Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (PT Vùng cao Việt Bắc, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 18:32:00 | Được cập nhật: 18 giờ trước (15:53:39) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 1575 | Lượt Download: 46 | File size: 0.155546 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG P.T VÙNG CAO VIỆT BẮC
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
-------------------

ĐỀ THI MÔN SINH HỌC
KHỐI 10 - Năm 2019
Thời gian làm bài: 180 phút
(đề này có 04 trang, gồm 10 câu

Câu 1. (2 điểm) Thành phần hóa học của tế bào
1. Tính chất song song và ngược chiều trong cấu trúc hai mạch đơn của
chuỗi xoắn kép ADN được thể hiện như thế nào? Tính chất đó chi phối đến
hoạt động di truyền như thế nào?
2. Phân tử Ribonucleaza gồm 1 chuỗi polipeptit với 124 axit amin, có 4 cầu
đisulfua.
Ở pH = 7, t 0 =37°C, dùng β-mecaptoetanol dư để khử 4 cầu đisulfua và
ure để phá vỡ các liên kết khác. Kết quả làm phân tử enzim mất hoạt tính
xúc tác. Nếu thẩm tích dung dịch này để loại β-mecaptoetanol và ure, hoạt
độ enzim tăng dần đến phục hồi hoàn toàn. Nếu oxi hóa enzim đã mất cầu
–S-S- trong môi trường có ure rồi mới thẩm tích loại ure, hoạt độ enzim chỉ
phục hồi 1%. Hãy giải thích?
Câu 2. (2 điểm) Cấu trúc tế bào
1. Ung thư là hiện tượng tăng sinh không kiểm soát của tế bào, chúng tiến
hành phân chia liên tục tạo các khối u. Trong liệu pháp hóa trị liệu, người
ta thường dùng vinblastine hay vincristine (chiết xuất từ cây dừa cạn) để
gây ra hiện tượng phân giải các vi ống. Tuy nhiên, các thuốc trên đều có
tác dụng phụ như: ức chế sự phân chia tế bào và ảnh hưởng đến hoạt
động thần kinh, rụng tóc, nôn mửa liên tục. Hãy nêu nguyên nhân gây ra
các tác dụng phụ đó.
2. Cho các tế bào thực vật vào trong dung dịch chứa chất X có pH thấp.
Sau từng khoảng thời gian người tiến hành đo pH của dung dịch và đo
lượng chất X được tế bào hấp thu và nhận thấy theo thời gian pH của dung
dịch tăng dần lên, còn lượng chất X đi vào tế bào teo thời gian cũng gia
tăng. Hãy đưa ra giả thuyết giải thích cơ chế vận chuyển chất X vào trong
tế bào.
Câu 3. (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào –
Đồng hóa

1

1. Thế nào là điều hòa dị lập thể? Giải thích cách thức điều hòa dị lập thể
của enzyme.
2. Hãy nêu con đường vận chuyển điện tử vòng trong pha sáng quang hợp
ở thực vật. Khi
không có quang phân ly nước, quá trình tổng hợp ATP theo con đường này
được thực hiện theo cơ chế nào?

Câu 4. (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào –
Dị hóa
Một mẫu tế bào cơ được nuôi cấy trong môi
trường sục khí oxi, rồi sau đó được chuyển
nhanh sang điều kiện thiếu oxi. Nồng độ
của 3 chất: glucose-6-phosphate, axit lactic
và fructose-1,6–diphosphate được đo ngay
sau khi loại bỏ oxi khỏi môi trường nuôi cấy
và được biểu diễn ở đồ thị hình bên. Hãy
ghép các đường cong 1, 2, 3 trên đồ thị phù
hợp với sự thay đổi nồng độ 3 chất trên. Giải thích?
Câu 5. (2 điểm) Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
Epinephrine là một hoocmon được tiết ra từ tuyến thượng thận, có tác
dụng kích thích phân giải glycogen thành glucozơ-1-photphat bằng cách
hoạt hóa enzim glycogen photphorylaza có trong bào tương của tế bào.
1. Enzim glycogen photphorylaza hoạt động trong giai đoạn nào của quá
trình truyền tin bắt đầu từ epinephrine?
2. Nếu trộn epinephrine vào dung dịch có chứa glycogen và glycogen
photphorylaza đựng trong ống nghiệm thì glucozơ-1-photphat có được tạo
thành không? Vì sao?
Câu 6: (2 điểm) Phân bào
1. Cho các kiểu chu kỳ tế bào A, B, C và D khác nhau (như hình vẽ). Hãy cho biết mỗi kiểu
chu kỳ tương ứng với một trong bốn loại tế bào nào dưới đây? Giải thích.
Loại 1: Tế bào biểu bì ở người.
Loại 2: Tế bào phôi loài nhím biển phát triển đến giai đoạn 64 tế bào.

2

Loại 3: Tế bào tuyến nước bọt của ruồi giấm Drosophila.
Loại 4: Hợp bào của mốc nhầy.

2.Muố
n xác định độ dài thời gian pha S trong chu kỳ tế bào, người ta sử dụng một chất được đánh
Câu 7 ( 2 điểm) Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV
Sau đây là kết quả nuôi cấy hai chủng vi khuẩn E.coli trên những môi trường nuôi cấy khác
nhau:
A

B

C

Chủng I

-

+

-

Chủng II

-

-

+

Chủng I + Chủng II

+

+

+

A: môi trường tối thiểu

(+): có mọc khuẩn lạc

B: A + biotin

(-): không mọc khuẩn lạc

C: A + lizin
1. Nhận xét về nhu cầu dinh dưỡng của chủng I và chủng II với biotin và lizin. Tên gọi kiểu
dinh dưỡng của mỗi chủng với mỗi chất?
2. Vì sao khi nuôi cấy chung, chủng I và chủng II đều mọc khuẩn lạc trên môi trường tối
thiểu?
Câu 8. (2 điểm) Sinh trưởng,sinh sản của VSV

3

1. Khi E.Coli được nuôi trên môi trường
chứa hỗn hợp glucozơ và lactozơ, sự
tăng trưởng của vi khuẩn được ghi lại
theo đồ thị bên. Căn cứ vào đồ thị, hãy
cho biết:
- Nồng độ glucôzơ trong môi trường nuôi
cấy cao nhất và thấp nhất ở thời điểm
nào? Giải thích.
- Vào thời điểm nào của quá trình nuôi cấy thì
vi khuẩn tiết ra enzym Galactosidaza. Giải thích.
2. Cho vi khuẩn phản nitrat hóa vào bình nuôi cấy đựng dung dịch KNO3 ,
glucôzơ và các nhân tố cần thiết cho sự sinh trưởng, sau đó đậy kín bình
lại. Sau một thời gian hãy nhận xét về sự biến đổi của hàm lượng ôxi, N2 và
CO2. Giải thích.
Câu 9. ( 2 điểm ) Virut
1. Mặc dù HIV và HBV (Vi rút viêm gan B) có vật chất di truyền là khác
nhau, nhưng sau khi xâm nhập vào tế bào người, chúng đều tổng hợp ADN
để có thể cài xen vào hệ gen của người. Hãy nêu những điểm giống nhau
trong quá trình tổng hợp ADN của chúng.
2. Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể lây nhiễm và sống kí sinh trong một số
loại tế bào chủ nhất định, trong một số mô nhất định?
3. Tại sao virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế
bào thực vật mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước?
Câu 10. (2 điểm ) Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
1. Trình bày vai trò của các loại tế bào T độc, tế bào lympho B và T, tế bào
T hỗ trợ trong đáp ứng miễn dịch thể dịch và miễn dịch qua trung gian tế
bào ở người?
2. Trẻ em mới sinh thường được tiêm chủng ngay. Tuy nhiên, sau một thời
gian phải đi tiêm nhắc lại. Vì sao?

4

5

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN

ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN SINH

VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC

KHỐI 10 - Năm 2019

BỘ

Thời gian làm bài: 180 phút

TRƯỜNG P.T VÙNG CAO VIỆT BẮC
ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

(Đáp án này có 12 trang, gồm
10 câu)

------------------Câu 1 (2 điểm) Thành phần hóa học của tế bào
1. Tính chất song song và ngược chiều trong cấu trúc hai mạch
đơn của chuỗi xoắn kép ADN được thể hiện như thế nào? Tính chất
đó chi phối đến hoạt động di truyền như thế nào?
2. Phân tử Ribonucleaza gồm 1 chuỗi polipeptit với 124 axit amin,
có 4 cầu đisulfua. Ở pH = 7, t 0 =37 0 C, dùng β-mecaptoetanol dư
để khử 4 cầu đisulfua và ure để phá vỡ các liên kết khác. Kết quả
làm phân tử enzim mất hoạt tính xúc tác. Nếu thẩm tích dung dịch
này để loại β-mecaptoetanol và ure, hoạt độ enzim tăng dần đến
phục hồi hoàn toàn. Nếu oxi hóa enzim đã mất cầu –S-S- trong môi
trường có ure rồi mới thẩm tích loại ure, hoạt độ enzim chỉ phục
hồi 1%. Hãy giải thích.
Hướng dẫn chấm


Ý

Nội dung

Điể

u
1

m
1 - Tính chất song song: Các nucleotit trên hai mạch 0,25
của phân tử ADN liên kết theo nguyên tắc bổ sung,
A liên kết với T bằng hai liên kết hidro; G liên kết X
bằng ba liên kết hidro, hai mạch ADN xoắn song
song và cách đều nhau.

0,25

- Tính chất ngược chiều: Một mạch có chiều 3‘-5‘,
một mạch có chiều 5‘-3‘.
- Trong hoạt động di truyền:
+ Trong nhân đôi ADN: Mạch mới được tổng hợp từ 0,5
mạch khuôn có chiều 3‘-5‘ tổng hợp mạch mới liên
tục theo chiều 5‘-3‘; mạch mới được tổng hợp từ
mạch khuôn theo chiều 5‘-3‘ được tổng hợp gián

1

đoạn theo chiều 5‘-3‘.
+ Trong phiên mã: Mạch gốc có chiều 3‘-5‘ thực
hiện phiên mã tổng hợp mARN có chiều 5‘-3‘
+ Trong dịch mã: Bộ ba đối mã trên tARN có chiều
3‘-5‘ khớp với bộ ba mã sao trên mARN có chiều 5‘3‘ dịch thành axit amin trong chuỗi polipeptit.
2 2. Phân tử ribonucleaza
- Phân tử ribonucleaza gồm 1 chuỗi polipeptit với
124 axit amin, có 4 cầu đisulfua, dùng

β-

mecaptoetanol dư để khử 4 cầu đisulfua và ure để 0,5
phá vỡ các liên kết khác do vậy phân tử
ribonucleaza mất cấu trúc không gian (biến tính)
nên enzim mất hoạt tính.
- Kết quả làm phân tử enzim mất hoạt tính xúc tác.
Nếu

thẩm

tích

dung

dịch

này

để

loại

β- 0,25

mecaptoetanol và ure, hoạt độ enzim tăng dần đến
phục hồi hoàn toàn và do loại bỏ tác nhân biến tính
vì vậy phân tử ribonucleaza, không khôi phục được
cấu trúc, do vậy enzim không có chức năng xúc 0,25
tác.
- Oxi hóa enzim đã mất cầu –S-S- trong môi trường
có ure rồi mới thẩm tích loại ure, hoạt độ enzim chỉ
phục hồi 1%, vì trong điều kiện phục hồi cầu -S-S
theo nhiều cách khác nhau, trong đó chỉ có một
cách giống với cách ban đầu
Câu 2. (2 điểm) Cấu trúc tế bào
1. Ung thư là hiện tượng tăng sinh không kiểm soát của tế bào,
chúng tiến hành phân chia liên tục tạo các khối u. Trong liệu pháp
hóa trị liệu, người ta thường dùng vinblastine hay vincristine
(chiết xuất từ cây dừa cạn) để
gây ra hiện tượng phân giải các vi ống. Tuy nhiên, các thuốc trên
đều có tác dụng phụ như: ức chế sự phân chia tế bào và ảnh

2

hưởng đến hoạt động thần kinh, rụng tóc, nôn mửa liên tục. Hãy
nêu nguyên nhân gây ra các tác dụng phụ đó.
2. Cho các tế bào thực vật vào trong dung dịch chứa chất X có pH
thấp. Sau từng khoảng thời gian người tiến hành đo pH của dung
dịch và đo lượng chất X được tế bào hấp thu và nhận thấy theo
thời gian pH của dung dịch tăng dần lên, còn lượng chất X đi vào
tế bào teo thời gian cũng gia tăng.

Hãy đưa ra giả thuyết giải

thích cơ chế vận chuyển chất X vào trong tế bào.
Hướng dẫn chấm


Ý

Nội dung

u
2

Điể
m

1 a. Cơ chế tác động của thuốc là ức chế quá trình
tổng hợp vi ống do vậy sẽ dẫn đến các hậu quả
nghiêm trọng, bao gồm:

0,25

+ Hệ thống lông nhung của ruột bị tổn thương,
kém linh động, khả năng hấp thu và vận động của
ruột trở nên

0,25

kém hơn rất nhiều và dẫn đến nôn mửa liên
tục……..
+ Hệ thống vi ống hỗ trợ cho các tế bào vận
chuyển protein tiết kéo dài sợi tóc bị tổn thương, 0,25
các cấu trúc
nuôi tóc không còn hoạt động dẫn đến rụng 0,25
tóc………….
+ Quá trình phân chia tế bào bị ức chế nghiêm
trọng do không tổng hợp được vi ống cho sự vận
động của nhiễm sắc thể và các bào quan, cơ thể
gầy đi rất nhiều….
+ Hệ thống vi ống có vai trò nâng đỡ cơ học vô
cùng quan trọng cho các sợi trục của các tế bào
neuron, khi các cấu trúc cơ học này bị tổn thương
và không tổng hợp mới sẽ dẫn đến hiện tượng teo
dây thần kinh ngoại biên, ảnh hưởng đến các hoạt

3

động thần kinh.
2
- Chất X được vận chuyển qua kênh vào tế bào 0,25
cùng với sự vận chuyển của ion H + từ môi trường
vào bên trong tế bào

0,25

- Điều này thể hiện ở chỗ pH của môi trường bên
ngoài cũng tăng lên cùng với sự gia tăng lương
chất X được vận chuyển vào trong tế bào.

0,25

- Sự gia tăng của pH đồng nghĩa với sự sụt giảm về
nồng độ ion H +.

0,25

- Như vậy các tế bào trong cây cần phải bơm H +
ra bên ngoài tế bào để làm gia tăng nồng độ H +
bên ngoài tế bào. Sau đó H + khuếch tán qua kênh
trên màng cùng với chất X vào trong tế bào (cơ chế
đồng vận chuyển)

Câu 3. (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng – Đồng hóa
1. Thế nào là điều hòa dị lập thể? Giải thích cách thức điều hòa dị
lập thể của enzyme.
2. Hãy nêu con đường vận chuyển điện tử vòng trong pha sáng
quang hợp ở thực vật. Khi không có quang phân ly nước, quá trình
tổng hợp ATP theo con đường này được thực hiện theo cơ chế nào?

4

Hướng dẫn chấm


Ý

Nội dung

u
3

Điể
m

1 - Khái niệm điều hòa dị lập thể là thuật ngữ mô tả 0,5
trường hợp chức năng của một protein sẽ bị thay
đổi, khi có một chất liên kết vào vị trí nhất định
của một protein làm ảnh hưởng đến khả năng liên
kết của protein đó ở một vị trí khác với phân tử
khác.

0,25

- Enzyme được điều hòa kiểu dị lập thể thường
được cấu tạo từ nhiều tiểu đơn vị, mỗi tiểu đơn vị
có trung tâm hoạt động riêng. Toàn bộ phức hệ
enzyme luôn dao động giữa hai trạng thái hoạt
động và không hoạt động.
- Khi chất ức chế liên kết vào vị trí dị lập thể của 0,25
một tiểu đơn vị, khiến trung tâm hoạt động của
tiểu đơn vị này cũng như trung tâm hoạt động của
tất cả các tiểu đơn vị trong phức hệ enzyme bị
khóa ở dạng bất hoạt. Ngược lại, khi có chất hoạt
hóa liên kết vào vị trí dị lập thể sẽ làm cho các
tiểu đơn vị được cố định ở trạng thái hoạt động
sẵn sàng liên kết với cơ chất.
2
- Vận chuyển e vòng thực hiện tại PS1, con đường
đi của điện tử giàu năng lượng như sau: từ P700 → 0,5
chất nhận sơ cấp → ferredoxin (Fd)→ phức hệ
cytochrome → plastocyanin → P700.
- Sự tổng hợp ATP trong con đường vận chuyển
điện tử vòng vẫn được thực hiện theo cơ chế hóa 0,25
thẩm: Do sự xuất hiện gradient proton ở hai phía
của màng thylacoid đã kích hoạt bơm proton hoạt
động đẩy proton từ xoang trong thylacoid ra
xoang ngoài (stroma), từ đó ATP được tổng hợp
nhờ ATP synthase.

0,25

5

- Cơ chế hóa thẩm thực hiện được là do trên màng
có phức hệ plastoquinon (Pq) bơm H + từ ngoài
màng

6

Câu 4. (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng – Dị hóa
Một mẫu tế bào cơ được nuôi cấy trong
môi trường sục khí oxi, rồi sau đó được
chuyển nhanh sang điều kiện thiếu oxi.
Nồng độ của 3 chất: glucose-6phosphate, axit lactic và fructose-1,6–
diphosphate được đo ngay sau khi loại
bỏ oxi khỏi môi trường nuôi cấy và
được biểu diễn ở đồ thị hình bên. Hãy
ghép các đường cong 1, 2, 3 trên đồ thị phù hợp với sự thay đổi
nồng độ 3 chất trên. Giải thích.
Hướng dẫn chấm


Ý

Nội dung

u
4

Điể
m

Tế bào cơ được nuôi cấy trong môi trường sục khí

0,5

oxy, rồi sau đó được chuyển nhanh sang điều kiện
thiếu oxy thì tế bào sẽ chuyển từ hô hấp hiếu khí
sang lên men. Quá trình này không có chu trình
crep và chuỗi chuyền electron nên lượng ATP bị
giảm mạnh, ATP chỉ được hình thành qua đường
phân nhờ photphorin hóa mức cơ chất.

0,5

- Đường cong số 1: tăng nhanh trong 0,5 phút đầu
sau đó không đổi chứng tỏ đây là sự thay đổi
nồng độ của axit lactic vì khi tế bào cơ chuyển từ
hô hấp hiếu khí sang lên men thì axit piruvic tạo
ra do đường phân sẽ được chuyển thành axit
lactic làm cho lượng axit lactic tăng dần lên. Axit

0,5

lactic xuất hiện ngay từ phút số 0 chứng tỏ ngay
từ đầu tế bào cơ đã thực hiện quá trình lên men.
- Đường cong số 2: ứng với sự thay đổi nồng độ
fructozo - 1,6 –diphotphat vì trong 0,5 phút đầu
đổi nồng độ fructozo - 1,6 –diphotphat tăng lên
do glucozo-6-photphat chuyển thành nhưng từ

7

0,5

phút thứ 0,5 khi lượng glucozo-6-photphat giảm
mạnh sẽ không glucozo-6-photphat thành
fructozo - 1,6 – diphotphat.
- Đường cong số 3: ứng với sự thay đổi nồng độ
của glucozo-6-photphat vì lượng ATP giảm mạnh
dẫn tới quá trình photphorin hóa glucozo thành
glucozo-6-photphat bị giảm nhanh so với khi tế
bào còn hô hấp hiếu khí, thêm vào đó glucozo-6photphat vẫn chuyển thành fructozo - 1,6 –
diphotphat
Câu 5: (2 điểm) ( Truyền tin + Phương án thực hành)
Epinephrine là một hoocmon được tiết ra từ tuyến thượng thận, có
tác dụng kích thích phân giải glycogen thành glucozơ-1-photphat
bằng cách hoạt hóa enzim glycogen photphorylaza có trong bào
tương của tế bào.
1. Enzim glycogen photphorylaza hoạt động trong giai đoạn nào
của quá trình truyền tin bắt đầu từ epinephrine?
2. Nếu trộn epinephrine vào dung dịch có chứa glycogen và
glycogen photphorylaza đựng trong ống nghiệm thì glucozơ-1photphat có được tạo thành không? Vì sao?
Hướng dẫn chấm


Ý

Nội dung

u
5

Điể
m

1 1. Enzim glycogen photphorylaza hoạt động trong 0,5
giai đoạn thứ 3 của quá trình truyền tin bắt đầu từ
epinephrine.
+ GĐ1: Epinephrine gắn với thụ thể trên màng tế
bào.

0,5

+ GĐ2: Thông tin được truyền vào trong tế bào.
+ GĐ3: Giai đoạn đáp ứng. Enzim glycogen
photphorylaza hoạt động để phân giải glycogen
thành glucozơ-1-photphat.

8

2. - Nếu trộn epinephrine vào dung dịch có chứa

0,5

glycogen và glycogen photphorylaza đựng trong ống
nghiệm thì glucozơ-1-photphat không dược tạo ra.
- Giải thích: Enzim glycogen photphorylaza chỉ được
hoạt hóa sau khi epinephrine gắn với thụ thể trên
màng tế bào và gây ra quá trình truyền tin vào trong
tế bào.
Trong ống nghiệm không có tế bào nên
epinephrine không hoạt hóa được enzim glycogen
photphorylaza .

9

0,5

Câu 6: (2 Điểm) Phân bào
1. Cho các kiểu chu kỳ tế bào A, B, C và D khác nhau (như hình vẽ). Hãy cho biết mỗi
kiểu chu kỳ tương ứng với một trong bốn loại tế bào nào dưới đây? Giải thích.
Loại 1: Tế bào biểu bì ở người.
Loại 2: Tế bào phôi loài nhím biển phát triển đến giai đoạn 64 tế bào.
Loại 3: Tế bào tuyến nước bọt của ruồi giấm Drosophila.
Loại 4: Hợp bào của mốc nhầy.

b.Muốn xác định độ dài thời gian pha S trong chu kỳ tế bào, người ta sử dụng một chất
được đánh dấu bằng tritium chất đó là chất nào? Trình bày nguyên lý của phương pháp
này?
Hướng dẫn chấm


Ý

Nội dung

u
6

Điể
m

1

0,5

Nhận biết
- Chu kỳ D - Loại 1: Tế bào biểu bì ở người.
- Chu kỳ A - Loại 2: Tế bào phôi loài nhím biển phát triển đến
giai đoạn 64 tế bào.
- Chu kỳ C - Loại 3: Tế bào tuyến nước bọt của ruồi giấm
Drosophila.
- Chu kỳ B - Loại 4: Hợp bào của mốc nhầy.
Giải thích
A- Không có G1 và G2, chỉ có pha S, M và phân chia TBC điều này phù hợp với sự phân cắt của hợp tử khi đang di
chuyển trong ống dẫn trứng (tăng số lượng TB nhưng hầu như
không tăng về kích thước khối phôi để phôi di chuyển trong
ống dẫn trứng được dễ dàng)  ứng với TB phôi loài nhím

10

0,25

biển phát triển đến giai đoạn 64 tế bào
B- Không có phân chia TBC chỉ có nhân đôi và phân chia nhân
tạo ra tế bào có nhiều nhân ứng với kiểu phân chia của mốc 0,25
nhầy khi tạo hợp bào.
C- Không có pha M và phân chia TBC trong khi pha S vẫn
diễn ra bình thường do đó ADN được nhân đôi nhiều lần tạo
ra NST khổng lồ  ứng với TB tuyến nước bọt ruồi giấm.
D- Nguyên phân với các giai đoạn diễn ra bình thường G1- S
- G2 - M - Phân chia TBC  ứng với kiểu phân chia của TB
điển hình  TB biểu bì ở người.

0,25

0,25

2 Muốn xác định độ dài thời gian pha S trong
chu kỳ tế bào, người ta sử dụng một chất
được đánh dấu bằng tritium chất đó là :
- Chất chứa tritium là timin

0,25

- Nguyên lý của phương pháp đó
+ Cơ sở: Ở pha G của gian kỳ, tế bào sinh trưởng
mạnh ADN được phiên mã A,U,G,X được sử dụng
nhiều nhưng không dùng đến T. Pha S là giai đoạn 0,25
ADN tự nhân đôi cần A,T,G,X (không có U)
+ Phương pháp đo: ở tế bào trong môi trường có
đầy đủ chất dinh dưỡng trong đó Timin được đánh
dấu phóng xạ. Xác định khoảng thời gian tế bào
hấp thụ Timin do đó xác định được độ dài Pha S

Câu 7 ( 2 điểm) ( Cấu trúc chuyển hóa vật chất và năng lượng cuả
VSV)
Sau đây là kết quả nuôi cấy hai chủng vi khuẩn E.coli trên những môi trường
nuôi cấy khác nhau:
A

B

C

Chủng I

-

+

-

Chủng II

-

-

+

11