Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (Chuyên Bắc Giang, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 18:46:05 | Được cập nhật: 4 tháng 5 lúc 12:38:25 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 1445 | Lượt Download: 39 | File size: 0.174692 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG
TỈNH BĂC GIANG
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI MÔN SINH HỌC KHỐI 10
NĂM 2019
Thời gian làm bài 180 phút

Câu 1.(2 điểm). Thành phần hóa học tế bào
a. Trình bày cấu tạo hóa học của protein? Tại sao nói protein vừa đa dạng vừa đặc thù?
b. Sau khi tổng hợp ở riboxom, protein được sử dụng vào những mục đích gì?
Câu 2. (2 điểm). Cấu trúc tế bào
a. Thành tế bào có hai chức năng chính là quy định hình dạng tế bào và bảo vệ tế bào.
Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh 2 chức năng đó .
b. Thành tế bào còn có vai trò quan trọng trong sự tăng kích thước tế bào thực vật cùng
với sự hỗ trợ của một thành phần cấu trúc khác. Đó là cấu trúc nào? Mô tả cấu tạo và
chức năng của cấu trúc đó.
Câu 3. (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
Quan sát hình vẽ sau
a. Em hãy chú thích các thành phần (A), (B), (C).
b. Phân biệt chiều khuếch tán và số lượng ion H+ ở các
bào quan diễn ra cơ chế như hình bên ở tế bào thực vật?
c. Hãy chỉ ra ít nhất 2 nguồn năng lượng có thể cung
cấp cho quá trình tổng hợp ATP trong hình.
Câu 4. (2 điểm). Dị hóa
a. Giữ ti thể ở 370C trong đệm đẳng trương và xử lý trong các trường hợp sau:
- Tăng 30 0C.
- Giảm 30oC.
- Cho Cyanit vào.
- Cho pyruvat vào.
Hãy cho biết các hiện tượng xảy ra đối với mỗi trường hợp. Giải thích tại sao?
b. Hãy trình bày thí nghiệm để chứng minh axit pyruvic chứ không phải glucozơ đi vào ti
thể để thực hiện hô hấp hiếu khí ?
Câu 5. (2 điểm). Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
a. Người ta tiến hành nghiên cứu tác dụng của ba loại thuốc A, B và C đến quá trình
truyền tin qua xinap thần kinh - cơ xương ở chuột. Kết quả thí nghiệm cho thấy: sử dụng
thuốc A thì gây tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh (chất trung gian hóa học), sử
dụng thuốc B thì gây ức chế hoạt động của enzim axetincolinesteraza và sử dụng thuốc C thì
gây đóng kênh canxi ở xinap. Hãy cho biết các thuốc này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt
động của cơ xương?

b. Để chứng minh sự cần thiết của CO 2 đối với quang hợp, người ta tiến hành thí
nghiệm như sau:
- Giữ cây trồng trong chậu ở chỗ tối 2 ngày.
- Tiếp theo lồng 1 lá của cây vào 1 bình tam giác A chứa nước ở đáy và đậy kín; lồng 1
lá tương tự vào bình tam giác B chứa dung dịch KOH và đậy kín.
- Sau đó để cây ngoài sáng trong 5 giờ.
- Cuối cùng tiến hành thử tinh bột ở 2 lá (bằng thuốc thử iot).
Hãy cho biết:
- Vì sao phải để cây trong tối trước 2 ngày ?
- Kết quả thử tinh bột ở mỗi lá cuối thí nghiệm cho kết quả như thế nào ? Giải thích.
- Nhận xét vai trò của khí CO2 đối với quang hợp?
Câu 6. (2 điểm). Phân bào
Hai tế bào dưới đây là của cùng một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb, khi quan sát hai
tế bào này bạn M đưa ra nhận xét:

(1) Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân I và tế bào 2 đang ở kì giữa của nguyên phân.
(2) Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen AB và ab;
các tế bào con của tế bào 2 sẽ có kiểu gen aB.
(3) Ở tế bào 1, nếu hai nhiễm sắc thể kép chứa alen A và a của tế bào cùng di chuyển về một
cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào con có kiểu gen là AaB và Aab hoặc Aab và aaB.
(4) Nếu 2 cromatit chứa alen a của tế bào 2 không phân li bình thường, các nhiễm sắc
thể kép khác phân li bình thường thì sẽ tạo ra 2 tế bào con aaB và B.
Nhận xét nào của bạn M đúng, nhận xét nào sai? Vì sao?
Câu 7( 2 điểm). Virut
1. Nhiều loại virut gây bệnh nguy hiểm như HIV, SARS, H5N1, Ebola, MERS, Zika xuất
hiện trong thời gian gần đây có phải là virut mới không? Giải thích.
2.Năm 2002, giáo sư Ekhard Wimmer (Anh) đã tiến hành tổng hợp nhân tạo được genom
RNA (+) của virus bại liệt rồi đưa vào tế bào để cho chúng nhân lên. Khi tiêm các virus
bại liệt nhân tạo này vào chuột thì chuột cũng bị bệnh bại liệt. Gần đây, một nhà khoa học
trẻ đã tách được genom của virus cúm A/H 5N1 gồm 8 phân tử RNA (-), rồi đưa genom
tinh khiết này vào nhân của tế bào niêm mạc đường hô hấp của gia cầm với hi vọng sẽ

thu được kết quả giống như của giáo sư E. Wimmer. Hãy phân tích 2 thí nghiệm này và
trả lời các câu hỏi sau:
a. Tại sao thí nghiệm của E. Wimmer lại thành công?
b. Thí nghiệm của nhà khoa học trẻ có tạo ra được virus cúm A/H5N1 không? Giải thích
Câu 8( 2 điểm).Vi khuẩn
a. Những đặc tính đặc trưng nào của vi khuẩn được lợi dụng trong nghiên cứu sinh học
phân tử, công nghệ sinh học và di truyền học hiện đại?
b. Có hai hộp lồng (đĩa petri) bị mất nhãn, chứa môi trường dinh dưỡng có thạch. Một
hộp đã được cấy vi khuẩn tụ cầu (Staphyloccous sp), hộp còn lại cấy vi khuẩn
Mycoplasma. Người ta tẩm pênixilin vào hai mảnh giấy hình tròn rồi đặt lên mặt mỗi địa
thạch một mảnh, sau đó đặt các hộp lồng vào tủ ấm cho vi khuẩn mọc. Sau 24 giờ lấy ra
quan sát thấy ở một hộp xung quanh mảnh giấy có vòng vô khuẩn. Hãy cho biết hộp đó
chứa vi khuẩn gì? Giải thích.
Câu 9( 2 điểm). Chuyển hóa vật chất và sinh trưởng VSV
1. Người ta cho VK Clostrium tetani vào 4 ống nghiệm, trong mỗi ống nghiệm có các
thành phần sau:
Ống 1: Các chất vô cơ.
Ống 2: Các chất vô cơ + glucozo
Ống 3: Các chất vô cơ + glucozo + riboflavin (Vitamine B12)
Ống 4: Các chất vô cơ + glucozo + riboflavin + acid lipoic
Ống 5: Các chất vô cơ + glucozo + riboflavin + acid lipoic + NaClO
Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, sau một thời gian thấy ống 4 trở nên đục, còn ống 1,
2, 3, 5 vẫn trong suốt.
a. Môi trường trong các ống nghiệm trên là loại môi trường gì?
b. VK Glostrium tetani thuộc loại VK gì ?
c. Vai trò của riboflavin, acid lipoic và NaClO đối với VK Clostrium tetani ?
2.Nuôi vi khuẩn E.coli trong môi trường có cơ chất là glucozơ cho đến khi ở pha log,
đem cấy chúng sang các môi trường sau:
Môi trường 1: có cơ chất glucozơ
Môi trường 3: có cơ chất glucozơ và mantozơ
Các môi trường đều trong hệ thống kín. Đuờng cong sinh trưởng của vi khuẩn E.coli
gồm những pha nào trong từng môi trường trên? Giải thích?
Câu 10( 2 điểm). Miễn dịch

Etanol nồng độ cao( 70-80%) và chất kháng sinh ( nhóm penixilin) thường được dùng để
diệt khuẩn trong y tế.
a. Nêu tính chất khác biệt của 2 loại chất trên.
b.Vì sao vi khuẩn rất khó biến đổi để đề kháng được với etanol nhưng lại có thể biến đổi
để đề kháng với penixilin.
.......... Hết..........
Người ra đề: Nguyễn Thị Hải Yến- Đỗ Thị Hương
ĐT: 0978580152

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
1

2

Nội dung
a.
- Cấu tạo hoá học …..
* Protein đa dạng: cấu tạo từ 20 loại aa -> tạo vô số loại pr
* Protein đặc thù:
- Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các aa trong chuỗi polipetit…
- số lượng chuỗi pp và cách cuộn xoắn của chuỗ pp trong không gian…
b. protein được sử dụng vào những mục đích
- Pr tổng hợp từ Ri tự do: …..
+ Dùng trong tế bào chất
+ Cung cấp 1 số bào quan: nhân, lục lạp, ti thể
- Pr từ riboxom liên kết: …..
+ Tiết ra khỏi tế bào
+ Cấu trúc màng sinh học và cung cấp cho 1 số bào quan: không bào,
lizoxom..
a. Thí nghiệm 1: Bóc tách thành tế bào của các loại vi khuẩn hoặc các
loại tế bào thực vật có hình dạng khác nhau rồi cho vào trong dung dịch
đẳng trương. Kết quả các tế bào trần đều có dạng hình cầu, chứng tỏ
thành
tế
bào
qui
định
hình
dạng
tế
bào.
………………………………………….
Thí nghiệm 2: Bóc tách thành tế bào của các loại vi khuẩn hoặc các loại
tế bào thực vật có hình dạng khác nhau rồi cho vào trong dung dịch
nhược trương một thời gian dài. Kết quả các tế bào trần đều bị vỡ, chứng
tỏ thành tế bào có chức năng bảo vệ tế bào………………………………
b.
- Đó là không bào.
- Cấu tạo: Là bao quan có màng đơn bao bọc, bên trong chứa thành phần
các chất khác nhau tùy từng loại tế bào như: sắc tố, các chất hòa tan, chất
dự trữ....
- Chức năng: rất đa dạng:
+ Tế bào lông hút: Không bào chứa chất tan tạo Ptt giúp rễ hút nước
+ Tế bào cánh hoa: Chứa sắc tố → hấp dẫn côn trùng
+ Tế bào đỉnh sinh trưởng : tích nhiều nước -> tế bào dài ra nên sinh
trưởng nhanh

Điểm
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25

0,5

0,5

0,25
0,25

0,25

0,25

+Tế bào của một số loại cây mà động vật không dám ăn: Chứa chất độc,
chất phế thải nhằm bào vệ thực vật
3

a. Trong tế bào thực vật, quá trình trên có thể xảy ra ở ty thể và lục lạp.
- Ở ty thể: (A) khoảng gian màng; (B) màng trong ty thể; (C) chất nền ty thể

0,25

- Ở lục lạp: (A) xoang tilacoit; (B) màng tilacoit; (C) chất nền lục lạp.
b.

- Ở ty thể: H+ khuếch tán qua ATPaza từ khoảng gian màng ra chất nền ty
thể, cứ 2 ion H+ qua màng tổng hợp được 1 ATP.
- Ở lục lạp: H+ khuếch tán từ xoang tylacoit ra chất nền lục lạp, cứ 3 ion
H+ qua màng tổng hợp được 1 ATP.
c.
- Nguồn 1: Quang năng có trong ánh sáng mặt trời -- chuỗi vận chuyển
điện tử quang hợp -- Sự chênh lệch gradient H+ (PMF) giữa 2 phía của
màng thylacoid -- ATP synthase -- ATP. Quá trình tượng tự có thể xảy ra
ở các vi sinh vật quang hợp.
- Nguồn 2: Từ chất hữu cơ của sinh vật khác -- NADH -- chuỗi truyền
electron hô hấp (trên màng tế bào hoặc màng trong ti thể) -- PMF -- ATP
synthase: ATP: Quá trình này xảy ra trong quá trình hô hấp tế bào.
4

* Tăng 30oC:
+ Hiện tượng: Màng bị phá huỷ, biến tính prôtêin enzim.
+ Nguyên nhân: Nhiệt độ cao làm biến đổi cấu trúc các thành phần
cấu tạo nên màng như: prôtêin…
* Giảm 30oC:
+ Hiện tượng: Màng rắn chắc lại.
+ Nguyên nhân: Nhiệt độ thấp làm ảnh hưởng đến tính linh động của
các thành phần cấu tạo nên màng như: photpholipit….
* Cho Cyanit vào:
+ Hiện tượng: Ức chế sự vận chuyển electron đến O2.
+ Nguyên nhân: Cyanit kết hợp với xitocrom a3 thành một phức hợp
ngăn chặn sự vận chuyển electron từ chất mang này tới O2.
* Cho pyruvat vào:
+ Hiện tượng: Được hấp thụ và bị oxi hoá.
+ Nguyên nhân: Pyruvat là nguyên liệu hô hấp thứ cấp của quá trình hô
hấp tế bào xảy ra trong ti thể.
b.
- Chuẩn bị hai ống nghiệm có chứa các chất đệm phù hợp với môi trường

0,25
0,25
0,25

0,5

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

nội bào:
+ Ống 1 bổ sung glucozơ + ti thể
+ Ống 2 bổ sung axit pyruvic + ti thể
- Để hai ống nghiệm trong cùng một điều kiện nhiệt độ 300C.
- Kết quả: ống 1 không thấy CO 2 bay ra (không sủi bọt) , ống 2 có CO 2
bay ra (sủi bọt) thể hiện hô hấp hiếu khí.
5

6

a.
- Thuốc A làm tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, làm cho thụ thể ở
màng sau xinap bị kích thích liên tục và cơ tăng cường co giãn, gây mất
nhiều năng lượng.
- Thuốc B gây ức chế hoạt động của enzim axetincolinesteraza, dẫn đến
axetincolin không bị phân hủy và kích thích liên tục lên cơ. Cơ co giãn liên
tục gây mất nhiều năng lượng và cuối cùng ngừng co (liệt cơ), có thể dẫn
đến tử vong.
- Thuốc C đóng kênh Ca2+ làm Ca2+ không vào được tế bào, axetincolin
không giải phóng ra ở chùy xinap, dẫn đến cơ không co được.
b.
- Để làm tiêu hết lượng tinh bột có trong mỗi lá.
- Lá trong bình A chuyển màu xanh đen do lá cây đã sử dụng, khí
cacbonic có trong bình để thực hiện quá trình quang hợp. Do đó, khi thử
tinh bột bằng iot đã xảy ra phản ứng màu đặc trưng của thuốc thử.
- Lá trong bình B không chuyển màu, do khí CO 2 trong bình kết hợp với
dung dịch KOH để tạo thành muối nên lá trong bình này không tiến hành
quang hợp được. Như vậy ta kết luận, khí CO2 đóng vai trò quan trọng
trong quá trình quang hợp để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ.
- Nhận xét: CO2 là nguyên liệu của quang hợp, nhìn chung nồng độ CO 2
tăng thì cường độ quang hợp tăng.
(1) Sai, vì tế bào 2 NST kép không đồng dạng tập trung thành một hàng ở
mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc  tế bào 2 đang ở kì giữa giảm phân II.
(2) Đúng, vì kết thúc giảm phân I tế bào 1 tạo 2 TB con có cặp NST
AABB và aabb  kết thúc giảm phân II I tế bào 1 tạo 4 TB con, trong
đó 2 tế bào có cặp NST AB và 2 TB có kí hiệu NST ab. Tế bào 2 đang ở
kì giữa của giảm phân II, kí hiệu NST aaBB  kết thúc giảm phân II tạo
2 TB con có kí hiệu NST aB.
(3) Sai vì ở tế bào 1, nếu hai nhiễm sắc thể kép chứa alen A và a của tế
bào cùng di chuyển về một cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào con có

0,5

0,5

0,25

0,5

0,25

0,25
0,25

0,25
0,25

0,5

0,5

0,5

kiểu gen là AaB và b hoặc Aab và B.
(4) Đúng vì nếu 2 cromatid chứa alen a của tế bào 2 không phân li bình
thường sẽ tạo 2 TB con có kí hiệu NST là aa và không có NST chứa a,
cặp NST kép BB phân li bình thường cho 2 TB con có kí hiệu NST B.

Câu

Nội dung

Câu 7

1.

( 2đ)

- Không phải virut mới mà là vr mới nổi

0,5

Điểm

0,25

- Các VR mới nổi này tạo ra từ:
+ Đột biến từ các chủng cũ

0,25

+ Lan truyền từ động vật sang người

0,25

+ Do thay đổi môi trường sinh thái

0,25

2.
a.
- Do trình tự nucleotide của genom RNA (+) của virus bại liệt giống với 0,25
trình tự của mRNA, nên nó hoạt động như mRNA.
- Chúng tiến hành dịch mã để tạo enzyme RNA polymerase, rồi sau đó 0,25
là phiên mã, sao chép và nhân lên trong tế bào chất, tạo virus mới.
b. Không. Vì RNA (-) khác với mRNA nên khi đưa genome RNA (-)
tinh khiết của virus cúm vào nhân tế bào thì chúng không hoạt động 0,5
được. Virus muốn nhân lên cần phải có enzyme replicase (tức RNA
polymerase phụ thuộc RNA) mang theo.

Câu 8

a.

( 2đ)

- Bộ gen đơn giản, thường gồm một nhiễm sắc thể và ở trạng thái đơn 0,25
bội;
- Sinh sản nhanh vì vậy có thể nghiên cứu trên một số lượng cá thể lớn 0,25
trong thời gian ngắn, có thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm một cách
dễ dàng.
0,25
- Dễ tạo ra nhiều dòng biến dị;
- Là vật liệu sinh học nghiên cứu các quá trình biến nạp, tải nạp, tiếp hợp ...

0,25

b.
- Hộp chứa vòng vô khuẩn là hộp có vi khuẩn tụ cầu

0,25

- Hộp không có vòng vô khuẩn là hộp chứa Mycoplasma

0,25

Giải thích:
- Penixilin ức chế tổng hợp thành tế bào chứa peptidoglycan nên tụ cầu 0,25
bị bị penixilin ức chế sinh trưởng do đó tạo nên vòng vô khuẩn xung
quanh mảnh giấy chứa penixilin.
0,25
- Mycoplasma không có thành TB là peptidoglycan nên không mẫn cảm
với penixilin
-> vi khuẩn mọc sát khoanh giấy-> không có vòng vô khuẩn.
Câu 9

1.

( 2đ)

a.
- Ống 1: MT tổng hợp tối thiểu

0,125

- Ống 2,3,4,5: MT tổng hợp

0,25

b. Vi khuẩn khuyết dưỡng

0,25

c.

0,25

- Riboflavin, acid lipoic: là nhân tố sinh trưởng

0,125

- NaClO là chất diệt khuẩn
b.
- Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường 1 gồm 3 pha:
pha log (pha lũy thừa), pha cân bằng, pha suy vong. Pha tiềm phát
không có vì môi trường cũ và mới đều có cơ chất là glucozơ nên khi
chuyển sang môi trường mới, vi khuẩn không phải trải qua giai đoạn
thích ứng với cơ chất.

0,5

- Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường 3 gồm 4 pha:
1pha lag, 2 pha log (pha lũy thừa), 1pha cân bằng, 1pha suy vong.

0,5

+ Vi khuẩn sẽ sử dụng cơ chất glucozơ trước, không có pha lag và sinh
trưởng theo pha log.
+ Khi hết glucozơ thì vi khuẩn chuyển sang môi trường mới là mantozơ
nên phải có sự thích ứng với cơ chất mới và sinh trưởng theo các pha:
pha lag (pha tiềm phát), pha log (pha lũy thừa), pha cân bằng, pha suy
vong.

Câu 10
( 2đ)

a. Sự khác nhau giữa etanol và kháng sinh



Tính chất

Etanol

Cấu tạo hóa
học

Là chất hóa học đơn giản Là chất hóa học phức tạp

Cơ chế tác
dụng

Thay đổi khả năng cho
các chất đi qua lipit của
màng sinh chất, thường
dùng để sát khuẩn trên
da, bề mặt dụng cụ.

Cắt liên kết giữa các aa của chuỗi

Không

Tác dụng chủ yếu lên VK G+ có

Tính chọn
lọc

Kháng sinh penixilin

( có vòng β- lactam)

peptit ngắn của phân tử murein.
Thường dùng để tiêm, bôi, uống.

thành dày

Nồng độ tác Cao
dụng

Thấp

Nguồn gốc

Chủ yếu do nấm mốc Penicilium

Lên men từ đường nhờ
nấm men hoặc tổng hợp
hóa học

hoặc bán tổng hợp.

b. Vi khuẩn rất khó biến đổi để đề kháng được với etanol nhưng lại có
thể biến đổi để đề kháng với penixilin:
- Etanol tác động vào lipit màng, trong khi VK rất khó biến đổi lipit của
màng sinh chất.
- VK có plasmit chứa gen tổng hợp enzym penixilaza cắt đứt liên kết
hóa học vòng β-lactam của penixilin -> VK đề kháng được penixilin.

0,5

0,5