Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (Chuyên Quốc học Huế - Thừa Thiên-Huế, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 18:25:07 | Được cập nhật: 5 giờ trước (23:17:48) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1001 | Lượt Download: 25 | File size: 2.243584 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ĐỀ GIỚI THIỆU

KỲ THI OLYMPIC CÁC TRƯỜNG THPT
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII
Môn: Sinh học – Lớp 10
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (2,0 điểm) Thành phần hóa học của tế bào
a. Hãy so sánh vai trò của tubulin và actin trong phân bào nhân thực với vai trò của các
protein giống tubulin và giống actin trong phân đôi ở vi khuẩn.
b. Cho 4 ví dụ về khả năng kết hợp với các chất khác của cellulose tại các loại mô khác
nhau trong cơ thể thực vật.
Câu 2. (2,0 điểm) Cấu trúc tế bào
a. Những bộ phận nào tham gia vào sự tạo thành vách ngăn ở tế bào thực vật trong quá
trình phân bào? Nêu chức năng của các bộ phận đó.
b. Trồng một cây đậu tương và một cây ngô trong hai chuông thủy tinh kín ở điều kiện
ánh sáng cao. Tiến hành đánh dấu phóng xạ nguyên tử Cacbon trong phân tử CO 2 đưa vào.
Theo dõi dấu phóng xạ, thấy nó xuất hiện ở những bào quan nào trong tế bào lá của mỗi
cây? Nêu chức năng của các bào quan trong quá trình đó.
Câu 3. (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
a. Chất nào cho H+ và e- trực tiếp vào chu trình Canvin? Tại sao nước không cho H+ và etrực tiếp vào chu trình Canvin mà phải qua chất đó. Mô tả con đường chuyền e- từ nước
vào chu trình Canvin.
b. Có thể sử dụng enzim pyruvat dikinase để phân biệt thực vật C 3 và C4 không? Giải
thích. Thiết kế thí nghiệm (nếu được).
Câu 4. (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
4.1. ATP được xem như đồng tiền năng lượng của tế bào, bởi quá trình thuỷ phân ATP
(hình 4.1) giải phóng nhiều năng lượng cung cấp cho các quá trình chuyển hoá khác. Tuy
nhiên, một học sinh cho rằng, lý thuyết trên là sai. Bạn cho rằng, sự phá vỡ một liên kết
hoá học sẽ tiêu tốn năng lượng, chứ không phải giải phóng năng lượng. Vì vậy, năng lượng
cung cấp cho các phản ứng chắc chắn không đến từ sự thuỷ phân ATP.

Hình 4.1: Phản ứng thuỷ phân ATP (ΔG = - 7.3 kcal/mole)
a) Theo em, nhận định của bạn học sinh đúng hay sai? Giải thích.
b) Dưới đây là phản ứng đầu tiên trong quá trình đường phân:
Glucose + Pi  Glucose 6 - phosphate + H2O (ΔG = 3.3 kcal/mole)

1

Với ΔG dương, phản ứng trên rất khó xảy ra tự phát, dẫn đến đường phân xảy ra với
tốc độ rất thấp. Tế bào thay đổi ΔG bằng cách nào?
4.2. Một số chất có thể ức chế chuỗi truyền
điện tử và ATP synthase trong hô hấp tế bào.
Dưới đây là tác động của một số chất độc:
- Cyanide: Chất ức chế cạnh tranh với O2,
bám vào trung tâm của cytochrome c oxidase.
- Oligomycin: Ức chế tiểu phần F0 của ATP
synthase.
- 2,4 - DNP: Giảm chênh lệch nồng độ proton hai bên màng trong ti thể.
Hãy cho biết, ở đồ thị bên, X, Y có thể là những chất nào? Giải thích.
Câu 5. (2,0 điểm) Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
5.1. Truyền tin tế bào
John Horowitz và các cộng sự đã nghiên cứu hormone kích thích chuyển hóa
melanocyte (MSH), gây những thay đổi về màu da của ếch. Các tế bào da được gọi là các
tế bào sắc tố chứa chất màu nâu melanocyte trong các bào quan được gọi là melanosome.
Da sáng màu khi các melanosome chụm xung quanh nhân tế bào sắc tố. Khi ếch gặp môi
trường tối màu, tăng sản sinh MSH làm các thể melanosome phân tán trên toàn bào tương,
làm da tối và giúp ếch không rõ với vật săn mồi. Để xác định vị trí của các thụ thể kiểm
soát chùm melanosome, các nhà nghiên cứu đã tiêm MSH vào trong các tế bào sắc tố hoặc
vào trong dịch kẽ xung quanh. Kết quả thu được như hình sau:

a) Thụ thể của MSH nằm ở đâu?
b) Nếu xử lý tế bào sắc tố với một chất ngăn phiên mã thì tế bào có tiếp tục đáp ứng
với MSH không? Giải thích.
5.2. Phương án thực hành.
Điện di 2 chiều được sử dụng để phân tách protein hoặc các chuỗi polypeptide dựa
vào kích thước và điểm đẳng điện (pI) của chúng. Cụ thể, lần điện di thứ nhất phân tách
các chất thông qua điểm đẳng điện, và lần thứ hai là qua kích thước với chiều chạy vuông
góc với lần thứ nhất. Biết rằng, điểm đẳng điện của một chuỗi polypeptide là pH mà tại đó
tổng điện tích của chuỗi bằng 0. Điểm đẳng điện được quyết định bởi pKa của các nhóm
chức có trong chuỗi. Dưới đây là trình tự của 2 chuỗi peptide ngắn (chiều từ đầu N đến đầu
C). Bảng 5.2 liệt kê khối lượng phân tử và pKa của một số amino acid.
2

Peptide A: Gly – Arg – Phe
Peptide B: Arg – Gly – Ser
Bảng 5.2: Tính chất của một số amino acid
a) Chỉ ra các giá trị pKa nào ảnh hưởng đến pI của mỗi chuỗi peptide. Từ đó, dự đoán
khả năng phân tách 2 chuỗi peptide trên qua lần điện di thứ nhất.
b) Hình bên thể hiện một bản điện di 2 chiều. Hãy
dự đoán vị trí của các chuỗi peptide sau hai lần
điện di (nằm ở vùng nào trong 4 vùng A, B, C,
D)?

Câu 6. (2,0 điểm) Phân bào
6.1. Cdc28 là một protein thuộc nhóm G1-Cdk. Ngoài ra, Cdc28 còn
có chức năng phosphoryl hoá Rad9 ở tế bào nấm men. Dạng
dephosphoryl hoá của Rad9 có khả năng kết hợp cùng các protein sửa
sai khác để sửa các hư hỏng trong ADN, đồng thời dephosphoryl hoá
các G2-Cdk. Hình 6.1 thể hiện kết quả nuôi, hai nhóm tế bào nấm men
trong điều kiện chiếu tia UV, trong đó có một nhóm mang đột biến
cdc28* gây tăng biểu hiện của Cdc28.
Hãy dự đoán tác động của đột biến cdc28* đối với sự sinh sản và
hình dạng của tế bào nấm men, từ đó chỉ ra đâu là nhóm tế bào trong
hình 6.1 mang đột biến trên?
Hình 6.1
6.2. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
a) Trong phân chia tế bào kiểu phân đôi của vi khuẩn, các phân tử kiểu actin có chức
năng trong quá trình phân chia tế bào chất.
b) Trong kì sau, sự di chuyển nhiễm sắc thể liên quan đến sự ngắn đi các vi ống thể
động ở đầu cực của thoi.
c) Trong chu kì tế bào, hoạt tính MPF đạt cực đại trong kì giữa.
d) Tham gia vào sự tạo thành vách ngăn ở tế bào thực vật có phức hệ Gongi, lưới nội
chất và vi ống cực của thoi còn tồn dư lại ở vùng xích đạo.
Câu 7. (2,0 điểm) Cấu trúc, chuyển hóa của vi sinh vật
Phân tích kiểu dinh dưỡng của các chủng vi khuẩn I và II dựa vào sự quan sát khi nuôi
cấy chúng trên các môi trường A, B, C. Thành phần các môi trường được tính bằng g/l
Môi trường A: (NH4)2PO4 - 0,2; CaCl2 - 0,1; KH2PO4 - 1,0; NaCl - 5,0; MgSO4 - 0, 2.
3

Môi trường B: (NH4)2PO4 - 0,2; CaCl2 - 0,1; KH2PO4 - 1,0; NaCl - 5,0; MgSO 4 - 0, 2 +
xitrat trisodic - 2,0.
Môi trường C: (NH4)2PO4 - 0,2; CaCl2 - 0,1; KH2PO4 - 1,0; NaCl - 5,0; MgSO 4 - 0, 2 +
biotin - 10-8 , Histidin - 10-5 , Methionin - 2.10-5 , Thiamin - 10-6 , Pyridoxin - 10-6 , Axit
nicotinic - 10-6, Trytophan - 2.10-5, nguyên tố vi lượng, Glucose - 5,0.
Sau khi cấy các chủng I và II, nuôi ủ trong tủ ấm với thời gian, nhiệt độ thích hợp, người
ta được các kết quả ghi trong bảng sau:
Môi trường
A
B
C
VSV chủng 1
+
+
VSV chủng 2
+
Ghi chú: có mọc ( +), không mọc (-)
a. Môi trường A là loại môi trường gì? Phù hợp với nhóm vi sinh vật nào?
b. Đối với chủng I hãy xác định kiểu dinh dưỡng, nguồn nitơ của nó ?
c. Trong môi trường C, chủng I là chủng nguyên dưỡng hay khuyết dưỡng. Giải thích?
d. Người ta cấy vào 5ml môi trường B với 10 6 Staphycoccus và 102 loại biến chủng
được gọi là chủng II trong thí nghiệm trên.
d1. Hỏi số lượng tế bào của mỗi chủng trong 1ml tại thời điểm 0 giờ.
d2. Tại sao trong thí nghiệm ban đầu chủng II không mọc được trong môi trường B,
nhưng trong thí nghiệm ở câu (d) này nó lại mọc được. Dự đoán vị trí mọc của nó so với
chủng Staphycoccus trong môi trường B của thí nghiệm này?
Câu 8. (2,0 điểm) Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật
Để đo nồng độ vi khuẩn có trong dịch X, các nhà nghiên cứu có thể dùng 2 phương
pháp:
(1) Pha loãng nhiều bước rồi đo nồng độ dịch cuối cùng Theo đó, lấy 1ml dịch vi khuẩn
ban đầu cho vào 8ml nước ở ống 1, rồi tiếp tục cho đến ống 3. Sau đó, lấy 1 ml từ ống 3
quét lên đĩa petri rồi ủ trong 5h, sau đó quan sát sự hình thành khuẩn lạc.
1ml
2ml
2ml
1ml, 5h

8ml
8ml
1ml
(2) Đo độ hấp thụ ánh sáng bằng máy quang phổ
Chiếu ánh sáng có bước sóng 600nm và đo độ hấp thụ ánh sáng của dung dịch (A 600). Đo
được A600 của dịch X là 3,75 x 10-7 (A600 = 1 tương đương với 8x108 tế bào/ml)

4

600nm

A600

Cho 2 phage lây nhiễm vào 1ml dung dịch X. Biết phage này không làm tan tế bào khi
xuất bào, tế bào mẹ nhiễm phage chỉ truyền phage cho 1 tế bào con. Thời gian thế hệ của vi
khuẩn là 20 phút. Thời gian từ khi phage xâm nhập đến khi chuẩn bị lắp ráp là 10 phút,
thời gian phage lắp ráp xuất bào và xâm nhập vào tế bào khác là 5 phút. Trong một tế bào,
một phage gây sinh tổng hợp nên 32 phage mới. Để xác định thời điểm mà số lượng phage
bằng số lượng vi khuẩn, An đã lập phương trình sau, với N là số lượng vi khuẩn ban đầu, t
là thời gian cần thiết để số lượng phage và vi khuẩn đạt bằng nhau.
N x 2t/20 = 2 x 32t/15
a. Tính nồng độ vi khuẩn trong dịch X theo phương pháp (1)
b. Tính nồng độ vi khuẩn trong dịch X theo phương pháp (2)
c. Vì sao lại có sự khác nhau giữa kết quả của 2 phương pháp?
d. Tính t theo phương trình của An.
e. Kết quả t theo phương trình của An có đúng không? Nếu không, khả năng là do đâu?
Thật sự có tồn tại thời điểm mà số phage bằng số vi khuẩn không?
Câu 9. ( 2,0 điểm) Virut
a. Khi nói về các virut cúm A, hãy giải thích:
a1. Vì sao virus cúm gà lại gây ra những đại dịch lớn và khó kiểm soát trong những
năm gần đây?
a2. Để điều trị bệnh cúm người ta sử dụng thuốc Tamiflu (ức chế enzim
neuraminidaza). Hãy cho biết cơ chế tác động của thuốc này.
a3. Vì sao sau khi virut cảm lạnh gây bệnh thì bệnh khỏi nhưng virut gây bệnh bại
liệt xâm nhập thì không khỏi bệnh.
b. Virut là kí sinh nội bào bắt buộc nhưng virut baculo vẫn tồn tại ngoài tế bào trong thời
gian dài và dùng làm chế phẩm thuốc trừ sâu. Hãy giải thích cơ chế tác động của virut này
Câu 10. (2,0 điểm) Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
Trong đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng dị ứng đều có sự xâm nhập của kháng
nguyên, hình thành tương bào và tạo ra kháng thể.
a. Nêu những khác biệt trong hai loại đáp ứng này.
b. Một số người có đáp ứng dị ứng quá mức đối với thuốc kháng sinh penicillin có thể tử
vong trong vòng vài phút sau khi tiêm chất này vào cơ thể. Giải thích.
----------HẾT---------Người ra đề: Lý Hải Đường
Số điện thoại: 0905341119

5