Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi THPT quốc gia 2018

Gửi bởi: Nguyễn Thu Hương 12 tháng 11 2019 lúc 10:33:47 | Được cập nhật: 17 tháng 5 lúc 3:51:17 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 467 | Lượt Download: 0 | File size: 0.421702 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018 Bài thi: Ngữ Văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích: Hãy thức dậy, đất đai! cho áo em tôi không còn vá vai cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn… xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm rồi thì xin đi xa hơn – đẹp, và giàu, và sung sướng hơn Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non châu báu vô biên dưới thềm lục địa rừng đại ngàn bạc vàng là thế phù sa muôn đời như sữa mẹ sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào? lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao? Lúc này ta làm thơ cho nhau đưa đấy mà chi mấy lời ngọt lạt ta ca hát quá nhiều về tiềm lực tiềm lực còn ngủ yên… Tp. Hồ Chí Minh 1980 – 1982 1 ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM 2019 (Trích “Đánh thức tiềm lực”, Ánh trăng – Cát trắng – Mẹ và em, Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2015, tr 289-290) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước? Câu 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích. Câu 4. Theo anh/chị, quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ sau: “ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/ tiềm lực còn ngủ yên” có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay. Câu 2. (5 điểm) Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu). Từ đó, anh/chị hãy liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả. -------------Hết-----------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm 2 ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM 2019 GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI THPTQG NĂM 2018 Môn: Ngữ văn _ Thực hiện: Ban chuyên môn hoc24.vn _ I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do. Câu 2: Trong đoạn trích, những yếu tố thuộc tiềm lực tự nhiên của đất nước được tác giả nhắc đến gồm: đất đai, khoáng sản, châu báu, rừng, phù sa, sông, bể. Câu 3: - Câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn trích là: “còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào? - lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?”. Chữ “giàu” thứ nhất là giàu tài nguyên; chữ “giàu thứ hai” được hiểu là nhân dân, đất nước còn nghèo khổ, thiếu thốn. - Tác dụng của câu hỏi tu từ: + Nhắc nhở mỗi người tự có ý thức trong việc sử dụng, khai thác tiềm lực tự nhiên của đất nước để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp. + Than thở, tiếc nuối về hiện thực đất nước nhiều tài nguyên nhưng khai thác không hợp lí, người dân không được sống, hưởng ấm no hạnh phúc từ tài nguyên giàu có của đất nước mà vẫn nghèo đói. Câu 4: - Quan điểm của tác giả trong hai câu thơ “ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/ tiềm lực còn ngủ yên” vẫn phù hợp với thực tiễn đất nước ngày nay. - Vì: + Tài nguyên thiên nhiên của đất nước vẫn chưa được khai thác hết. + Tiềm lực về con người chưa được sử dụng hợp lí, chưa phát huy hết sự sáng tạo, khả năng làm việc, cống hiến của con người. 3 ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM 2019 II. LÀM VĂN Câu 1: * Yêu cầu về hình thức - Đoạn văn khoảng 200 chữ. - Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. * Yêu cầu về nội dung: Bài làm của học sinh đảm bảo những ý chính sau: 1. Giải thích: - Sứ mệnh là vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng. - Tiềm lực đất nước là những sức mạnh vốn có, tiềm tàng của đất nước về cả nhân lực và vật lực như tài nguyên thiên nhiên, sức mạnh trí tuệ con người. Tiềm lực đất nước còn là những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước được xây dựng và phát triển suốt chiều dài lịch sử. - Đánh thức tiềm lực đất nước là khơi dậy, vận dụng có hiệu quả, sáng tạo những tiềm lực ấy. => Sứ mệnh đánh thức tiềm lực là nhiệm vụ quan trọng của mỗi người về việc khơi dậy, phát huy những sức mạnh của dân tộc về môi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội của đất nước. 2. Vì sao phải đánh thức tiềm lực đất nước? - Vì nguồn tài nguyên của đất nước giàu có, chưa được khai thác hết hoặc được khai thác nhưng không hợp lí. - Vì tài nguyên con người là tài nguyên vốn quý nhất nhưng chưa được sử dụng có hiệu quả. 3. Sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của cá nhân trong thực tiễn ngày nay - Ý thức về tiềm lực vô tận của đất nước để sử dụng một cách hiệu quả. - Giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước. 4 ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM 2019 - Tự phát triển năng lực bản thân, nâng cao trình độ của chính mình để đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. (Có dẫn chứng cụ thể) - Học sinh trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân, có thể làm theo hướng sau: + Nhìn nhận đúng về tiềm lực của đất nước, con người Việt Nam hiện nay. Thuận lợi: Về tự nhiên - thiên nhiên đất nước có nhiều tài nguyên đất đai, biển, khoáng sản. Kinh tế - xã hội đang trong thời kì hội nhập, đất nước công nghiệp hóa hiện đại hóa. Khó khăn: Nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xảy ra nhiều thiên tai, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn trong thời buổi hội nhập... + Ý thức sứ mệnh, nhiệm vụ cụ thể của mỗi cá nhân trong tư cách người công dân của đất nước: Trong môi trường tự nhiên: đấu tranh bảo vệ tự nhiên, giữ gìn môi trường lành mạnh, trong sạch… Trong môi trường văn hóa – xã hội: con người cần sống tốt, sống đẹp, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, hòa nhập nhưng không hòa tan, không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc… 4. Phản đề - Đất nước có nhiều tiềm lực nhưng nếu không biết khai thác, khơi dậy những tiềm lực ấy thì đất nước vẫn mãi lạc hậu, tiềm lực vẫn “ngủ yên”. - Bản thân mỗi công dân phải có sứ mệnh đánh thức tiềm lực của đất nước và của chính mình nhưng vẫn còn không ít người sống không có lí tưởng, sống ích kỉ, làm chậm sự phát triển của đất nước. 5. Bài học hành động và liên hệ bản thân - Là thế hệ tương lai của đất nước, em đã và đang làm gì để đánh thức tiềm lực của đất nước. Câu 2: 5 ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM 2019 1. Giới thiệu chung * Tác giả - Quê quán: huyện Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ An. - Gia nhập quân đội năm 20 tuổi. - Từ năm 32 tuổi, tác giả chuyển sang hoạt động văn nghệ và chính thức trở thành nhà văn quân đôi. * Sự nghiệp sáng tác: - Vị trí: Là cây bút đi tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. - Phong cách nghệ thuật: + Trước 1975: Là cây bút sử thi có khuynh hướng trữ tình lãng mạn. + Sau 1975 (đầu những năm 1980): Chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. -> Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. 2. Phân tích vấn đề 2.1. So sánh sự đối lập với hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và hình ảnh bạo lực trên thuyền * Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa gắn liền với phát hiện thứ nhất - về cái tuyệt mĩ, tuyệt thiện: - “Cảnh đắt trời cho”: + Hình ảnh chiếc thuyền thơ mộng, thanh bình xuất hiện giữa bầu sương mù trắng như sữa lại pha chút hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. + Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im như tượng trên chiếc mui khum khum đang hướng mặt vào bờ. -> Là bức họa diệu kỳ do thiên nhiên, cuộc sống ban tặng cho con người; là sản phẩm quý hiếm của hóa công mà trong đời người nghệ sĩ nhiếp ảnh nào cũng khao khát được chứng kiến. - Cảm nhận của người nghệ sĩ: + Thấy rung động. 6 ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM 2019 + Thấy tâm hồn mình được thanh lọc, gột rửa. + Thấy hạnh phúc. * Hình ảnh trên thuyền gắn liền với phát hiện về cuộc sống của người nghệ sĩ. + Đằng sau cái đẹp toàn mĩ là hiện thân của cái xấu, là hiện thực trần trụi: bước ra khỏi chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là người đàn bà xấu xí trạc ngoài 40 tuổi, rỗ mặt…Đi sau người đàn bà là người đàn ông cao lớn, dữ dằn, tấm lưng rộng và cong như lưng của một chiếc thuyền… + Đằng sau cái đẹp được gọi là toàn thiện là hiện thân của cái ác, là cảnh tượng tàn nhẫn, điển hình của bạo lực gia đình: người đàn bà đi trước, người đàn ông lẳng lặng đi sau không nói câu nào…đột nhiên bỗng trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay,…, dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp lên người của người đàn bà, người đàn bà đứng im không chống trả, đứa bé chạy ra… -> Cảm nhận của nghệ sĩ Phùng: “kinh ngạc đến thẫn thờ”, “mấy phút đầu cứ đứng há mồm ra mà nhìn”, “chết lặng”… => Nhận xét: - Nhận thức của người nghệ sĩ: Cuộc sống không hề đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng rất nhiều nghịch lý. Cuộc sống luôn tồn tại những điều tốt – xấu, thiện – ác. - Xứ mệnh người nghệ sĩ: Đừng bao giờ nhầm lẫn hiện tượng và bản chất, đừng bao giờ nhầm lẫn giữa hình thức bề ngoài với nội dung thực chất bên trong, đừng vội đánh giá sự vật, con người ở dáng vẻ bên ngoài mà phải tìm hiểu thực chất bề sâu đằng sau vẻ ngoài ấy. 2.2. Liên hệ tác phẩm Hai đứa trẻ - Giới thiệu tác giả Thạch Lam, tác phẩm Hai đứa trẻ a. Cảnh phố huyện lúc đêm khuya và cảnh đợi tàu * Cảnh phố huyện lúc đêm khuya - Bóng tối ngập đầy không gian. - Cảnh phố huyện gắn liền với những khiếp người sống mòn mỏi: chị Tí, bà cụ Thi điên,… => Hiện thực cuộc sống bế tắc, quẩn quanh, tăm tối. * Cảnh đợi tàu của hai chị em Liên 7 ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM 2019 - Chờ đợi đoàn tàu, hoạt động cuối cùng của đêm. - Đoàn tàu xuất hiện rộn rã, vui tươi, với ánh sáng rực rỡ. - Đoàn tàu chỉ xuất hiện trong phút chốc, sau đó cả phố huyện chìm vào tăm tối. => Mơ ước, khát vọng đổi đời. => Nhận xét: Sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng, giữa hiện thực cuộc sống tối tăm với mơ ước đổi đời. b. Nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả * Giống nhau. - Có những cái nhìn đa chiều về hiện thực cuộc sống. Đều có sự suy ngẫm về mối quan hệ giữa hiện thực và lãng mạn, giữa cuộc sống đời thường và những ước mơ khát vọng của con người. - Thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả. * Khác nhau: - Phong cách: + Thạch Lam nhà văn lãng mạn, cái hiện thực mơ màng, chưa sắc nét. + Nguyễn Minh Châu nhà văn hiện thực, rõ ràng, sắc nét, chân thực hơn. - Thời đại: + Thạch Lam hiện thực chìm đắm trong sự buồn tẻ, cô đơn. + Nguyễn Minh Châu hiện thực đêm trước thời kì đổi mới, chiến tranh đi qua, còn nhiều suy tư, trăn trở. * Lí giải sự khác nhau: - Quy luật của sự sáng tạo: Nhà văn không lặp lại người khác và không lặp lại chính mình. - Hai nhà văn Nguyễn Minh Châu và Thạch Lam là những tác giả tiêu biểu của dòng văn học khác nhau, họ có tư tưởng và quan điểm nghệ thuật khác nhau, mỗi người đều hình thành một phong cách sáng tác riêng. - Cả hau nhà văn đều chịu sự chi phối bởi thời đại. Chính hoàn cảnh sáng tác đã khiến nhà văn đã có cái nhìn khác nhau về hiện thực và cuộc đời. Cái nhìn của Nguyễn Minh Châu trong Chiếc thuyền ngoài xa thông qua lăng kính của nhân vật Phùng, nhìn cuộc đời qua 8 ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM 2019 lăng kính của người nghệ sĩ. Cái nhìn của Thạch Lam trong Hai đứa trẻ thông qua lăng lính của cô bé ngây thơ hồn nhiên – Liên, nên luôn mang những khát khao, ước muốn nhỏ nhoi mơ mộng của một đứa trẻ. 3. Tổng kết 9