Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quảng Nam, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 18:39:28 | Được cập nhật: 17 giờ trước (16:25:48) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1088 | Lượt Download: 24 | File size: 0.23552 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD – ĐT QUẢNG NAM

KỲ THI OLYMPIC KHU VỰC DH - ĐBBB
TRƯỜNG THPT
NĂM HỌC 2018 - 2019
CHUYÊN
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 10
NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ ĐỀ NGHỊ
(Đề thi có 5 trang)
Câu 1. (2 điểm) Thành phần hóa học của tế bào
1. Cho các thuật ngữ sau đây:
(1). Amilôzơ

(2). Oligôpeptit

(3). Phôtpholipit

(5). Côlesterôn

(6). Oligôsaccarit (7). Amilôpectin

(4). Triglixerit
(8). Kitin

Hãy sử dụng các thuật ngữ trên đây để gọi tên các đại phân tử có trong các hình
dưới đây.

(a)

(b)

(c)

(d)

(e)

(f)

(g)

(h)

2.
a. Tại sao phần lớn các thuốc chữa bệnh được sản xuất ở dạng muối?
b. Tại sao colesteron rất cần cho cơ thể nhưng cũng rất nguy hiểm cho cơ thể?
Câu 2. (2 điểm) Cấu trúc tế bào
Mạng lưới nội chất trơn (mạng không hạt – SER) chủ yếu liên quan tới các chức
năng chính sau:
(1) Tổng hợp lipit
(2) Loại bỏ độc tính của dược phẩm
(3) Tích trữ Ca2+
(4) Tổng hợp đường glucôzơ
Hãy điền dấu (x) vào các ô tương ứng trong bảng dưới đây để chỉ sự có mặt phổ
biến của SER ở mỗi cơ quan hay tế bào, đồng thời chỉ ra chức năng chính của SER
tại đó bằng chọn các chức năng tương ứng như trên.
Thứ

Cơ quan

tự

hay tế bào

1
2
3

SER có mặt

SER không

Chức năng tương ứng của SER

rất phổ biến

phổ biến

trong trường hợp có mặt phổ
biến

Tuyến
thượng thận
Tuyến bã
nhờn
Tế bào lông
ruột

4

Cơ tim

5

Gan

6

Tụy

Câu 3. (2 điểm) Đồng hóa
a. Methylene blue (MB) có màu xanh và bị mất màu khi ở dạng bị khử (MBH 2).
Khi cho lục lạp tách rời (vẫn thực hiện được các chức năng như trong cơ thể) vào môi
trường có chứa MB và chiếu sáng thì màu xanh biến mất.
- Hãy giải thích kết quả trên.

- Trong quang hợp tự nhiên, hợp chất nào sẽ thay thế MB nói trên?
b. Một trong những cơ chế điều hòa việc cố định CO 2 trong chu trình Canvin là
hoạt động của các enzim phụ thuộc pH. Các enzym này tăng hoạt tính ở pH cao. Hãy
giải thích vai trò thúc đẩy cố định CO2 của chúng dưới ánh sáng.
Câu 4. (2 điểm) Dị hóa
a. Có nhiều cơ chế hoạt động của các chất ức chế enzym có thể phục hồi, trong đó
có chất ức chế cạnh tranh và ức chế không cạnh tranh. Phân biệt hai cơ chế này và
nêu cách nhận biết mỗi cơ chế dựa vào hoạt động của enzym thông qua hai yếu tố
Km (hằng số Michalis Menten) và Vmax (vận tốc cực đại).
b. Trạng thái ngủ đông là trạng thái hạ thân nhiệt có điều hòa ở động vật để giảm
mức trao đổi chất. Trong tế bào của động vật ngủ đông có một loại prôtêin không kết
cặp với cơ chế hóa thẩm.
- Prôtêin này nằm ở vị trí nào?
- Giải thích vai trò của loại prôtêin này.
Câu 5. (2 điểm) Truyền tin tế bào – phương án thực hành
Insulin được biết đến như một loại hoocmôn có chức năng làm giảm nồng độ
glucôzơ trong máu và dự trữ trong các loại mô đặc biệt tại gan, cơ và mô mỡ. Các
bệnh nhân đái tháo đường cũng được bác sĩ tiêm insulin vào máu để chữa trị.
a. Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu cơ chế tác động của Insulin vào các tế bào
đích để hoạt động chức năng.
b. Insulin sẽ gắn lên loại thụ thể nào? Trình bày thí nghiệm chứng minh và giải thích.

Câu 6. (2 điểm) Phân bào
a. Giải thích tại sao những sai hỏng liên quan đến con đường tế bào chết theo
chương trình có thể dẫn đến trẻ sinh ra có màng chân hay màng tay?
b. Giải thích vì sao sự phân chia của dòng tế bào ung thư Hela bị mất kiểm soát?
Câu 7. (2 điểm) Cấu trúc, chuyển hóa vật chất VSV
Có 6 chủng vi khuẩn được phân lập từ đất (kí hiệu từ A đến F) được phân tích để
tìm hiểu vai trò của chúng trong chu trình nitơ. Mỗi chủng được nuôi trong 4 môi
trường nước thịt khác nhau: (1) Peptone (các polypeptit ngắn), (2) Amôniăc, (3)
Nitrat và (4) Nitrit. Chỉ môi trường chứa nitrat có chứa cacbohidrat là nguồn cung
cấp cacbon. Sau 7 ngày nuôi, các mẫu vi khuẩn được phân tích hóa sinh để quan sát

sự thay đổi trong môi trường và kết quả thu được như sau:
Chủng vi khuẩn

Môi trường
dinh dưỡng

A

B

+,

+,

pH

pH

Amôniăc

-

-

+, NO2-

-

-

-

Nitrat

+, khí

+

-

+

-

+, khí

Nitrit

-

-

-

-

+, NO3-

-

Peptone

C
-

D
+,
pH

E
-

F
+,
pH

Các kí hiệu: (+): có vi khuẩn mọc; (-): không có vi khuẩn mọc; (pH): pH môi
trường tăng; (NO2-): Có nitrit; (NO3-): Có nitrat
Các phát biểu sau đây đúng hay sai? Giải thích.
a. Khi nuôi các chủng A, B, D, F trong môi trường có peptone thì vi khuẩn sẽ sử
dụng peptone, tạo ra nhiều proton.
b. Chủng A, F khi sống trong môi trường (3) chúng sẽ tiến hành hô hấp để chuyển
nitrat thành nitơ phân tử. Quá trình này không cần sử dụng nguồn cacbohidrat.
c. Kiểu dinh dưỡng của chủng E khi sống trong môi trường (4) là hóa tự dưỡng.
Câu 8. (2 điểm) Sinh trưởng, sinh sản của VSV
a. Phân biệt một số đặc điểm của các loại bào tử ở vi khuẩn bằng cách hoàn thành
bảng sau:
Đặc điểm

Nội bào tử Ngoại bào tử Bào tử đốt

Vỏ
Hợp chất canxiđipicolinat
Khả năng chịu nhiệt
Khả năng chịu khô
Loại bào tử sinh sản
b. Lấy và phân tích ví dụ về khả năng sử dụng các yếu tố vật lý – hóa học (nhiệt
độ, độ ẩm, độ pH, ánh sáng, áp suất thẩm thấu) để kiểm soát sự sinh trưởng của vi
sinh vật trong việc bảo quản thực phẩm?
Câu 9. (2 điểm) Virut
a. Virut cúm có hai loại gai, gai H và gai N. Gai N có vai trò gì đối với virut cúm?
b. Đột biến mất gai H hoặc gai N gây hậu quả gì cho virut?

c. Oseltamivir (Tamiflu) là một loại thuốc chống virut cúm có tác dụng ức chế
enzim neuraminidase. Giải thích cơ chế ngăn ngừa sự lây nhiễm virut cúm hoặc rút
ngắn thời gian bị bệnh cúm ở bệnh nhân đã bị nhiễm?
Câu 10. (2 điểm) Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
a. Vì sao trẻ em dễ mắc bệnh virut trong khi có thể chống lại hầu hết các bệnh do
vi khuẩn gây ra?
b. Chỉ có khoảng 5% tế bào lympho T được biệt hóa từ tế bào gốc tủy xương tồn
tại ra khỏi tuyến ức, số còn lại chết theo chương trình. 5% tế bào T này có ưu điểm
gì? Điều gì đảm bảo sự đa dạng của tế bào T?
******hết******
Người ra đề:Võ Ngọc Bình

Điện thoại liên hệ: 0914340154

SỞ GD – ĐT QUẢNG NAM

TRƯỜNG THPT
CHUYÊN
NGUYỄN BỈNH KHIÊM

KỲ THI OLYMPIC KHU VỰC DH - ĐBBB
NĂM HỌC 2018 – 2019

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 10
(HDC gồm 6 trang)
Câu 1. (2 điểm) Thành phần hóa học của tế bào
1. (1 điểm)
(a): Kitin;

(b): Triglixerit;

(c): Amilôzơ;

(d): Phôtpholipit

(e): Amilôpectin;

(f): Oligôpeptit;

(g): Côlesterôn;

(h): Oligôsaccarit

(Mỗi hình đúng: 0,125 điểm x 8 = 1,0 điểm)
2. (1 điểm)
a.
- Các hợp chất dạng muối đươc hình thành nhờ các liên kết ion. (0,25 điểm)
- Liên kết này làm cho muối rất bền vững khi khô nhưng dễ dàng bị tách ra và tan
trong nước. (0,25 điểm)
b. Colesteron rất cần cho cơ thể nhưng cũng rất nguy hiểm do:
- Colesteron là thành phần xây dựng nên màng tế bào, chúng là nguyên liệu dể
chuyển hóa thành các hoocmon sinh dục quan trọng như testosterone, ostrogen…nên
chúng rất cần cho cơ thể. (0,25 điểm)
- Colesteron khi quá thừa sẽ tích lũy lại trong các thành mạch máu gây nên xơ vữa
động mạch rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến các bệnh tim mạch như đột quỵ. (0,25 điểm)
Câu 2. (2 điểm) Cấu trúc tế bào
Thứ
tự
1

Cơ quan
hay tế bào
Tuyến

SER có mặt

SER không

Chức năng tương ứng của SER

rất phổ biến

phổ biến

trong trường hợp có mặt phổ
biến

x

Tổng hợp lipit, tổng hợp đường

thượng thận
2

Tuyến bã

glucôzơ
x

Tổng hợp lipit

nhờn
3

Tế bào lông
ruột

x

4

Cơ tim

x

Tích trữ Ca2+

5

Gan

x

Loại bỏ độc tính của dược phẩm

6

Tụy

x

Cột 3 và 4: Đúng mỗi ô cho 0,25 điểm x 6 = 1,5 điểm
Cột 5: Đúng một ô không cho điểm, đúng 2 ô cho 0,25 điểm, đúng 3 – 4 ô cho
0,5 điểm
(Ở các hàng 1,2,4,5: Nếu thí sinh đánh dấu (x) vào các ô tương ứng bị sai thì có
ghi đúng chức năng cũng không cho điểm)
Hàng 3,4,6: Đúng một ô không cho điểm, đúng 2 ô cho 0,25 điểm, đúng 3 ô cho
0,5 điểm.
Câu 3. (2 điểm) Đồng hóa
a. (1,0 điểm)
- Giải thích:
+ Khi chiếu sáng, lục lạp tiến hành quang hợp.
+ Trong quang hợp diễn ra quá trình quang phân li nước đã tạo ra H+ và electron.

+ MB kết hợp với H+ và electron tạo thành MBH2 mất màu.
(Mỗi ý 0,25 điểm x 3 = 0,75 điểm)
- Hợp chất NADP+ sẽ thay thế MB. (0,25 điểm)
b. (1,0 điểm)
- Ngoài ánh sáng, chuỗi vận chuyển điện tử xảy ra nên prôtôn được chuyển từ chất
nền vào xoang tylacôit  giảm lượng H+ trong chất nền  tăng pH. (0,5 điểm)
- Sự gia tăng pH dẫn tới sự gia tăng hoạt tính của các enzym này  thúc đẩy cố
định CO2 trong chất nền lục lạp. (0,5 điểm)
Câu 4. (2 điểm) Dị hóa
a. (1 điểm)
- Ức chế cạnh tranh: chất ức chế liên kết với trung tâm hoạt động của enzym
(0,25 điểm)
Nhận biết: Km tăng và Vmax không đổi (0,25 điểm)
- Ức chế không cạnh tranh: chất ức chế liên kết với phức hợp enzym – cơ chất ở
vị trí khác trung tâm hoạt động (0,25 điểm)
Nhận biết: Km không đổi, Vmax giảm (0,25 điểm)

b. (1 điểm)
- Protein này định vị (nằm) trên màng trong ty thể (của tế bào mỡ nâu) (0,25 điểm)

- Vai trò:
+ Khi động vật rơi vào trạng thái ngủ đông, tuy nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình
thường nhưng vẫn phải duy trì sao cho cao hơn nhiệt độ môi trường (0,25 điểm)
+ Protein này phá hủy động lực proton nên ức chế sự tạo ATP (0,25 điểm). Khi
các prôtêin này kích hoạt, sự oxi hóa chất béo dự trữ sẽ diễn ra, giải phóng nhiệt mà
không tạo ra ATP (0,25 điểm).
Câu 5. (2 điểm) Truyền tin tế bào – phương án thực hành
a. (0,75 điểm)
- Insulin trong máu khi gặp thụ thể phù hợp sẽ diễn ra gắn kết tạo thành phức
Insulin – thụ thể. Phức hợp Insulin – thụ thể sẽ hoạt hóa enzim tyrosin kinaza trong tế
bào (0,25 điểm).
- Enzim tyrosin kinase hoạt hóa một số enzim khác nhằm thúc đẩy photphorin hóa như:

+ Tạo chất ức chế phosphorylaza – enzim biến đổi glycogen thành glucôzơ.
+ Hoạt hóa glucokinaza  tăng cường photphorin hóa giữ glucôzơ trong tế bào.
+ Tăng hoạt tính enzim tổng hợp glycogen
(Trả lời được 1 ý: không cho điểm; trả lời được 2 ý cho 0,25 điểm; trả lời đủ 3 ý
cho 0,5 điểm)
b. (1,25 điểm)
- Hoocmon Insulin gắn lên thụ thể màng (0,25 điểm)
- Nuôi một nhóm các tế bào gan trong 2 ống nghiệm chứa môi trường nhân tạo đủ
để các tế bào hoạt động bình thường, 2 ống nghiệm có nồng độ glucôzơ bằng nhau
(0,25 điểm)
+ Ống 1 cho hoocmon Insulin vào dung dịch.
+ Ống 2 tiêm hoocmon Insulin vào trong các tế bào gan.
Sau một thời gian, đo nồng độ glucôzơ mỗi ống nghiệm sẽ thấy nồng độ glucôzơ
ống 1 giảm xuống, hàm lượng glucôzơ trong ống 2 không thay đổi. (0,25 điểm)
Giải thích:
- Ở ống 1: Insulin kích hoạt con đường truyền tin, tế bào hấp thụ glucôzơ và
chuyển thành glycogen dự trữ trong tế bào gan  hàm lượng glucôzơ giảm (0,25 điểm).

- Ở ống 2: Tiêm Insulin vào tế bào, insulin chỉ liên kết với thụ thể trên màng
không kết hợp với thụ thể nội bào nên insulin không kích hoạt con đường truyền tin
 tế bào không hấp thụ glucôzơ để chuyển thành glycogen  hàm lượng glucôzơ
không thay đổi. (0,25 điểm)
Câu 6. (2 điểm) Phân bào
a. (1,0 điểm)
- Ở người, (chuột, các loài thú khác và ở các loài gia cầm trên cạn), vùng phôi
phát triển thành chân và tay ban đầu có cấu trúc rắn, giống hình đĩa. (0,25 điểm)
- Hiện tượng chết theo chương trình của tế bào loại bỏ đi các tế bào ở vùng giao
nhau giữa các ngón, tạo nên các ngón riêng biệt. (0,25 điểm)
- Do đó, nếu xảy ra những sai hỏng liên quan đến sự chết theo chương trình của tế
bào, có thể dẫn đến trẻ sinh ra có màng tay hay chân. (0,5 điểm)
2. (1,0 điểm)
- Ở tế bào Hela có 1 dạng hoạt động của enzim telomeraza trong quá trình phân
chia tế bào, điều đó ngăn chặn việc bị ngắn lại của đầu telomere - mà đó là nguyên
nhân gây ra quá trình lão hóa và cuối cùng là chết tế bào. (0,5 điểm)
- Bằng cách này, tế bào ung thư tránh được giới hạn số lần tế bào phân chia mà
hầu hết tế bào trải qua trước khi lão hóa. (0,5 điểm)
Câu 7. (2 điểm) Cấu trúc, chuyển hóa vật chất VSV
a. Sai (0,25 điểm).
Giải thích: Khi sống trong môi trường có peptone thì các vi khuẩn trên phân hủy
peptone tạo ra NH3 làm tăng pH. (0,25 điểm).
b. Sai (0,25 điểm).
Giải thích: Chủng A, F sống trong môi trường (3) do có nguồn cacbohidrat nên
chúng sẽ tiến hành hô hấp kị khí (0,25 điểm), dùng NO3- làm chất nhận e- cuối cùng
tạo ra năng lượng ATP và N2. (0,25 điểm).
c. Đúng (0,25 điểm).
Giải thích: Chủng E khi sống trong môi trường (4) thuộc vi khuẩn nitrat hóa,
chúng oxi hóa nitrit thành nitrat để thu năng lượng (0,25 điểm), dùng năng lượng này
để hóa tự dưỡng. (0,25 điểm).

Câu 8. (2 điểm) Sinh trưởng, sinh sản của VSV
a. (1,0 điểm)
Đặc điểm

Nội bào tử

Ngoại bào tử



Không

Không

Hợp chất canxiđipicolinat Có

Không

Không

Vỏ

Bào tử đốt

Khả năng chịu nhiệt

Cao

Tương đối cao Tương đối cao

Khả năng chịu khô

Cao

Tương đối cao Trung bình

Loại bào tử sinh sản

Không





(Ở mỗi hàng ngang, đúng được 2 ô trở lên cho 0,2 điểm x 5 = 1,0 điểm)
b. (1,0 điểm)
- Nhiệt độ: Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, thực phẩm trong kho lạnh, sử dụng
nhiệt độ cao để thanh trùng, đun sôi để ức chế sinh trưởng của vi sinh vật.
- Độ ẩm: Bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô vì thực phẩm chứa nhiều nước
là môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng của vi sinh vật.
- Độ pH: Trong sữa chua, dưa chua có độ pH thấp ức chế sự sinh trưởng của vi
khuẩn gây hại.
- Ánh sáng: Phơi nắng thực phẩm để các tia sáng (tia UV) tiêu diệt một phần vi
khuẩn gây hại.
- Áp suất thẩm thấu: Dùng muối ướp cá, thịt gây co nguyên sinh ức chế sinh
trưởng của vi sinh vật, thịt cá được bảo quan lâu hơn.
(Lấy và phân tích đúng mỗi ví dụ cho 0,2 điểm x 5 = 1,0 điểm)
Câu 9. (2 điểm) Virut
a. (0,5 điểm)
- Gai N thực chất là enzim Neuraminidase, một enzym có vai trò hỗ trợ giải phóng
virut khỏi tế bào vật chủ (0,25 điểm).
- Neuraminidase cắt liên kết giữa gốc axit sialic tận cùng khỏi phân tử cacbohidrat
của tế bào, từ đó phóng thích các hạt virut khỏi tế bào bị nhiễm. (0,25 điểm)
b. (1,0 điểm)
- Gai H là thụ thể để xâm nhập nên đột biến mất gai H dẫn đến mất thụ thể 
virut không xâm nhập được vào tế bào chủ. (0,5 điểm)

- Gai N phân giải axit sialic giúp virut ra khỏi tế bào nên đột biến mất gai N dẫn
đến virut không thể ra khỏi tế bào. (0,5 điểm)
c. (0,5 điểm)
- Oseltamivir là chất ức chế cạnh tranh với cơ chất của enzym Neuraminidase ở
virut cúm (0,25 điểm). Do đó Oseltamivir ngăn ngừa các hạt virut giải phóng ra khỏi
tế bào bị nhiễm. (0,25 điểm)
Câu 10. (2 điểm) Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
a.
- Ở trẻ em, tuyến ức chưa phát triển nên không sản sinh đủ lượng lympho T 
Miễn dịch tế bào không đủ mạnh. Trong khi đó, miễn dịch thể dịch đã phát huy được
chức năng. (0,5 điểm)
- Miễn dịch thể dịch giúp cơ thể trẻ chống lại các tác nhân vi khuẩn nhờ kháng
thể, do đó trẻ em có thể chống lại hầu hết các bệnh vi khuẩn. (0,25 điểm)
- Đối với bệnh do virut, miễn dịch tế bào đóng vai trò quan trọng hơn miễn dịch
thể dịch nhưng do miễn dịch tế bào không đủ mạnh nên trẻ dễ mắc bệnh virut gây ra.
(0,25 điểm)
b.
- Ưu điểm:
+ Không phản ứng với kháng nguyên của bản thân cơ thể (0,25 điểm)
+ Nhận diện được kháng nguyên MHC của bản thân cơ thể (0,25 điểm)
- Sự sắp xếp lại các gen của dòng tế bào gốc tạo ra nhiều dòng tế bào T (sự đa
dạng của tế bào T) (0,5 điểm)
Người ra đề:Võ Ngọc Bình

Điện thoại liên hệ: 0914340154

Email: [email protected]