Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn đề 21

Gửi bởi: Nguyễn Thu Hương 10 tháng 12 2019 lúc 8:59:36 | Được cập nhật: 29 tháng 4 lúc 9:04:30 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 674 | Lượt Download: 0 | File size: 0.15304 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ 21 PHẦN I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Cô đơn kéo dài có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như rối loạn lo lắng, trầm cảm và lạm dụng thuốc. Đó cũng là yếu tố có nguy cơ gây ung thư với các bệnh tim mạch. Từ lâu mọi người biết rằng những người tách biệt với xã hội có hệ miễn dịch kém hơn so với những người thường xuyên giao tiếp trong xã hội. Trong vài năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cơ chế sinh học lí giải mối liên hệ giữa cảm giác cô đơn và sức khỏe kém. Nhóm người này có mức hormone gây căng thẳng tăng. Dường như những hormone này biến đổi cấu trúc gen trong các tế bào của hệ miễn dịch, cơ quan có chức năng giúp cơ thể chống viêm nhiễm. Điều thú vị là những giao tiếp trực tiếp với người khác có thể giúp giải phóng hormone oxytocin, loại hormone giúp cơ thể có khả năng kháng viêm. Các nhà nghiên cứu Mĩ cho rằng tác động tiêu cực của sự cô đơn đối với sức khỏe con người tương đương với việc hút 15 điếu thuốc lá mỗi ngày hoặc nghiện rượu. Tác hại này cao hơn so với hiện tượng không tập thể dục hoặc béo phì. Các nhà nghiên cứu nhận thấy các mối quan hệ xã hội như bạn bè, gia đình, hàng xóm và đồng nghiệp giúp cải thiện sức khỏe khoảng 50%. Chúng ta cần nhớ rằng sự cô đơn không hoàn toàn giống cảm giác một mình. Vào thập kỉ 70 của thế kỉ trước, nhà tâm lí học Robert Weiss đã nêu ra định nghĩa về sự cô đơn: đó là tình trạng tâm thần lo âu do con người cảm thấy xa lạ hoặc bị người thân xa lánh, thiếu thốn những cảm xúc thân mật trong các mối quan hệ và các hoạt động chung với người khác. (Hoàng Nhật, theo Internet) Câu 1. Mục đích chính của tác giả đoạn trích là gì? Câu 2. Qua đoạn trích, anh (chị) hiểu thế nào là trạng thái cô đơn? Câu 3. Theo anh (chị), những thông tin nào về tác hại của trạng thái cô đơn trong đoạn trích khiến cho người đọc phải “giật mình”? Câu 4. Giả sử anh (chị) có người bạn thường xuyên rơi vào trạng thái cô đơn, anh (chị) sẽ khuyên người bạn đó những gì? PHẦN II. LÀM VĂN Câu 1. Trạng thái cô đơn có phải luôn mang đến những tác hại như đã nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu? Trình bày một quan niệm khác của anh (chị) trong đoạn văn khoảng 200 chữ. Câu 2. Tình huống truyện đặc sắc của tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân).