Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (Chuyên Hoàng Lê Kha - Tây Ninh, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 18:38:23 | Được cập nhật: 21 giờ trước (16:02:28) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 606 | Lượt Download: 17 | File size: 0.196812 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KỲ THI HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI

HOÀNG LÊ KHA - TỈNH TÂY NINH

VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2019
MÔN: SINH HỌC – LỚP 10

ĐỀ GIỚI THIỆU

Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (2 điểm) Thành phần hóa học của tế bào
a. (1.0 điểm) Trong các chất sau đây: Pepsin, ADN và đường glucôzơ. Nếu tăng
dần nhiệt độ lên thì mức độ biến đổi cấu trúc của chất nào là sâu sắc nhất? Giải thích ?
b. (1.0 điểm) Cho axit amin glycin có có công thức cấu tạo như hình vẽ. Hãy giải
thích tại sao axit amin này có tính “bảo thủ” cao nhất trong tiến hóa.
Câu 2. (2 điểm) Cấu trúc tế bào

a.(1 điểm) Những yếu tố cơ bản làm tính lỏng của màng thay đổi? Tính lỏng của
màng mang lại lợi ích gì cho tế bào?
b.(1 điểm) Đặc điểm nào trong cấu trúc xoắn kép trong phân tử AND giúp giữ
thông tin di truyền?
Câu 3. (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
a. Cho một chất độc A có tác dụng ức chế một loại enzyme trong chu trình
Calvin làm chu trình ngừng lại. Nếu xử lý tế bào đang quang hợp bằng chất A thì
lượng oxi tạo ra từ các tế bào này thay đổi như thế nào
b. Tại sao quá trình quang hợp lại cần pha sáng, trong khi ATP cần cho pha tối có
thể lấy từ hô hấp
Câu 4. (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
Quá trình oxi hóa rượu thành axit acetic khác với quá trình lên men và khác với
quá trình hô hấp hiếu khí ở điểm nào?
Câu 5. (2 điểm) Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
a. (1 điểm) Một chất truyền tin thứ hai dùng phổ biến trong tế bào gây nên các đáp
ứng như co cơ, dẫn truyền thần kinh, phân chia tế bào… Hãy cho biết đó là chất nào?
Cho biết các giai đoạn của quá trình truyền tin theo cách này?

b. (1 điểm) Hãy thiết kế thí nghiệm: để kiểm chứng về chất truyền tin thứ hai
dùng phổ biến trong tế bào gây nên các đáp ứng ?
Câu 6. (2 điểm) Phân bào (Lý thuyết + bài tập)
a. (1 điểm) Cơ chế sự phân bào không tơ ở vi khuẩn giúp phân chia nhiễm sắc
thể về 2 tế bào con ?
b. (1 điểm)
Cho 103 tế bào của một chủng vi khuẩn vào bình nuôi cấy không liên tục. Kết quả
sau 24 giờ trong quần thể vi sinh vật không còn tế bào nào sống sót. Tỉ lệ thời gian
tương ứng của pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng và pha suy vong lần lượt là
(0,5: 3,5: 3: 5).
* Tính số tế bào có trong bình sau 10 giờ nuôi cấy? Biết rằng loài sinh vật trên có
g = 20 phút.
* Giả sử khi nhân đôi ADN ở vùng nhân ở mỗi đơn vị sao chép cần 30 đoạn mồi.
Để hoàn thành quá trình nuôi cấy trên cần bao nhiêu cần bao nhiêu đoạn mồi.
Câu 7. (2 điểm) Cấu trúc, chuyển hóa của vi sinh vật
Có bốn hỗn hợp vi sinh vật được thu thập từ các điểm khác nhau quanh trường
học và mỗi hỗn hợp được tiến hành nuôi cấy trên môi trường cung cấp đầy đủ các
nguyên tố thiết yếu (ở dạng các chất ion hóa) chỉ trừ nguồn cacbon. Môi trường nuôi
cấy ban đầu rất trong (không bị đục) và được nuôi lắc trong tối 24 giờ (giai đoạn I).
Mẫu nuôi cấy sau đó được chuyển ra nuôi ngoài sáng 24 giờ (giai đoạn II), rồi sau đó
lại chuyển vào tối 24 giờ (giai đoạn III). Độ đục của 4 mẫu vi sinh được theo dõi và ghi
nhận ở cuối mỗi giai đoạn với kết quả như sau:
Trong những nhóm vi sinh vật sau đây (a

Mẫu Ở cuối mỗi giai đoạn
I

II

III

- d), nhiều khả năng chúng có trong các

1

Trong

Trong

Trong

mẫu đã cho.

2

Trong

Hơi đục

Hơi đục

3

Hơi đục

Đục hơn

Rất đục

4

Hơi đục

Hơi đục

Hơi đục

a - vi sinh vật quang tự dưỡng.
b - vi sinh vật hóa tự dưỡng.
c - VSV chứa các hạt tích lũy trong tế
bào( thể vùi)
d - VSV chứa các màng tylacoit trong tế
bào của chúng.

Hãy xác định trong từng mẫu (1-4) tồn
tại nhóm VSV nào (a - d) trong các nhóm
VSV đã cho trên? Giải thích.
Câu 8. (2 điểm) Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật
a. (1.0 điểm) Sử dụng môi trường nuôi cấy lỏng tế bào nấm men. Làm cách nào
biết nấm men có sinh
b. (1,0 điểm) Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường đầy đủ chất dinh dưỡng trừ
nguồn nito . Thực hiện 1 thí nghiệm trong các môi trường sau :
+ Trường hợp 1 : môi trường tối thiểu thêm KNO3
+ Trường hợp 2: môi trườngtối thiểu thêm NH4NO3
Kết quả vi khuẩn sinh trưởng như thế nào trong 2 loại môi trường này ? Giải
thích ?( Biết lượng KNO3 và NH4NO3 thêm vào môi trường là bằng nhau )
Câu 9. ( 2 điểm) Virut
a. (1 điểm) Hãy phân loại virut dựa vào thành phần axit nucleic; protein của
virut?
b. (1 điểm) Đặc điểm về sự nhân lên của virut ARN đơn trong tế bào chủ ?
Câu 10. (2 điểm) Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
Một học sinh nghiên cứu sự thay đổi số lượng virut, lượng IF và lượng kháng thể
tạo ra khi 1 cơ thể bệnh nhân nhiễm 1 loại VR xác định nhưng quên chú thích. Bằng
kiến thức sinh học em hãy chú thích cho chính xác và giải thích

Có thể dùng IF được sinh ra do nhiễm loại VR A nhằm ức chế sự nhân lên của
VR B được không ? Giải thích ?
----------HẾT---------Người ra đề: Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha – Tây Ninh
Điện thoại: 0964725999

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KỲ THI HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI

HOÀNG LÊ KHA - TỈNH TÂY NINH

VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2019
MÔN: SINH HỌC – LỚP 10

HƯỚNG DẪN CHẤM

Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (2 điểm) Thành phần hóa học của tế bào
a. (1.0 điểm) Trong các chất sau đây: Pepsin, ADN và đường glucôzơ. Nếu tăng dần
nhiệt độ lên thì mức độ biến đổi cấu trúc của chất nào là sâu sắc nhất? Giải thích ?
b. (1.0 điểm)
. Cho axit amin glycin có có công thức cấu tạo như hình vẽ. Hãy giải thích tại sao
axit amin này có tính “bảo thủ” cao nhất trong tiến hóa.

Đáp:
a.
- Chất biến đổi cấu trúc sâu sắc nhất là Pepsin: vì pepsin là enzim có bản chất là
prôtêin, khi đun nóng các liên kết hiđrô bị bẻ gẫy. Mặt khác pepsin gồm nhiều axit
amin cấu tạo nên, nên tính đồng nhất không cao.
- ADN khi bị đun nóng cũng bị biến tính do phã vỡ các liên kết H2 trên hai mạch đơn
của ADN. Tính đồng nhất cao nên khi nhiệt độ hạ xuống các liên kết H 2 lại được hình
thành. ADN sẽ phục hồi được cấu trúc ban đầu.
- Glucôzơ là một phân tử đường đơn, có nhiều liên kết cộng hoá trị bền vững, không bị
đứt gãy tự phát trong điều kiện sinh lí tế bào, bền vững với tác dụng đun nóng của dung
dịch
b. Về axit amin Glycin
- Từ công thức cấu tạo của glycin nhận thấy gốc R là H. Gốc R qui định tính đặc trưng
của từng axit amin xác định.
- Gốc R của glycin chỉ là một nguyên tử H, nên xét về mặt hóa học rất khó tham gia
phản ứng để thay đổi tính chất của gốc R (axit amin glycin). Do đó theo lý thuyết tiến
hóa nó phải sinh ra trước và bảo thủ, sau đó mới sinh ra các axit amin tiếp theo.

Câu 2. (2 điểm) Cấu trúc tế bào
a. (1 điểm) Những yếu tố cơ bản làm tính lỏng của màng thay đổi? Tính lỏng của
màng mang lại lợi ích gì cho tế bào?
b. (1 điểm) Đặc điểm nào trong cấu trúc xoắn kép trong phân tử AND giúp giữ thông
tin di truyền?
Đáp:
a.
+Tính lỏng của màng phụ thuộc vào
-

Nhiệt độ: tăng thì tính lỏng tăng theo

-

Đuôi kị nước của photpho lipit càng ngắn tính lỏng tăng

-

Cholesterol tăng thì tính lỏng giảm

+ Ý nghĩa sinh học nhờ vào tinh lỏng của màng:
-

Nhờ tính lỏng màng bào tương có tính mềm dẻo,đàn hồi và bền vững,có thể

biến dạng, gấp nếp trong các chuyển động.
-

Có thể tự tổng hợp và thực hiện nhiều quá trình hợp màng như nhập bào, xuất bào

-

Nhiều enzim diển ra trên bề mặt màng với hoạt tính cao nhưng với trật tự nhất

định.
b.
Phân tử ADN thường có cấu trúc ổn định:
- Trong chuỗi xoắn kép, các đường pentose và các nhóm phosphate xoay ra ngoài, hình
thành liên kết hydro với nước đảm bảo tính ổn định cho phân tử.
- Chuỗi xoắn kép cho phép các base purine và pyrimidine có cấu trúc phẳng xếp chồng
khít lên nhau bên trong phân tử ADN, hạn chế sự tiếp xúc của chúng với nước. Nếu hai
mạch đơn tách rời nhau, các base kị nước sẽ phải tiếp xúc với nước, điều này sẽ đặt
chúng vào một tình thế bất lợi, không ổn định.
- Hai mạch đơn bắt cặp với nhau nhờ các liên kết bổ sung giữa một bên là purine (A và
G cùng kích thước lớn) và bên kia là pyrimidine (T và C cùng kích thước bé hơn). Điều
này đảm bảo cho hai mạch đơn luôn đi song song.
- Mỗi phân tử ADN có một số lượng liên kết hydro rất lớn nên dù chuyển động nhiệt có
làm phá vỡ các liên kết nằm hai đầu phân tử thì hai mạch đơn vẫn được gắn với nhau

bởi các liên kết ở vùng giữa. Chỉ trong những điều kiện rất khắc nghiệt, ví dụ nhiệt độ
cao hơn nhiệt độ sinh lý nhiều lần, thì mới có sự phá vỡ đồng thời quá nhiều liên kết
hydro khiến phân tử bị biến tính, không còn giữ được cấu hình ban đầu.
Câu 3. (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
a. Cho một chất độc A có tác dụng ức chế một loại enzyme trong chu trình Calvin làm
chu trình ngừng lại. Nếu xử lý tế bào đang quang hợp bằng chất A thì lượng oxi tạo ra
từ các tế bào này thay đổi như thế nào
b. Tại sao quá trình quang hợp lại cần pha sáng, trong khi ATP cần cho pha tối có thể
lấy từ hô hấp
Đáp
a. Chu trình Calvin sử dụng ATP, NADPH tạo ra ADP, Pi, NADP + cung cấp trở lại cho
pha sáng.
Nếu chu trình Calvin ngừng lại, lượng ADP, Pi, NADP + không được tái tạo, pha sáng
thiếu nguyên liệu, lượng oxi giảm dần
b. Do pha tối ngoài ATP còn cần NADPH lấy từ pha sáng. Lấy ATP từ pha sáng sẽ
thuận lợi hơn lấy từ hô hấp vì không phải vận chuyển từ nơi khác đến.Pha sáng thông
qua 2 quá trình photphorin hóa hoàn toàn có thể cung cấp năng lượng cho pha tối
Câu 4. (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
Quá trình oxi hóa rượu thành axit acetic khác với quá trình lên men và khác với quá
trình hô hấp hiếu khí ở điểm nào?
Đáp
Khác với lên men:
+ Nguyên liệu là etylic không phải glucose (0,25đ)
+ Diễn ra trong điều kiện hiếu khí, không phải yếm khí (0,25đ)
+ Chất nhận e- cuối cùng là oxi, không phải chất hữu cơ (0,25đ)
+ Hiệu quả năng lượng cao hơn (0,25đ)
Khác với hô hấp hiếu khí
+ Nguyên liệu là etylic không phải glucose (0,25đ)
+ Chất hữu cơ được phân giải không hoàn toàn(0,25đ), sản phẩm tạo ra là chất hữu
cơ(0,25đ)
+ Hiệu quả năng lượng thấp hơn

Câu 5. (2 điểm) Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
a. (1 điểm)
Một chất truyền tin thứ hai dùng phổ biến trong tế bào gây nên các đáp ứng như co cơ,
dẫn truyền thần kinh, phân chia tế bào… Hãy cho biết đó là chất nào?
Cho biết các giai đoạn của quá trình truyền tin theo cách này?
b. (1 điểm)
Hãy thiết kế thí nghiệm để kiểm chứng nhận định của bạn về chất truyền tin thứ hai
dùng phổ biến trong tế bào gây nên các đáp ứng ?
ĐÁP:
a. Chất truyền tin thứ 2 đó là ion Ca2+
* Các giai đoạn của quá trình truyền tin:
- Phân tử tín hiệu liên kết vào thụ thể kết cặp G- protein làm hoạt hóa Gprotein. G-portein được hoạt hóa liên kết với photpholipaza C
- Photpholipaza C được hoạt hóa cắt PIP2 thành:
+ DAG hoạt động như chất truyền tin thứ 2 ở con đường khác.
+ IP3 đi đến liên kết kết với kênh ion Ca2+ dẫn đến mở kênh
- Ion Ca2+ từ luới nội chất theo gradient đi vào bào tương hoạt hóa protein tiếp theo từ
đó gây các đáp ứng của tế bào
b.Thiết kế thí nghiệm:
- Tách 2 mô cơ đùi ếch để trong dung dịch sinh lí
- Bổ sung vào 2 mô cơ phân tử tín hiệu đáp ứng co cơ và bổ sung thêm chất ức chế hoạt
tính enzim photpholipaza C ở mô cơ 1
- Sau đó thấy kết quả
+ Mô cơ 1: không có đáp ứng co cơ và nồng độ ion Ca2+ bào tương không thay đổi
+ Mô cơ 2: đáp ứng co cơ và nồng độ ion Ca bào tương tăng
Câu 6. (2 điểm) Phân bào (Lý thuyết + bài tập)
a. (1 điểm) Cơ chế sự phân bào không tơ ở vi khuẩn giúp phân chia nhiễm sắc thể về 2
tế bào con ?
b. (1 điểm)

Cho 103 tế bào của một chủng vi khuẩn vào bình nuôi cấy không liên tục. Kết quả sau
24 giờ trong quần thể vi sinh vật không còn tế bào nào sống sót. Tỉ lệ thời gian tương
ứng của pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng và pha suy vong lần lượt là (0,5: 3,5:
3: 5).
* Tính số tế bào có trong bình sau 10 giờ nuôi cấy? Biết rằng loài sinh vật trên có g = 20
phút.
* Giả sử khi nhân đôi ADN ở vùng nhân ở mỗi đơn vị sao chép cần 30 đoạn mồi. Để
hoàn thành quá trình nuôi cấy trên cần bao nhiêu cần bao nhiêu đoạn mồi.
ĐÁP:
a. (1 điểm)
- Bước vào tái bản phân tử ADN đính vào mezôxom, sau khi nhân đôi 2 thể nhiễm sắc
con dính vào 2 điểm cách biệt nhau trên màng sinh chất của tế bào.
- Tế bào càng lớn dần thì 2 nhiễm sắc con càng tách xa nhau ra nhưng vẫn còn dính vào
màng. Lúc đó màng bào chất và vách tế bào vi khuẩn sinh trưởng vào phía trong một
vách ngăn đôi chia tế bào thành hai.
b. (1 điểm)
- Tổng số phần = 0,5 + 3,5 + 3 + 5 = 12
- Giá trị một phần = 24/12 = 2 (giờ)
- Thời gian các pha
+ Pha tiềm phát = 1 (giờ)
+ Pha lũy thừa = 7 (giờ)
+ Pha cân bằng = 6 (giờ)
+ Pha suy vong = 10 (giờ)
- Sau 10 giờ nuôi cấy thì quần thể vi sinh vật đang vào pha cân bằng
- Số lần phân chia n = 7x60/20 = 7 (lần)
- Số tế bào của quần thể vi sinh vật
M = 103 x 27 = 128000 (tế bào)
- Số đoạn mồi = 127 x 30 = 3810 (đoạn mồi)
Câu 7. (2 điểm) Cấu trúc, chuyển hóa của vi sinh vật
Có bốn hỗn hợp vi sinh vật được thu thập từ các điểm khác nhau quanh trường học và
mỗi hỗn hợp được tiến hành nuôi cấy trên môi trường cung cấp đầy đủ các nguyên tố

thiết yếu (ở dạng các chất ion hóa) chỉ trừ nguồn cacbon. Môi trường nuôi cấy ban đầu
rất trong (không bị đục) và được nuôi lắc trong tối 24 giờ (giai đoạn I). Mẫu nuôi cấy
sau đó được chuyển ra nuôi ngoài sáng 24 giờ (giai đoạn II), rồi sau đó lại chuyển vào
tối 24 giờ (giai đoạn III). Độ đục của 4 mẫu vi sinh được theo dõi và ghi nhận ở cuối
mỗi giai đoạn với kết quả như sau:
Trong những nhóm vi sinh vật sau đây (a -

Mẫu Ở cuối mỗi giai đoạn
I

II

III

d), nhiều khả năng chúng có trong các mẫu

1

Trong

Trong

Trong

đã cho.

2

Trong

Hơi đục

Hơi đục

3

Hơi đục

Đục hơn

Rất đục

4

Hơi đục

Hơi đục

Hơi đục

a - vi sinh vật quang tự dưỡng.
b - vi sinh vật hóa tự dưỡng.
c - VSV chứa các hạt tích lũy trong tế bào(
thể vùi)
d - VSV chứa các màng tylacoit trong tế
bào của chúng.
Hãy xác định trong từng mẫu (1-4) tồn tại
nhóm VSV nào (a - d) trong các nhóm
VSV đã cho trên? Giải thích.

ĐÁP:
Nội dung
- Mẫu 1: Không có nhóm vi sinh vật nào trong 4 nhóm trên. Vì trong cả 3 giai đoạn nuôi
cấy, mẫu 1 vẫn trong suốt không có thay đổi gì.
- Mẫu 2: nhóm a và d. Vì:
+ Ở giai đoạn I (nuôi lắc trong tối), mẫu 2 vẫn trong suốt chứng tỏ trong mẫu không có
nhóm c.
+ Nhưng khi chuyển sang giai đoạn II (ngoài ánh sáng) mẫu 2 trở nên hơi đục; chứng tỏ
trong mẫu chứa nhóm vi sinh vật có khả năng quang hợp  mẫu 2 chứa nhóm a và d.
+ Ở giai đoạn III (trong tối), độ đục không thay đổi. Do đó ở mẫu 2 chỉ chứa nhóm a và
d.
- Mẫu 3: Chứa cả 4 nhóm a, b, c, d. Vì:
+ Giai đoạn I (nuôi lắc trong tối), mẫu 3 từ trạng thái trong suốt chuyển sang hơi đục 
mẫu 3 có nhóm c.

+ Giai đoạn II (ngoài ánh sáng), mẫu 3 trở nên đục hơn chứng tỏ mẫu 3 có nhóm a và d.
+ Giai đoạn III (trong tối), mẫu 3 rất đục, độ đục tăng dần  mẫu 3 có nhóm b.
 Mẫu 3 có cả 4 nhóm vi sinh vật trên.
- Mẫu 4: có nhóm b và c. Vì:
+ Giai đoạn I (nuôi lắc trong tối), mẫu 4 từ trạng thái trong suốt chuyển sang hơi đục 
mẫu 4 có nhóm c.
+ Giai đoạn II (ngoài ánh sáng), mẫu 4 độ đục không thay đổi  mẫu 4 không có nhóm
a và d.
+ Giai đoạn III (trong tối), mẫu 4 vẫn bị hơi đục như giai đoạn I, II chứng tỏ mẫu 4
có nhóm b.
 Mẫu 4 có nhóm b và c.
Câu 8. (2 điểm) Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật
a. (1.0 điểm) Sử dụng môi trường nuôi cấy lỏng tế bào nấm men. Làm cách nào biết
nấm men có sinh
b. (1,0 điểm) Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường đầy đủ chất dinh dưỡng trừ nguồn
nito . Thực hiện 1 thí nghiệm trong các môi trường sau :
+ Trường hợp 1 : môi trường tối thiểu thêm KNO3
+ Trường hợp 2: môi trườngtối thiểu thêm NH4NO3
Kết quả vi khuẩn sinh trưởng như thế nào trong 2 loại môi trường này ? Giải thích ?
( Biết lượng KNO3 và NH4NO3 thêm vào môi trường là bằng nhau )
ĐÁP:
a. Để đánh giá nấm men có sinh trưởng hay không ta sẽ căn cứ vào 1 trong các biểu
hiện sau :
- Sinh khối tế bào tăng => tăng độ đục
- Sinh nhiệt do hô hấp
- Phần dưới của môi trường không có oxi nên có thể tạo 1 ít rượu ( có mùi), có khí
CO2 thoát ra
b. Ở thí nghiệm 1: môi trường + KNO3 =>VK sinh trưởng hạn chế, sinh khối nhỏ hơn
ở môi trường 2 do KNO3 sẽ phân ly thành NO3 và K+ => NO3 được hấp thụ bởi VK
còn K+ sẽ gây kiềm hóa môi trường
Chỉ có duy nhất 1 nguồn nito

-Ở thí nghiệm 2: môi trường + NH4NO3 =>VK sinh trưởng mạnh hơn, sinh khối lớn
hơn do
Không có ion làm thay đổi pH môi trường
Có 2 nguồn N là NO3- và NH4 ( sinh trưởng kép với NH4 được sử dụng trước và NO3
sử dụng sau )
Câu 9. ( 2 điểm) Virut
a. (1 điểm) Hãy phân loại virut dựa vào thành phần axit nucleic; protein của
virut?
b. (1 điểm) Đặc điểm về sự nhân lên của virut ARN đơn trong tế bào chủ ?
ĐÁP :
a. Phân loại virut dựa vào thành phần axit nucleic; protein của virut:
Dựa vào
* Thành phần axit nucleic, người ta chia virut làm 7 nhóm :
-Nhóm 1:Virut ADN kép
-Nhóm 2:Virut ADN đơn
-Nhóm 3:Virut ARN kép
-Nhóm 4:Virut ARN đơn (+)
-Nhóm 5:Virut ADN đơn (-)
-Nhóm 6:Virut ARN đơn (+) phiên mã ngược
-Nhóm 7:Virut ADN kép phiên mã ngược
* Thành phần protein của virut:
+ Virut protein không cấu trúc(NS), còn gọi là protein sớm, được tổng hợp với số lượng
ít. Loại này gồm:
- Protein rất sớm: đây là protein điều hòa(điều hòa sự biểu hiện của gen hay ngăn cản
tổng hợp ADN vật chủ )
- Protein sớm: là loại enzim tham gia quá trình sao chép, phiên mã
+ Virut protein cấu trúc(SP), còn gọi là protein muộn được tổng hợp với số lượng
nhiều. Tham gia vào cấu tạo võ capsit và gai glycoprotein bề mặt.
b. Đặc điểm về sự nhân lên của virut ARN đơn trong tế bào chủ :

* Virut ARN đơn được chia làm 2 loại dựa vào mARN. Nếu trình tự nucleotit của ARN
hệ gen trùng với mARN thì quy ước là sợi (+), còn tương bù với mARN thì quy ước là
sợi (-).
* ARN đơn (+): vào tế bào chủ sẽ tổng hợp protein sớm (enzim ARNpolymeraza) tham
gia quá trình phiên mã tạo mARNtổng hợp nhiều protein cấu tạo nên võ capsit. Đồng
thời sao chép từ mARN nhiều ARN(+) lõi. Từ võ và lõi hình thành nhiều virut trong
tế bào chủ
* ARN đơn (-): vào tế bào chủ cùng với enzim ARNpolymeraza của mình tham gia
quá trình phiên mã tạo mARNtổng hợp nhiều protein cấu tạo nên võ capsit. Đồng
thời sao chép từ mARN nhiều ARN(-) lõi. Từ võ và lõi hình thành nhiều virut trong
tế bào chủ
Câu 10. (2 điểm) Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
Một học sinh nghiên cứu sự thay đổi số lượng virut, lượng IF và lượng kháng thể tạo ra
khi 1 cơ thể bệnh nhân nhiễm 1 loại VR xác định nhưng quên chú thích. Bằng kiến thức
sinh học em hãy chú thích cho chính xác và giải thích

Có thể dùng IF được sinh ra do nhiễm loại VR A nhằm ức chế sự nhân lên của VR B
được không ? Giải thích ?
ĐÁP :
Đường 1: kháng thể
Đường 2: IF
Đường 3: VR
Giải thích:
IF được coi là chất có vai trò đầu tiên trong chống lại VR do đó khi có VR xâm nhập,
lượng IF tăng lên
Lượng IF tăng lên đồng nghĩa với lượng VR giảm xuống

Lượng kháng thể tăng sau 1 thời gian sau khi IF phát huy tác dụng và Kháng thể mang
tính miễn dịch lâu dài
Được vì IF không có tính đặc hiệu
----------HẾT----------