Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (Chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 18:41:28 | Được cập nhật: 16 giờ trước (16:02:19) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 1886 | Lượt Download: 42 | File size: 1.215039 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
LÊ HỒNG PHONG
ĐỀ ĐỀ XUẤT

KÌ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC
ĐỒNG BẰNG VÀ DUYÊN HẢI BẮC BỘ
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn thi: Sinh học 10
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 (2 điểm). Thành phần hóa học của tế bào
1. Ghép các ý ở cột “enzim” và cột “phản ứng” sao cho phù hợp
Enzim
Phản ứng
1. Protein kinase
a. cAMP + H2O => AMP
2. Phosphatase
b. Protein bất hoạt + ATP => Protein hoạt hóa +
ADP
3. Adenylyl cyclase
c. GTP => GDP + Pi
4.
d. PIP2 => IP3 + DAG
Phosphodiesterase
5. Phospholipase C
e. Kinase hoạt hóa => Kinase bất hoạt + Pi
6. GTPase
f. ATP => cAMP + P-Pi
g. Kinase hoạt hóa + ADP => Kinase bất hoạt +
ATP
h. cAMP + H2O => ATP
i. Protein bất hoạt + ATP => Protein hoạt hóa +
Pi + ADP
j. GTP => G-protein
2. Các enzim (trong ý 1) có bản chất hóa học là đại phân tử hữu cơ nào? Hãy
nêu cấu tạo chung của các đơn phân tử cấu tạo nên phân tử hữu cơ đó.
Câu 2 (2 điểm). Cấu trúc tế bào
1. Hình ảnh dưới đây mô tả cấu trúc một loại bào quan trong tế bào nhân
thực.
- Hãy xác định tên của bào quan và
cấu trúc A được kí hiệu trong hình 1.
- Hãy chỉ ra các đặc điểm của cấu trúc
A giúp bào quan thực hiện được chức
năng một cách hiệu quả.
2. Trong quá trình phân bào của tế
bào động vật, cần có sự tham gia của
hai thành phần thuộc hệ thống khung
xương tế bào. Đó là hai thành phần
nào? Hãy phân biệt hai thành phần đó
ở hai tiêu chí: cấu trúc và hoạt động
tham gia trong chu kỳ tế bào.
Câu 3 (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
(đồng hóa)
1. Vẽ sơ đồ đơn giản của chu trình Calvin để mô tả mối quan hệ giữa các hợp
chất sau đây: CO2, APG, G3P, RuBP. Trên sơ đồ, hãy chỉ rõ giai đoạn nào đã
sử dụng enzim RUBISCO.
2. Hãy chỉ ra những điểm khác biệt cơ bản về diễn biến các pha quá trình
quang hợp trong lục lạp của tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch ở thực
vật C4. Từ đó hãy nêu ý nghĩa của sự khác nhau này.
3. Dựa vào ý 2, hãy sử dụng dấu “” (có) và “” (không có) để hoàn thành
bảng so sánh các loại enzim trong lục lạp của tế bào mô giậu và tế bào bao
bó mạch ở thực vật C4.
Enzim
Lục lạp trong tế bào Lục lạp trong tế bào bao
1

mô giậu

bó mạch

PEP cacboxilase
RUBISCO
NADP reductase
Enzim của chu trình
Calvin
Câu 4 (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (dị
hóa)
1. Trong các ý dưới đây, ý nào đúng, ý nào sai? Nếu sai, hãy giải thích.
a. Rotor trong phức hệ ATP synthase quay theo chiều kim đồng hồ (nhìn từ
phía tế bào chất) sẽ thúc đẩy quá trình tổng hợp ATP và ngược lại.
b. Ti thể trong các tế bào cơ tim có nhiều nếp gấp hơn so với ti thể trong các
tế bào da.
c. Chu kỳ axit citric vẫn có thể tiếp tục khi loại bỏ O2.
d. Trong chuỗi vận chuyển điện tử của quá trình phosphoryl hóa oxy hóa,
cytochrome có thế oxy hóa khử cao hơn trung tâm Fe-S.
2. Dựa vào những hiểu biết của em về quá trình phosphoryl hóa oxi hóa ở ti
thể, hãy trả lời những câu hỏi sau:
- Những thành phần nào ở màng trong của ti thể tham gia vào việc vận
chuyển proton qua màng?
- Nguyên nhân nào đã giúp các thành phần đó thực hiện được hoạt động vận
chuyển proton qua màng?
- Sự vận chuyển proton qua màng trong ti thể được thực hiện bởi các thành
phần đó thu được kết quả gì?
Câu 5 (2 điểm). Truyền tin tế bào và phương án thực hành
1. Trong một loạt các thí nghiệm, các gen mã hóa các dạng
đột biến của một tyrosine kianse (RTK) được đưa vào các tế
bào. Các tế bào cũng thể hiện dạng thụ thể bình thường
của chính nó từ gen bình thường, mặc dù gen đột biến
được xây dựng sao cho RTK đột biến được thể hiện ở mức
cao hơn đáng kể nồng độ hơn RTK bình thường. Chức năng
của RTK bình thường bị ảnh hưởng như thế nào khi có gen
đột biến mã hóa một RTK (A) thiếu miền ngoại bào của nó
hoặc (B) thiếu miền nội bào trong các tế bào được biểu hiện (Hình 2)?
2. Hoàn thành các chú thích có kí hiệu “?” trong hình dưới đây.

2

Hình 3. Sơ đồ quá trình truyền tin của phân tử epinephrin (adrenalin)
3. Người ta tiến hành các thí nghiệm như sau để làm sáng tỏ cơ chế hoạt
động của epinephrin:
a. Bổ sung epinephrine vào dịch nghiền của gan thấy có sự gia tăng hoạt
động của glycogen phosphorylase. Tuy nhiên, khi dịch nghiền được ly tâm ở
tốc độ cao lần thứ nhất và epinephrine đã được thêm vào phần nổi phía trên
thì không thấy phosphorylase hoạt động.
b. Khi phần hạt được ly tâm trong (a) được xử lý bằng epinephrine, chất X
được tạo ra. Chất X được phân lập và tinh chế. Người ta thấy chất X gây ra sự
hoạt hóa glycogen phosphorylase khi được thêm vào phần nổi phía trên của
dịch nghiền được ly tâm.
c. Khi xử lý nhiệt chất X thì chất X vẫn có khả năng hoạt hóa phosphorylase.
Chất X gần giống với hợp chất thu được khi ATP nguyên chất được xử lý bằng
bari hydroxit.
Trong các thí nghiệm trên, chất X tên là gì? Giải thích.
Câu 6 (2 điểm). Phân bào
1. Cdk là gì? Cdk có đặc điểm và vai trò gì trong quá trình phân bào?
2. Vẽ đồ thị mô tả sự thay đổi nồng độ cyclin và hoạt tính MPF trong tế bào
qua các giai đoạn của chu kỳ tế bào và phân tích sự thay đổi đó.
Câu 7 (2 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật
1. Mô tả quá trình hình thành nội bào tử ở vi khuẩn. Vì sao nội bào tử có khả
năng chống chịu với nhiệt độ cao của môi trường?
2. Thiobacillus ferrooxidans là vi khuẩn sống trên các mỏ quặng có chứa pirit
(FeS2) với pH = 2, được sử dụng bởi ngành công nghiệp khai thác để thu hồi
đồng và uranium. Biết rằng T. ferrooxidans sử dụng chất cho electron là FeS 2
và thu được các sản phẩm phụ trong quá trình dinh dưỡng là Fe(OH) 3 và axit
sunphuric.
3

a. Xác định kiểu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của vi khuẩn T. ferrooxidans. Giải
thích.
b. Theo em, vi khuẩn T. ferrooxidans đã thực hiện quá trình tổng hợp ATP
bằng những cách nào?
Câu 8 (2 điểm). Sinh trưởng, sinh sản ở vi sinh vật
1. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Giải thích.
a. Penicillin chỉ ức chế tổng hợp của thành tế bào vi khuẩn trong pha lag.
b. Các bào tử đảm trong các mũ nấm của nấm đảm có bộ NST là 2n.
c. Ở nấm men nảy chồi (Saccharomyces cerevisiae), thoi phân bào được hình
thành ở cuối pha G1.
d. Trong quá trình nguyên phân ở tảo silic, thoi phân bào được hình thành ở
trong tế bào chất và có sự biến mất của màng nhân trong chu kỳ tế bào.
2. Các chất kháng khuẩn được chia làm 3 nhóm: chất ức chế sinh trưởng,
chất diệt khuẩn và chất gây phân giải tế bào vi khuẩn. Người ta bổ sung 1
trong 3 chất trên vào các môi trường nuôi cấy vi khuẩn (vị trí mũi tên là thời
điểm bắt đầu bổ sung chất kháng khuẩn).

Hình 4. Ảnh hưởng của các chất kháng khuẩn khác nhau.
Hãy xác định, loại chất kháng khuẩn được bổ sung trong mỗi trường hợp.
3. Trong tế bào, con đường oxi hóa trực tiếp nhờ các enzyme vận chuyển các
electron từ cơ chất đến oxi sinh ra H2O2. Hợp chất này rất độc và cần phải
phân giải ngay. Hãy viết phương trình và enzyme xúc tác cho phản ứng phân
giải H2O2.
Câu 9 (2 điểm). Virus
1. Hãy sử dụng dấu “” (xảy ra) và “” (không xảy ra) để hoàn thành bảng vị
trí tái bản bộ gen ở các virus gây bệnh trên tế bào nhân thực sau đây:
Virus
Vị trí tái bản trong tế
Vị trí tái bản trong nhân
bào chất
tế bào
Herpes simple I
Pox virus
Parovirus B19
Rotavirus
Virus cúm
HIV
2. Bằng cách nào một số virus có thể nhân lên mà không cần ADN hay thậm
chí không có sự tổng hợp ADN?
Câu 10 (2 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
1. Năm 2002, Bruno Lemaitre và các cộng sự ở Pháp đã đưa ra một chiến
lược mới để đánh giá chức năng của một peptit kháng khuẩn đơn lẻ. Họ bắt
đầu với một dòng ruồi quả đột biến có các mầm bệnh được nhận diện nhưng
tín hiệu có thể kích hoạt các đáp ứng miễn dịch tự nhiên bị chặn. Sau đó, các
4

nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ di truyền đã tạo ra một số ruồi quả đột
biến biểu hiện số lượng lớn một peptit kháng khuẩn đơn lẻ, là drosomysin
hoặc defensin. Các nhà khoa học đã gây nhiễm các ruồi quả khác nhau bằng
nấm Neurospora crassa và theo dõi sự sống qua thời gian năm ngày. Họ lặp
lại quy trình để gây nhiễm trùng bằng vi khuẩn Micrococus luteus. Kết quả
được thể hiện ở hình dưới đây.

Hình 5. Số lượng ruồi quả sống sót sau khi nhiễm khuẩn.
Dựa vào thí nghiệm, hãy cho biết trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào
đúng, phát biểu nào sai. Nếu sai hãy giải thích.
a. Các peptit khác nhau cùng nhau bảo vệ chống lại các mầm bệnh khác
nhau.
b. Drosomycin có hiệu quả chống lại M.luteus và defensin có hiệu quả chống
lại N. Crassa.
c. Các ruồi quả đột biến biểu hiện số lượng lớn defensin có khả năng chống
lại M.luteus giống với kiểu dại.
d. Các đáp ứng miễn dịch là khác nhau đối với các loại mầm bệnh khác nhau.
2. Phân biệt đáp ứng viêm và đáp ứng dị ứng ở các tiêu chí: sự giải phóng
histamine, sản sinh kháng thể IgE, tính đặc hiệu và sự trình diện kháng
nguyên.
................................Hết............................
GV: Trần Thị Ánh Diêp
SĐT: 0987299022

5

Hướng dẫn chấm
Câu 1 (2 điểm). Thành phần hóa học của tế bào
1. 1-i; 2-e; 3-f; 4-a; 5-d; 6-c.
Mỗi cặp ý đúng 0,25đ.
2. - Phân tử Protein (0,25đ)

- Cấu tạo chung: (0,25đ)
Câu 2 (2 điểm). Cấu trúc tế bào
1. - Bào quan này là ti thể. (0,25đ)
- Cấu trúc A là mào ti thể. (0,25đ)
- Đặc điểm giúp ti thể thực hiện chức năng hiệu quả:
+ Đây là phần gấp nếp của màng trong ti thể, cung cấp diện tích bề mặt lớn
giúp ti thể thực hiện được chức năng chuyển hóa vật chất và năng lượng.
(0,25đ)
+ Chứa thành phần của chuỗi chuyền electron => giúp H + di chuyển từ chất
nền ra xoang gian màng, rồi sau đó qua ATP synthase để tổng hợp nên ATP.
(0,25đ)
Hai yếu tố đó là vi ống và vi sợi.
Tiêu chí
Vi ống
Vi sợi
Cấu trúc
(0,5đ)

- Tiểu đơn vị: α và β tubulin
- Tiểu đơn vị actin
- Cấu tạo từ 13 tiểu đơn vị - Hai sợi polymer xoắn lấy
tubulin
nhau
Hoạt
Các vi ống thể động và giúp Vi sợi actin tương tác với các
động
các NST chuyển động về các phân tử myosin làm cho vòng
(0,5đ)
cực trong quá trình phân chia actin co lại => rãnh phân cắt
tế bào.
sâu hơn => phân chia tế bào
Các vi ống không thể động chất.
trượt lên nhau giúp tế bào
dãn dài về 2 cực.
Câu 3 (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
(đồng hóa)

1.
6

Sơ đồ: 0,25đ
2.
Tiêu chí

Lục lạp trong tế bào mô
giậu
sáng Chuỗi chuyền e thẳng hàng
và vòng
tối Chu trình C4

Lục lạp trong tế bào bao bó
mạch
Chuỗi chuyền e vòng

Pha
(0,25đ)
Pha
Chu trình Calvin
(0,25đ)
Ý nghĩa: Trong tế bào bao bó mạch, tạo nồng độ oxy thấp, nồng độ CO 2 cao
=> O2 không cạnh tranh với CO2 để liên kết với enzim RUBISCO => không
xảy ra hô hấp sáng. (0,25đ)
3. Mỗi cặp ý đúng 0,25đ
Enzim
Lục lạp trong tế bào Lục lạp trong tế bào bao bó
mô giậu
mạch


PEP cacboxilase


RUSICO


NADP reductase

Enzim của chu trình 
Calvin
Câu 4 (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (dị
hóa)
1. Mỗi ý 0,25đ
a. Sai, vì Rotor trong phức hệ ATP synthase quay ngược chiều kim đồng hồ
(nhìn từ phía tế bào chất) sẽ thúc đẩy quá trình tổng hợp ATP và ngược lại.
b. Đúng, vì hoạt động nhiều hơn.
c. Sai, vì chu trình acid citric tạo ra FADH 2 và NADH từ FAD và NAD-sản phẩm
của quá trình phosphoryl hóa (cần oxy) => thiếu oxy, FAD và NAD không
được quay vòng => chu trình ngừng.
d. Đúng
2. - Phức hệ I, III, IV trong chuỗi chuyền electron và ATP synthase. (0,25đ)
- Các phức hệ sử dụng năng lượng giải phóng từ quá trình chuyền e để vận
chuyển H+ qua màng (0,25đ).
H+ vận động qua ATP synthase là dựa sự chênh lệch gradient H + giữa hai bên
màng (0,25đ)
- Kết quả: thu được nồng độ H + cao trong xoang gian màng => tạo điều kiện
cho việc vận chuyển qua ATP synthase để tổng hợp ATP. (0,25đ)
Câu 5 (2 điểm). Truyền tin tế bào và phương án thực hành
1. A. Thiếu miền liên kết với ligand và ko ảnh hưởng gì tới chức năng của RTK
bình thường (0,25đ)
B. RTK thiếu miền nội bào hay chính là thiếu miền tyrosine hoạt động => khi
tồn tại cùng RTK bình thường sẽ làm cho RTK bình thường ko hoạt động được.
(0,25đ)

7

2.
1. Adenylyl cyclase; 2. cAMP; 3. Protein kinase A bất hoạt; 4. Protein kinase A
hoạt hóa; 5. Protein kinase bất hoạt; 6. Protein kinase hoạt hóa; 7. Glycogen
syntease hoạt hóa; 8. Glycogen synthase bất hoạt; 9. Glycogen
phosphorylase bất hoạt; 10. Glycogen phosphorylase hoạt hóa.
8-10 ý đúng: 0,75đ
5-7 ý đúng: 0,5đ
3,4 ý đúng: 0,25đ
3. Vì ở thí nghiệm (b) thấy X gây hoạt hóa glycogen phosphorylase => X là
chất thuộc con đường truyền tin (0,25đ); ở thí nghiệm (c) xác định được X
không phải là protein (0,25đ)
Câu 6 (2 điểm). Phân bào
1. - Cdk là 1 loại kinase phụ thuộc cyclin (0,25đ)
- Đặc điểm:
+ Ở dạng bất hoạt, nồng độ không đổi trong tế bào. (0,25đ)
+ Là các enzim gây bất hoạt hoặc kích hoạt các pr khác bằng cách
photphoryl hóa chúng (khi liên kết với các cyclin tương ứng). (0,25đ)

2.
0,25đ
Giải thích: Trong pha G1, cyclin bị phân giải, nên hoạt tính MPF = 0. Cyclin bắt
đầu tổng hợp ở cuối pha S, và tiếp tục đi qua G 2 do được bảo vệ khỏi phân
hủy. (0,25đ)
Các phân tử cyclin tích lũy kết hợp với các phân tử Cdk, tạo nên lượng lớn
phân tử MPF đủ để tế bào vượt qua điểm kiểm soát G2. (0,25đ)
Hoạt tính của MPF cao nhất ở kỳ giữa. (0,25đ)
Trong kỳ sau, cyclin của MPF bị phân rã, nên hoạt tính MPF giảm. (0,25đ)
Câu 7 (2 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật
1. Gặp điều kiện bất lợi.
8

Bước 1: ADN NST nhân đôi
Bước 2: Tế bào phân chia thành 2: tế bào mẹ và tiền bào tử.
Bước 3: Màng của tế bào mẹ bao lấy tiền bào tử. Peptidoglican hình thành
giữa 2 lớp màng.
Bước 4: Hình thành các lớp vỏ (cortex, bao ngoài, màng ngoài cùng) bao
quanh tiền bào tử tạo bào tử.
Bước 5: Phân giải ADN NST của tế bào mẹ.
Bước 6: Nội bào tử giải phóng khỏi tế bào mẹ.
Chỉ nêu được các bước 1,4,5,6: 0,25đ
Đầy đủ: 0,5đ
Vì: có chứa hợp chất canxi dipicolinat chống chịu được với nhiệt độ cao và
axit L-N-succinyl glutamic giúp bào tử trở nên bền nhiệt. (0,25đ)
2. a. - Kiểu dinh dưỡng: hóa tự dưỡng. (0,25đ)
Nguồn cung cấp năng lượng:từ các phản ứng oxi hóa Fe 2+ và S2- tạo thành
Fe3+ và SO42Nguồn cung cấp cacbon: CO2. (0,25đ)
- Hình thức hô hấp: hiếu khí. (0,25đ)
b. Tổng hợp ATP bằng cách:
- Cơ chế hóa thẩm. (0,25đ)
- Phosphoryl hóa mức cơ chất qua APS. (0,25đ)
Câu 8 (2 điểm). Sinh trưởng, sinh sản ở vi sinh vật
1. a. Sai, vì penicillin ức chế ở tất cả các giai đoạn.
b. Sai, bào tử có bộ NST là n.
c. Sai, vì thoi phân bào được hình thành ở cuối pha S.
d. Sai, vì thoi phân bào được hình thành trong màng nhân và màng nhân
không biến mất trong chu kỳ tế bào.
Mỗi ý đúng 0,25đ
2. (a) Chất gây ức chế sinh trưởng của vi khuẩn.
(b) Chất diệt khuẩn.
(c) Các chất gây phân giải tế bào vi khuẩn.
Đúng 2 ý trở lên 0,5đ
Đúng 1 ý: 0,25đ
3. H2O2 = (catalase )=> H2O + ½ O2. (0,25đ)
H2O2 + 2H+ + 2 e =(peroxidase) => 2H2O (0,25đ)
Câu 9 (2 điểm). Virus
1.
Virus
Vị trí tái bản trong tế bào Vị trí tái bản trong nhân tế
chất
bào


Herpes simple I


Pox virus


Parovirus B19


Rotavirus


Virus cúm


HIV
Mỗi cặp ý đúng 0,25đ
2. Vì:
- Vật chất di truyền của những virus này là ARN được sao chép trong tế bào
bị lây nhiễm bởi các enzyme do chính hệ gen của virus mã hóa. (0,25đ)
- Hệ gen của virus hay bản sao bổ sung của nó có vai trò là mARN để tổng
hợp nên các protein của virus. (0,25đ)
9

Câu 10 (2 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
1. Mỗi ý đúng 0,25đ
a. Sai, vì: các dạng đột biến + drosomycin và đột biến + defensin có khả
năng sống sót khác nhau => các peptit khác nhau đã bảo vệ chống lại các
mầm bệnh khác nhau.
b. sai, vì: dựa vào đồ thị đầu tiên, xác định được drosomycin chống lại
N.crassa và đồ thị 2, defensin chống lại M.luteus.
c. Đúng.
d. Đúng.
2. Mỗi ý đúng 0,25đ
Tiêu chí
Đáp ứng viêm
Đáp ứng dị ứng
Sự
giải
phóng Có

histamine
Sản sinh kháng thể IgE Không

Tính đặc hiệu
Không

Sự trình diện kháng Không

nguyên
................................Hết............................

10