Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (Chuyên Vĩnh Phúc, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 18:44:31 | Được cập nhật: hôm kia lúc 13:00:13 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 1110 | Lượt Download: 24 | File size: 0.037919 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT

TRƯỜNG THPT

CHUYÊN

CHUYÊN VĨNH PHÚC

KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII, NĂM HỌC 2018 – 2019

ĐỀ ĐỀ XUẤT
(Đề thi gồm 2 trang)

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 10
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Thành phần hóa học của tế bào (2 điểm)
a. Tại sao nước có thể được vận chuyển ngược chiều trọng lực trong cây thân g ỗ?
b. Tại sao ngay đêm trước khi dự báo có băng, những người nông dân tưới n ước
lên cây trồng để bảo vệ cây.
c. Tại sao tưới nước cho cây theo phương pháp nhỏ giọt lại đem lại hi ệu qu ả cao
và bền vững hơn tưới nước bằng phương pháp bơm phun qua vòi nước ?
d. Giải thích câu “ không phải vì nóng mà vì ẩm”?
Câu 2. Cấu trúc tế bào (2 điểm)
a. Nêu cấu trúc và chức năng của vi ống trong tế bào?
b. Nếu ở một người có tổ chức vi ống vận động kém thì có thể dẫn đ ến nh ững
hậu quả gì ở mức cơ thể ?
Câu 3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong t ế bào (đ ồng hóa)
a. Hô hấp sáng là gì? Hô hấp sáng xảy ra ở thực vật nào, khi nào? Tại sao nói hô
hấp sáng vừa có hại vừa có lợi cho thực vật ?
b. Thực vật nào không có hô hấp sáng ? Giải thích tại sao thực vật đó lại không
xảy ra hô hấp sáng ?
Câu 4. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong t ế bào (d ị hóa)
a. Enzim nào đóng vai trò quan trong trong cơ chế điều hòa hô hấp của t ế bào?
Nêu cơ chế điều hòa thông qua enzim đó ?
b. Để bảo quản các loại hạt, rau, quả cần làm gì? Giải thích?
c. Chất DNP có thể được dùng để làm giảm béo ở người được không? Gi ải thích.
Biết DNP là một chất làm tách rời bộ máy hóa thẩm do làm cho tầng kép lipit c ủa
màng trong ti thể để H+ lọt qua.
Câu 5. Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
a. Tại sao một hoocmon lại gây đáp ứng khác nhau ở các tế bào khác nhau c ủa c ơ
thể?
c. Cơ chế phổ biến để tế bào có thể truyền tin và ngắt quá trình truy ền tin trong
tế bào là gì?
b. Thiết kế thí nghiệm chứng minh ánh sáng đỏ và xanh tím hiệu quả với quang
hợp còn ánh sáng khác thì không?
Câu 6 . Phân bào
a. Nêu cơ chế phân tử giúp điều chỉnh chu kì tế bào ở điểm kiểm soát G2?

b. Nêu cơ chế kiểm soát giúp ở mô tổn thương các tế bào phân chia ph ục h ồi l ại
mô tổn thương sau đó dừng lại không phân chia tiếp ? Ở tế bào ung thư chu kì tế
bào có điểm gì khác ?
Câu 7. Cấu trúc, chuyển hóa vật chất ở vi sinh vật.
a. Giải thích tại sao các vi khuẩn gây bệnh có khả năng tạo màng nh ầy l ại r ất khó
chữa ?
b. Nêu kiểu dinh dưỡng, kiểu hô hấp của các vi sinh v ật sau : vi khuẩn E.Coli ; vi
khuẩn khử sunfat, vi khuẩn sinh metan ; vi khuẩn nitrat hóa ; vi khuẩn phản
nitrat ; nấm men rượu.
Câu 8. Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật.
a. Người ta làm thế nào để kiểm tra một loại thực phẩm nào đó có một loại axit
amin nào đó không ?
b. Hãy cho biết môi trường để làm sữa chua hoặc dưa chua thuộc loại gì ? Giải
thích.
c. Nêu nguyên nhân rau, dưa bị khú ? Tại sao dưa chua để lâu lại có váng và nhạt
d ần ?
Câu 9. Vi rút
a. Hiện nay có một số thuốc chống lại virut cúm ví dụ: taminflu. Hãy cho bi ết vì
sao tạo được thuốc chống virut cúm? Tại sao cúm gà lại khó chữa và d ễ lan thành
dịch bệnh?
b. Tại sao nói người nhiễm một số virut lại có nguy cơ ung thư cao ?
c. Tại sao dùng virut để chuyển gen lành thay thế gen bệnh ở người lại khó thực
hiện ?
Câu 10. Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch.
a. Mỗi khi nhiễm một bệnh truyền nhiễm mới cơ thể lại sinh ra một kháng thể
mới. Nêu cơ chế để cơ thể có thể tạo ra sự đa dạng của các kháng thể khi s ố
lượng gen có hạn ?
b. Tiêm vacxin mở rộng có cần thiết không? Tại sao hiện nay có trào l ưu t ẩy chay
tiêm vacxin ?
--------------Hết -----------------

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT

TRƯỜNG THPT

CHUYÊN

CHUYÊN VĨNH PHÚC

KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII, NĂM HỌC 2018 – 2019

(Hướng dẫn chấm gồm
7 trang)

Câu
1

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 10

Nội dung
a. Tại sao nước có thể được vận chuyển ngược chiều trọng lực trong
cây thân gỗ?
Vì: 3 động lực
+ Lực hút nước của rễ do áp suất rễ
+ Lực thoát hơi nước ở lá…………………………………………………….
+ Lực liên kết các phân tử nước với nhau và liên kết với thành mạch g ỗ
bằng liên kết hidro. ………………………………………………………….
b. Tại sao ngay đêm trước khi dự báo có băng, những người nông dân
tưới nước lên cây trồng để bảo vệ cây?
- Vì:
+ Khi tưới nước lên cây trồng cây sẽ hút đủ nước.
+ Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết hidro.
+ Khi nhiệt độ xuống dưới 0oC các phân tử nước sẽ bị khóa bởi các liên
kết hidro giữa chúng tạo mạng tinh thể nước đá, bao phủ bề mặt lá.
…………...
+ Khi đó lớp băng sẽ giúp cách li lá với môi trường bảo vệ nước trong
lá không bị đóng băng, giúp bảo vệ cấu trúc bên trong cây và giúp các
quá trình trao đổi chất trong cây diễn ra bình
thường……………………………
c. Tại sao tưới nước cho cây theo phương pháp nhỏ giọt lại đem lại hi ệu

Điể
m

0,25
điểm
0,25

0,25
0,25

2

3

quả cao và bền vững hơn tưới nước bằng phương pháp bơm phun qua
vòi nước ?
- Tưới bằng bơm nước và tưới phun sẽ gây hậu quả:
+ Lãng phí nguồn tài nguyên nước có hạn.
+ Gây sụt lún những vùng lấy nhiều nước ngầm. ……………………….
+ Nước tưới cây chỉ hút được một phần, còn lại nước bốc hơi mạnh đ ể
lại muối làm đất trở nên mặn do áp suất thẩm thấu cao điều đó khiến
cây khó hút nước.
- Vì vậy tưới nhỏ giọt sẽ khắc phục được các hậu quả trên……………….
d. Giải thích câu “ không phải vì nóng mà vì ẩm”?
- Vì: Bình thường khi trời nóng, nước dạng lỏng sẽ hấp thụ nhiệt và
hóa hơi thoát khỏi bề mặt cơ thể nên cơ thể sẽ mát hơn do giải phóng
được một lượng nhiệt. ………………………………………………………………
Nhưng khi độ ẩm không khí cao dẫn đến ít có sự chênh lệch độ ẩm
giữa bề mặt cơ thể và không khí. Khi đó ngăn cản sự bay hơi c ủa nước
khỏi bề mặt cơ thể vì thế cơ thể không giải phóng bớt nhiệt được nên
bị nóng do độ ẩm không khí
cao……………………………………………………………….
a. Nêu cấu trúc và chức năng của vi ống trong tế bào?
- Cấu trúc: vi ống là ống rỗng đường kính 25nm, cấu tạo từ protein
tubulin gồm 13 cột các phân tử tubulin. Tiểu đơn vị của tubulin là
dimer gồm α – tubulin và βtubulin………………………………………………………
- Chức năng :
+ Duy trì hình dạng tế bào – chịu lực nén.
+ Vận động tế bào : lông rung, roi.
+ Chuyển động của các bào quan.
+ Chuyển động của NST trong phân bào. ………………………………..
b. Nếu ở một người có tổ chức vi ống vận động kém thì có thể dẫn đến
những hậu quả gì ở mức cơ thể ?
- Vô sinh: trứng không di chuyển được trong ống dẫn trứng; tinh trùng
không bơi được.
- Mắc bệnh đường hô hấp do lông rung không bảo vệ được đường dân
khí.
- Các cơ quan nội tạng như tim không nằm đúng phía cơ thể do phát
triển phôi không chính xác………………………………………………………
a. Hô hấp sáng là gì ? Hô hấp sáng xảy ra ở đâu, khi nào ? Tại sao nói hô
hấp sáng vừa có hại vừa có lợi cho thực vật ?
- Hô hấp sáng là quá trình hô hấp diễn ra ngoài sáng dùng nguyên li ệu
là RiDP có tiêu hao O2 và giải phóng CO2.
- Vị trí : xảy ra ở thực vật C3 khi ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao.
Xảy ra ở 3 bào quan là lục lạp, peroxixom và ti thể……………………….
- Cơ chế : Do enzim Rubisco có cả hoạt tính cacboxylaza và oxygenaza
tùy chênh lệch nồng độ CO2 và O2.
Khi ánh sáng mạnh, nhiêt độ cao – pha sáng diễn ra mạnh giải phóng
O2, trong khi đó khí khổng đóng để bảo vệ nên không lấy được CO2. Vì

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,25

4

thế Rubisco có hoạt tính oxygenaza .
+ Ở lục lạp : RiDP → APG + axit glicolic
+ Ở peroxixom : axit glicolic + O2 → axit glioxilic.
+ Ở ty thể : axit glioxilic → glixin → CO2+ Serin………………………….
- Hô hấp sáng :
+ Có hại vì : làm giảm năng suất quang hợp.
+ Có lợi : hô hấp sáng bảo vệ thực vật do trung hòa sản phẩm của pha
sáng tạo ra trong điều kiện nồng độ CO2 thấp.
Người ta thấy thực vật C3 nào mất khả năng hô hấp sáng thì mẫn cảm
với tổn thương do ánh sáng mạnh gây ra……………………………………….
b. Thực vật nào không có hô hấp sáng ? Giải thích tại sao thực vật đó lại
không xảy ra hô hấp sáng ?
- Thực vật C4 và thực vật CAM không xảy ra hô hấp sáng.
Vì :
+ C4 :
ở tế bào mô giậu : CO2 cố định theo chu trình C4 :
PEP + CO2 → AOA→AM.
Enzim cố định CO2 chỉ có hoạt tính cacboxylaza.
Ở tế bào bao bó mạch : AM→ CO2 + AP→ CO2 + PEP.
CO2 + RiDP→ APG→ ALPG → glucozo + RiDP.
Ở tế bào bao bó mạch pha sáng chỉ có PSI. Như vậy không x ảy ra hô
hấp sáng…………………………………………………………………………..
+ CAM:
Ban đêm khí khổng mở: lấy CO2.
PEP + CO2 → AOA→AM.
Ban ngày khí khổng đóng, pha sáng diễn ra tạo ATP, NADPH.
AM→ CO2 + AP→ CO2 + PEP.
CO2 + RiDP→ APG→ ALPG → glucozo + RiDP
Do CO2 được lấy sẵn nên có nồng độ cao hơn O2 nên không xảy ra hô
hấp sáng. …………………………………………………………………………
a. Enzim nào đóng vai trò quan trong trong cơ chế điều hòa hô hấp của
tế bào? Nêu cơ chế điều hòa thông qua enzim đó ?
- Enzim quan trong trong điều hòa hô hấp tế bào là enzim dị lập thể:
photphofructokinaza
+ Khi nồng độ cAMP cao sẽ kích thích enzim hoạt động.
+ Khi nồng độ ATP, citrat cao sẽ ức chế enzim hoạt động. …………………
b. Để bảo quản các loại hạt, rau, quả cần làm gì? Giải thích?
- Bảo quản là làm giảm hao hụt sản phẩm và giúp duy trì ch ất l ượng
sản phẩm vì thế:
+ Các loại hạt: bảo quản bằng phơi khô để hạn chế bớt nước giúp
giảm cường độ hô hấp tế bào.
+ Các loại rau, quả: bảo quản lạnh để giảm cường độ hô
hấp……………….
c. Chất DNP có thể được dùng để làm giảm béo ở người được không?
Giải thích. Biết DNP là một chất làm tách rời bộ máy hóa thẩm do làm
cho tầng kép lipit của màng trong ti thể để H+ lọt qua.

0,5

0,25

0,5

0,5

0,5

0,5

5.

6

- DNP có tác dụng giảm béo vì: nó làm lọt H+ qua màng trong ti thể khi
đó sẽ không tạo chênh lệch nồng độ H+ vì thế không tổng hợp được
ATP.
- Khi thiếu ATP, nồng độ cAMP tăng cao vẫn kích thích hô hấp. Đi ều đó
dẫn tới tăng tiêu giảm nhiên liệu hô hấp. Vì thế làm giảm béo.
…………….
- Tuy nhiên khi sử dụng DNP cơ thể sẽ thiếu năng lượng ATP cho sinh
tổng hợp, vận chuyển chủ động, co cơ, dẫn truyền xung thần kinh …
thì thế nguy hiểm tới tính mạng. Vì thế không được sử dụng DNP làm
chất giảm béo ở người.
……………………………………………………………………….
a. Tại sao một hoocmon lại gây đáp ứng khác nhau ở các tế bào khác
nhau của cơ thể?
- Các phân tử protein khung – hay còn gọi là protein kết cấu gi ữ các
phân tử thành phần của các con đường truyền tin với nhau thành các
phức hệ đặc thù ở các tế bào khác nhau.
………………………………………………..
- Vì thế cùng một phân tử tín hiệu là hoocmon thì ở hai tế bào nhận tin
khác nhau – có các protin khung khác nhau sẽ tập hợp và truy ền tín
hiệu theo cách khác nhau………………………………………………………………
c. Cơ chế phổ biến để tế bào có thể truyền tin và ngắt quá trình truy ền
tin trong tế bào là gì?
- Cơ chế truyền tin phổ biến là: Photphoryl hóa hoặc dùng chất
truyền tin thứ hai là phân tử nhỏ hoặc ion.
- Cơ chế tắt truyền tin là: Khử photphoryl hóa protein……………………..
b. Thiết kế thí nghiệm chứng minh ánh sáng đỏ và xanh tím hi ệu qu ả
với quang hợp còn ánh sáng khác thì không?
- Chiếu ánh sáng qua lăng kính , bên đối diện để ống nghiệm có sợi
tảo tương ứng các bước sóng khác nhau của ánh sáng.
- Sau đó dùng vi khuẩn hiếu khí đưa vào sợi tạo kết quả là vi khuẩn
tập trung chủ yếu ở vùng ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím.
…………………..
a. Nêu cơ chế phân tử giúp điều chỉnh chu kì tế bào ở đi ểm ki ểm soát
G2?
- Có 2 thành phần là Cyclin và kinaza phụ thuộc cyclin (Cdk):
+ Cyclin được tổng hợp từ cuối pha S qua G2 và được tích lũy dần đ ạt
nồng độ cao nhất trong pha M.
+ Cdk được quay vòng sử dụng lại trong chu kì tế bào……………………..
+ Khi Cyclin tích lũy kết hợp với Cdk tạo ra một l ượng phân t ử MPF đ ủ
để tế bào đi qua điểm kiểm soát G2 để bước vào M.
+ MPF kích hoạt pha M thông qua photphoryl hóa các protein khác
nhau. Hoạt tính của MPF cực đại ở kì giữa.
+ Kì sau Cyclin của MPF bị phân hủy kết thúc M. Tế bào bước vào G1 ở
kì trung gian. ………………………………………………………………….
b. Nêu cơ chế kiểm soát giúp ở mô tổn thương các tế bào phân chia
phục hồi lại mô tổn thương sau đó dừng lại không phân chia ti ếp? Ở t ế

0,5

0,5

0,5
0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

7

bào ung thư chu kì tế bào có điểm gì khác ?
- Có hai cơ chế chính ở các mô tổn thương giúp tế bào phân bào đó là:
+ Sự ức chế phụ thuộc mật độ.
0,5
+ Sự phụ thuộc neo bám……………………………………………………..
- Ở tế bào ung thư:
+ Mất cơ chế ức chế phụ thuộc mật độ và cơ chế neo bám.
+ Phân chia cả khi thiếu yếu tố tăng trưởng.
+ Tế bào ung thư dừng phân bào ở các điểm ngẫu nhiên trong chu kì
chứ không phải ở các điểm kiểm soát bình thường.
0,5
+ Nếu cung cấp đủ dinh dưỡng tế bào ung thư có thể phân chia vô
hạn. ….
a. Giải thích tại sao các vi khuẩn gây bệnh có khả năng tạo màng nh ầy
lại rất khó chữa ?
- Vì :
+ Màng nhầy giúp chống lại thực bào.
+Vi sinh vật có khả năng liên kết với nhau thành tập hợp lớn (màng
sinh học) để chống lại sự tấn công của các tế bào bạch cầu.
+ Màng sinh học được hình thành là hàng rào vững chắc cho sự ngăn
cản chất kháng sinh tiếp xúc với tế bào, tỷ lệ S/V của màng sinh học
nhỏ

hơn

nhiều

so

với

S/V

của

từng

tế bào

riêng

lẻ. 0,5

………………………………..
+ Màng sinh học tồn tại trong thời gian dài, tạo điều kiện thuận l ợi
cho sự phát triển của nhiều loại vi sinh vật khác nhau, và tạo đi ều 0,3
kiện cho sự di truyền ngang của các gen gây bệnh hoặc gen kháng
kháng sinh………….
b. Nêu kiểu dinh dưỡng, kiểu hô hấp của các vi sinh vật sau : vi khuẩn
E.Coli ; vi khuẩn khử sunfat, vi khuẩn sinh metan ; vi khuẩn nitrat hóa ;
vi khuẩn phản nitrat ; nấm men rượu.

8

Vi sinh vật
Kiểu dinh dưỡng
Kiểu hô hấp
Vi khuẩn E.Coli
Hóa dị dưỡng
Hiếu khí không bắt buộc
Vi khuẩn khử
Hóa tự dưỡng
Kị khí bắt buộc
sunfat
Vi khuẩn sinh
Hóa dị dưỡng
Kị khí bắt buộc
metan
Vi khuẩn nitrat hóa Hóa tự dưỡng
Hiếu khí bắt buộc
Vi khuẩn phản
Hóa tự dưỡng
Kị khí không bắt buộc.
nitrat
Nấm men rươu
Hóa dị dưỡng
Hiếu khí không bắt buộc
a. Người ta làm thế nào để kiểm tra một loại thực phẩm nào đó có m ột
loại axit amin nào đó không? Nguyên tắc xác định hàm lượng axit amin
đó trong thực phẩm?

1,2
điểm
( mỗi
ý 0,2
điểm
)

9

- Sử dụng Vi sinh vật khuyết dưỡng với axit amin đó: sử d ụng môi
trường phù hợp với VSV khuyết dưỡng đó nhưng không bổ xung nhân
tố sinh trưởng làm ống đối chứng không thấy VSV sinh trưởng.
Ống thí nghiệm có bổ xung dịch của thực phẩm thấy VSV sinh trưởng.
Như vậy thực phẩm có loại axit amin đó. ………………………………….
- Nguyên tắc: Sử dụng bảng đo lnN của VSV đó ở các nồng độ khác
nhau của nhân tố sinh trưởng (axit amin đó) sau một khoảng thời gian
nuôi cấy.
Nuôi VSV khuyết dưỡng bằng dịch của thực phẩm với khoảng thời
gian tương ứng rồi xác định lnN. So sánh với bảng chuẩn sẽ suy ra
nồng độ của axit amin đó trong thực
phẩm…………………………………………….
b. Hãy cho biết môi trường để làm sữa chua từ sữa tươi hoặc dưa chua
thuộc loại gì ? Giải thích.
- Môi trường bán tổng hợp. Vì: làm sữa chua phải cho thêm đ ường v ới
tỉ lệ xác định. Làm dưa chua phải thêm muối theo tỉ lệ xác định.
……………….
c. Nêu nguyên nhân rau, dưa bị khú ? Tại sao dưa chua để lâu lại có
váng và nhạt dần ?
- Nguyên nhân rau, dưa bị khú :
+ Rưa chưa đủ già, ít đường.
+ Rau quả rửa không kĩ, làm dập nát có nhiều tạp khuẩn.
+ Cho muối không đúng 2,5%-3% ( nếu quá 5-6% sẽ ức chế c ả vi
khuẩn Lactic, nếu dưới 2,5% thì tạp khuẩn phát triển lấn át)
+ Không đậy, nén kĩ, không tạo được điều kiện kị khí cho vi khuẩn
lactic phát triển.
+pH không phù hợp (vi khuẩn lactic phát triển tốt ở pH 3-3,5; vi sinh
vật gây thối pH 5-5,5)…………………………………………………………..
- Dưa chua để lâu lại có váng và nhạt dần vì:
Vi khuẩn Lactic hoạt động tốt khi pH(3-3,5) khi dưa chua quá sẽ ức
chế vi khuẩn lactic và kích thích nấm môc, nấm men dại phát tri ển.
Do pH axit quá (1,2-3) nấm mốc phát triển ; pH (2,5-3) n ấm men d ại
hoạt động làm phân giải axit lactic thành CO2 và H2O. Vì thế dưa có
váng và bị nhạt dần. …………………………………………………………………….
a. Hiện nay có một số thuốc chống lại virut cúm ví dụ: taminflu. Hãy cho
biết vì sao tạo được thuốc chống virut cúm? Tại sao cúm gà lại khó tạo
vacxin phòng và dễ lan thành dịch bệnh?
- Vì virut cúm có vật chất di truyền là ARN mạch âm, nên muốn nhân
lên trong tế bào chủ cần emzim mang theo là ARN polimeraza phụ
thuộc ARN.
Nên có thể dùng các thuốc ức chế enzim của virut.
Hoặc thuốc ức chế enzim neuraminidaza của virut cúm - ví dụ Taminflu
dẫn đến virut không xâm nhập được vào tế bào chủ.
- Cúm gà khó tạo Vacxin phòng vì:
+ VCDT của virut cúm là ARN 1 mạch kém bền so v ới AND nên r ất d ễ
biến đổi, hơn nữa enzim sao chép không có hoạt tính sửa sai nên tần

0,5

0,5

0,25

0,5

0,25

0,5

10

số đột biến cao.
+ Mặt các các chủng virut cúm khác nhau cùng nhiễm vật chủ có thể
tái tổ hợp tạo ra chủng mới.
Mà thời gian tạo và sản xuất một loại vacxin cần 6 tháng vì thế không
thể phòng được các chủng mới do đột biến, tái tổ hợp.
+ Virut cúm truyền qua đường hô hấp, qua không khí.
+ Công tác phòng dịch và kiểm dịch chưa tốt
Vì thế dịch cúm dẽ lây lan và bùng phát. ……………………………………
b. Tại sao nói người nhiễm một số virut lại có nguy cơ ung thư cao ?
Vì virut xâm nhiễm sau đó cài xen vào NST của tế bào có thể gây ra đ ột
biến gen của tế bào chủ hoặc gây thay đổi điều hòa hoạt động của gen
của tế bào chủ hoặc gen virut tạo ra các sản phẩm gây thay đổi chu kì
tế bào của vật chủ. Từ đó có thể gây ung thư.
………………………………………….
c. Tại sao dùng virut để chuyển gen lành thay thế gen bệnh ở ng ười l ại
khó thực hiện ?
Vì khó kiểm soát, virut có thể cài xen gen lành vào không đúng vị trí
gen bệnh từ đó có thể gây đột biến hoặc sai hỏng biểu hiện ở gen khác
hoặc virut có thể đột biến thành chủng có hại cho con người. Vì thế nó
là kĩ thuật của tương lai cần phải hoàn thiện hơn
nữa…………………………………..
a. Mỗi khi nhiễm một bệnh truyền nhiễm mới cơ thể lại sinh ra một
kháng thể mới. Nêu cơ chế để cơ thể có thể tạo ra sự đa dạng c ủa các
kháng thể khi số lượng gen có hạn ?
- Kháng thể cấu tạo gồm: 4 chuỗi trong đó có 2 chuỗi nặng và 2 chu ỗi
nhẹ liên kết với nhau bằng cầu đisunfit.
Mỗi chuỗi lại có cấu tạo gồm vùng cố định vùng biến đổi và vùng liên
hợp. ……………………………………………………………………………
- Gen mã hóa kháng thể là gen phân đoạn. Mỗi vùng của chuỗi nặng
hoặc chuỗi nhẹ lại có nhiều đoạn mã hóa (exon ). Khi tổ hợp một
đoạn quy định vùng biến đổi với một đoạn quy định vùng cố đ ịnh với
một đoạn vùng liên hợp thì tạo ra một chuỗi. Vì thế có nhiều cách t ạo
ra mỗi chuỗi. Và khi tổ hợp sẽ tạo ra rất nhiều kháng
thể…………………………………………..
Ví dụ: có 40 đoạn quy định vùng biến đổi của chuỗi nhẹ, có 5 đo ạn
quy định vùng cố định, có 1 đoạn quy định vùng liên hợp. T ừ đó sẽ t ạo
ra 40x5x1 =200 loại gen mã hóa cho ít nhất 200 loại chuỗi nh ẹ.
Vì thế số kháng thể tạo ra lớn hơn số gen mã hóa rất nhiều……………….
b. Tiêm vacxin có cần thiết không? Tại sao hiện nay có trào lưu tẩy
chay tiêm vacxin ?
- Tác dụng của Vacxin:
+ Tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động.
+ Tạo trí nhớ miễn dịch.
- Tiêm vaxin mở rộng giúp dịch bệnh không có cơ hội bùng phát thành
dịch. Vì thế tiêm vacxin là rất cần thiết. ……………………………………
- Người ta tẩy chay vacxin vì:

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,25

0,5

+ Nhiều vacxin có tác dụng phụ là gây phản ứng dị ứng mạnh dẫn tới
sốc phản vệ có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp
cứu kịp thời.
+ Nhiều vacxin chất lượng chưa tốt, do nhà sản xuất hoặc do công
nghệ sản xuất. Vacxin vô bào an toàn hơn vacxin tế bào.
+ Do mạng xã hội tuyên truyền ảnh hưởng không tốt của vacxin như
gây tự kỉ, sốc phản vệ….
Từ đó gây ra các trào lưu tẩy chay tiêm vacxin. ………………………….

Người ra đề

Tr ần Thanh H ương - SĐT: 0988188394

0,5