Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (Chuyên Nguyễn Tất Thành - Yên Bái, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 18:36:25 | Được cập nhật: 12 giờ trước (19:28:04) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1584 | Lượt Download: 46 | File size: 0.388608 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD VÀ ĐT YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN TẤT THÀNH

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII, NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐỀ ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 10
Thời gian: 180 phút

(Đề thi gồm 03 trang)

Câu 1. Thành phần hoá học của tế bào (2,0 điểm).
1. Ở sinh vật nhân thực, các phân tử ARN kích thước nhỏ có vai trò gì đối với hoạt động của tế bào?
2. Cho hỗn hợp các chất sau: α glucozo, β glucozo, axit amin, fructozo, ribozo, glyxerol, axit
béo, bazo nito, deoxiribozo. Từ các hợp chất trên có thể tổng hợp được các phân tử, cấu trúc
nào trong các phân tử, cấu trúc sau: tinh bột, xenlulozo, photpholipit, triglixerit, ADN,
lactozo, ARN, saccarozo, chuỗi polipeptit? Giải thích? Vì sao không tổng hợp được các phân
tử, cấu trúc còn lại? (Biết có đầy đủ các enzim hình thành các liên kết hóa trị giữa các cấu trúc)
Câu 2. Cấu trúc tế bào (2,0 điểm).
1. a. Ở cơ thể người, tế bào nào chứa nhiều ti thể nhất? Tế bào nào không cần ti thể?
b. Khi uống nhiều rượu hoặc uống thuốc quá liều thì loại tế bào nào, bào quan nào trong cơ
thể người phải tích cực làm việc để khử độc cho tế bào của cơ thể? Hãy cho biết cơ chế khử
độc của bào quan đó?
2. Cho tế bào vi khuẩn, tế bào thực vật, tế bào hồng cầu vào dung dịch đẳng trương có
lizôzim. Có hiện tượng gì xảy ra với mỗi loại tế bào trong dung dịch trên. Giải thích?
Câu 3. Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào (đồng hoá) (2,0 điểm).
a. Phân biệt hệ thống quang hóa I và hệ thống quang hóa II trong pha sáng của quang hợp về
trung tâm phản ứng, thành phần của chuỗi vận chuyển điện tử, con đường vận chuyển điện tử
và sản phẩm.
b. Dưới đây là sơ đồ tổng hợp chất hữu cơ trong pha tối của cây mía:
2
3
3
chu trình Canvin
5
CO2

CO2
1

4
ATP

4

I
II
- Cho biết tên của chu trình trên. Vị trí xảy ra quá trình I và quá trình II trong tế bào.
- Viết tên các chất từ số 1 đến số 5 trên sơ đồ. Chỉ rõ mỗi chất chứa bao nhiêu nguyên tử
cacbon.
- Nếu đưa cây mía trồng ở nơi có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ và ánh sáng vừa phải thì chúng có
tổng hợp chất hữu cơ theo con đường trên không? Tại sao?
Câu 4. Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào (dị hoá) (2,0 điểm).
1. Cho hình sau đây:

Trang 1

Biết hình 1 thể hiện enzim hoạt động bình thường. Nêu điểm khác nhau cơ bản về sự tác động
của chất X và chất Y đến hoạt động của enzim trong hình 2 và hình 3. Bằng cách nào có thể
xác định một chất Z tác động đến enzim giống như chất X hay chất Y?
2. a. Vì sao trong chuỗi truyền điện tử của hô hấp tế bào, điện tử không được truyền từ NADH,
FADH2 tới ngay ôxi mà phải qua một dãy truyền electron?



b. Trong tế bào nhân thực, sự biến đổi thuận nghịch NAD + 
NADH diễn ra ở những quá

trình sinh học nào? Giải thích.
Câu 5. Truyền tin tế bào + Phương án thực hành (2,0 điểm).
a. - Trong tế bào động vật, ion Ca2+ được sử dụng nhiều hơn cả cAMP trong vai trò của hệ
thống tín hiệu thứ hai. Con đường truyền tín hiệu này có sự tham gia của các phân tử quan
trọng như inositol triphosphates (IP3) và diacylglycerol (DAG). Chỉ ra 2 vị trí trong tế bào chất
mà ở đó duy trì nồng độ cao của ion Ca2+?
- Epinephrin kích thích phân giải glycogen bằng cách hoạt hóa enzim glycogen phosphorylaza
trong bào tương. Nếu epinephrin được trộn với glycogen phosphorylaza và glycogen trong ống
nghiệm thì glucozo -1- phosphat có được tạo ra không? Tại sao?
b. Có một mẫu thực phẩm chứa saccarôzơ và lòng trắng trứng được đựng trong ống nghiệm.
Dựa vào một số phép thử sau hãy cho biết mẫu thực phẩm trên tương ứng với mẫu thí nghiệm
nào? Giải thích.
Thuốc thử
Mẫu số 1
Mẫu số 2
Mẫu số 3
Mẫu số 4
Dung dịch iôt
Nâu
Nâu
Xanh đen
Xanh đen
Dung dịch Benedict
Đỏ gạch
Xanh da trời
Xanh da trời
Đỏ gạch
Phản ứng Biuret
Tím
Tím
Xanh da trời
Tím
Câu 6. Phân bào (2,0 điểm).
1. Trong chu kì tế bào động vật có những điểm kiểm soát nào? Trình bày vai trò của các
điểm kiểm soát đó?
2. a. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân bình thường theo lí thuyết sẽ
thu được mấy loại giao tử? Viết kiểu gen của các loại giao tử đó?
b. Nêu 3 sự kiện chỉ xảy ra trong quá trình phân bào giảm phân dẫn đến sự đa dạng di truyền
mà không xảy ra trong phân bào nguyên phân? Giải thích?
Câu 7. Cấu trúc, chuyển hoá vật chất của vi sinh vật (2,0 điểm).
1. Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi đưa tế bào trực khuẩn cỏ khô, vi khuẩn sinh metan, vi khuẩn
E.coli, mycoplasma vào dung dịch nhược trương có lizozim?
2. Để nghiên cứu kiểu hô hấp của 3 loại vi khuẩn A, B, C người ta đưa chúng vào các ống
nghiệm không đậy nắp với môi trường nuôi cấy phù hợp, vô trùng. Sau 48 giờ người ta quan
sát thấy ở các ống như sau:
Trang 2

* Xác định kiểu hô hấp của mỗi loại vi khuẩn A, B, C.
* Hãy giải thích vì sao vi khuẩn C không phát triển ở phần trên ống nghiệm, trong khi vi
khuẩn A và B lại phát triển ở đó?
Câu 8. Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật (2,0 điểm).
1. Để nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của một loại vi khuẩn người ta nuôi cấy
chúng trong môi trường dịch thể ở 3 ống nghiệm chứa các thành phần khác nhau:
- Ống nghiệm1: Các chất vô cơ + đường glucozơ
- Ống nghiệm 2: Các chất vô cơ + đường glucozơ + nước chiết thịt bò
- Ống nghiệm 3: Các chất vô cơ + đường glucozơ + nước chiết thịt bò + KNO3
Sau khi nuôi ở nhiệt độ thích hợp, kết quả thu được như sau:
- Ở ống nghiệm 1: Vi khuẩn không phát triển.
- Ở ống nghiệm 2: Vi khuẩn phát triển ở mặt thoáng ống nghiệm
- Ở ống nghiệm 3: Vi khuẩn phát triển ở toàn bộ ống nghiệm
a. Môi trường trong các ống nghiệm 1, 2,3 là loại môi trường gì?
b. Nước chiết thịt bò có vai trò đối với vi khuẩn trên?
c. Kiểu hô hấp của vi khuẩn trên là gì? Con đường phân giải Glucozo và chất nhận e cuối cùng là gì?
d. Lấy 1 giọt dịch nuôi cấy lên lam kính, sau đó nhỏ H2O2 sẽ có hiện tượng gì? Vì sao?
2. a. Nội bào tử là gì? Đây có phải là hình thức sinh sản của vi khuẩn hay không? Vì sao?
b. Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm 5-10 phút trong nước muối hoặc thuốc tím pha loãng?
Câu 9. Virut (2,0 điểm).
1. Phân biệt chu trình tiềm tan và chu trình tan ở virut. Tại sao virut HIV chỉ kí sinh trong tế
bào bạch cầu Limphô T-CD4 ở người?
2. Bằng cách gây đột biến, người ta có thể tạo ra các tế bào hồng cầu của người mang thụ thể
CD4 trên bề mặt. Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa các tế bào này vào bệnh nhân nhiễm HIV?
Câu 10. Bệnh truyền nhiễm, miễm dịch (2,0 điểm).
a. Trình bày sự khác biệt giữa bổ thể và interferon (IFN).
b. Trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, hãy phân biệt cơ chế tác động của tế bào T
độc (Tc) và tế bào giết (K). Tại sao cơ thể đã có tế bào Tc rồi mà vẫn cần tế bào K?

Trang 3

SỞ GD&ĐT YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN TẤT THÀNH
Câu
1
(2đ)

2
(2đ)

3
(2đ)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT CHỌN
HỌC SINH GIỎI DHBB NĂM 2018-2019
Môn: Sinh học 10
Nội dung

1.
- ARN nhân kích thước nhỏ tham gia cấu trúc nên phực hệ cắt nối intron và exon.
- Trong phức hệ cắt nối, các ARN này thể hiện hoạt tính lyzozim cắt các vùng biên của
intron và nối các exon tạo ARN hoàn chỉnh.
- ARN kích thước nhỏ kết hợp với các loại protein tạo thành miARN tham gia điều hòa
hoạt động của gen.
- ARN kích thước nhỏ kế hợp với các protein tao thành các ciARN tham gia điều hòa
hoạt động của gen và biến đổi cấu trúc chất nhiễm sắc.
2. - Các phân tử, cấu trúc có thể tổng hợp được:
+ tinh bột: vì có các đơn phân là α glucôzơ
+ xenlulôzơ: vì có các đơn phân là β glucôzơ
+ triglixerit: vì có hai thành phần là glixerol và axit béo
+ saccarôzơ: vì có đơn phân là α glucôzơ
+ chuỗi polipeptit: vì có các đơn phân là axit amin
- Các phân tử, cấu trúc không tổng hợp được: photpholipit, ADN, ARN
Vì: thiếu nhóm photphat.
1. a. – Ti thể là bào quan sản sinh năng lượng, do đó tế bào có nhiều ti thể là tế bào hoạt
động mạnh nhất. Tế bào cơ (cơ tim), tế bào gan, vùng nào cần nhiều năng lượng thì tập
trung nhiều ti thể nhất.
- Tế bào hồng cầu không cần ti thể, không tiêu tốn oxi trong ti thể vì năng lượng cần
cho vận chuyển lấy từ đường phân (2ATP).
b. - Loại tế bào: gan
- Hai loại bào quan thực hiện chức năng khử độc cho tế bào là lưới nội chất trơn và
peroxixôm.
- Cơ chế khử độc:
+ Lưới nội chất trơn thường khử độc thuốc và chất độc bằng cách bổ sung nhóm
hyđrôxin (-OH) vào các phân tử thuốc và chất độc làm cho chúng dễ tan hơn và dễ bị
đẩy ra khỏi cơ thể.
+ Peroxixôm khử độc rượu và các chất độc khác bằng cách truyền hiđrô từ chất độc đến
ôxi tạo ra H2O2, chất này lập tức được enzim catalaza xúc tác chuyển thành H2O.
2. Trong dung dịch đẳng trương: do dung dịch có thế nước tương đương dịch bào nên
lượng nước đi ra, đi vào tế bào bằng nhau
- Tế bào thực vật, tế bào hồng cầu không thay đổi đặc điểm do lizozim không tác động
tới cấu trúc của hai loại tế bào này.
- Tế bào vi khuẩn bị lizozim phá hủy thành tế bào nên mất hình dạng ban đầu, trở thành
dạng hình cầu trong dung dịch.
a. * Phân biệt hệ thống quang hóa I và hệ thống quang hóa II
Điểm phân biệt
Quang hoá I
Quang hoá II
Trung tâm phản ứng

Diệp lục P700

Diệp lục P680

Thành phần chuỗi vận

feredoxin, xitocrom B6,

plastoquinon, plastoxyanin,

Trang 4

Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25

1

0,5

0,5

0,5

0,5

0,25/
ý

chuyển điện tử

xitocrom f

xitocrom f

Con đường vận chuyển
điện tử

Theo con đường vòng
hoặc không vòng

Theo con đường không
vòng

Sản phẩm

Không vòng: NADPH,
Vòng: ATP

ATP, O2

b.
Tên chu trình: cố định CO2 ở thực vật C4 (Hatch – Slack).
I. Xảy ra trong lục lạp tế bào mô giậu; II. xảy ra trong lục lạp tế bào mô giậu
1. Photpho enol pyruvic (PEP) chứa 3C; 2. Axit oxalo axetic (AOA) có 4C
3. Axit malic (AM) có 4C; 4: Axit piruvic có 3C; 5: Gluco có 6C

0,25

Vẫn tổng hợp theo con đường trên vì đây là đặc điểm thích nghi sinh lý của loài mang
tính di truyền.

0,5
0,25

4
(2đ)

5
(2đ)

1. - Điểm khác nhau cơ bản về sự tác động của chất X và chất Y đến hoạt động của
enzim:
+ Chất X là chất ức chế cạnh tranh, nó liên kết với trung tâm hoạt động của enzim ngăn
cản enzim kết hợp với cơ chất.
+ Chất Y: Là chất ức chế không cạnh tranh, liên kết với enzim ở vị trí khác trung tâm
hoạt động, gây biến đổi cấu trúc không gian trung tâm hoạt động của enzim  Cơ chất
không thể liên kết với enzim.
- Cách xác định:
Tăng nồng độ cơ chất và xem xét sự biến đổi tốc độ phản ứng.
+ Nếu tốc độ phản ứng tăng thì chất Z hoạt động như chất X (chất ức chế cạnh tranh)
+ Nếu tốc độ phản ứng không tăng thì chất Z hoạt động như chất Y (chất ức chế không
cạnh tranh).
2. a. - Kìm hãm tốc độ thoát năng lượng của electron từ NADH và FADH2 đến oxi.
- Năng lượng trong electron được giải phóng từ từ từng phần nhỏ một qua nhiều chặng
tích lũy dưới dạng ATP của chuỗi để tránh sự “bùng nổ nhiệt” đốt cháy tế bào.
b. - Trong đường phân, NAD+ nhận H+ và e- từ nguyên liệu hô hấp và bị khử thành
NADH.
- Trong ty thể, NAD+ nhận H+ và e- từ nguyên liệu hô hấp và bị khử thành NADH.
- Chuỗi chuyền e-, NADH nhường e- cho phức hệ chuyền e- và bị oxi hóa thành NAD+.
- Trong lên men, NADH nhường e- cho các chất hữu cơ và bị ô xi hóa thành NAD+.

a. - Hai vị trí trong tế bào chất duy trì nồng độ Ca2+ cao bao gồm: lưới nội chất trơn và

0,25
0,25

0,5

0,5

0,5
0,5

ty thể.
- Glucozo -1- phosphat không được tạo ra vì sự hoạt hóa enzim cần tế bào nguyên vẹn
với một thụ thể nguyên vẹn trên màng tế bào và một con đường truyền tin nguyên vẹn
0,5
trong tế bào. Sự tương tác với phân tử tín hiệu trong ống nghiệm không đủ trực tiếp hoạt
hóa enzim. Enzim adenilyl cyclaza chuyển hóa ATP thành cAMP, cAMP làm thay đổi
một hay nhiều quá trình phosphoryl hóa (hay hoạt hóa chuỗi enim). Nhờ vậy làm tín
hiệu ban đầu được khuếch đại lên nhiều lần.
b. Xác định mẫu thực phẩm: mẫu số 2.
Giải thích:
0,5
- Trong mẫu thực phẩm không có tinh bột → thử bằng iôt vẫn cho màu nâu.

Trang 5

6
(2đ)

7
(2đ)

8
(2đ)

- Saccarôzơ không thể khử được dung dịch benedict → dùng dung dịch Benedict để thử
vẫn cho màu xanh da trời.
Lòng trắng trứng giàu protein → phản ứng Biuret cho màu tím.
0,5
1. Trong chu kì tế bào động vật có 3 điểm kiểm soát: G1/ S, G2/ M và trong M
0,25
- Điểm G1/S: Chuẩn bị và đi vào pha S khi môi trường thuận lợi
0,25
- Điểm G2/M: Bước vào nguyên phân, sau khi ADN đã được nhân đôi ở pha G2 và
0,25
môi trường thuận lợi
- Điểm M: Chuyển tiếp từ kỳ giữa sang kì sau của nguyên phân với điều kiện các NST
0,25
đều gắn vào thoi vô sắc ở đúng vị trí trong nguyên phân.
2. a. - Tế bào đó khi giảm phân bình thường sẽ thu được 2 loại giao tử:
0,5
+ TH1: 2 loại giao tử đó là AB và ab.
+ TH2: 2 loại giao tử đó là Ab và aB.
b. - Sự trao đổi chéo các cromatit ở kì đầu của giảm phân 1 tạo các NST có sự tổ hợp
0,25
mới của các alen.
- Kì sau của giảm phân I có sự phân li độc lập của các NST có nguồn gốc từ mẹ và bố
trong cặp tương đồng ngẫu nhiên về hai cực tế bào tạo sự tổ hợp khác nhau của các NST
có nguồn gốc từ bố và mẹ.
0,25
- Kì sau của giảm phân II có sự phân li của các NST chị em trong cặp tương đồng ngẫu
nhiên về các tế bào con.
1. - Thả tế bào vào dung dịch nhược trương thì tế bào sẽ hút nước.
- Lizozim phá hủy thành tế bào vì nó cắt đứt liên kết 1 – 4 glucozid.
- Trực khuẩn cỏ khô là vi khuẩn G+ nên dưới tác động của lizozim nó thành tế bào trần 0,25
vỡ. Hút nước
- Vi khuẩn E.Coli là vi khuẩn G- nên dưới tác động của lizozim nó thành thể hình cầu,
vẫn còn khoang chu chất bảo vệ nên nó hút nước đến một mức độ nhất định mà không 0,25
vỡ.
- Mycoplasma là vi khuẩn không vỡ thành nên không chịu tác động của lizozim, nên nó 0,25
hút nước đến một lúc
- Vi khuẩn sinh mêtan là vi khuẩn cổ hút nước có thành là pseudomurein, nên không 0,25
chịu tác động của lizozim không vỡ.
2. * Kiểu hô hấp:
- Vi khuẩn A: Hiếu khí bắt buộc.
0,5
- Vi khuẩn B: Hiếu khí không bắt buộc.
- Vi khuẩn C: Kị khí bắt buộc.
* Giải thích:
- Chất độc của quá trình oxi hóa là H 2O2, SOD,... được tạo ra trong quá trình hô hấp
hiếu khí
0,5
- Vi khuẩn C không có các enzim phân giải H2O2 như catalaza, peroxidaza nên chúng
không sống ở phần trên ống nghiệm - nơi có nhiều O2.
- Vi khuẩn A và B thì ngược lại.
1. a. - ÔN1: MT tổng hợp có đường
0,25
- ÔN2: MT bán tổng hợp
- ÔN3: MT bán tổng hợp
0,25
b. Nước chiết thịt bò cung cấp các nhân tố sinh trưởng
c. - Kiểu hô hấp của vi khuẩn trên là hiếu- kỵ khí
0,25
- Phía trên có O2: hô hấp hiếu khí: Con đường phân giải Glu: Đường phân, chu trình
Crep, chuỗi truyền e ;chất nhận e- cuối cùng là O2
- Phía dưới không có O2: hô hấp kỵ khí: Con đường phân giải Glu: Đường phân, chu
0,25
trình Crep, chuỗi truyền e ; chất nhận e cuối cùng là NO3
d. Nhỏ H2O2 lên giọt dịch nuôi cấy sẽ có bọt khí vì vi khuẩn này có enzym catalaza phân 0,25
giải H2O2 theo phương trình : H2O2 ------------> H2O + O2
2. a. - Nội bào tử là loại bào tử được hình thành trong tế bào vi khuẩn.

Trang 6

9
(2đ)

10
(2đ)

- Đây không phải là hình thức sinh sản của vi khuẩn vì mỗi tế bào vi khuẩn chỉ tạo 1 nội
bào tử và đây là hình thức bảo vệ tế bào vượt qua những điều kiện bất lợi của môi
trường: chất dinh dưỡng cạn kiệt, nhiệt độ cao, chất độc hại,…
b. Sau khi rửa rau sống nên ngâm 5-10 phút trong nước muối pha loãng gây sự co
nguyên sinh làm cho vi sinh vật không thể phát triển được, hoặc trong thuốc tím pha
loãng, thuốc tím có tác dụng oxi hóa rất mạnh làm oxi hóa các thành phần trong tế bào
có khả năng diệt khuẩn.
a. - Chu trình tiềm tan: Khi virut đã xâm nhập vào tế bào vật chủ và gắn gen của virut
vào nhiễm sắc thể tế bào chủ, chưa hoạt động và ở trạng thái nghỉ, VCDT của virus
nhân lên cũng với sự nhân lên của tế bào chủ.
Chu trình sinh tan: Virut xâm nhập vào tế bào, nhân lên, làm tan tế bào vật chủ và chui
ra ngoài.
- Virut HIV chỉ kí sinh trong tế bào bạch cầu vì:
+ Mỗi loài virut chỉ xâm nhập được vào 1 loại tế bào nhất định do trên bề mặt tế bào
chủ có các thụ thể mang tính đặc hiệu với mỗi loài virut.
+ Chỉ có tế bào bạch cầu Limphô T-CD4 ở người có thụ thể CD4 phù hợp với HIV.
b. - Virut chỉ xâm nhập vào tế bào nếu chúng gặp được thụ thể phù hợp. Trong quá
trình biệt hoá từ tế bào gốc, tế bào hồng cầu bị mất nhân, tức là không có ADN. Nếu
virut xâm nhập vào tế bào hồng cầu thì không nhân lên được. Đây có thể là một giải
pháp chống HIV trong tương lai.
a. - Hai tế bào này tuy có phương thức nhận diện kháng nguyên khác nhau, nhưng cơ
chế tác động giống nhau.
- Khi được kích thích chúng đều tiết ra protein độc là perforin để chọc thủng tế bào đích
(tế bào nhiễm virus hoặc tế bào ung thư). Nước tràn vào gây vỡ tế bào.
- Tế bào Tc có thụ thể nhận diện kháng nguyên nằm trong phức hợp với MHC-I. Mỗi tế
bào Tc chỉ có thể tương tác với một epitop đặc hiệu của kháng nguyên.
- Tế bào K gắn một cách không đặc hiệu với các kháng thể khác nhau bao quanh nó, các
kháng thể này lại gắn với các kháng nguyên khác nhau. Phức hợp kháng nguyên-kháng
thể kích thích tế bào K tiết perforin.
- Cần cả 2 loại tế bào trên trong đáp ứng miễn dịch tế bào để bổ sung cho nhau.
b.
Tiêu chí
IFN
Bổ thể
Bản chất Glycoprotein
Protein
hóa học
Cơ chế tác - Khi vi rút xâm nhập tế bào chủ sẽ - Ở trạng thái bất hoạt trong tế
động
kích thích gen của tế bào chủ sản xuất bào hay tiền enzim.
ra IFN
- Hoạt hóa bằng phản ứng dây
- Interferon chúng có thể gây tác chuyển từ đó làm thủng màng tế
dụng ngay trong tế bào đó hoặc thấm bào và giết tế bào.
sang các tế bào lân cận có khả năng
ức chế hoạt động của các gen, cản trở
sự nhân lên của các virut.
Vai trò
Ngăn ngừa sự lan truyền của một số Tiêu diệt tế bào nhiễm vi khuẩn,
virus gây bệnh sang các tế bào không virus…, làm tan tế bào hồng cầu,
bị nhiễm.
tan vi khuẩn, kết dính miễn dịch,
gây phản vệ.

Trang 7

0,5

0,25

0,5

0,5

1

0,25
0,25
0,25
0,25