Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (Chuyên Hưng Yên, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 18:43:26 | Được cập nhật: 18 giờ trước (8:08:50) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 1878 | Lượt Download: 65 | File size: 0.385869 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN

ĐỀ ĐỀ XUẤT
KÌ THI HỌC SINH GIỎI DHĐBBB
Năm học: 2018-2019
Môn thi: Sinh học 10
Thời gian: 180 phút

Câu I: Thành phần hóa học tế bào (2.0 điểm):
1. Một bạn học sinh muốn nghiên cứu sự thay đổi thành phần một số chất trong
quá trình hạt thóc nảy mầm. Bạn đó nghiền 50 hạt thóc thành bột, hòa trong 100ml
nước lạnh, đem đun lên để tạo thành hồ, để nguội thu được dung dịch A. Bạn đó
cũng đem 100 hạt thóc khác cho nảy mầm (tỉ lệ 100%). Khi các hạt này nảy mầm
được 3 ngày thì đem 50 hạt nghiền trong 100ml nước thu được dung dịch B.
Cho A vào 2 ống nghiệm tương ứng là 1 và 2, B vào 2 ống nghiệm 3 và 4, mỗi
ống nghiệm 5 ml dịch. Thử 1 và 3 với Lugol, 2 và 4 với Fehling. Hãy dự đoán hiện
tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và giải thích.
2.
a. Trong phản ứng polyme hóa các đại phân tử sinh học, có hai cơ chế cơ bản như
hình dưới đây. Ở dạng kéo dài loại I, gốc hoạt hóa (đánh dấu X) được giải phóng
từ chuỗi đang kéo dài. Ở dạng II, gốc hoạt hóa được giải phóng từ một đơn phân
tham gia kéo dài chuỗi. ADN và ARN được tổng hợp theo dạng nào? Giải thích.

b. Hãy giải thích tại sao chuỗi polynucleotide luôn có chiều từ 5’->3’?

Câu II: Cấu trúc tế bào (2.0 điểm):

1. X là một loại protein ngoại tiết.
a. Em hãy chỉ ra các bào quan tham gia tổng hợp và vận chuyển X (tính từ gen mã
hóa X).
b. Khi dùng đồng vị phóng xạ đánh dấu đường đi của X trong một tế bào nuôi cấy
trong ống nghiệm, người ta thấy X không hề đi ra khỏi tế bào. Hiện tượng này có
bình thường hay không? Em hãy giải thích.
2. Trong tế bào cơ, có một bào quan giữ vai trò quan trọng đối với sự trượt của các
sợi actin và myôzin, bào quan này là gì? Nêu cơ chế hoạt động của nó đối với sự
co dãn của tế bào cơ.
Câu III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa) (2.0
điểm):
1. Phân biệt vi khuẩn Nitrat hóa và phản Nitrat.
2. Con đường tổng hợp các axit amin thơm qua sản phẩm trung gian là chorismate
được trình bày theo sơ đồ dưới đây:

Tốc độ xúc tác của enzym chorismate mutase (CM) được đo khi có tryptophan
(+Trp) hoặc tyrosine (+Tyr), cũng như khi thiếu (--) cả hai được thể hiện trên đồ
thị:

Dựa vào kết quả và sơ đồ hình trên, hãy chỉ ra phát biểu nào là đúng hay sai? Giải
thích tại sao?
A. Tryptophan làm tăng hoạt tính chorismate mutase (CM).
B. Tryptophan, chứ không phải tyrosine ức chế tổng hợp chorismate.
C. Nồng độ tyrosine cao dường như làm tăng quá trình tổng hợp tryptophan.
D. Các nhánh prephenate và anthranilate cạnh tranh chorismate.
Câu IV: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa) (2.0 điểm):
1.
a. Tại sao hô hấp tế bào lại gồm hàng loạt các phản ứng trung gian chứ không phải
là một phản ứng duy nhất?
b. Cơ chế tổng hợp ATP trong đường phân và trong chuỗi vận chuyển điện tử khác
nhau như thế nào?
2. Phân biệt hô hấp hiếu khí và kị khí ở sinh vật nhân thực.
Câu V: Truyền tin tế bào + Phương án thực hành (2.0 điểm):
1. Sự nhận thức về mùi ở động vật có vú bao gồm sự tương tác giữa các phân tử
mùi không khí từ môi trường với thụ thể protein trên các nơ-ron khứu giác trong
khoang mũi. Dựa vào cơ ché truyền tin của tế bào, hãy giải thích làm thế nào với
một số lượng các thụ thể mùi có giới hạn có thể dẫn đến nhận thức về hàng ngàn
mùi khác nhau.

2. Hình sau mô tả thí nghiệm của nhà thực vật học Beijerinck trên bệnh khảm ở lá
cây thuốc lá:

a. Từ thí nghiệm này có thể có những kết luận gì về tác nhân gây bệnh?
b. Nếu kết quả thí nghiệm trên cho thấy mức độ nhiễm bệnh của nhóm cây sau yếu
hơn nhóm cây trước và cuối cùng dịch nhựa cây không còn khả năng nhiễm bệnh
sau nhiều lần cấy truyền, em hãy đưa ra giả thiết.
c. Hãy đề xuất thí nghiệm đơn giản để chứng minh tác nhân gây bệnh không thể là
loại vi khuẩn nhỏ hơn các vi khuẩn thông thường (không tính đến trường hợp vi
khuẩn bị tiêu giảm thành tế bào).
Câu VI: Phân bào (2.0 điểm):
1. Sự diễn tiến của chu trình tế bào được điều hòa bởi các enzym kinase phụ thuộc
Cyclin (CDKs), các enzym này chỉ được hoạt hóa khi liên kết với Cyclin tương
ứng và được phosphoryl hóa tại ThrC (threonine lõi). Sự phosphoryl hóa hoặc khử
phosphoryl hóa (dephosphoryl) các axit amin khác lại điều chỉnh thêm hoạt tính
của enzym. Con đường dưới đây thể hiện các protein tham gia vào giai đoạn tế bào
đi vào pha M của chu trình tế bào.

Hãy chỉ đột biến nào dưới đây thúc đẩy tế bào đi vào pha M bằng cách hoạt hóa
phức hệ CyclinB/CDK1. Giải thích.
a. Đột biến làm giảm hoạt tính khử phospho (dephosphoryl hóa) của Cdc25.
b. Đột biến làm giảm hoạt tính phosphoryl hóa của Wee1.
2. Một vài chất tan cần được vận chuyển (chủ động hoặc thụ động) từ vị trí được
tổng hợp tới nơi mà chúng hoạt động. Hãy chỉ ra những chất tan nào dưới đây
được vận chuyển từ tế bào chất tới nhân? Giải thích lí do tại sao?
a. Các tARN.
b. Các protein Histone
c. Các Nucleotide
d. Các tiểu phần enzyme tổng hợp ATP (ATP-synthase).
Câu VII: Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV (2.0 điểm):
1. Phân tích kiểu dinh dưỡng của các chủng vi khuẩn I và II dựa vào sự quan sát
khi nuôi cấy chúng trên các môi trường A, B và C. Thành phần các môi trường
được tính bằng g/l như sau:
- Môi trường A: (NH4)3PO4 – 0,2; KH2PO4 – 0,1; MgSO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; NaCl
– 5,0.
- Môi trường B: Môi trường A + citrate trisodic – 2,0
- Môi trường C: Môi trường A + các chất sau: Biotin – 10 -8; Histidin – 10-5;
Methionin – 2.10-5; Thiamin – 10-6; Pyridoxin – 10-6; Nicotinic acid – 10-6;
Tryptophan – 2.10-5; Pantothenat canxi – 10-5; glucoza.
Sau khi cấy, nuôi trong tủ ấm ở nhiệt độ và thời gian phù hợp, người ta thu được
kết quả ghi trong bảng sau:

Môi trường

A
B
C
Chủng
Vi khuẩn I
+
+
Vi khuẩn II
+
Ghi chú: (-) không mọc; (+) có mọc
a) Môi trường A là môi trường gì?
b) Một số vi khuẩn có thể phát triển trên môi trường A với điều kiện người ta để
chúng ở nơi giàu khí CO 2. Giải thích vì sao và dựa vào nguồn carbon hãy cho biết
đó là kiểu dinh dưỡng gì?
c) Các chất hữu cơ thêm vào môi trường C thuộc về hai nhóm chất hóa học, đó là
những nhóm chất nào? Hãy xếp các chất đó vào hai nhóm chất hóa học được đề
cập ở trên.
2.Một bạn học sinh nuôi cấy 3 chủng vi khuẩn a, b, c trên môi trường thạch thì
thấy các khuẩn lạc xuất hiện như hình dưới. thí nghiệm của bạn học sinh đó nhằm
mục đích gì, em hãy gọi tên 3 chủng vi sinh vật đó và giải thích lí do tại sao em gọi
tên như vậy?

Câu VIII: Sinh trưởng, sinh sản của VSV (2.0 điểm):
1. Khi nuôi cấy vi khuẩn Lăctíc trên môi trường phù hợp với nguồn Cacbon duy
nhất là Glucose trong 3 tuần mà không hề bổ sung chất dinh dưỡng hay loại bỏ
chất thải.
a. Đó là loại môi trường nuôi cấy gì?
b. Một học sinh muốn chế men vi sinh từ bào tử của vi khuẩn Lactic. Bạn học sinh
đó sẽ tách vi khuẩn ở giai đoạn nào? Tại sao?
c. Nếu trong môi trường nuôi cấy đó có đồng thời hai nguồn Cacbon là glucose và
lactose. Hãy vẽ đường cong tăng trưởng của quần thể trong điều kiện đó.

2. Một học sinh phân lập được một chủng vi khuẩn từ nước dưa chua. Bạn đó
muốn chứng minh rằng vi khuẩn bạn phân lập được là vi khuẩn Lắctíc. Để làm
điều đó, bạn học sinh đã nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường NMR (môi trường nuôi
cấy vi khuẩn Lactic có bổ sung CaCO3). CaCO3 làm cho môi trường chuyển sang
màu hơi vàng (3). Hãy giải thích cơ sở khoa học của thích nghiệm này và sự xuất
hiện của vùng màu xanh nhạt (2) trên đĩa thạch.

Câu IX: Virut (2.0 điểm):
1. Nhiều người cùng tiếp xúc với một loại virut gây bệnh, tuy nhiên có người mắc
bệnh, có người không mắc bệnh. giả sử rằng những người không mắc bệnh là có
các gen kháng vi rút. hãy cho biết gen kháng vi rút ở những người không mắc bệnh
quy định tổng hợp những loại prôtêin nào?
2. Cả HIV và virut Dengue gây bệnh sốt xuất huyết đều chứa genom là ARN (+).
Hãy phân biệt sự phiên mã và sao chép của 2 loại virut này để rút ra kết luận
chung.
Câu X: Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch (2.0 điểm):
1. So sánh kháng nguyên nội sinh, ngoại sinh.
2. Em hiểu Cytokine và chết theo chương trình (apotosis) là gì?
Người ra đề: Nguyễn Thị Năm, SĐT: 0904002257; Trường THPT Chuyên Hưng Yên

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT
KÌ THI HỌC SINH GIỎI DHĐBBB
Năm học: 2018-2019
Môn thi: Sinh học 10
Thời gian: 180 phút

Câu I: Thành phần hóa học tế bào (2.0 điểm):
1. Một bạn học sinh muốn nghiên cứu sự thay đổi thành phần một số chất trong
quá trình hạt thóc nảy mầm. Bạn đó nghiền 50 hạt thóc thành bột, hòa trong 100ml
nước lạnh, đem đun lên để tạo thành hồ, để nguội thu được dung dịch A. Bạn đó
cũng đem 100 hạt thóc khác cho nảy mầm (tỉ lệ 100%). Khi các hạt này nảy mầm
được 3 ngày thì đem 50 hạt nghiền trong 100ml nước thu được dung dịch B.
Cho A vào 2 ống nghiệm tương ứng là 1 và 2, B vào 2 ống nghiệm 3 và 4, mỗi
ống nghiệm 5 ml dịch. Thử 1 và 3 với Lugol, 2 và 4 với Fehling. Hãy dự đoán hiện
tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và giải thích.
2.
a. Trong phản ứng polyme hóa các đại phân tử sinh học, có hai cơ chế cơ bản như
hình dưới đây. Ở dạng kéo dài loại I, gốc hoạt hóa (đánh dấu X) được giải phóng
từ chuỗi đang kéo dài. Ở dạng II, gốc hoạt hóa được giải phóng từ một đơn phân
tham gia kéo dài chuỗi. ADN và ARN được tổng hợp theo dạng nào? Giải thích.

b. Hãy giải thích tại sao chuỗi polynucleotide luôn có chiều từ 5’->3’?

Hướng dẫn chấm:

Câu

Hướng dẫn chấm

I-1

- Hiện tượng:
+ Ống nghiệm 1 và 3: Dung dịch chuyển sang màu xanh lam đậm
nhưng ở 3 nhạt hơn 1.
+ Ống nghiệm 2 và 4: Xuất hiện kết tủa đỏ gạch nhưng ở 4 lượng
kết tủa nhiều hơn.
- Giải thích:
+ Trong A và B đều có tinh bột và đường khử (như glucose).
Tinh bột phản ứng màu đặc trưng vơi I2 trong Lugol tạo màu xanh
lam đậm. Đường khử khử Cu2+ thành Cu2O tạo kết tủa đỏ gạch.
+ Khi hạt thóc nảy mầm được 3 ngày thì tinh bột dần bị chuyển
thành đường khử và lượng đường khử chưa được sử dụng nhiều
cho hô hấp. Vì vậy lượng tinh bột ở B ít hơn A nhưng lượng
đường khử ở A nhiều hơn B.
+ Do đó, 1 có nhiều tinh bột hơn 3 nên phản ứng với Lugol cho
màu xanh lam đậm hơn, ở 4 có nhiều đường khử hơn 2 nên lượng
kết tủa đỏ gạch nhiều hơn.
I-2a
- ADN và ARN được tổng hợp theo dạng II.
- Vì trong nhân đôi ADN hoặc tổng hợp ARN, Từ vị trí 3’OH của
đường của đơn phân cuối, các nucleotide hoặc ribonucleotide ở
dạng triphosphat (dNTP hoặc NTP) sẽ loại 2 gốc phosphat (gốc
hoạt hóa X) để liên kết với 3’OH đó tạo thành liên kết
phosphodieste.
I-2b Chuỗi polynucleotide luôn có chiều từ 5’->3’ vì:
- Liên kết Phosphodieste chỉ được hình thành bằng cách liên kết
gốc P tại C5’ của nu phía sau với 3’OH của nu kế trước.
- Quá trình hình thành chuỗi polynucleotide xảy ra theo cách II ở
trên nên nu tự do hoạt hóa của môi trường không thể liên kết với
chuỗi polynucleotide tại 5’P mà bắt buộc phải tại C3’OH của
chuỗi.
Câu II: Cấu trúc tế bào (2.0 điểm):

Thang
điểm
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

0,25
0,25

1. X là một loại protein ngoại tiết.
a. Em hãy chỉ ra các bào quan tham gia tổng hợp và vận chuyển X (tính từ gen mã
hóa X).

b. Khi dùng đồng vị phóng xạ đánh dấu đường đi của X trong một tế bào nuôi cấy
trong ống nghiệm, người ta thấy X không hề đi ra khỏi tế bào. Hiện tượng này có
bình thường hay không? Em hãy giải thích.
2. Trong tế bào cơ, có một bào quan giữ vai trò quan trọng đối với sự trượt của
các sợi actin và myôzin, bào quan này là gì? Nêu cơ chế hoạt động của nó đối với
sự co dãn của tế bào cơ.
Hướng dẫn chấm:
Câu

Thang
điểm
II-1a - X là protein ngoại tiết nên sẽ được đưa ra khỏi tế bào qua cơ chế 0,25
xuất bào.
- Cơ chế tổng hợp và vận chuyển X tính từ gen:
0,25

II1b

II-2

Hướng dẫn chấm

Hiện tượng này cũng có thể bình thường hoặc không:
- Bình thường: Cơ thể chưa có nhu cầu với chất X, chưa có tín hiệu 0,25
để bài xuất X nên X sẽ không được xuất bào: Ví dụ: X là chất
trung gian hóa học trong truyền xung thần kinh qua xinap, khi
chưa có tín hiệu kích thích thì không thể có tín hiệu xuất bào.
- Bất thường:
0,25
+ Bộ khung xương tế bào bị hỏng làm cho các túi bóng chứa X
không thể di chuyển tới màng sinh chất để xuất bào.
+ Thụ thể trên màng sinh chất bị hỏng, không thể nhận diện được
tín hiệu tương ứng trên các túi, bóng chứa X nên không cho xuất
bào.
0,25
- Bào quan đó là lưới nội chất trơn.
- Điện thế hoạt động xuất hiện ở màng tế bào cơ (màng sau xinap)
kích hoạt bơm Ca2+ trên màng LNCT  bơm Ca2+ từ xoang LNCT
ra bào tương.

0,25

- Ca2+ hoạt hóa trôpolin, kéo trôpomiozin ra khỏi vị trí liên kết giữa 0,25
actin và miozin, miozin trượt trên actin làm cơ co.
- Khi điện thế hoạt động ở màng tế bào cơ tắt – kênh Ca2+ trên
màng LNCT mở  Ca2+ từ bào tương đi vào xoang LNCT.

0,25

Câu III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa) (2.0
điểm):
1. Phân biệt vi khuẩn Nitrat hóa và phản Nitrat.
2. Con đường tổng hợp các axit amin thơm qua sản phẩm trung gian là chorismate
được trình bày theo sơ đồ dưới đây:

Tốc độ xúc tác của enzym chorismate mutase (CM) được đo khi có tryptophan
(+Trp) hoặc tyrosine (+Tyr), cũng như khi thiếu (--) cả hai được thể hiện trên đồ
thị:

Dựa vào kết quả và sơ đồ hình trên, hãy chỉ ra phát biểu nào là đúng hay sai? Giải
thích tại sao?
A. Tryptophan làm tăng hoạt tính chorismate mutase (CM).
B. Tryptophan, chứ không phải tyrosine ức chế tổng hợp chorismate.
C. Nồng độ tyrosine cao dường như làm tăng quá trình tổng hợp tryptophan.
D. Các nhánh prephenate và anthranilate cạnh tranh chorismate.
Hướng dẫn chấm:
Câu

Hướng dẫn chấm

III-1

Phân biệt vi khuẩn Nitrat hóa và phản Nitrat:
Tiêu chí so
Vi khuẩn Nitrat hóa
Vi khuẩn phản Nitrat
sánh
Bản chất
Là quá trình oxi hóa
Là quá trình khử nitrat
NO2 thành NO3 , giải thành Nito phân tử gắn
phóng năng lượng.
với chuỗi vận chuyển
NO2 + 1/2 O2 → NO3 điện tử của hô hấp tế
+ năng lượng
bào trong đó nitrat là
chất nhận điện tử cuối
cùng.
Điều kiện
Hiếu khí
Kị khí
Kiểu dinh
Hóa tự dưỡng: Năng
Hóa dị dưỡng: Đây là
dưỡng
lượng được giải phóng quá trình sử dụng Nitrat
từ quá trình oxi hóa
làm chất nhận điện tử
Nitrit được sử dụng để cuối cùng của hô hấp tế
cố định CO2 vào các
bào.
hợp chất hữu cơ
Vai trò
Bổ sung thêm nguồn
Khử Nitrat thành Nitơ
Nitrat là dạng Nitơ dễ phân tử làm mất lượng
sử dụng cho đất.
Nitrat dễ sử dụng nên
làm nghèo dinh dưỡng
cho đất.
- A (Tryptophan làm tăng hoạt tính chorismate mutase).
A đúng: So sánh đường đồ thị (+Trp) và (--), ta thấy, ở cùng nồng
độ chorismate thì việc thêm tryptophane làm tăng tốc độ xúc tác của
CM.

III-2

Thang
điểm

0.25

0.25
0.25

0.25

0.25

- B (Tryptophan, chứ không phải tyrosine ức chế tổng hợp
0.25
chorismate).
B sai vì: Quan sát sơ đồ phản ứng, ta thấy chorismate là sản phẩm
của chuỗi phản ứng tổng hợp từ nguyên liệu là erythrose-4-P (E4P).
Tuy nhiên, cả tryptophan và tyrosine là sản phẩm của hai nhánh
phản ứng chuyển hóa chorismate khác nhau. Theo cơ chế liên hệ
ngược ân tính của hầu hết các enzyme thì tăng nồng độ cả hai chất
đều làm tăng nồng độ chorismate vì vậy đều ức chế tổng hợp
chorismate chứ không chỉ có duy nhất tryptophan.
- C (Nồng độ tyrosine cao dường như làm tăng quá trình tổng hợp
tryptophan). Quan sát sơ đồ chuyển hóa và đường đồ thị (+Tyr) ta
0.25
thấy, khi nồng độ tyrosine tăng lên, CM sẽ trở nên chậm hơn nên
chorismate sẽ được sử dụng bởi AS để sản xuất tryptophane.
- D (Các nhánh prephenate và anthranilate cạnh tranh chorismate).
0.25
Cả hai nhánh con đường đều có chorismate là nguyên liệu để tổng
hợp Trp/Tyr. Do đó, nếu cho rằng nồng độ chorismate không đổi thì
đương nhiên hai nhánh này sẽ phải cạnh tranh nhau nguyên liệu.
Câu IV: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa) (2.0 điểm):
1.
a. Tại sao hô hấp tế bào lại gồm hàng loạt các phản ứng trung gian chứ không
phải là một phản ứng duy nhất?
b. Cơ chế tổng hợp ATP trong đường phân và trong chuỗi vận chuyển điện tử khác
nhau như thế nào?
2. Phân biệt hô hấp hiếu khí và kị khí ở sinh vật nhân thực.
Hướng dẫn chấm:
Câu
IV1a

Hướng dẫn chấm

Thang
điểm

Hô hấp tế bào gồm hàng loạt các phản ứng trung gian chứ không
phải là một phản ứng duy nhất vì:
- Năng lượng trong hô hấp được giải phóng từ từ để kịp thời tích 0.25
lũy trong các phân tửu cao năng. Nếu giải phóng ồ ạt một lúc vừa
đốt cháy tế bào, vừa hao phí năng lượng một cách vô ích.
- Nhiều các phản ứng trung gian sẽ giúp giảm năng lượng hoạt hóa 0.25
của phản ứng, vì vậy lượng năng lượng hoạt hóa cần ít và phản
ứng hô hấp có thể xảy ra ở nhiệt độ thường.

IV1b

Cơ chế tổng hợp ATP trong đường phân và trong chuỗi vận
chuyển điện tử:
- Trong đường phân, ATP đượng tổng hợp nhờ quá trình
phosphoryl hóa trực tiếp cơ chất.
- Trong chuỗi vận chuyển điện tử, ATP được tổng hợp nhờ con
đường hóa thẩm, thực chất là sử dụng năng lượng giải phóng từ
điện tử giàu năng lượng để tạo Gradient H+là động lực cho quá
trình tổng hợp ATP nhờ ATP Synthase.
IV-2 2. Phân biệt hô hấp hiếu khí và kị khí ở sinh vật nhân thực.
Ở nhân thực, có hai quá trình hô hấp là hô hấp hiếu khí và lên men.
* Khác nhau:
Tiêu chí
Hô hấp hiểu khí
Hô hấp kị khí (lên
men)
Cơ chế chính Gồm đường phân, chu Gồm đường phân
trình Creps và chuỗi vận và sử dụng NADH
chuyển điện tử.
để khử axit pyruvic
hoặc axetalđehit.
Chất
nhận Oxi phân tử.
Axit pyruvic hoặc
điện tử cuối
Axetaldehit.
cùng.
Sản
phẩm H2O và CO2
Axit lactic hoặc
cuối cùng
rượu etylic và CO2.
Hiệu
suất Cao do năng lượng trong Thấp do năng lượng
năng lượng
hợp chất hữu cơ được giải còn tích lũy trong
phóng hoàn toàn.
các sản phẩm hữu
cơ.
Câu V: Truyền tin tế bào + Phương án thực hành (2.0 điểm):

0.25
0.25

0.25

0.25
0.25
0.25

1. Sự nhận thức về mùi ở động vật có vú bao gồm sự tương tác giữa các phân tử
mùi không khí từ môi trường với thụ thể protein trên các nơ-ron khứu giác trong
khoang mũi. Dựa vào cơ ché truyền tin của tế bào, hãy giải thích làm thế nào với
một số lượng các thụ thể mùi có giới hạn có thể dẫn đến nhận thức về hàng ngàn
mùi khác nhau.
2. Hình sau mô tả thí nghiệm của nhà thực vật học Beijerinck trên bệnh khảm ở lá
cây thuốc lá:

a. Từ thí nghiệm này có thể có những kết luận gì về tác nhân gây bệnh?
b. Nếu kết quả thí nghiệm trên cho thấy mức độ nhiễm bệnh của nhóm cây sau yếu
hơn nhóm cây trước và cuối cùng dịch nhựa cây không còn khả năng nhiễm bệnh
sau nhiều lần cấy truyền, em hãy đưa ra giả thiết.
c. Hãy đề xuất thí nghiệm đơn giản để chứng minh tác nhân gây bệnh không thể là
loại vi khuẩn nhỏ hơn các vi khuẩn thông thường (không tính đến trường hợp vi
khuẩn bị tiêu giảm thành tế bào).
Hướng dẫn chấm:
Câu

Hướng dẫn chấm

Thang
điểm
V-1 - Thụ thể mùi có thể nhận diện nhiều phân tử mùi khác nhau, đồng 0,5
thời mỗi phân tử mùi có thể liên kết với các thụ thể khác nhau.
Điều này làm mở rộng khả năng tương tác của phân tử tín hiệu và
thụ thể.
- Có nhiều dạng tế bào khác nhau, mỗi tế bào có thể tiếp phân tử 0,25
tín hiệu khác nhau và cho kết quả khác nhau.Các tế bào khác nhau
cùng nhận một tín hiệu và cho kết quả nhận thức tổ hợp
0,25
- Các con đường truyền tin nội bào có thể phối hợp với nhau kiểu
phân ly hoặc động qui để đưa ra một kết quả nhận diện mùi chính
xác nhất.
V-2a Từ thí nghiệm này, ta thấy:
- Tác nhân gây bệnh là đối tượng có kích thước nhỏ hơn cả vi
0,25
khuẩn vì có thể đi qua màng lọc vi khuẩn.

- Qua các lần lây nhiễm thì bệnh không biến mất tức là tác nhân
gây bệnh không bị mất đi mà có khả năng nhân nên, do đó tác
nhân gây bệnh phải là dạng sống.
V-2b Ta có thể đưa ra giả thiết tác nhân gây bệnh chỉ là một chất độc
nào đó, nó không có khả năng nhân lên. Vì vậy, sau mỗi lần lây
nhiễm chúng giảm độc tính do nồng độ giảm.
V-2c Nuôi cấy chúng trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo với đầy đủ
chất dinh dưỡng, nếu là vi khuẩn thì sẽ hình thành khuẩn lạc, nếu
là virus thì không do chúng có đời sống kí sinh nội bào bắt buộc.
Câu VI: Phân bào (2.0 điểm):

0,25
0,25
0,25

1. Sự diễn tiến của chu trình tế bào được điều hòa bởi các enzym kinase phụ thuộc
Cyclin (CDKs), các enzym này chỉ được hoạt hóa khi liên kết với Cyclin tương ứng
và được phosphoryl hóa tại ThrC (threonine lõi). Sự phosphoryl hóa hoặc khử
phosphoryl hóa (dephosphoryl) các axit amin khác lại điều chỉnh thêm hoạt tính
của enzym. Con đường dưới đây thể hiện các protein tham gia vào giai đoạn tế
bào đi vào pha M của chu trình tế bào.

Hãy chỉ đột biến nào dưới đây thúc đẩy tế bào đi vào pha M bằng cách hoạt hóa
phức hệ CyclinB/CDK1. Giải thích.
a. Đột biến làm giảm hoạt tính khử phospho (dephosphoryl hóa) của Cdc25.
b. Đột biến làm giảm hoạt tính phosphoryl hóa của Wee1.
2. Một vài chất tan cần được vận chuyển (chủ động hoặc thụ động) từ vị trí được
tổng hợp tới nơi mà chúng hoạt động. Hãy chỉ ra những chất tan nào dưới đây
được vận chuyển từ tế bào chất tới nhân? Giải thích lí do tại sao?
a. Các tARN.
b. Các protein Histone