức quan trọng). Sau đó, nhà tâm lí học Daniel Goleman xác định cụ thể và có hệ thống hơn trong tác phẩm của ông mang tên Emotional Intelligence. EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp cận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ (Intelligence Quotient – Chỉ số thông minh), mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai. […] Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ, như người ta thường nói “với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất. (Trích EQ, SQ, CQ – những chỉ số của người thành đạt, Dẫn theo http://www.vnexpress.net) Câu 1. Chỉ ra 2 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Theo đoạn trích, EQ thể hiện điều gì trong con người. Câu 3. Cụm từ “chế ngự cảm xúc” trong câu “Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc”, được hiểu là gì? Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm: “Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ” không? Vì sao? II. PHẦN HAI. LÀM VĂN Câu 1. Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất. Câu 2. Có ý kiến cho rằng: Trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Huấn Cao là nhân vật đáng ca ngợi, nhưng nhân vật Quản ngục còn đáng ca ngợi hơn. Quan điểm của anh (chị) về ý kiến trên như thế nào?