Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (Chuyên Lượng Văn Tụy - Ninh Bình, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 18:40:01 | Được cập nhật: 19 giờ trước (11:15:52) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1865 | Lượt Download: 64 | File size: 1.27488 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG
VĂN TỤY – NINH BÌNH

ĐỀ ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI HSG KHU VỰC ĐBBB MỞ RỘNG
MÔN: SINH HỌC KHỐI 10
Năm học 2018 – 2019
Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 10 câu, trong 04 trang

Câu 1 (2,0 điểm). Thành phần hóa học của tế bào
a) Dựa trên đặc điểm về cấu trúc phân tử của xenlulozơ và tinh bột, hãy cho biết vì
sao sợi bông vừa bền chắc vừa mềm mại hơn so với sợi bún khô, mỳ khô, miến khô?
b) Nếu phải chiên, rán đồ ăn thì nên dùng dầu thực vật hay mỡ động vật? Giải thích.
Nói “bơ thực vật là nguồn cung cấp acid béo không no cần thiết cho con người” có đúng
không? Tại sao?
Câu 2 (2,0 điểm). Cấu trúc tế bào
a) Nhờ đặc tính nào mà bộ máy Gôngi có thể nảy chồi thành các túi tiết, cũng như
các túi tiết có thể liên kết với màng sinh chất của tế bào để vận chuyển các chất ra khỏi tế
bào? Giải thích.
b) Nếu có công cụ để đo tốc độ vận chuyển một chất nào đó từ bên ngoài vào bên
trong tế bào thì bằng cách nào người ta có thể xác định được chất đó được vận chuyển theo
kiểu khuếch tán qua kênh hay khuếch tán qua lớp phốtpholipit kép? Mô tả thí nghiệm và
giải thích.
Câu 3 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng (đồng hóa)
Chi tiết của chuỗi phản ứng tối quang hợp được phát hiện bởi Melvin Calvin và
cộng sự nhờ việc sử dụng thực nghiệm với bình “lollipop” được mô tả như hình dưới đây:

Trong thực nghiệm này, các tế bào tảo được nuôi cấu trong một bình thủy tinh có
chiếu sáng. Nguồn carbon vô cơ được bơm vào dưới dạng HCO 3- được đánh dấu phóng xạ
14
C. Cứ sau mỗi 5 giây, van tự động sẽ mở để một ít mẫu tảo được rơi xuống ống nghiệm
chứa methanol nóng. Thành phần chứa trong tảo rơi xuống sau đó đem phân tích những
tính chất có đánh dấu phóng xạ. Thành phần sản phẩm thể hiện qua bảng dưới đây:
Thời gian
Cơ chất được đánh dấu phóng xạ
(giây)
0
HCO35
3 – Phosphoglycerate
1

10
G3P + triosephosphate
15
G3P + triosephosphate + glucose
20
G3P + triosephosphate + glucose + RiDP
a) Chỉ ra hai lý do tại sao cần cung cấp nguồn carbon có tính phóng xạ trong thực
nghiệm kể trên?
b) Giải thích tại sao thông tin có trong bảng trên cung cấp bằng chứng cho thấy G3P
được chuyển hóa thành triosephosphate.
c) Vai trò của methanol nóng được sử dụng trong thực nghiệm này là gì? Lý giải cơ
chế của hiện tượng.
d) Trong thực nghiệm tiếp theo, các mẫu tảo được thu nhận trong các khoảng thời
gian 1 phút, thu 5 lần trong 5 phút. Lượng G3P và RiDP được đo. Thời điểm đầu của thực
nghiệm, nguồn cung cấp HCO3- rất cao. Sau 2 phút, đột ngột làm giảm nguồn cung cấp
HCO3-. Kết quả thực nghiệm cho thấy, trong 2 phút đầu, nồng độ RiDP và G3P không đổi,
trong đó G3P ở mức cao hơn. Khi làm giảm HCO 3- , nồng độ G3P suy giảm nhanh chóng
về một mức cân bằng. Còn RiDP tăng lên nhanh chóng đến một hàm lượng tối đa (3 phút
30 giây) rồi giảm nhẹ. Ở phút thứ 5, nồng độ RiDP cao hơn G3P. Giải thích sự biến đổi
nồng độ RiDP và G3P
Câu 4 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng (dị hóa)
Một nhà nghiên cứu tiến hành tách ty tể nguyên vẹn ra khỏi tế bào được dung dịch
chứa ty thể, đưa thêm NADH, ADP và Pi.
a) Giải thích sự thay đổi pH của môi trường dung dịch ngoài ty thể trong biểu đồ sau:
Sự thay
đổi nồng
độ H+
(10-9 mol)

Thêm O2
60
40
20
0
0

60

120

180

240

300

Thời gian (s)

b) Nếu bổ sung O2, nhưng trong dung dịch ban đầu không có ADP thì sự thay đổi
pH và sự thay đổi hàm lượng NADH trong dung dịch như thế nào?
c) Trong điều kiện có O2, nếu thêm một lượng nhỏ chất tẩy rửa thì sự thay đổi pH
của dung dịch và các sản phẩm xuất hiện trong dung dịch có thay đổi hay không? Tại sao?
Câu 5 (2,0 điểm). Truyền tin tế bào và phương án thực hành
5.1. Truyền tin tế bào: Epinephrine khởi đầu một con đường truyền tín hiệu liên
quan đến sự sản sinh cAMP và dẫn đến sự phân giải glycogen thành glucose, một nguồn
năng lượng chính của tế bào. Giả sử caffein ức chế hoạt động của enzyme cAMP
phosphodiesterase, hãy giải thích cơ chế của việc dùng caffein làm đầu óc trở nên tỉnh táo
hoặc mất ngủ.
5.2. Phương án thực hành: Người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
Lấy 3 ống nghiệm đánh số từ 1 đến 3, cho vào mỗi ống nghiệm 2ml dung dịch tinh
bột 1%. Đặt ống 1 vào tủ ấm 40 độ; ống 2 vào đặt vào trong nước đá; ống 3 nhỏ vào 1 ml
dung dịch HCl 5%. Sau 5 phút cho vào mỗi ống 5ml dung dịch amylase nước bọt pha loãng
và để trong nhiệt độ phòng trong thời gian 5 phút.
2

Tiếp tục lấy 2 ống đánh số 4,5: mỗi ống đều cho1ml amylase nước bọt pha loãng.
Ống 4 cho thêm 1ml NaCl 1%; ống 5 cho thêm 1ml CuSO4 1%; lắc đều 2 ống trong 10
phút. Sau đó bổ sung 1ml dung dịch tinh bột 0,5% vào mỗi ống; lắc đều rồi để yên 5 phút.
Nhỏ 1 giọt dung dịch lugol (iot 0,3%) vào mỗi ống nghiệm.
Những ống nào cho màu xanh tím? Giải thích.
Câu 6 (2,0 điểm). Phân bào
a) Một đột biến trong gen làm thay đổi sản phẩm mà gen đó mã hóa, từ đó ảnh
hưởng đến sự phân ly không bình thường của nhiễm sắc thể về hai cực tế bào. Đột biến đó
có khả năng xảy ra ở gen mã hóa loại protein nào?
b) Đem tế bào đang ở pha M của chu kì tế bào nuôi chung với tế bào ở pha G 2 và tạo
điều kiện cho chúng dung hợp với nhau tạo thành tế bào lai có hai nhân. Nhân ở pha G 2 sẽ
bắt đầu nguyên phân hay dừng nguyên phân? Giải thích tại sao?
c) Phân lập các tế bào ở các pha khác nhau trong chu kì tế bào, sau đó kết hợp các tế
bào để tạo thành các tế bào lai. Khi lai tế bào ở pha G1, G2 với các tế bào ở pha S thì các
nhân G1, G2 có những biến đổi gì? Giải thích?
Câu 7 (2,0 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV
a) Màng sinh chất của vi khuẩn thực hiện được 3 chức năng gì mà màng sinh chất tế
bào nhân thực không thực hiện được? Nêu đặc điểm cấu trúc của màng phù hợp với chức
năng này.
b) Tại sao vi sinh vật lên men cần tiêu tốn nhiều nguyên liệu cho quá trình sinh
trưởng?
c) Một bà mẹ có con bị viêm phổi do nhiễm Mycoplasma pneumoniae đã tự ý mua
thuốc kháng sinh penicillin cho con uống nhưng bệnh không khỏi. Bà mẹ cho rằng đứa con
đã bị nhờn thuốc. Nhận định của bà là đúng hay sai? Giải thích.
Câu 8 (2,0 điểm). Sinh trưởng, sinh sản của VSV
a) Đặc điểm cấu trúc nào của nấm men khiến chúng có phương thức sống kị khí tùy
nghi? Hiệu ứng Pasteur ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động sống của nấm men?
b) Có 4 chủng vi khuẩn kị khí được phân lập từ đất (kí hiệu từ A đến D) được phân
tích để tìm hiểu vai trò của chúng trong chu trình nitơ. Mỗi chủng được nuôi trong 4 môi
trường nước thịt khác nhau: (1) Peptone (các polypeptit ngắn), (2) Amôniăc, (3) Nitrat và
(4) Nitrit. Sau 7 ngày nuôi, các mẫu vi khuẩn được phân tích hóa sinh để quan sát sự thay
đổi trong môi trường và kết quả thu được như sau:
STT

Môi trường dinh dưỡng

1

Nước thịt có peptone

Các chủng vi khuẩn
A

B

C

+, pH+

+, pH+

-

D
-

2

Nước thịt có amôniắc

-

-

+, NO2

-

3

Nước thịt có nitrat

+, Gas

+

-

-

4

Nước thịt có nitrit

-

-

-

+, NO3-

+ = Vi khuẩn mọc
= Vi khuẩn KHÔNG mọc
pH+ = pH môi trường tăng
NO2- = Có nitrit
NO3- = Có nitrat
Gas = Có chất khí
Xác định kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn trên? Giải thích.
Câu 9 (2,0 điểm). Vi rút
3

a) Khi vi khuẩn lây nhiễm vào cơ thể động vật, số lượng tế bào vi khuẩn tăng lên
theo hàm số mũ. Còn khi bị lây nhiễm bởi một virut động vật có chu kỳ sinh sản gây tan,
cơ thể động vật không có dấu hiệu lây nhiễm một thời gian. Sau đó, số lượng virrut tăng lên
một cách đột ngột và cuối cùng tăng lên theo kiểu bậc thang. Hãy giải thích tại sao có sự
khác nhau đó.
b) Có 2 loại prion, một loại bình thường không gây bệnh (PrP c), một loại gây bệnh
như bệnh bò điên (PrP sc). Chúng không có khả năng tự sao chép nhưng lây lan được. Prion
PrPsc có nhân lên giống virut không? Tại sao? Có thể dùng phản ứng miễn dịch để chẩn
đoán bệnh do prion gây ra như các bệnh nhiễm trùng khác được không? Giải thích.
Câu 10 (2,0 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
a) Virus dengue có 4 types gây bệnh sốt xuất huyết khác nhau với các thụ thể bề mặt
là khác biệt. Vì sao những người bệnh sốt xuất huyết dạng nặng – do bị nhiễm virut dengue
thường là người dân địa phương trong vùng có dịch, còn những người từ vùng khác đến
thường ít hơn?
b) Bệnh agammaglobulinemia liên kết với nhiễm sắc thể X (X-linked
agammaglobulinemia = AGG) xảy ra hầu hết ở con trai. Bệnh nhân AGG có một enzym
non-functional bruton tyrosine kinase (BTK), là một protein cần cho sự phát triển và trưởng
thành của các tế bào B. Nồng độ một số immunoglobulins (globulin miễn dịch) của bé trai
5 tuổi có AGG được so sánh với trạng thái bình thường chuẩn.
Hãy chỉ
Giá trị của bệnh nhân (mg mL-1)
Giá trị chuẩn (mg mL-1)
ra mỗi
khẳng
IgG
0.80
6 - 15
định
nào
IgA
0
0.50 - 1.25
dưới
đây là
IgM
0.10
0.75 - 1.50
đúng
hoặc
IgE
0
0.005
sai:
Những cậu bé AGG
A. Có amiđan và lách lớn hơn so với những đứa trẻ bình thường.
B. Dễ bị nhiễm bệnh qua đường tiêu hóa
C. Không thấy rõ bằng chứng trong điều kiện này trong 6 tháng đầu tiên sau sinh.
D. Sẽ không bị dị ứng với phấn hoa.
--------HẾT------Họ và tên thí sinh:................................................................ Số báo danh ................................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:......................................... Giám thị 2:.......................................

4

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
LƯƠNG VĂN TỤY – NINH BÌNH

ĐỀ ĐỀ XUẤT

HDC ĐỀ THI HSG KHU VỰC ĐBBB MỞ RỘNG
MÔN: SINH HỌC KHỐI 10
Năm học 2018 – 2019
(Hướng dẫn chấm gồm 08 trang)

Câu 1 (2,0 điểm). Thành phần hóa học của tế bào
a) Dựa trên đặc điểm về cấu trúc phân tử của xenlulozơ và tinh bột, hãy cho biết vì sao sợi
bông vừa bền chắc vừa mềm mại hơn so với sợi bún khô, mỳ khô, miến khô?
b) Nếu phải chiên, rán đồ ăn thì nên dùng dầu thực vật hay mỡ động vật? Giải thích. Nói
“bơ thực vật là nguồn cung cấp acid béo không no cần thiết cho con người” có đúng không? Tại
sao?
Ý
Đáp án
Điểm
- Xenlulozơ tạo thành từ các gốc β- glucozơ. Trong xenlulozơ các đơn phân chỉ
có liên kết β1,4- glucozit, đan xen kiểu sấp-ngửa, không có sự hình thành liên kết
hidro giữa các đơn phân nên xenlulozo có dạng sợi dài không phân nhánh, không
xoắn. Các liên kết hidro hình thành giữa các phân tử nằm song song tạo bó dài 0.25
dạng vi sợi. Các vi sợi không hòa tan và sắp xếp thành các lớp đan xen tạo cấu
trúc bền chắc (nhờ liên kết hidro và cầu nối pectat canxi).
a
- Tinh bột tạo thành từ các gốc α- glucozơ. Trong tinh bột có liên kết α-1,4- 0.25
glucozit và α-1,6- glucozit. Các gốc glucozơ tạo thành mạch xoắn và phân nhánh
(phân tử amilozơ không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo, còn phân tử
amilopectin có thêm liên kết α – 1,6 – glicozit tạo nhánh)
- Sợi bông bền chắc vì tạo thành từ xenlulozơ là chất rắn hình sợi không tan trong 0.25
nước ngay cả nước sôi; còn mì khô, bún khô, miến khô thành phần chính là tinh
bột sẽ trương nở và chuyển thành dung dịch keo nhớt trong nước nóng
- Mỡ động vật là triglycerides, chứa các axit béo bão hòa, trong phân tử chỉ chứa
liên kết đơn, cho phép các axit béo “xếp” chặt hơn và bền, có thể chịu được nhiệt
0.25
độ cao.
- Dầu thực vật cũng là triglycerides nhưng dễ bị oxy hóa do trong phân tử chứa
các chất béo chưa bão hòa, các liên kết không no bị bẻ gẫy ở nhiệt độ cao và kết 0.25
hợp với oxy tạo thành aldehyde.
Các aldehyde này khi vào cơ thể sẽ phá vỡ cơ chế tự bảo vệ của các tế bào, làm
giảm khả năng sửa chữa tổn thương của DNA, khiến cho các tế bào này dễ dàng 0.25
b
bị đột biến, tạo thành các tế bào ác tính, dẫn đến ung thư.
 Khi chiên, rán chịu nhiệt độ cao không nên sử dụng dầu thực vật (trừ dầu dừa,
…)
- Bơ thực vật là dầu thực vật được làm cứng, chất béo không no trong dầu thực
0.25
vật đã được chuyển thành chất béo no một cách nhân tạo bằng cách thêm
hydrogen  có thể biến các acid không no có lợi thành hợp chất có hại. Ngoài ra
trong quá trình làm cứng còn tạo các chất béo đồng phân xa lạ với cơ thể con
0.25
người  Nói “bơ thực vật là nguồn cung cấp acid béo không no cần thiết cho con
người” là không đúng.
Câu 2 (2,0 điểm). Cấu trúc tế bào
a) Nhờ đặc tính nào mà bộ máy Gôngi có thể nảy chồi thành các túi tiết, cũng như các túi
tiết có thể liên kết với màng sinh chất của tế bào để vận chuyển các chất ra khỏi tế bào? Giải thích.
b) Nếu có công cụ để đo tốc độ vận chuyển một chất nào đó từ bên ngoài vào bên trong tế
bào thì bằng cách nào người ta có thể xác định được chất đó được vận chuyển theo kiểu khuếch tán
qua kênh hay khuếch tán qua lớp phốtpholipit kép? Mô tả thí nghiệm và giải thích.
Ý
Đáp án
Điểm
a
Nhờ tính linh động của màng tế bào, hình thành do:
- Các phân tử phôtpholipit có thể tự quay, dịch chuyển ngang, dịch chuyển trên
dưới (dịch chuyển flip – flop),
- Các phân tử phôtpholipit có đuôi hiđrôcacbon kị nước ở trạng thái chưa no (có
0.25
nối đôi - CH2 – CH = CH - CH2 -) màng sẽ có tính linh động.
- Các phân tử prôtêin có thể thay đổi vị trí và hình thù không gian làm cho màng
0.25
5

có tính linh hoạt và mềm dẻo cao (động).
- Khi nhiệt độ môi trường thấp, các phân tử colesteron ngăn cản các phân tử
0.25
photpholipit bó chặt lại với nhau làm cho màng linh động hơn
- Liên kết yếu (tương tác kị nước, tương tác vandevan…) giữa các phân tử lipit, 0.25
giữa các phân tử prôtêin hay giữa các phân tử lipit với prôtêin làm cho màng linh
động hơn.
- Khuếch tán qua kênh protein không những phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ
chất tan mà còn phụ thuộc vào số lượng kênh trong màng tế bào. Khi nồng độ 0.25
chất tan bên ngoài tăng đến một giới hạn nhất định phù hợp với số lượng kênh có
trên màng thì tốc độ vận chuyển đạt tối đa. Khi nồng độ chất tan cao hơn nữa thì 0.25
tốc độ vận chuyển không thể tăng hơn được vì tất cả các kênh vận chuyển đã
được bão hòa.
b
- Dựa vào đặc điểm này ta có thể thiết kế thí nghiệm: Tăng dần nồng độ chất tan
bên ngoài tế bào rồi đo tốc độ vận chuyển tương ứng với từng mức nồng độ chất 0.25
tan bên ngoài. Khi gia tăng nồng độ chất tan có kèm theo sự gia tăng về tốc độ
vận chuyển chất tan vào tế bào những đến một nồng độ nào đó mà sự gia tăng
chất tan bên ngoài có cao hơn cũng không làm gia tăng tốc độ vận chuyển thì 0.25
chứng tỏ chất được vận chuyển đã khuếch tán qua kênh protein.
Câu 3 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng (đồng hóa)
Chi tiết của chuỗi phản ứng tối quang hợp được phát hiện bởi Melvin Calvin và cộng sự
nhờ việc sử dụng thực nghiệm với bình “lollipop” được mô tả như hình dưới đây:

Trong thực nghiệm này, các tế bào tảo được nuôi cấu trong một bình thủy tinh có chiếu
sáng. Nguồn carbon vô cơ được bơm vào dưới dạng HCO 3- được đánh dấu phóng xạ 14C. Cứ sau
mỗi 5 giây, van tự động sẽ mở để một ít mẫu tảo được rơi xuống ống nghiệm chứa methanol nóng.
Thành phần chứa trong tảo rơi xuống sau đó đem phân tích những tính chất có đánh dấu phóng xạ.
Thành phần sản phẩm thể hiện qua bảng dưới đây:
Thời gian (giây)
Cơ chất được đánh dấu phóng xạ
0
HCO35
3 – Phosphoglycerate
10
G3P + triosephosphate
15
G3P + triosephosphate + glucose
20
G3P + triosephosphate + glucose + RiDP
a) Chỉ ra hai lý do tại sao cần cung cấp nguồn carbon có tính phóng xạ trong thực nghiệm
kể trên?
b) Giải thích tại sao thông tin có trong bảng trên cung cấp bằng chứng cho thấy G3P được
chuyển hóa thành triosephosphate.
6

c) Vai trò của methanol nóng được sử dụng trong thực nghiệm này là gì? Lý giải cơ chế của
hiện tượng.
d) Trong thực nghiệm tiếp theo, các mẫu tảo được thu nhận trong các khoảng thời gian 1
phút, thu 5 lần trong 5 phút. Lượng G3P và RiDP được đo. Thời điểm đầu của thực nghiệm, nguồn
cung cấp HCO3- rất cao. Sau 2 phút, đột ngột làm giảm nguồn cung cấp HCO 3-. Kết quả thực
nghiệm cho thấy, trong 2 phút đầu, nồng độ RiDP và G3P không đổi, trong đó G3P ở mức cao hơn.
Khi làm giảm HCO3- , nồng độ G3P suy giảm nhanh chóng về một mức cân bằng. Còn RiDP tăng
lên nhanh chóng đến một hàm lượng tối đa (3 phút 30 giây) rồi giảm nhẹ. Ở phút thứ 5, nồng độ
RiDP cao hơn G3P. Giải thích sự biến đổi nồng độ RiDP và G3P
Ý
Đáp án
Điểm
- Để xác định được những chất liên kết với các nguyên tố carbon.
0.25
a
- Để xác định được trình tự biến đổi chất của nó kể từ khi nó đi vào hệ thống cho 0.25
đến khi tạo ra sản phẩm cuối cùng của quá trình.
- Thông tin trong bảng 1 cho thấy G3P được chuyển hóa thành triosephosphate vì:
theo trình tự thời gian, carbon phóng xạ được tìm thấy đầu tiên trong G3P ngay
0.25
b
sau 5 giây, và ở thời gian kế tiếp (10 giây) bên cạnh G3P – mới được tạo ra/ vẫn
còn dư thừa thì có thêm triosephosphate.
- Methanol nóng được sử dụng để ngay lập tức giết chết các tế bào tảo, ngừng các
0.25
c
phản ứng tối quang hợp.
- Cơ chế: giết bằng nhiệt độ hoặc sự ức chế enzyme bởi methanol.
0.25
- Chất nhận CO2 quang hợp RiDP kết hợp HCO3 để hình thành G3P trong phản
ứng tối quang hợp.
- Bản thân G3P sẽ trở thành nguyên liệu để tái tạo lại RiDP trong chu trình 0.25
Calvin.
d
- Khi nồng độ HCO3- suy giảm, không còn nhiều HCO3- để kết hợp với RiDP và 0.25
do vậy nồng độ G3P sẽ đi xuống và nó duy trì ở mức cân bằng thấp do lượng
cung HCO3- thấp.
- Do không còn HCO3- để kết hợp, đồng thời vẫn được tái tạo từ G3P nên RiDP sẽ 0.25
gia tăng đến một đỉnh, sau đó hạ xuống để phù hợp với nguồn cung HCO3- mới.
Câu 4 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng (dị hóa)
Một nhà nghiên cứu tiến hành tách ty tể nguyên vẹn ra khỏi tế bào được dung dịch chứa ty
thể, đưa thêm NADH, ADP và Pi.
a) Giải thích sự thay đổi pH của môi trường dung dịch ngoài ty thể trong biểu đồ sau:
Sự thay
đổi nồng
độ H+
(10-9 mol)

Thêm O2
60
40
20
0
0

60

120

180

240

300

Thời gian (s)
b) Nếu bổ sung O2, nhưng trong dung dịch ban đầu không có ADP thì sự thay đổi pH và sự
thay đổi hàm lượng NADH trong dung dịch như thế nào?
c) Trong điều kiện có O2, nếu thêm một lượng nhỏ chất tẩy rửa thì sự thay đổi pH của dung
dịch và các sản phẩm xuất hiện trong dung dịch có thay đổi hay không? Tại sao?
Ý
Đáp án
Điểm
a
- Khi không có O2, thì không có chuỗi chuyền e diễn ra, nên không có sự vận
chuyển H+, không làm thay đổi các yếu tố của dung dịch và ty thể.
0.25
- Khi có O2, NADH bị oxi hóa và chuyền e- trên màng trong ty thể đến O 2, giúp
vận chuyển H+ từ trong chất nền ra xoang gian màng,
0.25
7

điều này làm môi trường bên ngoài ty thể tăng nồng độ proton H + (pH giảm), vì
proton có thể thấm tự do qua lớp màng ngoài ty thể.
0.25
Khi O2 đã bị khử hết, lượng proton được di chuyển trở vào chất nền qua kênh
ATP synthase, nên nồng độ H+ bên ngoài giảm về mức ban đầu (pH tăng trở lại).
0.25
- Nếu dung dịch thiếu ADP thì ty thể không tổng hợp ATP được, không có sự vận
chuyển xuôi dốc proton qua ATP synthase, vì vậy sự chênh lệch gradient proton
0.25
giữa trong và ngoài ty thể tăng lên rất cao, khi đó việc bơm thêm proton qua
b
màng trong cần quá nhiều năng lượng nên dừng lại, đồng thời ngăn sự oxi hóa
0.25
NADH trên màng ty thể, nên lượng NADH ban đầu giảm nhưng sau đó nồng độ
sẽ không giảm nữa.
- Bổ sung chất tẩy rửa một lượng nhỏ có thể làm màng bị rò rỉ, sự vận chuyển e0.25
và sự oxi hoá NADH bởi O2 vẫn diễn ra, nhưng không tổng hợp được ATP, vì
c
màng bị rò rỉ không tạo được sự chênh lệch proton giữa hai bên màng. Như vậy,
0.25
+
cũng không có sự thay đổi pH của dung dịch nhiều, vì H di chuyển qua màng rò
rỉ dễ dàng.
Câu 5 (2,0 điểm). Truyền tin tế bào và phương án thực hành
5.1. Truyền tin tế bào: Epinephrine khởi đầu một con đường truyền tín hiệu liên quan đến
sự sản sinh cAMP và dẫn đến sự phân giải glycogen thành glucose, một nguồn năng lượng chính
của tế bào. Giả sử caffein ức chế hoạt động của enzyme cAMP phosphodiesterase, hãy giải thích
cơ chế của việc dùng caffein làm đầu óc trở nên tỉnh táo hoặc mất ngủ.
5.2. Phương án thực hành: Người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
Lấy 3 ống nghiệm đánh số từ 1 đến 3, cho vào mỗi ống nghiệm 2ml dung dịch tinh bột 1%.
Đặt ống 1 vào tủ ấm 40 độ; ống 2 vào đặt vào trong nước đá; ống 3 nhỏ vào 1 ml dung dịch HCl
5%. Sau 5 phút cho vào mỗi ống 5ml dung dịch amylase nước bọt pha loãng và để trong nhiệt độ
phòng trong thời gian 5 phút.
Tiếp tục lấy 2 ống đánh số 4,5: mỗi ống đều cho1ml amylase nước bọt pha loãng. Ống 4 cho
thêm 1ml NaCl 1%; ống 5 cho thêm 1ml CuSO4 1%; lắc đều 2 ống trong 10 phút. Sau đó bổ sung
1ml dung dịch tinh bột 0,5% vào mỗi ống; lắc đều rồi để yên 5 phút.
Nhỏ 1 giọt dung dịch lugol (iot 0,3%) vào mỗi ống nghiệm.
Những ống nào cho màu xanh tím? Giải thích.

Ý

5.1

5.2

Đáp án
- Epinephrine ở bên ngoài tế bào sẽ liên kết với thụ thể kết cặp G-protein để hoạt
hóa protein Gs của màng, protein Gs này sẽ hoạt hóa adenylyl cylase nhằm xúc
tác cho phản ứng tổng hợp các phân tử cAMP và dẫn đến sự phân giải glycogen
thành glucose cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.
- Sau khi phân tử cAMP phát tín hiệu để tế bào chất tiến hành phân giải
glycogen thì chúng sẽ được enzym cAMP phosphodiesterase biến đổi thành
AMP.
- Cafein ức chế hoạt động của enzyme cAMP phosphodiesterase đã ngăn cản
quá trình chuyển hóa cAMP thành AMP.
- cAMP không được phân giải khiến quá trình phân giải glycogen thành glucose
tiếp tục diễn ra cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. Các tế bào đặc biệt là
tế bào thần kinh duy trì cường độ hoạt động cao sẽ làm đầu óc trở nên tỉnh táo
hoặc mất ngủ
Những ống cho màu xanh tím: 2,3,5
Hiện tượng xảy ra
- Ống 1: ở 400C là nhiệt độ tối ưu cho enzim hoạt động  hoạt tính amilaza gần
như tối đa, tinh bột bị phân giải thành mantozo và glucozo không có màu
xanh tím khi cho lugol.
- Ống 2: nhiệt độ thấp  hoạt tính amilaza giảm mạnh nhưng không mất hẳn, do
đó một lượng nhỏ tinh bột bị phân giải bởi enzim, khi cho dung dịch iot vào sẽ
bắt màu xanh tím nhưng nhạt.
- Ống 3: điều kiện pH thấp (chứa HCl) amilaza mất hoạt tính, do đó tinh bột
không bị phân giải bởi enzim  khi cho dung dịch iot vào sẽ có màu xanh tím.
- Ống 4: có NaCl là muối của kim loại kiềm  hoạt hóa hoạt tính amilaza tăng

Điểm
0.25
0.25

0.25

0.25
0.25
0.25

8

cường phân giải tinh bột không có phản ứng màu đặc trưng với lugol  không
0.25
có màu xanh tím.
- Ống 5: bổ sung CuSO4 là muối của kim loại nặng  kìm hãm hoạt tính amilaza
 không phân giải tinh bột  có màu xanh tím với thuốc thử lugol.
0.25
Câu 6 (2,0 điểm). Phân bào
a) Một đột biến trong gen làm thay đổi sản phẩm mà gen đó mã hóa, từ đó ảnh hưởng đến sự
phân ly không bình thường của nhiễm sắc thể về hai cực tế bào. Đột biến đó có khả năng xảy ra ở gen
mã hóa loại protein nào?
b) Đem tế bào đang ở pha M của chu kì tế bào nuôi chung với tế bào ở pha G 2 và tạo điều
kiện cho chúng dung hợp với nhau tạo thành tế bào lai có hai nhân. Nhân ở pha G 2 sẽ bắt đầu
nguyên phân hay dừng nguyên phân? Giải thích tại sao?
c) Phân lập các tế bào ở các pha khác nhau trong chu kì tế bào, sau đó kết hợp các tế bào để
tạo thành các tế bào lai. Khi lai tế bào ở pha G 1, G2 với các tế bào ở pha S thì các nhân G 1, G2 có
những biến đổi gì? Giải thích?
Ý
Đáp án
Điểm
- Gen mã hóa protein cohesin: dính kết giữa 2 nhiễm sắc tử và phân rã ở kỳ giữa
giảm phân.
- Gen mã hóa các protein thể động- kinetochore: gắn kết tâm động vào thoi phân 0.25
bào.
- Gen mã hóa các protein môtơ giúp NST di chuyển dọc thoi phân bào về 2 cực.
a
- Gen mã hóa các protein là thành phần của thoi phân bào (vi ống).
0.25
- Gen mã hóa protein shugoshin bảo vệ cohesin ở vùng tâm động tránh sự phân
giải sớm của pr kết dính nhiễm sắc tử ở kì sau giảm phân I.
- Gen mã hóa các protein phi histon khác giúp co ngắn sợi nhiễm sắc trong phân 0.25
bào.
- Nhân ở pha G2 sẽ bắt đầu nguyên phân.
0.25
- Vì nhân tố phát động phân chia MPF (Mitosis Promoting Factor) tồn tại trong tế
bào chất của tất cả các tế bào đang ở trạng thái phân chia.
0.25
b
- Nhân tố MPF có vai trò phát động tế bào đi vào phân bào.
- Nhân ở pha M có nhiều MPF đã tác động lên nhân ở pha G2 làm nhân này vượt
0.25
qua điểm chốt G2 và bước vào nguyên phân.
- Lai tế bào ở pha G1 với các tế bào ở pha S thì nhân G 1 tiến hành nhân đôi ADN
→ do tế bào chất trong tế bào ở pha S chứa các nhân tố khởi động quá trình nhân 0.25
đôi ADN trong nhân G1
c
- Lai tế bào ở pha G2 với các tế bào ở pha S thì nhân G2 vẫn tiếp tục các quá trình
tiếp theo sau pha G2 mà không nhân đôi ADN lần nữa → nhân G2 đã nhân đôi
0.25
ADN tế bào hình thành cơ chế ngăn cản sự tiếp tục nhân đôi cho tới khi tế bào
hoàn thành chu kì phân bào.
Câu 7 (2,0 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV
a) Màng sinh chất của vi khuẩn thực hiện được 3 chức năng gì mà màng sinh chất tế bào
nhân thực không thực hiện được? Nêu đặc điểm cấu trúc của màng phù hợp với chức năng này.
b) Tại sao vi sinh vật lên men cần tiêu tốn nhiều nguyên liệu cho quá trình sinh trưởng?
c) Một bà mẹ có con bị viêm phổi do nhiễm Mycoplasma pneumoniae đã tự ý mua thuốc
kháng sinh penicillin cho con uống nhưng bệnh không khỏi. Bà mẹ cho rằng đứa con đã bị nhờn
thuốc. Nhận định của bà là đúng hay sai? Giải thích.
Ý
Đáp án
Điểm
- Quang photphorin hóa ở vi khuẩn tự dưỡng: màng sinh chất tạo thành nếp gấp
như màng tilacoit, trên màng có hệ vận chuyển e, ATP synthaza và sắc tố quang 0.25
hợp.
a
- Photphorin hóa oxy hóa: nhờ có hệ vận chuyển e, ATP synthaza
0.25
- Màng sinh chất gấp nếp tạo mezoxom định vị DNA tự nhân đôi giúp phân chia 0.25
tế bào.
b
- Vi sinh vật lên men thường là vi sinh vật có kích thước nhỏ, tỷ lệ S/V lớn nên có
cường độ trao đổi chất mạnh.
- Vi sinh vật lên men có tốc độ sinh sản nhanh, tạo ra một lượng lớn sinh khối 0.25
9

trong khoảng thời gian ngắn.
- Quá trình lên men nguyên liệu không được phân giải hoàn toàn tạo ra các sản
phẩm trung gian còn tích trữ năng lượng.
0.25
 Hiệu quả năng lượng thấp (2 ATP, ít hơn 19 lần so với hô hấp hiếu khí) nên vi
sinh vật cần tiêu tốn nhiều nguyên liệu để cung cấp cho nhu cầu năng lượng của
chúng.
- Penicillin là kháng sinh ức chế sự tổng hợp thành peptidoglycan của vi khuẩn, 0.25
ngăn cản sự nhân lên của các cá thể vi khuẩn ban đầu.
- Mycoplasma pneumonia là vi khuẩn cực nhỏ, gây bệnh viêm phổi ở người,
chúng không có thành tế bào peptidoglycan như những chủng vi khuẩn khác  0.25
c
không chịu tác động của kháng sinh này.
 Do đó, đứa con không khỏi bệnh không phải là do nhờn thuốc. Trường hợp
này, người mẹ cần đến sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn biện pháp cũng như loại 0.25
kháng sinh có cơ chế tác động khác. Nhận định của bà mẹ không đúng.
Câu 8 (2,0 điểm). Sinh trưởng, sinh sản của VSV
a) Đặc điểm cấu trúc nào của nấm men khiến chúng có phương thức sống kị khí tùy nghi?
Hiệu ứng Pasteur ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động sống của nấm men?
b) Có 4 chủng vi khuẩn kị khí được phân lập từ đất (kí hiệu từ A đến D) được phân tích để
tìm hiểu vai trò của chúng trong chu trình nitơ. Mỗi chủng được nuôi trong 4 môi trường nước thịt
khác nhau: (1) Peptone (các polypeptit ngắn), (2) Amôniăc, (3) Nitrat và (4) Nitrit. Sau 7 ngày
nuôi, các mẫu vi khuẩn được phân tích hóa sinh để quan sát sự thay đổi trong môi trường và kết
quả thu được như sau:
Các chủng vi khuẩn
STT
Môi trường dinh dưỡng
A
B
C
E

Ý

a

b

1

Nước thịt có peptone

+, pH+

+, pH+

-

-

2

Nước thịt có amôniắc

-

-

+, NO2-

-

3

Nước thịt có nitrat

+, Gas

+

-

-

4
Nước thịt có nitrit
+, NO3+ = Vi khuẩn mọc
- = Vi khuẩn KHÔNG mọc
pH+ = pH môi trường tăng
NO2- = Có nitrit
NO3 = Có nitrat
Gas = Có chất khí
Xác định kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn trên? Giải thích.
Đáp án
Điểm
- Nấm men có đầy đủ các enzyme tham gia vào quá trình lên men rượu từ đường
nên chúng có khả năng tiến hành lên men trong điều kiện kị khí.
0.25
- Nấm men có ty thể, khi môi trường có oxy, enzyme alcoldehydrogenase bị ức
chế khiến pyruvate và NADH đi vào hô hấp hiếu khí, tế bào tạo ra nhiều năng 0.25
lượng và sinh khối, tốc độ tăng trưởng quần thể vi sinh vật tăng.
 nấm men có phương thức sống kị khí tùy nghi.
- Hiệu ứng Pasteur xảy ra khi quá trình lên men của nấm men bị kìm hãm bởi oxy 0.25
phân tử.
- Trong môi trường kị khí, quá trình lên men diễn ra mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng
quần thể rất chậm, sản phẩm tạo ra là ethanol. Trong môi trường có oxy, nấm men 0.25
hô hấp hiếu khí, tốc độ sinh trưởng, tăng sinh khối mạnh nhưng không tạo ra
rượu.
- Chủng A mọc trên môi trường nước thịt có pepton làm tăng pH môi trường và
mọc trên môi trường nước thịt có nitrat sinh ra khí, vậy khí sinh ra là N 2, pH tăng 0.25
do giảm NO
và các vi khuẩn này là các vi khuẩn phản nitrat, biến đổi NO
thành N2, dinh dưỡng theo kiểu hóa dị dưỡng và hô hấp kị khí.
- Chủng B sử dụng nguồn cacbon là các pepton và làm tăng pH môi trường, vậy
các vi khuẩn này là các vi khuẩn amoon hóa sản sinh ra NH 3 từ các pepton chúng 0.25
có kiểu dinh dưỡng là hóa dị dưỡng.
10

- Chủng C chỉ mọc trên môi trường nước thịt có amoniac sinh NO , vậy vi
khuẩn này là vi khuẩn nitrit hóa, biển đổi NH3 thành NO để sinh năng lượng và
0.25
dinh dưỡng theo kiểu hóa tự dưỡng.
- Chủng D chỉ mọc trên môi trường nước thịt có nitrit sinh NO , vậy vi khuẩn
này là vi khuẩn nitrat hóa, biển đổi NO thành NO để sinh năng lượng và
0.25
dinh dưỡng theo kiểu hóa tự dưỡng.
Câu 9 (2,0 điểm). Vi rút
a) Khi vi khuẩn lây nhiễm vào cơ thể động vật, số lượng tế bào vi khuẩn tăng lên theo hàm
số mũ. Còn khi bị lây nhiễm bởi một virut động vật có chu kỳ sinh sản gây tan, cơ thể động vật
không có dấu hiệu lây nhiễm một thời gian. Sau đó, số lượng virrut tăng lên một cách đột ngột và
cuối cùng tăng lên theo kiểu bậc thang. Hãy giải thích tại sao có sự khác nhau đó.
b) Có 2 loại prion, một loại bình thường không gây bệnh (PrP c), một loại gây bệnh như
bệnh bò điên (PrPsc). Chúng không có khả năng tự sao chép nhưng lây lan được. Prion PrP sc có
nhân lên giống virut không? Tại sao? Có thể dùng phản ứng miễn dịch để chẩn đoán bệnh do prion
gây ra như các bệnh nhiễm trùng khác được không? Giải thích.
Ý
Đáp án
Điểm
- Khi lây nhiễm vào cơ thể động vật và tăng lên theo hàm mũ vì VK sinh sản
bằng cách phân đôi ở bên ngoài TB vật chủ nên số lượng vi khuẩn tăng liên tục 0.25
theo thời gian.
- VR thì khác, khi mới lây nhiễm vào cơ thể vật chủ, cơ thể động vật không có
dấu hiệu lây nhiễm vì lúc đó VR đang hoạt động tổng hợp và nhân lên bên trong 0.25
TB chủ.
a
- Sau khi nhân lên trong TB chủ, VR phá vớ TB giải phóng ồ ạt ra ngoài vì vậy ta 0.25
thấy số lượng VR tăng lên đột ngột.
- Cứ như vậy, VR lại xâm nhập vào các TB khác hoạt động tổng hợp các thành
phần bên trong TB nên ta lại thấy SL VR không tăng, sau một thời gian VR được 0.25
nhân lên trong TB lại giải phóng ra ngoài nên SL VR lại tăng  đồ thị kiểu bậc
thang (đường ngang của bậc thang là thể hiện virut ở bên trong TB, đường thẳng
đứng thể hiện khi virut giải phóng ra khỏi TB)
- Prion PrPsc nhân lên khác virut. Vì chúng không chứa axit nucleic nên không mã
hóa được prion mới mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Do đó, không 0.25
cần thiết phải đi vào tế bào như virut.
Prion gây bệnh tiến sát prion không gây bệnh, cảm ứng theo 1 cơ chế còn chưa
biết rõ, biến prion không gây bệnh thành prion gây bệnh, tức là chuyển protein từ 0.25
b
cấu trúc alpha sang cấu trúc beta.
Prion gây bệnh mới được tạo thành nối với nhau thành chuỗi (chèn ép gây hoại tử 0.25
tế bào não).
- Không dùng phản ứng miễn dịch để chẩn đoán bệnh do prion gây ra như các
bệnh nhiễm trùng khác được: Khi bị nhiễm prion, cơ thể không có khả năng tạo
0.25
kháng thể. Vì thế, bệnh không thể chẩn đoán được bằng phản ứng miễn dịch.
Câu 10 (2,0 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
a) Virus dengue có 4 types gây bệnh sốt xuất huyết khác nhau với các thụ thể bề mặt là
khác biệt. Vì sao những người bệnh sốt xuất huyết dạng nặng – do bị nhiễm virut dengue thường là
người dân địa phương trong vùng có dịch, còn những người từ vùng khác đến thường ít hơn?
b) Bệnh agammaglobulinemia liên kết với nhiễm sắc thể X (X-linked agammaglobulinemia
= AGG) xảy ra hầu hết ở con trai. Bệnh nhân AGG có một enzym non-functional bruton tyrosine
kinase (BTK), là một protein cần cho sự phát triển và trưởng thành của các tế bào B. Nồng độ một
số immunoglobulins (globulin miễn dịch) của bé trai 5 tuổi có AGG được so sánh với trạng thái
bình thường chuẩn.

11

ra mỗi
định
dưới
đúng
sai:

Ý

a

b

Giá trị của bệnh nhân (mg mL-1)

Giá trị chuẩn (mg mL-1)

IgG
0.80
6-15
IgA
0
0.50-1.25
IgM
0.10
0.75-1.50
IgE
0
0.005
Những cậu bé AGG
A. Có amiđan và lách lớn hơn so với những đứa trẻ bình thường.
B. Dễ bị nhiễm bệnh qua đường tiêu hóa
C. Không thấy rõ bằng chứng trong điều kiện này trong 6 tháng đầu tiên sau sinh.
D. Sẽ không bị dị ứng với phấn hoa.
Đáp án
- Virus dengue có 4 types gây bệnh sốt xuất huyết khác nhau với các thụ thể bề
mặt là khác biệt. Do vậy có hiện tượng nhiễm một types bệnh sốt xuất huyết, sau
khi khỏi vẫn có khả năng nhiễm tiếp loại thứ hai.
Như vậy khi nhiễm một types sốt xuất huyết, người bệnh sẽ có kháng thể miễn
dịch với loại này. Nhiễm 4 loại bệnh thì có kháng thể đề kháng với cả 4 và không
có trường hợp nhiễm lại.
- Trường hợp người bệnh ở địa phương nếu nhiễm lại sốt xuất huyết, thường là
nhiễm types bệnh khác với types đã mắc phải. Trong các trường hợp này, phản
ứng miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với cả hai types. Huyết thanh kháng của hai
nhóm này sẽ gây ra phản ứng sốc Dengue và tăng mạnh các triệu chứng bệnh,
tăng tính thấm mạch gây xuất huyết nhiều hơn.
Điều này dễ xảy ra đối với các trường hợp cư dân sống trong vùng dịch, cư dân
mới tới do chưa có các tiếp xúc với chủng virus này nên khó bệnh thể nặng (trừ
trường hợp đã nhiễm từ trước đó types virus khác).
A. Đúng. Vì amiđan và lách là cơ quan miễn dịch ngoại vi. Khi cơ thể thiếu tế
bào B sẽ tăng tiết cytokine làm nguyên bào lympho tăng phân sinh tạo tế bào Bvẫn mất chức năng  phình to của amiđan và lách.
B. Đúng. Vì không có IgA, kháng thể có trong dịch tiết ngoại như dịch nhày,
nước mắt, sữa mẹ, nước bọt.
C. Đúng, do vẫn còn IgG trong máu, được truyền từ mẹ.
D. Đúng, do không có IgE, kháng thể làm kích hoạt bạch cầu kiềm, dưỡng bào
tham gia tiết chất gây đáp ứng quá mẫn.

Hãy chỉ
khẳng
nào
đây là
hoặc

Điểm
0.25
0.25

0.25

0.25
0.25
0.25
0.25
0.25

--------HẾT-------

12