Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (Chuyên Hoàng Văn Thụ - Hòa Bình, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 18:42:52 | Được cập nhật: hôm kia lúc 6:43:52 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 3506 | Lượt Download: 121 | File size: 0.536517 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ
TỈNH HÒA BÌNH
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI MÔN SINH HỌC KHỐI 10
NĂM 2019
Thời gian làm bài 180 phút

Câu 1: (2,0 điểm)
a) Hoạt tính của prôtêin do cấu trúc không gian của nó quyết định, trong khi cấu trúc không
gianđó do trình tự axit amin (cấu trúc bậc 1) quy định. Bằng kỹ thuật di truyền, người ta tạo
được haiphân tử prôtêin đơn phân có trình tự axit amin giống hệt nhau nhưng ngược chiều (từ
đầu N đến đầu C). Hai phân tử protein này có cấu trúc không gian và hoạt tính giống nhau
không ? Tại sao?
b) Bảng sau đây cho biết vị trí cắt đặc hiệu các liên kết peptit bởi các tác nhân xúc tác:Tác nhân
xúc tác
Tác nhân xúc tác
Chất vô cơ CNBr
Enzim tripxin
Enzim chimotripxin
Vị trí phân cắt
Cắt liên kết peptit ở đầu Cắt liên kết peptit ở đầu C Cắt liên kết peptit ở đầu
C của metionin
của lizin, acginin
C của các axit amin có
vòng thơm
Có một chuỗi pôlipeptit mang 8 axit amin, trong đó đầu N và đầu C của chuỗi pôlipeptit này đều
là Ala (axit amin alanin). Người ta tiến hành thủy phân chuỗi pôlipeptit này bằng các tác nhân nói
trên rồi phân tích thành phần axit amin trong các đoạn peptit thu được. Kết quả như sau:
Tác nhân xúc tác
Thành phần axit amin trong hai đoạn peptit được tạo ra
Chất vô cơ CNBr
Đoạn 1: Val, Ala, Lys, Thr. Đoạn 2: Ala, Met, Leu, Tyr.
Enzim tripxin
Đoạn 1: Val, Ala. Đoạn 2: Ala, Lys, Met, Leu, Thr, Tyr.
Enzim chimôtripxin
Đoạn 1: Ala, Tyr. Đoạn 2: Val, Ala, Lys, Met, Leu, Thr.
Hãy xác định trình tự sắp xếp axit amin của chuỗi pôlipeptit có 8 axit amin nói trên.
Câu 2: (2,0 điểm)
a) Hình dưới đây minh họa cho cấu trúc của kênh vận
chuyển ion K+ trên màng sinh chất của một tế bào
động vật. Trong cấu trúc của kênh, loại axit amin nào
phù hợp ở các vị trí:
(i) bề mặt phía trong nơi K+ đi qua;
(ii) phần tiếp xúc với lõi kỵ nước của lớp phôtpholipit;
(iii) phần tiếp xúc với tế bào chất;
(iv) phần tiếp xúc với chất nền ngoại bào. Hãy giải
thích?
b) Các tế bào trong mô nhận biết nhau nhờ glycoprotein
màng. Giải thích tại sao chất độc A làm mất chức năng
của bộ máy Golgi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô.
Câu 3: (2,0 điểm)

a) Nếu phun chất diệt cỏ parapuat sẽ ngăn vận chuyển e từ chất nhận e sơ cấp (aquinon –
chlorophyl) đến FeS ở PSI trong pha sáng của quang hợp. Hậu quả xảy ra đối với chuỗi vận
chuyển e và với cây khi bị phun chất này như thế nào?
b) Trong quang hợp (ở thực vật C3):
- Vị trí nào trong cấu tạo của lục lạp mà tại đó có giá trị pH thấp nhất ?
- Quan sát đồ thị và cho biết: Hai chất 1 và 2 có tên là gì ? Giải thích ?

Câu 4 (2,0 điểm)
a) Một số vi khuẩn sống được trong điều kiện môi trường
kiềm và vẫn duy trì pH nội bào trung tính.
- Tại sao các vi khuẩn này không thể tận dụng sự chênh lệch
nồng độ H+ giữa hai bên màng tế bào để tổng hợp ATP?
- Trong nghiên cứu hoạt động của phức hệ ATP synthase nhân
tạo, về lí thuyết ta có thể thay đổi cơ chế hoạt động của rotor hoặc
núm xúc tác của ATP synthase theo nguyên lí nào để tổng hợp được
ATP trong trường hợp của vi khuẩn nói trên? Giải thích.

Phức hệ ATP synthase nhân tạo

b) Ở hình dưới đây, các chữ cái trong các ô vuông đại diện cho một mô hoặc một cơ quan trong
cơ thể. Hãy ghi các chữ cái tương ứng với các mô hoặc cơ quan: não, gan, cơ tim, cơ xương, mô mỡ.

Câu 5 (2,0 điểm)

a) Hai prôtêin màng, bao gồm một prôtêin
Prôtêin
bám màng ngoại bào và một prôtêin được đánh dấu Kết quả I Kết quả II Kết quả III
xuyên màng có vùng liên kết với actin
X
nội bào, được đánh dấu bằng huỳnh
quang (màu xám) ở mỗi thí nghiệm:
Y
Thí nghiệm 1: Thực hiện trong môi
trường nuôi cấy tế bào chuẩn ở nhiệt độ
37oC.
Thí nghiệm 2: Thực hiện trong môi trường nuôi cấy tế bào có bổ sung cytochalasin, một chất
phá hủy actin, ở nhiệt độ 37oC.
Thí nghiệm 3: Thực hiện trong môi trường nuôi cấy tế bào chuẩn ở nhiệt độ 2oC.
Ở các thí nghiệm trên, một vùng nhỏ trên màng tế bào (hình vuông) được tẩy huỳnh quang trong
một thời gian ngắn (xuất hiện màu trắng), sau đó theo dõi sự phục hồi huỳnh quang (xuất hiện màu
xám trở lại). Kết quả được thể hiện ở bảng bên. Xác định prôtêin X, Y và kết quả tương ứng với các thí
nghiệm. Giải thích.
b) John Horowitz và các cộng sự tại đại học California đã nghiên cứu hoocmon kích thích chuyển
hóa melanocyte (MSH), một hoocmon peptide, gây những thay đổi về màu da của ếch. Các tế bào da là
các tế bào sắc tố chứa chất màu nâu melanocyte trong các bào quan được gọi là melanosome. Da sáng
màu khi các melanosome chụm quanh nhân tế bào sắc tố. Khi ếch gặp môi trường tối màu, sản sinh
MSH tăng làm các thể melanosome phân tán trong bào tương, làm da tối màu, giúp ếch không rõ với
vật săn mồi. Để xác định vị trí của các thụ thể kiểm soát chùm melanosome, các nhà nghiên cứu đã
tiêm MSH vào trong các tế bào sắc tố hoặc vào trong dịch kẽ xung quanh. Dựa vào kiến thức về truyền
tin tế bào, em hãy dự đoán kết quả thu được. Giải thích.
Câu 6: (2,0 điểm)
a) BAX là chất đối vận của BCL -2, trong khi BCL – 2 là protein ức
chế hoạt động của con đường “chết theo chương trình của tế bào”.
Hãy nêu vai trò của protein p53 khi có sự sai hỏng ADN làm tăng
sự biểu hiện của p53.
b) Với vai trò yếu tố phiên mã, p53 làm tăng sự tổng hợp p21. p21
đóng vai trò thay thế p53, chúng như một “hệ thống phanh” trong
điều khiển và duy trì tính ổn định của vật chất di truyền trong tế
bào. Dựa vào đâu mà p21 được xem như “hệ thống phanh”?
c) Một nhà khoa học đã tinh sạch ADN thu được từ các tế bào mô cơ ở
các pha khác nhau trong chu kỳ tế bào. Bằng kĩ thuật phù hợp, nhà
khoa học đã tách và đo riêng rẽ lượng ADN của nhân và ADN của ti thể. Hãy cho biết hàm
lượng tương đối của ADN nhân và ADN ti thể trong các tế bào thay đổi như thế nào ở các pha
khác nhau của chu kỳ tế bào? Giải thích.
Câu 7: (2,0 điểm)
Người ta đã phân lập được sáu mẫu vi khuẩn kị khí từ môi trường đất (A-F) để nghiên cứu vai
trò của chúng trong chu trình nitơ. Mỗi chủng được nuôi cấy trong bốn loại môi trường dung dịch khác
nhau: (1) Peptone (polypeptides ngắn), (2) Ammonium, (3) Nitrat, và (4) Nitrit. Chỉ có môi trường (3)

nitrat có bổ sung carbohydrate làm nguồn carbon. Sau 7 ngày nuôi cấy, kết quả quan sát được trình bày
ở bảng dưới đây:

Ghi chú: (+) vi khuẩn sinh trưởng; (-) vi khuẩn không sinh trưởng.
(pH ) pH của môi trường tăng lên.
(NO3-) Kết quả dương tính khi kiểm tra sự có mặt của nitrate.
(NO2-) Kết quả dương tính khi kiểm tra sự có mặt của nitrite.
(Khí ) Sản xuất khí trong môi trường.
a) Hãy cho biết kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn? Giải thích?
b) Tại sao quá trình sinh trưởng của các chủng A, B, D, F trên môi trường nước thịt có pepton lại
làm tăng pH của môi trường?
c) Khí sinh ra trong môi trường khi nuôi cấy chủng A và F là khí gì? Hãy cho biết kiểu hô hấp của
hai chủng vi khuẩn nà
Câu 8: (2,0 điểm)
a) Nguyên nhân gì làm cho một chủng vi sinh vât cần phải có pha tiềm phát (lag) khi bắt đầu
nuôi cấy chúng trong môi trường mới? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến pha lag? Nghiên cứu thời
gian của pha lag có ý nghĩa gì?
b) Bốn chủng vi khuẩn mới được
phân lập từ ruột tôm để nghiên cứu tiềm
năng ứng dụng làm men vi sinh (probiotic)
thông qua hoạt tính làm giảm khả năng gây
bệnh của vi khuẩn Vibrio harveyi, là một
loài vi khuẩn thường gây bệnh ở tôm.
Trong thí nghiệm thứ nhất, 4 chủng vi
khuẩn mới phân lập được kiểm tra khả năng
ức chế 4 chủng vi khuẩn khác bằng cách cấy
giao thoa trên đĩa thạch. Nếu ức chế thì
không có vi khuẩn kiểm định mọc ở điểm
giao thoa gọi là vùng ức chế.
Hình 5. U = Tôm nuôi ở môi trường sạch;
Trong thí nghiệm thứ hai, tỷ lệ tôm
chết khi bị nhiễm Vibrio harveryi đồng thời U + V = Tôm nuôi ở môi trường có Vibrio harveyi;
với từng chủng vi khuẩn nêu trên sau 5 ngày U + V + P1 - 4 = Tôm nuôi ở môi trường có Vibrio
harveyi và 1 trong 4 chủng có tiềm năng probiotic được
lây nhiễm được ghi lại ở hình 5.
nghiên cứu tương ứng từ P1 đến P4.
Câu 9: (2,0 điểm) Virut

a) Nêu sự khác biệt về quá trình “cởi vỏ” capsit của phagơ và virut kí sinh ở động vật. Nếu bơm
prôtôn của tế bào chủ không hoạt động sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình nhân lên của
virut?
b) Hãy phân biệt quá trình phiên mã và quá trình sao chép trong tế bào chủ của virut chứa hệ gen
ARN(+) với virut chứa hệ gen ADN về: nơi phiên mã, enzim dùng cho phiên mã, nơi sao chép,
enzim dùng cho sao chép. Quá trình phiên mã có trùng với quá trình sao chép không ?
Câu 10: (2,0 điểm)
Trong đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng dị ứng đều có sự xâm nhập của kháng nguyên, hình
thành tương bào và tạo ra kháng thể.
a) Nêu những khác biệt trong hai loại đáp ứng này.
b) Một số người có đáp ứng dị ứng quá mức đối với thuốc kháng sinh penicillin có thể tử vong
trong vòng vài phút sau khi tiêm chất này vào cơ thể. Giải thích.

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

MÔN SINH HỌC KHỐI 10

VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
NĂM 2019
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ
Thời gian làm bài 180 phút
TỈNH HÒA BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Hoạt tính của prôtêin do cấu trúc không gian của nó quyết định, trong khi cấu trúc không
gianđó do trình tự axit amin (cấu trúc bậc 1) quy định. Bằng kỹ thuật di truyền, người ta tạo
được haiphân tử prôtêin đơn phân có trình tự axit amin giống hệt nhau nhưng ngược chiều (từ
đầu N đến đầu C). Hai phân tử protein này có cấu trúc không gian và hoạt tính giống nhau
không ? Tại sao?
b) Bảng sau đây cho biết vị trí cắt đặc hiệu các liên kết peptit bởi các tác nhân xúc tác:Tác nhân
xúc tác
Tác nhân xúc tác
Chất vô cơ CNBr
Enzim tripxin
Enzim chimotripxin
Vị trí phân cắt
Cắt liên kết peptit ở đầu Cắt liên kết peptit ở đầu C Cắt liên kết peptit ở đầu
C của metionin
của lizin, acginin
C của các axit amin có
vòng thơm
Có một chuỗi pôlipeptit mang 8 axit amin, trong đó đầu N và đầu C của chuỗi pôlipeptit này đều
là Ala (axit amin alanin). Người ta tiến hành thủy phân chuỗi pôlipeptit này bằng các tác nhân nói
trên rồi phân tích thành phần axit amin trong các đoạn peptit thu được. Kết quả như sau:
Tác nhân xúc tác
Thành phần axit amin trong hai đoạn peptit được tạo ra
Chất vô cơ CNBr
Đoạn 1: Val, Ala, Lys, Thr. Đoạn 2: Ala, Met, Leu, Tyr.
Enzim tripxin
Đoạn 1: Val, Ala. Đoạn 2: Ala, Lys, Met, Leu, Thr, Tyr.
Enzim chimôtripxin
Đoạn 1: Ala, Tyr. Đoạn 2: Val, Ala, Lys, Met, Leu, Thr.
Hãy xác định trình tự sắp xếp axit amin của chuỗi pôlipeptit có 8 axit amin nói trên.

Hướng dẫn chấm
a) Không.
Vì: Liên kết peptit có tính phân cực từ đầu N đến đầu C; hai chuỗi polipeptit dù có trình tự
giống nhau nhưng ngược chiều sẽ có các gốc R hướng về các phía khác nhau và vì vậy sẽ
có cấu trúc bậc 2, 3 và 4 hoàn toàn khác nhau, dẫn đến hoạt tính của protein không giống
nhau.
b) Dựa vào kết quả giải trình tự đầu N, đầu C và các sản phẩm phân giải pôlipeptit, các vị trí
cắt đặc hiệu của CNBr, tripxin, kimôtripxin, có thể sắp xếp trình tự các sản phẩm phân giải
gối chồng lên nhau như sau:
Đầu N :
Ala
Chimôtripxin (1) : Ala-Tyr
CNBr (2) :
Ala-Tyr-Leu-Met
Tripxin (2) :
Ala-Tyr-Leu-Met-Thr-Lys
Chimôtripxin (2)
Leu-Met-Thr-Lys-Val-Ala
CNBr (1):
Thr-Lys-Val-Ala
Tripxin (1):
Val-Ala
Đầu C:
Ala
Vậy trình tự aa của pôlipeptit từ đầu N đến C là: Ala-Tyr-Leu-Met-Thr-Lys-Val-Ala.
(Thí sinh giải thích theo cách khác nhưng hợp lí thì vẫn cho điểm tối đa)

Điểm
0,5
0,5

0,5

0,5

Câu 2: (2,0 điểm)
a) Hình dưới đây minh họa cho cấu trúc của kênh vận
chuyển ion K+ trên màng sinh chất của một tế bào
động vật. Trong cấu trúc của kênh, loại axit amin nào
phù hợp ở các vị trí:
(i) bề mặt phía trong nơi K+ đi qua;
(ii) phần tiếp xúc với lõi kỵ nước của lớp phôtpholipit;
(iii) phần tiếp xúc với tế bào chất;
(iv) phần tiếp xúc với chất nền ngoại bào. Hãy giải
thích?
b) Các tế bào trong mô nhận biết nhau nhờ glycoprotein
màng. Giải thích tại sao chất độc A làm mất chức năng
của bộ máy Golgi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô.
Hướng dẫn chấm
Điểm
a) - (i): Bề mặt lòng kênh K+ thường chứa các axit amin ưa nước, đặc biệt là các axit amin tích 0,25
điện âm như axit aspartic và axit glutamic vì những axit amin này có ái lực với ion K+ thông
qua các liên kết ion.
- (ii): Cũng giống như phần lõi của lớp phospholipid kép, phần protein nằm trong màng tế bào 0,25
thường chứa các axit amin có tính kỵ nước. Những axit amin này tương tác với các đuôi kỵ
nước của phospholipid.
- (iii và iv): Hai vùng này đều là vùng tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước, do vậy ở các
vùng này thường chứa các axit amin ưa nước.
0,5
b) Các tế bào trong mô nhận biết nhau tạo thành tập hợp mô nhờ các glycoprotein của màng.
Chất độc A tác động gây hỏng tổ chức mô đã gián tiếp gây hỏng các glycoprotein của màng:
- Phần protein được tổng hợp trên lưới nội chất hạt được đưa vào bộ máy Golgi. Trong bộ máy 0,5
Golgi protein được lắp ráp thêm cacbohidrat tạo nen glycoprotein. Glycoprotein được đưa vào
bóng nôi bào và chuyển vào màng tạo nên glycoprotein của màng

- Chất độc A gây hỏng chức năng bộ máy Golgi nên quá trình lắp ráp glycoprotein bị hỏng nên
màng bị thiếu glycoprotein hoặc glycoprotein sai lệch nên các tế bào không còn nhận biết nhau

0,5

Câu 3: (2,0 điểm)
a) Nếu phun chất diệt cỏ parapuat sẽ ngăn vận chuyển e từ chất nhận e sơ cấp (aquinon –
chlorophyl) đến FeS ở PSI trong pha sáng của quang hợp. Hậu quả xảy ra đối với chuỗi vận
chuyển e và với cây khi bị phun chất này như thế nào?
b) Trong quang hợp (ở thực vật C3):
- Vị trí nào trong cấu tạo của lục lạp mà tại đó có giá trị pH thấp nhất ?
- Quan sát đồ thị và cho biết: Hai chất 1 và 2 có tên là gì ? Giải thích ?

Hướng dẫn chấm
Điểm
a) -Trong chuỗi truyền electron vòng: Ngăn vận chuyển electron, không xảy ra vận chuyển 0,25
electron vòng, không tổng hợp được ATP.
-Trong chuỗi truyền electron không vòng: electron được truyền từ FeS  Fd  NADP+, 0,25
NADP+ không nhận được H+để tạo thành NADPH nên NADPH không được tổng hợp để đi vào
pha tối của giúp chuyển hóa APG  ALPG.
0,25
→ Tổng hợp được ít ATP.
→ Đối với cây: ATP tổng hợp được ít, thiếu NADPH cho pha tối cây không tổng hợp được 0,25
chất hữu cơ  cây chết.
b) - Nơi có độ pH thấp nhất: Trong xoang tilacoit.
0,25
- Hai chất đó là: 1- APG ; 2. Ri 1,5 DP.
0,25
Giải thích:
- Pha sáng không tạo ra APG, pha tối tạo ra APG và khi che tối sản phẩm của pha sáng không
đủ cho pha tối hoạt động nên APG không chuyển thành AlPG => APG tăng. Trong suốt pha 0,25
sáng đảm bảo cho hàm lượng Ri 1,5 DP không đổi.
- Trong điều kiện che tối Ri 1,5 DP bị phân huỷ. Mặt khác RiDP nhận CO 2 thành APG nhưng
không được tái tổng hợp => hàm lượng bị giảm.
Câu 4 (2,0 điểm)

a) Một số vi khuẩn sống được trong điều kiện môi trường
kiềm và vẫn duy trì pH nội bào trung tính.
- Tại sao các vi khuẩn này không thể tận dụng sự chênh lệch
nồng độ H+ giữa hai bên màng tế bào để tổng hợp ATP?
- Trong nghiên cứu hoạt động của phức hệ ATP synthase nhân
tạo, về lí thuyết ta có thể thay đổi cơ chế hoạt động của rotor hoặc
núm xúc tác của ATP synthase theo nguyên lí nào để tổng hợp được
ATP trong trường hợp của vi khuẩn nói trên? Giải thích.
Phức hệ ATP synthase nhân tạo
b) Ở hình dưới đây, các chữ cái trong các ô vuông đại diện cho một mô hoặc một cơ quan trong
cơ thể. Hãy ghi các chữ cái tương ứng với các mô hoặc cơ quan: não, gan, cơ tim, cơ xương, mô mỡ.

Hướng dẫn chấm
- ATP synthase chỉ tổng hợp ATP khi ion H + đi từ ngoài vào trong. Trường hợp này, sự
chênh lệch nồng độ ion H+ giữa hai màng tế bào dẫn đến ion H+ đi từ trong ra ngoài. Do đó,
ATP không được tổng hợp.
- Khi ion H+ đi từ ngoài vào làm cho rotor và trục bên trong quay ngược chiều kim đồng hồ
(nhìn từ phía tế bào chất) → hoạt hóa các vị trí xúc tác của núm xúc tác → tổng hợp ATP từ
ADP và Pi; Nếu trục bên trong quay theo chiều kim đồng hồ sẽ tác động lên núm xúc tác và
ATP bị phân giải. Do đó về lý thuyết với phức hệ ATP synthase nhân tạo:
+ Có thể thiết kế rotor sao cho trục bên trong vẫn quay ngược chiều kim đồng hồ khi ion H +
đi từ trong ra ngoài để núm xúc tác tổng hợp ATP.
+ Có thể thiết kế cơ chế hoạt động của núm xúc tác (các vị trí xúc tác) sao cho khi trục quay
theo chiều kim đồng hồ thì tổng hợp được ATP từ ADP và Pi.
b) c- Gan. Hầu hết các hợp chất hữu cơ đều qua đây để tái tạo phân phối đến toàn bộ cơ
thể.
a –cơ xương.vì có sự xuất hiện của lactate, lactate phần lớn có ở cơ xương, nếu lượng
lactate nhiều sẽ tạo pH acid nên không thể là tế bào cơ tim.
d – mô mỡ. Đây là nơi dự trữ axit béo và glycerol cung cấp cho gan
b – não. Não hầu hết không dùng chất béo để cung cấp năng lượng
e – cơ tim
Câu 5 (2,0 điểm)
a) Hai prôtêin màng, bao gồm một
prôtêin bám màng ngoại bào và một

Prôtêin
được đánh dấu
X
Y

Kết quả I

Kết quả II

Điểm
0,25
0,25

0,25
0,25
1,0

Kết quả III

prôtêin xuyên màng có vùng liên kết với actin nội bào, được đánh dấu bằng huỳnh quang (màu
xám) ở mỗi thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Thực hiện trong môi trường nuôi cấy tế bào chuẩn ở nhiệt độ 37oC.
Thí nghiệm 2: Thực hiện trong môi trường nuôi cấy tế bào có bổ sung cytochalasin, một chất
phá hủy actin, ở nhiệt độ 37oC.
Thí nghiệm 3: Thực hiện trong môi trường nuôi cấy tế bào chuẩn ở nhiệt độ 2oC.
Ở các thí nghiệm trên, một vùng nhỏ trên màng tế bào (hình vuông) được tẩy huỳnh quang trong
một thời gian ngắn (xuất hiện màu trắng), sau đó theo dõi sự phục hồi huỳnh quang (xuất hiện màu
xám trở lại). Kết quả được thể hiện ở bảng bên. Xác định prôtêin X, Y và kết quả tương ứng với các thí
nghiệm. Giải thích.
b) John Horowitz và các cộng sự tại đại học California đã nghiên cứu hoocmon kích thích chuyển
hóa melanocyte (MSH), một hoocmon peptide, gây những thay đổi về màu da của ếch. Các tế bào da là
các tế bào sắc tố chứa chất màu nâu melanocyte trong các bào quan được gọi là melanosome. Da sáng
màu khi các melanosome chụm quanh nhân tế bào sắc tố. Khi ếch gặp môi trường tối màu, sản sinh
MSH tăng làm các thể melanosome phân tán trong bào tương, làm da tối màu, giúp ếch không rõ với
vật săn mồi. Để xác định vị trí của các thụ thể kiểm soát chùm melanosome, các nhà nghiên cứu đã
tiêm MSH vào trong các tế bào sắc tố hoặc vào trong dịch kẽ xung quanh. Dựa vào kiến thức về truyền
tin tế bào, em hãy dự đoán kết quả thu được. Giải thích.
Hướng dẫn chấm
a)- Ở điều kiện bình thường, prôtêin bám màng ngoại bào có khả năng di chuyển, còn
prôtêin có vùng liên kết actin nội bào không có khả năng di chuyển. Do đó, sau khi tẩy
huỳnh quang một thời gian, vùng bị tẩy sẽ xuất hiện huỳnh quang trở lại chỉ khi prôtêin bám
màng ngoại bào được đánh dấu.
- Khi sử dụng cytochalasin, actin nội bào bị phá hủy, giúp prôtêin xuyên màng có khả năng
di chuyển. Do đó, sau khi tẩy huỳnh quang, vùng bị tẩy sẽ xuất hiện huỳnh quang trở lại đối
với cả hai loại prôtêin.
- Khi thực hiện thí nghiệm ở nhiệt độ 2 oC thì các chuyển động màng hầu như dừng lại hoặc
rất chậm do sự cô đặc mật độ các phân tử màng. Như thế, đối với bất cứ prôtêin nào, vùng bị
tẩy sẽ không xuất hiện huỳnh quang trở lại.
- Như vậy suy ra:
Protein X: Prôtêin xuyên màng có vùng liên kết actin nội bào;
Protein Y: Prôtêin bám màng ngoại bào
Thí nghiệm 1: kết quả III.
Thí nghiệm 2: kết quả I.
Thí nghiệm 3: kết quả II.
b) - Nếu tiêm MSH vào tế bào sắc tố: không làm phân tán melanosome, da không đổi màu
- Nếu tiêm MSH vào dịch kẽ xung quanh: melonosome phân tán, da tối màu hơn
- Giải thích: thụ thể tiếp nhận MSH nằm trên bề mặt màng tế bào sắc tố
Câu 6: (2,0 điểm)
a) BAX là chất đối vận của BCL -2, trong khi BCL – 2 là protein ức
chế hoạt động của con đường “chết theo chương trình của tế bào”.
Hãy nêu vai trò của protein p53 khi có sự sai hỏng ADN làm tăng
sự biểu hiện của p53.
b) Với vai trò yếu tố phiên mã, p53 làm tăng sự tổng hợp p21. p21
đóng vai trò thay thế p53, chúng như một “hệ thống phanh” trong

Điểm
0,25

0,25
0,25

0,25

0,25
0,25
0,5

điều khiển và duy trì tính ổn định của vật chất di truyền trong tế bào. Dựa vào đâu mà p21 được
xem như “hệ thống phanh”?
c) Một nhà khoa học đã tinh sạch ADN thu được từ các tế bào mô cơ ở các pha khác nhau trong
chu kỳ tế bào. Bằng kĩ thuật phù hợp, nhà khoa học đã tách và đo riêng rẽ lượng ADN của nhân
và ADN của ti thể. Hãy cho biết hàm lượng tương đối của ADN nhân và ADN ti thể trong các tế
bào thay đổi như thế nào ở các pha khác nhau của chu kỳ tế bào? Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Điểm
a) – Khi xảy ra sai hỏng ADN,... p53 đóng vai trò như yếu tố phiên mã tăng cường tổng hợp 0,25
p21 – protein ức chế hoạt động CDK, chu kì tế bào bị chặn lại để tiến hành sửa chữa ADN bị
hư hỏng
- Khi có yếu tố kích hoạt apotosis, p53 hoạt hóa BAX – protein đối vận của BCL-2 làm giải 0,25
phóng cytocrome c và các protein khác từ xoang gian màng ty thể vào tế bào chất, cytochrome
c tạo một phức với Apaf-1 và caspase 9. Phức này sau đó hoạt hóa một loạt protease khác gây
phân giải các protein của tế bào. Cuối cùng tế bào chết
b) - p21 có nhiệm vụ ức chế hoạt động của CDK, mặt khác CDK là chốt chặn quan trong nhất 0,5
trong chu ki tế bào đảm bảo mọi sự chuẩn bị đều được đáp ứng → p21 đóng vai trì như hệ
thống phanh trong điều khiển và duy trì tính ổn định của vật chất di truyền trong tế bào
c)ADN trong ty thể:
Hàm lượng ADN tăng dần từ pha G1 đến khi bắt đầu pha M, vì trong tế bào đang tăng trưởng
để chuẩn bị cho phân chia, ADN ty thể nhân đôi độc lập với ADN nhân. Khi tế bào tăng
trưởng về kích thước và lượng các chất, ADN ty thể cũng nhân đôi liên tục tăng dần, vì thế
hàm lượng ADN ty thể cũng tăng dần từ pha G1 đến khi bắt đầu pha M.
+ Ở pha M khi tế bào chất phân chia, ADN ty thể sẽ được phân chia tương đối đồng đều về
hai tế bào con. Ở mỗi tế bào con hàm lượng ADN trở về tương đương tế bào ban đầu

0, 5
0, 5

Câu 7: (2,0 điểm)
Người ta đã phân lập được sáu mẫu vi khuẩn kị khí từ môi trường đất (A-F) để nghiên cứu vai
trò của chúng trong chu trình nitơ. Mỗi chủng được nuôi cấy trong bốn loại môi trường dung dịch khác
nhau: (1) Peptone (polypeptides ngắn), (2) Ammonium, (3) Nitrat, và (4) Nitrit. Chỉ có môi trường (3)
nitrat có bổ sung carbohydrate làm nguồn carbon. Sau 7 ngày nuôi cấy, kết quả quan sát được trình bày
ở bảng dưới đây:

Ghi chú: (+) vi khuẩn sinh trưởng; (-) vi khuẩn không sinh trưởng.
(pH ) pH của môi trường tăng lên.
(NO3-) Kết quả dương tính khi kiểm tra sự có mặt của nitrate.
(NO2-) Kết quả dương tính khi kiểm tra sự có mặt của nitrite.
(Khí ) Sản xuất khí trong môi trường.
a) Hãy cho biết kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn? Giải thích?
b) Tại sao quá trình sinh trưởng của các chủng A, B, D, F trên môi trường nước thịt có pepton lại
làm tăng pH của môi trường?

c) Khí sinh ra trong môi trường khi nuôi cấy chủng A và F là khí gì? Hãy cho biết kiểu hô hấp của
hai chủng vi khuẩn này
Hướng dẫn chấm
Điểm
a) - Kiểu dinh dưỡng của chủng A, B, D, F là hóa dị dưỡng vì chúng sử dụng hợp chất hữu
0, 5
cơ cho quá trình sinh trưởng
- Kiểu dinh dưỡng của chủng C và E là hóa tự dưỡng vì:
Chủng C biến đổi NH4+ thành NO2- và sử dụng năng lượng sinh ra từ quá trình này để tổng
hợp hợp chất hữu cơ cho sinh trưởng
0, 5
Chủng E biến đổi NO2- thành NO3- và sử dụng năng lượng sinh ra từ quá trình này để tổng
hợp hợp chất hữu cơ cho sinh trưởng
b) Quá trình sinh trưởng của các chủng A,B,D,F trên môi trường pepton làm tăng pH của
môi trường vì nước thịt có bổ sung pepton là môi trường dư thừa hợp chất nitơ và thiếu hợp
chất cacbon, nên những vi khuẩn kị khí sẽ khử amin giải phóng NH 3 (NH4+) (hay còn gọi là 0,5
quá trình amôn hóa) để sử dụng cacbohydrat làm nguồn năng lượng và chính NH 4+ đã làm
tăng pH của môi trường nuôi cấy.
c) Khí sinh ra trong môi trường khi nuôi cấy chủng A và F là khí N 2 vì chủng A và F là hai
chủng vi khuẩn sử dụng NO3- làm chất nhận e cuối cùng của hô hấp kị khí.
0, 5
Hai chủng vi khuẩn A và F là chủng hô hấp kị khí
Câu 8: (2,0 điểm)
a) Nguyên nhân gì làm cho một chủng vi sinh vât cần phải có pha tiềm phát (lag) khi bắt đầu
nuôi cấy chúng trong môi trường mới? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến pha lag? Nghiên cứu thời
gian của pha lag có ý nghĩa gì?
b) Bốn chủng vi khuẩn mới được
phân lập từ ruột tôm để nghiên cứu tiềm
năng ứng dụng làm men vi sinh (probiotic)
thông qua hoạt tính làm giảm khả năng gây
bệnh của vi khuẩn Vibrio harveyi, là một
loài vi khuẩn thường gây bệnh ở tôm.
Trong thí nghiệm thứ nhất, 4 chủng vi
khuẩn mới phân lập được kiểm tra khả năng
ức chế 4 chủng vi khuẩn khác bằng cách cấy
giao thoa trên đĩa thạch. Nếu ức chế thì
không có vi khuẩn kiểm định mọc ở điểm
giao thoa gọi là vùng ức chế.
Trong thí nghiệm thứ hai, tỷ lệ tôm
chết khi bị nhiễm Vibrio harveryi đồng thời
Hình 5. U = Tôm nuôi ở môi trường sạch;
với từng chủng vi khuẩn nêu trên sau 5 ngày
U + V = Tôm nuôi ở môi trường có Vibrio harveyi;
lây nhiễm được ghi lại ở hình 5.
U + V + P1 - 4 = Tôm nuôi ở môi trường có Vibrio
harveyi và 1 trong 4 chủng có tiềm năng probiotic được
nghiên cứu tương ứng từ P1 đến P4.

Hướng dẫn chấm
a) - Pha lag: pha thích ứng của sinh vật với môi trường. Pha này cần có sự tổng hợp các
protein enzim cần thiết để xúc tiến quá trình tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào và phân
giải các chất có ở môi trường
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến pha lag, trong đó người ta thường đề cập đến 3 yếu tố chính
sau:
+ Tuổi của giống cấy: giống khỏe mạnh được lấy ở pha log thì pha lag sẽ ngắn.
+ Lượng giống: cấy giống nhiều pha lag ngắn và ngược lại.
+ Thành phần của môi trường: môi trường có thành phần phong phú thì pha lag ngắn.
- Thời gian của pha lag là một thông số quan trọng để xem xét tính chất của vi khuẩn và môi
trường nuôi cấy có thích hợp không. Thông số này được xác định bằng hiệu giữa thời điểm t t
(tại đây dịch huyền phù có số lượng tế bào xác định X t) và ti (tại đây khối lượng tế bào có thể
đạt đến mật độ mà sau đó nếu đem nuôi cấy thì chúng bắt đầu pha log nga).
b) - Chủng P3
- Vì theo đồ thị B, tôm chết ít nhất do chủng P3 ức chế Vibrio harveyi mạnh nhất
- Không nên dùng chủng P1 sản suất men vi sinh.
- Vì theo sơ đồ B, nuôi tôm chỉ có P 1 và Vibrio harveyi vẫn làm tôm chết rất nhiều => chủng
P1 ức chế Vibrio harveyi kém nhất.

Điểm
0,25
0, 5

0,25

0,25
0,25
0,25
0,25

Câu 9: (2,0 điểm) Virut
a) Nêu sự khác biệt về quá trình “cởi vỏ” capsit của phagơ và virut kí sinh ở động vật. Nếu bơm
prôtôn của tế bào chủ không hoạt động sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình nhân lên của
virut?
b) Hãy phân biệt quá trình phiên mã và quá trình sao chép trong tế bào chủ của virut chứa hệ gen
ARN(+) với virut chứa hệ gen ADN về: nơi phiên mã, enzim dùng cho phiên mã, nơi sao chép,
enzim dùng cho sao chép. Quá trình phiên mã có trùng với quá trình sao chép không ?
Hướng dẫn chấm
Phagơ
Virut ký sinh ở động vật
Sau khi hấp phụ, phagơ tiêm ADN Sau khi hấp phụ, virut động vật xâm nhập vào
của nó vào tế bào, còn vỏ capsit để lại tế bào mang theo cả Axit Nu và vỏ capsit (cởi
bên ngoài tế bào (cởi vỏ bên ngoài tế vỏ bên trong tế bào chủ).
bào chủ)
Phagơ cởi vỏ không cần enzim của lizôxôm của TB chủ hoạt động phân giải vỏ
lizôxôm của TB chủ
capsit để giải phóng axit nuclêic.
- Nếu bơm prôtôn không hoạt động, môi trường lizôxôm không bị axit hóa, các enzyme
không được hoạt hóa để phân giải capsit thì axit nucleic của virut động vật không được giải
phóng khỏi vỏ capsit dẫn đến virut động vật không nhân lên được.

Điểm
0,25

0,25
0,5

b)
Virut ARN (+)
Virut ADN
0,25
Nơi phiên mã
Trong tế bào chất
Trong nhân tế bào
0,25
Enzim dùng
ARN polimeraza phụ thuộc
ARN polimeraza phụ thuộc
cho phiên mã
ARN của virut
ADN của tế bào
0,25
Nơi sao chép
Trong tế bào chất
Trong nhân tế bào
0,25
Enzim dùng
ARN polimeraza phụ thuộc
ADN polimeraza phụ thuộc
cho sao chép
ARN của tế bào
ADN của virut
Câu 10: (2,0 điểm)
Trong đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng dị ứng đều có sự xâm nhập của kháng nguyên, hình
thành tương bào và tạo ra kháng thể.
a) Nêu những khác biệt trong hai loại đáp ứng này.
b) Một số người có đáp ứng dị ứng quá mức đối với thuốc kháng sinh penicillin có thể tử vong
trong vòng vài phút sau khi tiêm chất này vào cơ thể. Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Điểm
a) - Trong đáp ứng dịch thể:
+ Kháng nguyên gây ra hoạt hóa tế bào B tạo ra tương bào và tế bào nhớ. Tương bào sản 0,25
xuất ra kháng thể IgG.
+ Kháng thể IgG lưu hành trong máu và gắn với kháng nguyên làm bất hoạt kháng nguyên 0,5
qua phản ứng trung hòa, opsonin hóa, hoạt hóa bổ thể. Tế bào nhớ tạo ra trí nhớ miễn dịch.
- Trong đáp ứng dị ứng:
+ Dị ứng nguyên (kháng nguyên) gây ra hoạt hóa tế bào B tạo ra tương bào. Tương bào sản
xuất ra kháng thể IgE
0,25
+ Kháng thể IgE gắn vào thụ thể trên các dưỡng bào (tế bào phì). Nếu gặp lại dị ứng
nguyên đó, kháng thể IgE trên dưỡng bào nhận diện và gắn với dị ứng nguyên, từ đó kích hoạt 0,5
dưỡng bào giải phóng ra histamin và các chất khác gây ra các triệu chứng dị ứng
b) Penicillin gây ra phản ứng toàn thân nguy cấp ở những người dị ứng quá mức đối với chất
này. Phản ứng thể hiện qua sự mất hạt trên diện rộng, giải phóng lượng lớn histamin và các
chất gây dị ứng khác gây giãn tức thời các mạch máu ngoại vi làm tụt huyết áp, gây ra tử vong

0,5