Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (Chuyên Thái Bình, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 18:30:40 | Được cập nhật: 6 giờ trước (6:47:12) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1102 | Lượt Download: 22 | File size: 0.094208 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
THÁI BÌNH

KỲ THI HỌC SINH GIỎI THPT CHUYÊN
DUYÊN HẢI BẮC BỘ
Đề thi đề nghị môn : SINH HỌC - Lớp 10
Thời gian làm bài : 180 phút

Họ và tên người ra đề thi
Nguyễn Thị Minh Hạnh
Câu 1. Thành phần hóa học cuả tế bào ( 2 điểm )
1) Dựa vào cơ chế tổng hợp các thành phần của tế bào, hãy giải thích vì sao các nhóm
carbohydrate của glycoprotein xuyên màng sinh chất luôn xuất hiện ở bề mặt phía ngoài tế bào
mà không nằm ở bề mặt phía tế bào chất?
2) Dựa trên đặc điểm cấu tạo và tính chất của phân tử nước, hãy giải thích các hiện tượng sau
a) Khi bảo quản rau quả tươi , người ta chỉ để trong ngăn lạnh chứ không để trong ngăn đá.
b) Khi cơ thể đang ra mồ hôi, nếu có gió thổi sẽ có cảm giác mát hơn.
c) Bề mặt phía ngoài của cốc đựng nước đá thường hình thành các giọt nước.
d) Một số côn trùng ( nhện nước, gọng vó...) có khả năng chạy trên mặt nước mà không bị chìm
Câu 2 : Cấu trúc tế bào ( 2 điểm )
1) Tính động của màng được quyết định bởi yếu tố nào? Nêu vai trò của colesteron đối với
tính động của màng.
2) Không bào trong tế bào lông hút của thực vật chịu hạn và thực vật ưa ẩm khác nhau rõ
nhất ở điềm nào ? Nêu ý nghĩa của hiện tượng này ?
3) Nêu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất. Cho một ví dụ về một loại tế bào của người
có lưới nội chất hạt phát triển, một loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển và giải thích chức
năng của các loại tế bào này.
Câu 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào - đồng hóa ( 2 điểm )
1) Một thí nghiệm với lục lạp tách riêng được thực hiện như sau : Đầu tiên lục lạp được ngâm
trong dung dịch axit có pH = 4 cho đến khi xoang tilacoit đạt pH = 4, sau đó lục lạp được
chuyển sang một dung dịch kiềm có pH = 8, lúc này trong điều kiện tối lục lạp tổng hợp
ATP.
a) Giải thích tại sao trong tối lục lạp tổng hợp được ATP?
b) Hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra với tốc độ tổng hợp ATP nếu cho thêm vào dung dịch một
hợp chất khiến cho màng tilacoit tăng tính thấm tự do với các ion hydrogen?
2) Phân biệt chiều khuyếch tán và số lượng ion H+ ở ty thể và lục lạp qua ATP syntaza.
Câu 4 : Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào - dị hóa ( 2 điểm )
1) Tại sao nói axitpyruvic và axetyl coenzym A được xem là sản phẩm trung gian của quá
trình trao đổi chất? Nêu các hướng sinh tổng hợp các chất hữu cơ từ hai sản phẩm này.
2) Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì ở
các tế bào cơ của người, vốn là loại tế bào rất cần nhiều ATP?
3) Tại sao khi chúng ta hoạt động tập thể dục thể thao thì các tế bào cơ lại sử dụng đường
glucôzơ trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ra nhiều ATP hơn?
4) Hãy trình bày các giai đoạn của chu trình Crep và cho biết ý nghĩa của chu trình này?

Câu 5 : Truyền tin tế bào ( 2 điểm )
1) Chất adrenalin gây đáp ứng tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicogen thành glucozơ,
nhưng khi tiêm adrenalin vào tế bào gan thì không gây được đáp ứng đó.
a) Tại sao có hiện tượng trên ?
b) Trong con đường truyền tín hiệu từ adrenalin đến phản ứng phân giải glicogen, chất AMP
vòng ( cAMP) có vai trò gì?
c) Vẽ sơ đồ con đường truyền tín hiệu từ adrenalin đến phản ứng phân giải glicogen .
2) Trong quá trình phát triển của phôi ở động vật có vú, nhiều loại tế bào phôi phải di chuyển từ
nơi này đến nơi khác mới có được hình dạng và chức năng đặc trưng của tế bào đã được biệt
hoá ở cơ thể trưởng thành. Hãy giải thích tại sao tế bào phải di chuyển đến vị trí nhất định mới
có được hình dạng và chức năng đặc trưng?
Câu 6: Phân bào ( 2 điểm )
1) Giải thích vì sao sự phân bào của vi khuẩn không cần hình thành thoi tơ vô sắc còn sự phân
bào của tế bào nhân thực cần thoi vô sắc ?
2) Trong quá trình phân bào nguyên phân, hãy cho biết ý nghĩa của hiện tượng sau :
a) NST đóng xoắn cực đại vào kì giữa và tháo xoắn tối đa vào kì cuối.
b) Màng nhân biến mất vào kỳ đầu và xuất hiện trở lại vào kỳ cuối .
3) Các nhiễm sắc tử dính với nhau trong suốt giảm phân I nhưng lại tách nhau trong giảm phân
II và trong nguyên phân như thế nào ?Tại sao cohensin ở tâm động không bị phân hủy trong khi
sự phân hủy lại xảy ra vào cuối kỳ giữa của giảm phân I ?
Câu 7 : Cấu trúc và chuyển hóa vật chất của VSV ( 2 điểm )
1) Bằng thao tác vô trùng, người ta cho 40ml dung dịch 10% đường glucôzơ
vào hai bình tam
giác cỡ 100ml (kí hiệu là bình A và B), cấy vào mỗi bình 4ml dịch huyền phù
nấm men bia
(Saccharomyces cerevisiae) có nồng độ 103 tế bào nấm men/1ml. Cả hai
bình đều được đậy
nút bông và đưa vào phòng nuôi cấy ở 35oC trong 18 giờ. Tuy nhiên, bình A
được để trên giá
tĩnh còn bình B được lắc liên tục (120 vòng/phút). Hãy cho biết sự khác biệt
có thể có về mùi
vị, độ đục và kiểu hô hấp của các tế bào nấm men giữa hai bình A và B. Giải
thích.
2) Nitrogenaza là hệ enzim cố định nitơ khí quyển có mặt trong một số nhóm vi sinh vật cố
định N2. Giải thích sự thích nghi về cấu tạo và hoạt động chức năng để thực hiện cố định N 2 ở
các loại vi khuẩn sau: Nostoc (1 loại vi khuẩn lam), Azotobacter (vi khuẩn hiếu khí sống tự do),
Rhizobium (một loại vi khuẩn cộng sinh với cây bộ đậu)
Câu 8 : Sinh trưởng – sinh sản của VSV ( 2 điểm )
1) a) Nhân tố sinh trưởng là gì ? Phân biệt vi sinh vật nguyên dưỡng và vi sinh vật khuyết
dưỡng ?
b) Tại sao nói vi sinh vật khuyết dưỡng có ý nghĩa to lớn trong kiểm nghiệm thực phẩm ?
Lấy vi dụ minh họa ?
2) Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong các pha khác
nhau khi nuôi trong môi trường nuôi cấy không liên tục. Giải thích tại sao người ta lại phải nuôi
cấy vi sinh vật trong môi trường này.
Câu 9 : Vi rut ( 2 điểm )

1) Hãy nêu cơ chế hình thành lớp vỏ ngoài của một số virut ở người và vai
trò của lớp vỏ này đối với virut. Các loại virut có thể gây bệnh cho người
bằng những cách nào?
2) Giải thích tại sao virut cúm lại có tốc độ biến đổi rất cao. Nếu dùng
vacxin cúm của năm trước để tiêm phòng chống dịch cúm của năm sau có
được không? Giải thích.
Câu 10 : Bệnh truyền nhiễm – miễn dịch ( 2 điểm )
Trình bày vai trò của các loại tế bào T độc, tế bào lympho B và T, tế bào T hỗ trợ trong đáp ứng
miễn dịch thể dịch và miễn dịch qua trung gian tế bào ở người.
=============================================
====================