Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn đề 29

Gửi bởi: Nguyễn Thu Hương 10 tháng 12 2019 lúc 9:01:34 | Được cập nhật: 3 tháng 5 lúc 2:34:32 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 618 | Lượt Download: 1 | File size: 0.173063 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ 29 PHẦN I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Hiện tượng đố kị trong đời sống đã có từ xưa. Thời Tam quốc có danh tướng Đông Ngô là Chu Du, nổi tiếng thao lược nhưng lại có tính đố kị. Thấy Gia Cát Lượng tài ba, Du đã nhiều lần tìm cách chứng tỏ mình là người tài “đệ nhất thiên hạ”, nhưng lần nào cũng bị thua. Lòng đố kị còn khiến Chu Du tìm kế sách hãm hại Gia Cát Lượng, nhưng lần nào Lượng cũng đoán biết và thoát hiểm. Khi nhận ra tài trí của mình không bằng Gia Cát Lượng, Du đã ngửa mặt lên trời mà than: “Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng!”. Câu nói đó đã bộc lộ chân tướng của người đố kị: không chấp nhận thực tế người khác hơn mình. Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua kém chúng bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học Hi Lạp cổ đại A-ri-xtốt đã nói: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công. Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt đau khổ vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng “ngoài trời còn có trời” (cao hơn), “ngoài núi còn có núi” (cao hơn), mình tài còn có người tài hơn. Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ. (Phỏng theo Băng Sơn, dẫn theo Ngữ văn 11 Nâng cao, tập 2, tr 96 – 97) Câu 1. Đoạn trích sử dụng những thao tác lập luận nào? Câu 2. Theo tác giả, thế nào là đố kị? Câu 3. Tác giả bày tỏ thái độ như thế nào về thói đố kị của con người? Câu 4. Theo anh (chị), cần làm gì để khắc phục thói đố kị trong bản thân mỗi chúng ta? PHẦN II. LÀM VĂN Câu 1. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ với chủ đề: Con người cần phải có lòng cao thượng. Câu 2. Phân tích vẻ đẹp của con sông Đà: vừa hung bạo, dữ dội lại vừa thơ mộng trữ tình qua tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.