Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (Chuyên Lê Qúy Đôn - Quảng Trị, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 18:40:46 | Được cập nhật: 13 giờ trước (15:52:44) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 1429 | Lượt Download: 36 | File size: 3.907413 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT
CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII, NĂM HỌC 2019
Môn: Sinh học – Lớp 10
Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian phát đề)

(ĐỀ THI ĐỀ XUẤT)

Câu 1(2,0 điểm): Thành phần hóa học của tế bào
1.1. Khi nói về đặc điểm hóa học chung của tất cả các nhóm lipid khác nhau hình
thành nên màng sinh chất lựa chọn nào sau đây là chính xác nhất? Vì sao?
(1) Đều có các đầu phân cực.
(2) Đều có thành phần đường.
(3) Đều có khung glycerol.
(4) Đều có nhóm phosphate.
(5) Đều có vùng kị nước.
1.2. Những đặc tính nổi trội nào của nước góp phần làm cho Trái Đất thích hợp
cho sự sống?
Câu 2(2,0 điểm): Cấu trúc tế bào
2.1. Kể tên các bào quan thuộc hệ thống nội màng. Tại sao chúng được xếp vào hệ
thống này?
2.2. Kể tên các bào quan có màng nhưng lại không thuộc hệ thống màng? Cấu trúc
màng của những bào quan này có gì khác biệt?
Câu 3(2,0 điểm): Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
3.1. Tại sao trong lục lạp ATP được tạo ra trong stroma mà không phải trong
xoang tilacoid?
3.2. Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau đây:
a. Trong pha sáng quang hợp oxi được tạo ra ở vị trí nào?
b. Trong quá trình photphoryl hóa không vòng, chất nào là chất nhận electron cuối
cùng? Sau khi nhận electron sẽ tạo thành chất gì? Vị trí hình thành chất đó?
c. Vì sao nói P680+ là chất có hoạt tính oxi hóa mạnh nhất từng biết?
d. Saccarose được tổng hợp ở vị trí nào bên trong tế bào quang hợp?

Câu 4(2,0 điểm): Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
4.1. Dưới đây là mô hình điều hòa hoạt động của enzime phosphofructo kinase 1.

Hãy cho biết:
a. Enzime trên được điều hòa hoạt động theo cơ chế nào? Giải thích.
b. Insulin có điều hòa hoạt tính của enzime đó không và điều hòa bằng cách nào?
Giải thích?
4.2. Mô mỡ nâu có rất nhiều ty thể, màng trong của mô mỡ nâu chứa thermogenin,
một loại protein làm cho màng trong của ty thể có thể thẩm thấu proton. Hãy cho
biết quá trình tổng hợp ATP trong mô này có xảy ra không. Tại sao trẻ em, động
vật có kích thước nhỏ và các loài ngủ đông có số lượng mô mỡ nâu rất lớn?
Câu 5(2,0 điểm): Truyền tin tế bào và phương án thực hành
5.1. Để xác định thứ tự của các phân tử protein kí hiệu từ a đến e tham gia vào con
đường truyền tin được kích hoạt bởi hoocmôn sinh trưởng, người ta xử lý tế bào
với bốn loại chất ức chế khác nhau kí hiệu từ I đến IV tác động đến con đường
truyền tin này. Sử dụng phép phân tích Western Blot dưới đây cho biết sự di
chuyển trên trường điện di của 5 phân tử protein đó khi không bị xử lý và khi bị
xử lý với các chất ức chế riêng rẽ như sau:

a. Điền vào các ô chữ nhật trên hình tương ứng để phản ánh thứ tự tham gia của
các protein (a - e) tham gia vào con đường truyền tin.
b. Điền vào các ô hình ô voan trên hình tương ứng để phản ánh bước phản ứng mà
ở đó mỗi chất ức chế (I - IV) gây hiệu quả ức chế của nó.

5.2. Người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
- Lấy 3 ống nghiệm, đánh số từ 1-3:
Ống 1: cho 2ml glucose 1% + 1 ml Fehling A + 1 ml Fehling B + đun trong 5 phút
thì thu được kết tủa đỏ gạch tươi (Cu2O)
Ống 2: cho 2 ml maltose 1% + 1ml Fehling A + 1ml Fehling B + đun trong 5 phút
thì thu được kết tủa đỏ gạch tươi (Cu2O)
Ống 3: cho 2 ml saccharide 1% + 1 ml Fehling A + 1 ml Fehling B + đun trong 5
phút thì không thu được hiện tượng như 2 ống trên.
Cho biết:
a. Thí nghiệm trên chứng minh được điều gì?
b. Giải thích kết quả thu được.
Câu 6(2,0 điểm): Phân bào
1. Nêu những nguyên nhân khiến cho các nhiễm sắc thể kép xếp thành từng cặp
tương đồng tại phiến giữa trong kì giữa của giảm phân I?
2. Dưới đây là sơ đồ khái quát về cách CDK điều hòa tiến trình của chu trình tế
bào.

a. Có nhận xét gì về hoạt tính của các loại CDK?
b. Dựa vào hình ảnh, hãy cho biết vai trò của APC/C?
Câu 7(2,0 điểm): Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật
7.1. Xét 3 loài vi khuẩn A, B, C có hình thái như được vẽ dưới đây.

a. Các vi khuẩn trong tự nhiên thường thích bám vào các bề mặt và tồn tại ở dạng
“phiến màng sinh học” (biofilm). Trong giai đoạn bám bề mặt, trước khi bám dính
được vào bề mặt, vi khuẩn sẽ gặp phải một vùng có áp lực đẩy ngược khi chúng
tiếp cận gần bề mặt. Vi khuẩn nào có ưu thế hơn trong khả năng kháng lại vùng
đẩy ngược này? Vì sao?
b. Sau khi vượt qua được vùng đẩy ngược và tiếp cận được bề mặt, lực bám dính
bề mặt của 3 vi khuẩn là khác nhau. Sắp xếp các vi khuẩn lần lượt theo thứ tự giảm
dần về lực bám dính bề mặt. Vì sao có sự sắp xếp đó?
7.2. Người ta tiến hành thu hỗn hợp môi trường nuôi cấy ở pha suy vong của 2
nhóm vi khuẩn Gram dương và Gram âm rồi tiến hành đun nóng. Sau đó cấy dịch
đã đun sôi lên đĩa petri. Hãy dự đoán kết quả thu được trên đĩa cấy sau 1 ngày? Vì
sao có thể dự đoán được điều đó?

Câu 8(2,0 điểm): Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật
8.1. Tiến hành nuôi cấy Escherichia coli trong môi trường với nguồn cung cấp
cacbon duy nhất là glucose, sau đó tiếp tục nuôi cấy trên môi trường có nguồn
cacbon duy nhất là lactose. Hãy cho biết:
a. Dự đoán về đồ thị của quá trình nuôi cấy kể trên? Vì sao?
b Khi chuyển sang nuôi cấy trên môi trường có nguồn cacbon duy nhất là lactose.
Vi khuẩn cần tổng hợp những loại enzyme nào?
8.2. Vi khuẩn giữ kỉ lục hiện tại về nhiệt độ là Pyrodictium, là một vi khuẩn sống ở
các suối nước nóng, bình thường sinh trưởng trong nước ở 1130C và có thể tồn tại
tới 1 giờ trong nồi hấp áp lực ở 1210C. Những đặc điểm cấu tạo nào của cơ thể có
thể giúp chúng sống được ở nhiệt độ cao như vậy?
Câu 9(2,0 điểm): Virut
9.1. Cho biết các thành phần của vỏ ngoài ở virut có nguồn gốc từ đâu?
9.2. Ở giai đoạn lắp ráp của virut có cấu trúc khối, vỏ và lõi được kết hợp với nhau
bằng cách nào? Nhờ dấu hiệu nào vật chất di truyền của virut có thể kết hợp đúng
với phần vỏ của chúng?
Câu 10(2,0 điểm): Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
10.1. Miễn dịch không đặc hiệu bao gồm những tuyến phòng thủ nào? Vai trò của
các tuyến phòng thủ này?
10.2. Hai cấu trúc khác biệt cơ bản nào giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người để khi
dùng thuốc kháng sinh đặc hiệu chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh lại không làm
tổn hại đến các tế bào ở người?
-HẾTNgười ra đề thi đề xuất: Nguyễn Thị Thanh Huyền – SĐT: 0983293171

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT
CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII, NĂM HỌC 2019
Môn: Sinh học – Lớp 10
Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Câu

Nội dung

Điểm

1.1. Khi nói về đặc điểm hóa học chung của tất cả các nhóm lipid khác nhau hình
thành nên màng sinh chất lựa chọn nào sau đây là chính xác nhất? vì sao?
(1) Đều có các đầu phân cực
(2) Đều có thành phần đường
(3) Đều có khung glycerol
1
(2đ)

(4) Đều có nhóm phosphat
(5) Đều có vùng kị nước
- Chọn (5) Vì bản chất chung của lipid là kị nước.

0,25

- Các lựa chọn khác không thỏa mãn vì:
+ Cấu trúc nên màng sinh chất chỉ có phân tử photpholipid là phân cực (1) có đầu

0,25

photphat (4) và khung glicerol (3) và (5)
+Một số ít phân tử glicoprotein mới có thành phần đường (2), và (5).
+ Còn phân tử colesterol chiếm 20% cấu trúc màng chỉ có tính chất (5) .

0,25
0,25

1.2. Những đặc tính nổi trội nào của nước góp phần làm cho Trái Đất thích hợp cho
sự sống?
- Tính kết dính
- Điều tiết nhiệt độ
- Sự cách nhiệt các khối nước do lớp băng nổi
- Dung môi của sự sống

0,25
0,25
0,25
0,25

2.1. Kể tên các bào quan thuộc hệ thống nội màng. Tại sao chúng được xếp vào hệ
Câu
thống này?
2 (2
điểm - Gồm các bào quan: màng nhân, màng lưới nội chất hạt, bộ máy gongi, các lizoxom, 0,25
)

các loại không bào khác nhau và màng tế bào.

- Chúng được xếp chung vào hệ thống màng vì các lý do sau:
+ Các bào quan của hệ thống nội màng phải có nguồn gốc từ lưới nội chất.

0,25

+ Các bào quan của hệ thống nội màng tạo thành một thể thống nhất trong các vấn đề: 0,25
tổng hợp và vận chuyển protein của chúng đến màng tế bào và các bào quan hoặc ra
khỏi tế bào; chuyển hóa và vận động của các lipid; khử độc; …
+ Giữa các bào quan của hệ thống màng có thể chuyển tiếp với nhau dưới dạng các

0,25

túi nhỏ.
2.2. Kể tên các bào quan có màng nhưng lại không thuộc hệ thống màng? Cấu trúc
màng của những bào quan này có gì khác biệt?
- Gồm các bào quan: ty thể, lục lạp và peroxixom.
- Protein của ty thể và lục lạp không có nguồn gốc từ hệ thống màng mà do:
+ Riboxom tự do 80S tổng hợp và nhập khẩu vào ty thể và lục lạp,

0,25
0,25
0,25

+ Bên trong ty thể và lục lạp còn có riboxom 70S tổng hợp nên protein riêng.
- Peroxixom cũng là bào quan không thuộc hệ thống nội mạng vì cũng nhập khẩu

0,25

protein từ bào tương, chúng to lên nhờ kết hợp các protein dịch bào, lipid được tạo ra
ở các lưới nội chất trơn và lipid do chúng tự tổng hợp, các peroxixom tăng số lượng
cũng bằng cách tự phân chia.
3.1. Tại sao trong lục lạp ATP được tạo ra trong stroma mà không phải trong xoang
tilacoid?
- Do bơn ATP synthetaza có chiều hướng từ xoang tilacoid ra chất nền stroma.
- Đồng thời quá trình quang phân ly nước diễn ra trong xoang tilacoid, do đó nồng độ
Câu +
H trong xoang tilacoid cao, H+ bên trong chất nền stroma thấp.
3 (2
điể - Chuỗi vận chuyển điện tử kết thúc ở NADP+H+ , chất này giành H+ để trở thành
m)
NADPH.H+ nên đã làm giảm nồng độ H+ trong chất nền stroma.
- Do tạo ra thế động lực proton giữa bên trong và bên ngoài màng tylacoid, H+ di
chuyển từ xoang tylacoid ra ngoài qua phức hệ ATP synthetaza và tổng hợp ATP bên
trong chất nền stroma.
3.2. Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau đây:
a. Trong pha sáng quang hợp oxi được tạo ra ở vị trí nào?

0,25
0,25

0,25
0,25

b. Trong quá trình photphoryl hóa không vòng, chất nào là chất nhận electron cuối
cùng? Sau khi nhận electron sẽ tạo thành chất gì?
c. Vì sao nói P680+ là chất có hoạt tính oxi hóa mạnh nhất từng biết?
d. Saccarose được tổng hợp ở vị trí nào bên trong tế bào quang hợp?
a. Oxi được tạo ra trong xoang tilacoit.
b. chất nhận electron cuối cùng là NADP+H+ , sau khi nhận electron và H+ sẽ tạo
thành lực khử NADPH.H+ trong chất nền stroma.

0,25
0,25
0,25
0,25

c. Vì P680+ có khả năng giành được electron từ phân tử nước
d. Tế bào chất.
4. 1. Dưới đây là mô hình điều hòa hoạt động của enzime phosphofructo kinase 1.

Hãy cho biết:
a. Enzime trên được điều hòa hoạt động theo cơ chế nào? Giải thích.

Câu
4 (2 b. Insulin có điều hòa hoạt tính của enzime đó không và điều hòa bằng cách nào?
điểm
) Giải thích?

a. Enzime phosphofructokinase -1 là enzime trọng yếu điều khiển quá trình đường
phân. Enzim này được điều hòa hoạt động theo cơ chế điều hòa dị lập thể.
+ Enzime này được hoạt hóa dị lập thể bởi AMP và fructose 2,6 bisphosphase. Nồng 0,25
độ hai chất này tăng khi nguồn năng lượng dự trữ của tế bào giảm đi.
0,25
+ Ức chế bởi ATP và citrate, hai chất này có nồng độ tăng khi tế bào đang tích cực
oxi hóa glucose thành CO2 (nói cách khác: khi nguồn năng lượng dự trữ đang cao).
b. Insulin là hoocmon do lách tiết ra khi nồng độ glucose máu cao. Thúc đẩy hoạt tính 0,25
kinase của phosphofructose kinase 2 do đó nó gián tiếp hoạt hóa enzime
phosphofructokinase -1 và kích thích đường phân

0,25

4.2. Mô mỡ nâu có rất nhiều ty thể, màng trong của mô mỡ nâu chứa thermogenin,
một loại protein làm cho màng trong của ty thể có thể thẩm thấu proton. Hãy cho biết
quá trình tổng hợp ATP trong mô này có xảy ra không. Tại sao trẻ em, động vật có
kích thước nhỏ và các loài ngủ đông có số lượng mô mỡ nâu rất lớn?
- Vì thermogenin làm cho màng trong của ti thể có thể thẩm thấu proton nên nó huỷ

0,25

thế động lực proton của ty thể.
- Kết quả là năng lượng do oxy hóa NADH giải phóng quá chuỗi vận chuyển electron 0,25
dùng để tạo nên thế động lực proton không được dùng để tổng hợp ATP qua ATP
synthase.
- Thay vào đó khi proton đi về lại chất nền theo chiều gradien nồng độ qua

0,25

thermogenin, năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt.
- Vì các ty thể của mô mỡ nâu không tạo ATP mà thế động lực proton chỉ dùng để
sinh nhiệt  duy trì nhiệt độ của cơ thể. Mô mỡ nâu tăng đáng kể khi cơ thể chịu
lạnh.
5.1. Để xác định thứ tự của các phân tử protein kí hiệu từ a đến e tham gia vào con
đường truyền tin được kích hoạt bởi hoocmôn sinh trưởng, người ta xử lý tế bào với
bốn loại chất ức chế khác nhau kí hiệu từ I đến IV tác động đến con đường truyền tin
này. Sử dụng phép phân tích Western Blot dưới đây cho biết sự di chuyển trên trường
điện di của 5 phân tử protein đó khi không bị xử lý và khi bị xử lý với các chất ức chế
riêng rẽ như sau:
Câu
5 (2
điểm
)

a. Điền vào các ô chữ nhật trên hình tương ứng để phản ánh thứ tự tham gia của các
protein (a - e) tham gia vào con đường truyền tin.
b. Điền vào các ô hình ô voan trên hình tương ứng để phản ánh bước phản ứng mà ở
đó mỗi chất ức chế (I - IV) gây hiệu quả ức chế của nó.

0,25

- Điền đúng mỗi chữ cái được 0,25 điểm (4-5 chữ được trọn 1 điểm)
- Điền đúng mỗi số (I-IV) được 0,25 điểm
5.2. Người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
- Lấy 3 ống nghiệm, đánh số từ 1-3:
Ống 1: cho 2ml glucose 1% + 1 ml Fehling A + 1 ml Fehling B + đun trong 5 phút
thì thu được kết tủa đỏ gạch tươi (Cu2O)
Ống 2: cho 2 ml maltose 1% + 1ml Fehling A + 1ml Fehling B + đun trong 5 phút thì
thu được kết tủa đỏ gạch tươi (Cu2O)

Ống 3: cho 2 ml saccharide 1% + 1 ml Fehling A + 1 ml Fehling B + đun trong 5
phút thì không thu được hiện tượng như 2 ống trên.
Cho biết:
a. Thí nghiệm trên chứng minh được điều gì?
b. Giải thích kết quả thu được.
a. - Thí nghiệm trên chứng minh rằng glucose và mantose có tính khử, còn saccharide

0,25

thì không.
b. - Giải thích:
- Do glucose và mantose có tính khử nên khi đun với dung dịch thuốc thử fehling thì

0,25

kết thủa đỏ của Cu2O hình thành ( do đã khử Cu(OH)2 có trong Fehling thành Cu2O).
- Do thuốc thử Fehling là hỗn hợp 2 dung dịch: dung dịch CuSO4 và dung dịch muối
seignet tạo muối phức hòa tan, dung dịch có màu xanh đậm. Muối phức trên không

0,5

bền, trong môi trường kiềm, các monosaccarit và 1 số disaccarit khử Cu2+ dưới dạng
alcolat đồng thành Cu+, chức andehit bị oxi hóa thành axit hoặc muối tương ứng.
6.1. Nêu những nguyên nhân khiến cho các nhiễm sắc thể kép xếp thành từng cặp
tương đồng tại phiến giữa trong kì giữa của giảm phân I?
- do sự phối hợp của 3 yếu tố:
+ Sự bắt chéo tạo các chiasma (điểm bắt chéo) khiến 2 nhiễm sắc thể kép trong cặp
nhiễm sắc thể kép tương đồng không tách nhau.

0,25
0,25

+ Do các cohesin gắn các cromatit với nhau dọc theo chiều dài của chúng.
+ Do các sợi tơ phân bào chỉ đính vào một phía của mỗi tâm động của các nhiễm sắc
thể kép trong cặp nst kép tương đồng mà không đính vào được ở phía đối diện  lực
kéo đồng đều khiến cho ta nhìn thấy nhiễm sắc thể xếp thành cặp tương đồng tại
phiến giữa.
6.2. Dưới đây là sơ đồ khái quát về cách CDK điều hòa tiến trình của chu trình tế
bào.
a. Có nhận xét gì về hoạt tính của các loại CDK?
b. Dựa vào hình ảnh, hãy cho biết vai trò của APC/C?

0,25
0,25

0,12
5

(Nguồn hình 19.11 sách sinh học phân tử của tế bào tập 4 trang 348)

a.
- Tế bào chứa nhiều loại CDK khác nhau, thúc đẩy các sự kiện khác nhau trong chu
trình tế bào. Quan trọng hơn, CDK chỉ hoạt động trong các giai đoạn của chu trình tế

0,12
5
0,12
5

bào mà chúng thúc đẩy. Cụ thể:
+ CDK pha G1/S: hoạt động tại thời điểm chuyển tiếp giữa G1-S xúc tác sự chuyển
tiếp từ pha G1 sang pha S hay thúc đẩy tế bào đi vào chu trình tế bào.

0,12
5

+ CDK pha S: hoạt động trong pha S và thúc đẩy pha S (thúc đẩy ADN đi vào giai
đoạn tiền sao chép và ngăn ngừa những yếu tố sao chép mới xuất hiện (do vậy ADN
chỉ sao chép 1 lần trong 1 chu kì tế bào)

0,25

+ CDK nguyên phân: hoạt động trong nguyên phân và thúc đẩy nguyên phân thông
qua khởi động sự hội tụ nhiễm sắc thể, sự co rút lớp màng nhân dẫn đến quá trình tách
nhân cùng nhiễm sắc thể ở kì giữa.
b.
+ APC/C (phức hợp xúc tiến kì sau) có vai trò xúc tác sự chuyển tiếp từ kì giữa sang
kì sau của nguyên phân, APC/C chỉ được kích hoạt khi tất cả các tâm động được kết
dính với sợi tơ phân bào.
+ APC/C duy trì trạng thái ổn định của nhiễm sắc chất trong pha G1 và G0 do vậy trên
sơ đồ ta thấy rõ nó duy trì hoạt tính đến cuối G1.

0,25

7.1. Xét 3 loài vi khuẩn A, B, C có hình thái như được vẽ dưới đây.

a. Các vi khuẩn trong tự nhiên thường thích bám vào các bề mặt và tồn tại ở dạng
“phiến màng sinh học” (biofilm). Trong giai đoạn bám bề mặt, trước khi bám dính
được vào bề mặt, vi khuẩn sẽ gặp phải một vùng có áp lực đẩy ngược khi chúng tiếp
cận gần bề mặt. Vi khuẩn nào có ưu thế hơn trong khả năng kháng lại vùng đẩy
ngược này? Vì sao?
b. Sau khi vượt qua được vùng đẩy ngược và tiếp cận được bề mặt, lực bám dính bề
mặt của 3 vi khuẩn là khác nhau. Sắp xếp các vi khuẩn lần lượt theo thứ tự giảm dần về
lực bám dính bề mặt. Vì sao có sự sắp xếp đó?
a. Vi khuẩn có khả năng kháng lại sự đẩy ngược là vi khuẩn B

0,25
- Vì vi khuẩn B có roi, giúp vi khuẩn có khả năng di chuyển ngược với lực đẩy ở vùng 0,25
tiếp cận bề mặt.

0,25

b. C>B>A.
- Lực bám dính của vi khuẩn C là mạnh nhất do vi khuẩn có vỏ bao ngoài có chức

0,25

năng bám dính trên bề mặt, vi khuẩn B có roi nên dễ dàng bám dính hơn so với vi
khuẩn A có cấu trúc cầu có diện tích mặt tiếp xúc nhỏ nhất.
7.2. Người ta tiến hành thu hỗn hợp môi trường nuôi cấy ở pha suy vong của 2 nhóm
vi khuẩn Gram dương và Gram âm rồi tiến hành đun nóng. Sau đó cấy dịch đã đun
sôi lên đĩa petri. Hãy dự đoán kết quả thu được trên đĩa cấy sau 1 ngày? Vì sao có thể
dự đoán được điều đó?
- Kết quả:
+ Trên đĩa cấy dịch từ vi khuẩn Gram âm không có khuẩn lạc xuất hiện.
+ Trên đĩa cấy dịch từ vi khuẩn Gram dương có thể có khuẩn lạc xuất hiện.

0,25
0,25

- Giải thích:
+Tại pha suy vong, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất thải tích lũy quá nhiều, số tế bào
chết sẽ vượt tế bào sống. tuy nhiên, nhóm vi khuẩn Gram dương có khả năng hình

0,25

thành nội bào tử để vượt qua điều kiện khó khăn này còn Gram âm thì không có khả
năng tạo nội bào tử.
+ Khi đun nóng, nội bào tử có khả năng chịu được nhiệt độ cao và vẫn tồn tại được.

0,25

Do đó vi khuẩn Gram dương có thể phát triển tạo khuẩn lạc.
8.1. Tiến hành nuôi cấy Escherichia coli trong môi trường với nguồn cung cấp
cacbon duy nhất là glucose, sau đó tiếp tục nuôi cấy trên môi trường có nguồn
cacbon duy nhất là lactose. Hãy cho biết:
a. Dự đoán về đồ thị của quá trình nuôi cấy kể trên? Vì sao?
b Khi chuyển sang nuôi cấy trên môi trường có nguồn cacbon duy nhất là lactose. Vi
khuẩn cần tổng hợp những loại enzyme nào?
a.
- Dự đoán, đồ thị khi vẽ sẽ có dạng đường cong sinh trưởng kép.
- Vì ở đây có sự chuyển môi trường (chuyển nguồn cacbon), do vậy sẽ có đến 2 pha

0,25
0,25

tiềm phát để vi sinh vật thích nghi với 2 loại môi trường khác nhau nên tạo ra đường
cong sinh trưởng kép. (hs có thể vẽ hình minh họa)
b. Vi khuẩn cần tổng hợp 2 loại protein quan trọng là:
+ protein màng để vận chuyển lactose vào tế bào.
+ enzyme lactaza để phân giải lactose.

0,25
0,25

8.2. Vi khuẩn giữ kỉ lục hiện tại về nhiệt độ là Pyrodictium, là một vi khuẩn sống ở
các suối nước nóng, bình thường sinh trưởng trong nước ở 1130C và có thể tồn tại tới
1 giờ trong nồi hấp áp lực ở 1210C. Những đặc điểm cấu tạo nào của cơ thể có thể
giúp chúng sống được ở nhiệt độ cao như vậy?
Các vi sinh vật ưa siêu nhiệt có các đặc điểm đặc thù sau:
-Các lipid axit nucleic và protein bền nhiệt của chúng cho phép chúng tồn tại và phát
triển.
-Màng tế bào chất của chúng không chứa các axit béo thông thường vì sẽ bị hòa tan ở

0,25

các nhiệt độ môi trường cao như vậy. Ngược lại, màng là những lớp đơn (thay cho các
lớp kép) được cấu tạo từ các chuỗi hidrocacbon chứa 40 nguyên tử cacbon được nối
với glycerol photphat. Đặc điểm này một phần chịu trách nhiệm đối với tính bền của
chúng ở các nhiệt độ cao.

0,25

-Axit nucleic của các sinh vật ưa siêu nhiệt dường như được làm bền bởi sự có mặt
của các enzyme gấp nếp ADN thành các vòng siêu xoắn bền nhiệt có tính độc nhất
nhờ nồng độ cao của các ion Kali, và nhờ các protein bền nhiệt liên kết với hoặc làm
bền ADN.

0,25

-Các enzyme của các sinh vật ưa nhiệt cũng là những enzim bền nhiệt, chúng chứa
nhiều amino axit kị nước hơn so với các protein gặp ở các sinh vật ưa ấm và tạo thành
các liên kết bổ sung giữa các amino axit đứng cạnh nhau.
(Nguồn: trang 270 giáo trình vi sinh vật học – lý thuyết và bài tập giải sẵn cuốn 1)

0,25

9.1. Cho biết các thành phần của vỏ ngoài ở virut có nguồn gốc từ đâu?
- Vỏ ngoài của virut có nguồn gốc từ màng sinh chất bị cuốn theo khi virut nảy chồi

0,25

để thoát ra ngoài tế bào.
- Ở virut hecpet, vỏ ngoài có nguồn gốc từ màng nhân (được xem là ngoại lệ).
- Trên bề mặt vỏ ngoài có các gai glycoprotein do virut mã hóa.
- Glipoprotein sau khi được tổng hợp thì vận chuyển tới màng sinh chất và cài sẵn vào

0,25
0,25
0,25

màng sinh chất ở giai đoạn lắp ráp.
9.2. Ở giai đoạn lắp ráp của virut có cấu trúc khối, vỏ và lõi được kết hợp với nhau
bằng cách nào? Nhờ dấu hiệu nào vật chất di truyền của virut có thể kết hợp đúng với
phần vỏ của chúng?
- Trước hết virut có sự kết hợp các capsome tạo cấu trúc hình cầu là nucleocapsid và

0,5

có cổng cho genom đi vào sau đó hàn lại và cải biến từ cấu trúc cầu sang cấu trúc
khối. Cổng vào sau này sẽ là đỉnh của khối đa diện.
+ Việc đóng gói genom vào capsid cần phải có một protein chuyên biệt gọi là protein
nhận tín hiệu nằm trên sợi sẽ được đóng gói. Điều này lý giải tại sao trong tế bào luôn

0,5

có cả sợi (+) và sợi (-) nhưng virut chứa genom (-) thì chỉ có sợi (-) mới được đóng
gói.
(Nguồn: tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông vi sinh vật trang 132).

10.1. Miễn dịch không đặc hiệu bao gồm những tuyến phòng thủ nào? Vai trò của
các tuyến phòng thủ này?
Hàng rào vật lý: da và niêm mạc ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật . Ho và hắt hơi 0,12
5

đẩy vi sinh vật ra khỏi đường hô hấp…
- hàng rào hóa học: pH thấp trong đường tiêu hóa, sinh dục… ngăn cản sự sinh

0,12
trưởng, lizozim ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, interferon cảm ứng sự tạo 5
protein ức chế quá trình dịch mã của virut…
- Hàng rào vi sinh vật: cơ thể là nơi cư trú một lượng khổng lồ các vi sinh vật, nhiều
gấp 10 lần các tế bào của cơ thể. Chúng định cư ở khắp mọi nơi như mắt, mũi, miệng,

0,25

tai, đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục… hình thành môt khu hệ vi sinh vật bình
thường, duy trì mối quan hệ thân thiện với cơ thể. Các vi sinh vật này chiếm trước các
vị trí, cạnh tranh thức ăn và tiết ra các chất tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.
- Bổ thể (complement): là nhóm protein trong huyết thanh khi được hoạt hóa có khả
năng phá hủy các tế bào vi sinh vật, các tế bào nhiễm virut hoặc tế bào ung thư và
tăng cường hiện tượng thực bào.

0,25

- Thực bào: các đại thực bào và bạch cầu trung tính trong máu nuốt và tiêu hóa vi sinh
vật.
0,25
10.2. Hai cấu trúc khác biệt cơ bản nào giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người để khi
dùng thuốc kháng sinh đặc hiệu chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh lại không làm tổn
hại đến các tế bào ở người?
- Tế bào vi khuẩn có thành peptidoglycan còn tế bào người thì không có thành tế bào

0,5

do đó nhóm thuốc kháng sinh đặc hiệu chỉ tác động lên thành peptidoglican để ngăn
chặn sự hình thành thành tế bào của vi khuẩn được sử dụng. ví dụ: penixillin
- Tế bào vi khuẩn có quá trình dịch mã được thực hiện bởi riboxom 70S (gồm 2 tiểu
phần 30S và 50S) khác biệt so với riboxom của người là loại 80S. do vậy có thể sử
dụng các nhóm thuốc kháng sinh có khả năng tác động vào các tiểu phần 30S (ví dụ:
tetraciclines) hoặc tiểu phần 50S (ví dụ: streptogramins)

- HẾT-

0,5