Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 11 năm học 2018-2019 (Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quảng Nam, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 18:52:28 | Được cập nhật: 7 giờ trước (19:37:40) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1809 | Lượt Download: 55 | File size: 1.646592 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD – ĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN BỈNH KHIÊM
ĐỀ ĐỀ NGHỊ

KỲ THI OLYMPIC KHU VỰC DH - ĐBBB
NĂM HỌC 2018 - 2019
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 11
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 06 trang)

Câu 1. (2.0 điểm)
Đồng hóa nitơ đóng vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất và sự phát triển
của tế bào thực vật. Tế bào thực vật cần nitơ vô cơ ở dạng ammonium (NH 4 +) và
nitrat (NO3-). Khi đi vào tế bào thực vật qua phân tử vận chuyển nitrate gắn màng
(NRT), NO3- có thể biến đổi NO2- bởi enzyme khử nitrate (nitrate reductase - NR)
và sau đó thành NH4+ và amino acids (AA). Hơn nữa NO2- có thể được chuyển
thành nitric oxide (NO), sau đó là S-nitrosoglutathione (GSNO) bằng phản ứng với
glutathione (GSH), và cuối cùng ôxy hóa glutathione (GSSG) và NH 4+ nhờ sự xúc
tác của S-nitrosoglutathione reductase 1 (GSNOR1).

a. Quá trình trao đổi nitơ của tế bào thực vật, NO là sản phẩm nhưng đóng vai trò gì
trong hình trên?
b. Nồng độ NH4+ được kiểm soát bởi enzyme nào?
c. Vai trò của đồng hóa nitơ trong hoạt động sinh trưởng và phát triển của thực vật?
Câu 2. (2.0 điểm)
Đồ thị dưới đây thể hiện độ mở khí khổng theo thời gian trong ngày của loài
Crassula ovata và một thực vật điển hình. Thực vật điển hình được nghiên cứu
1

trong ba môi trường: bình thường, đất rất khô và [CO2] thấp.

a. Giải thích sự đóng mở khí khổng ở thực vật điển hình.
b. Có thể suy ra điều gì về loài Crassula ovata.
c. Nhân tố nào liên quan đến sự mở khí khổng ở thực vật điển hình?
Câu 3. (1.0 điểm)
Một học sinh nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ và cường độ ánh sáng tới
sự trao đổi khí CO2 ở thực vật trong nhà kính. Trong quá trình thí nghiệm, hô hấptế
bào không bị ảnh hưởng bởi cường độ ánh sáng và hô hấp glucose là hoàn toànhiếu
khí. Ở mỗi mức nhiệt độ lượng CO 2 hấp thụ đều được đo trong quá trình chiếu sáng
và lượng CO2 thải ra trong pha tối cũng được ghi lại. Cường độ ánh sáng được duy
trì ổn định trong pha sáng và không phải là yếu tố hạn chế đối với quang hợp.
Nhiệt độ (độ C) Lượng CO2 hấp thụ
khi có ánh sáng

Lượng CO2 thải ra trong
tối

5

0.5

0.2

10

0.7

0.5

15

1.2

0.9

20

1.9

1.5

25

2.3

2.6

30

2.0

3.9

35

1.5

3.3

a. Ở nhiệt độ nào thì cây thải ra O2 khi cây được chiếu sáng?
2

b. Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp và nhiệt độ tối ưu cho hô hấp giao động trong
khoảng từ 50 – 3500 C. Lúc này nhiệt độ tối ưu cho quang hợp và nhiệt độ tối ưu
cho hô hấp sẽ như thế nào?
Câu 4. (2.0 điểm)
a. Có hai khóm lúa đang vào thời kỳ trổ bông, người ta ngắt hết bông 1 khóm, còn
1 khóm thì để nguyên bông. Đến thời kì gặt, người ta nhận thấy ở khóm được ngắt
hết bông lá còn xanh, trong khi khóm còn bông thì tất cả lá đều vàng. Hãy giải
thích hiện tượng trên.
b. Giải thích tại sao auxin nhân tạo 2,4 D tác dụng như chất diệt cỏ dại lại có hại
cho nhiều loài sinh vật và gây tác động xấu đến môi trường?
Câu 5. (2.0 điểm)
1. Tại sao khi cắt bỏ một phần dạ dày hoặc bị bệnh lí làm teo niêm mạc dạ dày
thường gây thiếu máu?
2. Chuột chũi (Spalax ehrenberghi) thích nghi với điều kiện nồng độ ôxy thấp sâu
dưới lòng đất. Các nhà khoa học so sánh chuột chũi và chuột bạch để xác định có
phải sự thích nghi này là do sự thay đổi hệ thống thông khí hay không.
Cả hai loại chuột được đặt vào một cối xay guồng và lượng oxy tiêu thụ được tính
toán ở những tốc độ khác nhau. Thí nghiệm diễn ra ở điều kiện nồng độ ôxy bình
thường và nồng độ ôxy thấp.

Phổi của mỗi loài cũng được nghiên cứu và những đặc điểm quan trọng tới sự tiêu
thụ ôxy được so sánh.
3

a. So sánh sự tiêu thụ ôxy của khi guồng không quay.
b. So sánh ảnh hưởng của việc tăng tốc độ guồng quay lên sự tiêu thụ ôxy ở hai loài
chuột ở điều kiện ôxy bình thường.
c. Đánh giá ảnh hưởng của suy giảm nồng độ ôxy lên mỗi loài.
d. Giải thích tại sao sự thích nghi này có thể giúp chuột chũi tồn tại được dưới hang sâu.
Câu 6. (2.0 điểm)
1. Hãy giải thích vì sao những người bị bệnh viêm khớp kéo dài thì thường bị hở
van tim?
2. Hầu hết các tổ chức trong cơ thể người nhận được nhiều máu hơn từ động mạch
khi tâm thất co so với khi tâm thất giãn. Tuy nhiên, đối với cơ tim thì ngược lại, nó
nhận được máu nhiều hơn khi tâm thất giãn và nhận được ít máu hơn khi tâm thất
co. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy?
Câu 7. (2.0 điểm)
Một loại thực phẩm giúp tăng trưởng cho trẻ em được sản xuất ở công ty B, kiểm
định thấy thực phẩm này sẽ cho xương tăng trưởng dưới mức tối ưu do thiếu canxi.
Nhóm tư vấn sản xuất của công ty đề nghị nên cho thêm bột, hoặc bột sò. Nếu em là
chủ nhà sản xuất thì quyết định của em là như thế nào để có sản phẩm tốt? Vì sao?
Câu 8. (2.0 điểm)
1. Giả sử có một loại thuốc ức chế thụ thể của HCG. Người ta cho một phụ nữ đang
mang thai uống thuốc này để ức chế thụ thể HCG. Hãy cho biết kết quả sẽ như thế
4

nào trong trường hợp người phụ nữ mang thai đang ở tuần thứ 2 và đang ở tuần thứ
15 của thai kì?
2. Vì sao hàng ngày phụ nữ uống thuốc viên tránh thai tổng hợp nhân tạo (thuốc có
chứa progesteron và estrogen) giúp tránh việc mang thai? Uống thuốc tránh thai
tổng hợp nhân tạo có làm thay đổi nồng độ progesteron và estrogen tự nhiên (do
buồng trứng sản xuất ra) hay không? Tại sao?
Câu 9. (2.0 điểm)
Hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovarian syndrome – PCOS) là một rối
loạn thường gặp ở phụ nữ, đặc trưng bằng sự tăng nồng độ testosteron và việc trứng
không thể rụng.
a. Có ý kiến cho rằng: “các bệnh nhân PCOS dễ bị mụn trứng cá hơn người bình
thường”. Theo bạn, ý kiến đó đúng hay sai? Giải thích.
b. Nguyên nhân của hội chứng này có thể do di duyền hoặc lối sống. Béo phì là một
trong những nguyên nhân liên quan đến lối sống gây ra hội chứng này. Hãy giải
thích tại sao béo phì lại có thể gây ra hội chứng buồng trứng đa nang?
c. Hiện nay chưa có thuốc điều trị cho hội chứng này. Tuy nhiên, một số loại thuốc
điều trị đái tháo đường type 2 như metformin thể hiện tiềm năng điều trị hội chứng
này. Hãy giải thích tại sao các loại thuốc này có thể giúp điều trị hội chứng buồng
trứng đa nang?
Câu 10. (2.0 điểm)
Sơ đồ chứa các đường biểu diễn nồng độ ion trong cơ thể của các loài động vật
thuỷ sinh so với nồng độ ion trong môi trường xung quanh.

5

a. Đường nào diễn tả cá xương ở biển, động vật tiết muối, uống nước liên tục và
hiếm khi thải nước tiểu?
b. Đường nào biểu diễn sứa, động vật đẳng trương với môi trường nước biển?
c. Đường nào biểu diễn cá hồi, động vật nhược trương với môi trường nước
biển nhưng trở nên ưu trương khi chúng trở về vùng nước ngọt để sinh sản?
Câu 11. (1.0 điểm)
Sơ đồ thể hiện kết quả hai thí nghiệm A và B. Trong cả hai thí nghiệm, sự hấp thụ
ion Kali vào rễ cây non được đo. Rễ cây được rửa cẩn thận với nước tinh khiết
trước khi được bỏ vào dung dịch chứa K+. Thí nghiệm A thực hiện ở 25 độ C và thí
nghiệm B ở 0 độ C. Trong thí nghiệm A, potassium cyanide được bổ sung vào dung
dịch sau 90 phút. Potassium cyanide là chất ức chế hô hấp tế bào.

a. Tại sao phải rửa kĩ rễ với nước tinh khiết trước?
b. Miêu tả và giải thích thí nghiệm A trong 80 phút đầu.
c. Mô tả và giải thích thí nghiệm B.
d. Mô tả và giải thích ảnh hưởng của potassium cyanide ở thí nghiệm A.
........................................HẾT......................................
Người ra đề
Đặng Thị Thu Hà. ĐT: 0378909080

6

SỞ GD – ĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN BỈNH KHIÊM

KỲ THI OLYMPIC KHU VỰC DH - ĐBBB
NĂM HỌC 2018 – 2019
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 11
(HDC gồm 12 trang)

Câu 1. (2.0 điểm)
Đồng hóa nitơ đóng vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất và sự phát triển
của tế bào thực vật. Tế bào thực vật cần nitơ vô cơ ở dạng ammonium (NH4 +) và
nitrat (NO3-). Khi đi vào tế bào thực vật qua phân tử vận chuyển nitrate gắn màng
(NRT), NO3- có thể biến đổi NO2- bởi enzyme khử nitrate (nitrate reductase - NR)
và sau đó thành NH4+ và amino acids (AA). Hơn nữa NO2- có thể được chuyển
thành nitric oxide (NO), sau đó là S-nitrosoglutathione (GSNO) bằng phản ứng với
glutathione (GSH), và cuối cùng ôxy hóa glutathione (GSSG) và NH4+ nhờ sự xúc
tác của S-nitrosoglutathione reductase 1 (GSNOR1).

a. Quá trình trao đổi nitơ của tế bào thực vật, NO là sản phẩm nhưng đóng vai trò gì
trong hình trên?
b. Nồng độ NH4+ được kiểm soát bởi enzyme nào?
c. Vai trò của đồng hóa nitơ trong hoạt động sinh trưởng và phát triển của thực vật?
Câu
1. (2,0

Ý
a

Nội dung

Điểm

- Quá trình trao đổi nitơ của tế bào thực vật, NO là một trong
7

điểm)

các sản phẩm nhưng đóng vai trò điều hòa sự truyền tín hiệu

0,25

cho sự hình thành NH4+ và đồng hóa NO3-.
b

- Nồng độ NH4+ chủ yếu được kiểm soát bởi enzyme NR do
enzyme NR xúc tác phản ứng chuyển NO3 - thành NO2_ và NO2mới trực tiếp chuyển hóa thành NH4+. Ngoài ra, sau khi NO3-

0,75

chuyển thành NO2_ , nồng độ NH4+ có thể được kiểm soát bởi
enzyme GSNOR1.
c

- Vai trò của đồng hóa nitơ trong hoạt động sinh trưởng và phát
triển của thực vật: - Cung cấp nitơ phần lớn cho thực vật nhằm

0,5

tạo ra các acid amin cung câp cấp đạm cho thực vật.(0,5)
- Tham gia cấu tạo nên các đại phân tử cần thiết cho hoạt động
tế bào trong đó enzyme xúc tác là một phần không thể thiếu

0,5

đảm bảo cho hoạt động bình thường của tế bào. (0,5)
Câu 2. (2.0 điểm)
Đồ thị dưới đây thể hiện độ mở khí khổng theo thời gian trong ngày của loài
Crassula ovata và một thực vật điển hình. Thực vật điển hình được nghiên cứu
trong ba môi trường: bình thường, đất rất khô và [CO2] thấp.

a. Giải thích sự đóng mở khí khổng ở thực vật điển hình.
b. Có thể suy ra điều gì về loài Crassula ovata.
c. Nhân tố nào liên quan đến sự mở khí khổng ở thực vật điển hình?
8

Câu
2. (2,0
điểm)

Ý
a

Nội dung

Điểm

- Thực vật điển hình có khí khổng mở ban ngày và đóng vào
ban đêm. Ban ngày các điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ phù hợp
cho quang hợp, lỗ khí mở để lá hấp thụ CO2 cho quang hợp.

0,5

Ban đêm thiếu ánh sáng, không quang hơp, lỗ khí đóng tránh
mất nước.
b

- Loài này đóng khí khổng vào ban ngày và mở vào ban đêm,
ngươc với thực vật điển hình. Suy ra đây là thực vật mọng
nước, quang hợp theo chu trình CAM. Ban đêm khí khổng mở

0,75

hấp thụ CO2 dự trữ để quang hợp khi có ánh sáng, ban ngày do
điều kiện khí hậu lỗ khí phải đóng tránh mất nước.
c

- Quan sát biểu đồ, giữa đất khô và [CO2] thấp thì chỉ có [CO2]
thấp liên quan đến sự mở khí khổng. [CO2] thấp gây ngưng trệ

0,75

quang hợp, lỗ khí mở để tiếp nhận CO2. Đất khô giảm lượng
nước hấp thụ nên cây mất nước, làm lỗ khí đóng chứ không mở.
Câu 3. (1.0 điểm)
Một sinh viên nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ và cường độ ánh sáng
tới sự trao đổi khí CO2 ở thực vật trong nhà kính. Trong quá trình thí nghiệm, hô
hấp tế bào không bị ảnh hưởng bởi cường độ ánh sáng và hô hấp glucose là hoàn
toàn hiếu khí. Ở mỗi mức nhiệt độ lượng CO 2 hấp thụ đều được đo trong quá trình
chiếu sáng và lượng CO2 thải ra trong pha tối cũng được ghi lại. Cường độ ánh
sáng được duy trì ổn định trong pha sáng và không phải là yếu tố hạn chế đối với
quang hợp.
Nhiệt độ (độ C) Lượng CO2 hấp thụ
khi có ánh sáng

Lượng CO2 thải ra trong
tối

5

0.5

0.2

10

0.7

0.5

15

1.2

0.9

20

1.9

1.5

25

2.3

2.6

30

2.0

3.9
9

35

1.5

3.3

a. Ở nhiệt độ nào thì cây thải ra O2 khi cây được chiếu sáng?
b. Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp và nhiệt độ tối ưu cho hô hấp giao động trong
khoảng từ 50 – 3500 C. Lúc này nhiệt độ tối ưu cho quang hợp và nhiệt độ tối ưu
cho hô hấp sẽ như thế nào?
Câu

Ý

Nội dung

Điểm

- Trong khoảng từ 200 đến 250, quang hợp tăng với hiệu suất

3. (1,0
điểm)

cao hơn hô hấp nhưng 250 thì ngược lại.

0,5

- Suy ra đây là điểm bão hòa quang hợp và thải O2 bằng nhau,
hai quá trình này bổ sung tương hổ với nhau, và trong gần như

0,5

1 điều kiện sinh lý cũng như các tác nhân điều hòa.
Câu 4. (2.0 điểm)
a. Có hai khóm lúa đang vào thời kỳ trổ bông, người ta ngắt hết bông 1 khóm , còn
1 khóm thì để nguyên bông. Đến thời kì gặt, người ta nhận thấy ở khóm được ngắt
hết bông lá còn xanh, trong khi khóm còn bông thì tất cả lá đều vàng. Hãy giải
thích hiện tượng trên.
b. Giải thích tại sao auxin nhân tạo 2,4 D tác dụng như chất diệt cỏ dại lại có hại
cho nhiều loài sinh vật và gây tác động xấu đến môi trường?
Câu
4. (2,0
điểm)

Ý
a

Nội dung
-. Lá lúa bị vàng do điệp lục tố bị phân giải.

Điểm
0,25

- Xitôkinin được tổng hợp ở rễ => vận chuyển lên bông và lá
(bông là chủ yếu), có vai trò bảo vệ diệp lục tố.

0,25

- Ở khóm lúa còn bông , lượng xitôkinin đến lá ít hơn => diệp
lục tố ở lá bị phân giải=> vàng lá.

0,25

Ở khóm lúa ngắt bông , lượng xitôkinin được tập trung lên lá =>
diệp lục tố không bị phân giải => lá còn xanh.
b

0,25

- Thực vật một lá mầm có enzim phân giải auxin nhân tạo còn
cỏ dại hai lá mầm không có enzim phân giải nên bị chết.

0,5

- Khi sử dụng nhiều chất 2- 4 D, chất này có thể tích tụ trong
môi trường gây tác động lên các sinh vật khác kể cả con người
10

do không có enzim phân giải auxin nhân tạo.
0,5
Câu 5. (2.0 điểm)
1. Tại sao khi cắt bỏ một phần dạ dày hoặc bị bệnh lí làm teo niêm mạc dạ dày
thường gây thiếu máu?
2. Chuột chũi (Spalax ehrenberghi) thích nghi với điều kiện nồng độ ôxy thấp sâu
dưới lòng đất. Các nhà khoa học so sánh chuột chũi và chuột bạch để xác định có
phải sự thích nghi này là do sự thay đổi hệ thống thông khí hay không.
Cả hai loại chuột được đặt vào một cối xay guồng và lượng oxy tiêu thụ được tính
toán ở những tốc độ khác nhau. Thí nghiệm diễn ra ở điều kiện nồng độ ôxy bình
thường và nồng độ ôxy thấp.

Phổi của mỗi loài cũng được nghiên cứu và những đặc điểm quan trọng tới sự tiêu
thụ ôxy được so sánh.

11

a. So sánh sự tiêu thụ ôxy của khi guồng không quay.
b. So sánh ảnh hưởng của việc tăng tốc độ guồng quay lên sự tiêu thụ ôxy ở hai loài
chuột ở điều kiện ôxy bình thường.
c. Đánh giá ảnh hưởng của suy giảm nồng độ ôxy lên mỗi loài.
d. Giải thích tại sao sự thích nghi này có thể giúp chuột chũi tồn tại được dưới hang sâu.
Câu
5. (2,0
điểm)

Ý
1

Nội dung

Điểm

- Dạ dày có các tế bào viền là nơi sản xuất yếu tố nội tại.
Yếu tố nội tại cần cho sự hấp thu vitamin B12 ở ruột non---> ảnh 0,25
hưởng đến quá trình chín hồng cầu.
Do đó khi cắt bỏ một phần dạ dày hoặc bị teo niêm mạc sẽ gây

0,25

thiếu máu.
2a

- Chuột chũi tiêu thụ ôxy ít hơn chuột bạch, khoảng 2 lần.

b

- Cả hai đồ thị đều cho thấy sự tăng tốc độ guồng quay tương

0.25

ứng với sự tăng mức tiêu thụ ôxy. Ở vận tốc nhỏ, chuột chũi
tiêu thụ ít ôxy hơn. Nhưng ở vận tốc lớn, chuột bạch tiêu thụ ít

0,5

ôxy hơn, mức ôxy tiêu thụ đạt tối đa dù tốc độ quay vẫn tăng.
Còn chuột chũi thì mức tiêu thụ vẫn tăng với vận tốc quay do
chúng có mức tiêu thụ ôxy tối đa cao hơn.
c

- Nồng độ ôxy thấp đều làm suy giảm mức ôxy tiêu thụ ở hai
loài. Nhưng ảnh hưởng lên chuột chũi ít hơn do hệ thông khí

0,25

thích nghi với nồng độ ôxy thấp.
d

- Thể tích phổi, diện tích phế nang và diện tích mao mạch ở
chuột chũi đều lớn hơn chuột bạch. Diện tích phổi lớn tăng

0,5

lượng ôxy hít vào. Diện tích phế nang lớn tăng bề mặt trao đổi
khí → hiệu quả khuếch tán. Diện tích mao mạch lớn tăng sự
hấp thụ ôxy của tế bào.
Câu 6. (2.0 điểm)
1. Hãy giải thích vì sao những người bị bệnh viêm khớp kéo dài thì thường bị hở
van tim?
12

2. Hầu hết các tổ chức trong cơ thể người nhận được nhiều máu hơn từ động mạch
khi tâm thất co so với khi tâm thất giãn. Tuy nhiên, đối với cơ tim thì ngược lại, nó
nhận được máu nhiều hơn khi tâm thất giãn và nhận được ít máu hơn khi tâm thất
co. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy?
Câu
6. (2,0
điểm)

Ý
1

Nội dung

Điểm

- Vi khuẩn gây bệnh viêm khớp là nhóm vi khuẩn có lớp
mucosprotein bao quanh cơ thể. Chất bao ngoài van tim cũng

0,5

có bản chất là mucosprotein.
- Ở người bị bệnh viêm khớp mãn tính ,khi bị vi khuẩn tấn công
thì cơ thể sản xuất kháng thể chống lại lớp vỏ mucosprotein của

0,5

vi khuẩn. Vì kháng thể có trong máu và di chuyển khắp cơ thể
nên kháng thể sẽ gây ảnh hưởng tới chất mucosprotein bao
ngoài van tim, làm hỏng van tim, gây bệnh hở van tim.
2

- Khi tâm thất co tạo áp suất máu cao hơn nên hầu hết các cơ
quan nhận được máu nhiều hơn so với khi tâm thất dãn, huyết

0,5

áp giảm. Trong khi đó lúc tâm thất co, các sợi cơ tim ép vào
thành các động mạch vành ở tim nên máu vào tim ít hơn.
- Khi tâm thất giãn, máu có xu hướng dội lại tim ở gốc động
mạch chủ, đây cũng là nơi xuất phát của động mạch vành tim.

0,5

Lúc đó cơ tim dãn nên không gây cản trở việc cung cấp máu
cho tim vì thế lượng máu vào động mạch vành nuôi tim nhiều
hơn so với khi tâm thất co.
Câu 7. (2.0 điểm)
Một loại thực phẩm giúp tăng trưởng cho trẻ em được sản xuất ở công ty B, kiểm
định thấy thực phẩm này sẽ cho xương tăng trưởng dưới mức tối ưu do thiếu canxi.
Nhóm tư vấn sản xuất của công ty đề nghị nên cho thêm bột, hoặc bột sò. Nếu em
là chủ nhà sản xuất thì quyết định của em là như thế nào để có sản phẩm tốt? Vì sao?
Câu

Ý

Nội dung

Điểm
13

7. (2,0
điểm)

- Để có được loại thực phẩm tốt nhất cần lựa chọn thêm bột
xương.Vì trong bột xương canxi tồn tại ở dạng canxiphotphat,

0,5

còn vỏ sò thì ở dạng canxicacbonat.
- Sự hấp thu và lắng đọng tạo xương của canxi liên quan mật
thiết đến gốc photphat, nếu chỉ tăng hàm lượng canxi mà không

0,5

thêm photphat thì canxi vẫn không được hấp thu tốt.
- Muối cacbonat nhiều sẽ gây khó tiêu vì làm giảm tính axit của 0,5
dạ dày nên giảm hấp thu chất dinh dưỡng.
- Lượng canxi do không được hấp thu sẽ bị đào thải qua thận,

0,5

việc đào thải canxi tăng nguy cơ sỏi thận cho trẻ.
Câu 8. (2.0 điểm)
1. Giả sử có một loại thuốc ức chế thụ thể của HCG. Người ta cho một phụ nữ
đang mang thai uống thuốc này để ức chế thụ thể HCG. Hãy cho biết kết quả sẽ
như thế nào trong trường hợp người phụ nữ mang thai đang ở tuần thứ 2 và đang ở
tuần thứ 15 của thai kì?
2. Vì sao hàng ngày phụ nữ uống thuốc viên tránh thai tổng hợp nhân tạo (thuốc có
chứa progesteron và estrogen) giúp tránh việc mang thai? Uống thuốc tránh thai
tổng hợp nhân tạo có làm thay đổi nồng độ progesteron và estrogen tự nhiên (do
buồng trứng sản xuất ra) hay không? Tại sao?
Câu
8. (2,0
điểm)

Ý
1

Nội dung

Điểm

- HCG là loại hormon duy trì thể vàng ở người trong 3 tháng đầu
của thai kì. Thể vàng tiết ra estrogen và progesteron. Trong đó
progesteron có tác dụng làm duy trì lớp nội mạc tử dày tạo điều
kiện cho trừng đã thụ tinh làm tổ. Sau tháng thứ 3, HCG giảm

0,5

nên thể vàng tiêu biến, lúc này nhau thai thay HCG tiết estrogen
và progesteron. Do đó khi uống thuốc ức chế thụ thể HCG:
+ Người mang thai tuần thứ 2: do thuốc ức chế thụ thể HCG
nên HCG không tác động lên tế bào đích do đó thể vàng tiêu
biến, nồng độ estrogen và progesteron thấp làm bong lớp niêm
14

mạc tử cung và đứt các mạch máu nuôi niêm mạc tử cung dẫn

0,5

đến sảy thai.
+ Người mang thai tuần thứ 15 khi uống thuốc ức chế thụ thể
HCG nhưng lúc này hormon HCG đã không còn tác dụng. Vì
hoocmôn này chỉ duy trì trong 3 tháng đầu, kể từ tháng thứ 4,
nhau thai phát triển mạnh nên nhau thai sẽ tiết estrogen và

0,5

progestoron => Niêm mạc dạ con được truy trì bằng
progesteron nên không bị sảy thai.
2

- Khi uống thuốc tránh thai mà có chứa estrogen và progesteron
nhân tạo sẽ làm tăng nồng độ hai loại hormon này. Khi đó nồng
độ cao của 2 hormon này ức chế ngược lên vùng dưới đồi làm
giảm tiết GnRH, do đó ức chế tuyến yên tiết FSH và LH. Nồng

0,5

độ FSH và LH trong máu thấp không kích thích nang trứng phát
triển và trứng không rụng. Trứng không rụng nên không hình
thành thể vàng. Không có thể vàng thì buồng trứng không tiết
progesteron và estrogen.
Câu 9. (2.0 điểm)
Hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovarian syndrome – PCOS) là một rối
loạn thường gặp ở phụ nữ, đặc trưng bằng sự tăng nồng độ testosteron và việc trứng
không thể rụng.
a. Có ý kiến cho rằng: “các bệnh nhân PCOS dễ bị mụn trứng cá hơn người bình
thường”. Theo bạn, ý kiến đó đúng hay sai? Giải thích.
b. Nguyên nhân của hội chứng này có thể do di duyền hoặc lối sống. Béo phì là một
trong những nguyên nhân liên quan đến lối sống gây ra hội chứng này. Hãy giải
thích tại sao béo phì lại có thể gây ra hội chứng buồng trứng đa nang?
c. Hiện nay chưa có thuốc điều trị cho hội chứng này. Tuy nhiên, một số loại thuốc
điều trị đái tháo đường type 2 như metformin thể hiện tiềm năng điều trị hội chứng
này. Hãy giải thích tại sao các loại thuốc này có thể giúp điều trị hội chứng buồng
trứng đa nang?

15

Câu
9. (2,0
điểm)

Ý
a

Nội dung
- Ý kiến đó là đúng.

Điểm
0,25

- Các bệnh nhân PCOS biểu hiện hàm lượng androgen cao.
Lượng androgen cao gây tăng tiết chất nhờn có lipid gây tiềm
viêm → biểu hiện số lượng lớn mụn trứng cá trên da.
b

0,5

- Béo phì là nguyên nhân gây ra hiện tượng kháng insulin của
cơ thể. Khi cơ thể kháng insulin, khả năng sử dụng insulin một
cách hiệu quả bị suy giảm. Lúc này, tế bào tuyến tụy lại tiết
nhiều insulin hơn để chuyển hóa cho các tế bào. Insulin dư thừa 0,75
được cho là đẩy mạnh sự sản xuất androgen của buồng trứng từ
đó gây ra hội chứng buồng trứng đa nang.

c

- Nguyên nhân gây ra đái tháo đường type 2 chính là do sự
kháng insulin (do đó béo phì cũng là nguyên nhân gây ra đái
tháo đường type 2). Do đó các loại thuốc trị đái tháo đường

0,5

type 2 như metformin làm giảm lượng insulin dư thừa trong
máu → giảm lượng hormone androgen do đó có thể giúp điều
trị hội chứng này.
Câu 10. (2.0 điểm)
Sơ đồ chứa các đường biểu diễn nồng độ ion trong cơ thể của các loài động vật
thuỷ sinh so với nồng độ ion trong môi trường xung quanh.

a. Đường nào diễn tả cá xương ở biển, động vật tiết muối, uống nước liên tục và
hiếm khi thải nước tiểu?
b. Đường nào biểu diễn sứa, động vật đẳng trương với môi trường nước biển?
16

c. Đường nào biểu diễn cá hồi, động vật nhược trương với môi trường nước
biển nhưng trở nên ưu trương khi chúng trở về vùng nước ngọt để sinh sản?
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
10. (2,0 a
điểm)

- C. Cá xương ở biển điều hoà nồng độ chất tan trong cơ thể để
duy trì môi trường trong nhược trương so với nước biển, bằng

0,75

cách tiết muối qua mang, liên tục uống nước, nồng độ ion trong
cơ thể được giữ ổn định.
b

- A. Nồng độ ion trong cơ thể cân bằng với môi trường, đường

0,5

y = x.
c

- C. Dù nồng độ ion môi trường thay đổi thì cá hồi vẫn có
những cơ chế duy trì cơ thể ổn định, nên khi ở nước biển, cơ thể 0,75
cá nhược trương so với môi trường nhưng khi về nước ngọt thì
lại ưu trương.

Câu 11. (1.0 điểm)
Sơ đồ thể hiện kết quả hai thí nghiệm A và B. Trong cả hai thí nghiệm, sự hấp thụ
ion Kali vào rễ cây non được đo. Rễ cây được rửa cẩn thận với nước tinh khiết
trước khi được bỏ vào dung dịch chứa K+. Thí nghiệm A thực hiện ở 25 độ C và thí
nghiệm B ở 0 độ C. Trong thí nghiệm A, potassium cyanide được bổ sung vào dung
dịch sau 90 phút. Potassium cyanide là chất ức chế hô hấp tế bào.

a. Tại sao phải rửa kĩ rễ với nước tinh khiết trước?
17

b. Miêu tả và giải thích thí nghiệm A trong 80 phút đầu.
c. Mô tả và giải thích thí nghiệm B.
d. Mô tả và giải thích ảnh hưởng của potassium cyanide ở thí nghiệm A.
Câu

Ý

11. (1,0 a
điểm)
b

Nội dung
- Để loại bỏ tất cả K+ từ rễ.

Điểm
0,25

- 10-20 phút đầu K+ được hấp thụ rất nhanh sau đó chậm dần và
giữ ổn định.
Ban đầu tốc độ hấp thụ rất nhanh do sự khuếch tán K+ vào tế
bào.

0,25

Sau đó, nồng độ K+ tăng lên nên khuếch tán không chiếm ưu
thế mà chỉ còn sự vận chuyển chủ động, tốc độ giảm.
c

- B: 10-20 phút đầu K+ được hấp thụ rất nhanh nhưng không
bằng ở 25 độ C, sau đó không có sự hấp thụ nữa. Tại 0 độ C

0,25

hoạt động enzyme suy giảm hoạt dừng, không có sự vận chuyển
chủ động.
d

- potassium cyanide: sự hấp thụ K+ dừng lại.
Hô hấp tế bào bị ức chế, không có ATP cho sự vận chuyển chủ

0,25

động.

.....................................HẾT......................................
Người ra đề
Đặng Thị Thu Hà. ĐT: 0378909080

18